Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 112 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
112
Dung lượng
1,01 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ THỊ HẰNG NGA QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. DƢƠNG NGỌC THANH Hà Nội, 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng ở bất kỳ công trình khoa học nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. TÁC GIẢ LUẬN VĂN LÊ THỊ HẰNG NGA LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Tiến sỹ Dương Ngọc Thanh đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế chính trị, Trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã quan tâm, tham gia đóng góp ý kiến và hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu, giúp tôi có cơ sở kiến thức và phương pháp nghiên cứu để hoàn thiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tới các cơ quan như : Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội, Cục thống kê Hà Nội, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội và các cơ quan hữu quan khác đã hỗ trợ, cung cấp tài liệu, tạo điều kiện cho tôi có cơ sở số liệu để nghiên cứu hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2015 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BHLĐ Bảo hộ lao động 2 BHXH Bảo hiểm xã hội 2 BHYT Bảo hiểm y tế 3 CĐCS Công đoàn cơ sở 5 ĐTNN Đầu tư nước ngoài 5 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài 6 HĐLĐ Hợp đồng lao động 7 ILO Tổ chức lao động quốc tế 8 KCN-KCX Khu công nghiệp-Khu chế xuất 9 LĐ-TB-XH Lao động- Thương binh- Xã hội 10 LĐLĐ Liên đoàn lao động 11 NLĐ Người lao động 12 NSDLĐ Người sử dụng lao động 13 QHLĐ Quan hệ lao động 14 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 15 TƯLĐTT Thỏa ước lao động tập thể 16 UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phân theo quy mô lao động đến 31/12 hàng năm 45 Bảng 3.2. Mức lương tối thiểu vùng I áp dụng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội giai đoạn 2007-2014 48 Bảng 3.3 Mức lương được hưởng 48 Bảng 3.4: Thu nhập bình quân tháng của một lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chia theo ngành nghề kinh tế 50 Bảng 3.5: Thu nhập bình quân tháng theo loại lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm 2012 51 Bảng 3.6. Mức độ hài lòng của người lao động về tiền lương 53 Bảng 3.7. Thời gian làm việc của công nhân 55 Bảng 3.8. Thời gian làm việc của người lao động 55 Bảng 3.9. Tình hình việc làm của người lao động 56 Bảng 3.10.Tình hình các cuộc đình công trong các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội từ năm 2007 - 2013 67 Bảng 3.11: Tỷ lệ số vụ đình công theo đối tác FDI 68 Bảng 3.12. Thực trạng tranh chấp lao động tại doanh nghiệp 69 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3 4. Những đóng góp khoa học của luận văn 3 5. Kết cấu luận văn: 4 NỘI DUNG 5 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 5 1.1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài 5 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 8 1.2. Những vấn đề cơ bản về quan hệ lao động 11 1.2.1. Khái niệm, bản chất và các nguyên tắc chủ yếu vận hành quan hệ lao động 11 1.2.2. Nội dung của quan hệ lao động 15 1.2.3. Các cơ chế thực thi quan hệ lao động 23 1.2.4. Đặc điểm của quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài……………………………………………………………… 26 1.2.5. Quan hệ lao động ở một số nước trên thế giới địa phương và bài học cho Hà Nội 26 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP THIẾT KẾ VÀ NGHIÊN CỨU 36 2.1. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng 36 2.1.1. Các phương pháp nghiên cứu sử dụng chung cho toàn bộ luận văn 36 2.1.2. Các phương pháp nghiên cứu điển hình của từng chương 37 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 40 3.1. Quan hệ tương tác giữa người sử dụng lao động và người lao động 40 3.1.1. Hợp đồng lao động 41 3.1.2. Thỏa ước lao động tập thể 42 3.1.3. Thiết chế đại diện trong quan hệ lao động 44 3.2. Tiền lương và thu nhập 47 3.2.1. Tiền lương 47 3.2.3. Các yếu tố khác 59 3.2.3.1. Phúc lợi xã hội. 59 3.3. Tranh chấp lao động và đình công 66 3.3.1. Tranh chấp lao động và đình công 66 3.3.2. Nguyên nhân 71 3.4. Đánh giá, nhận xét 74 3.4.1. Thành tựu đạt được 74 3.4.2. Mặt tồn tại 75 CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HÀ NỘI 79 4.1. Hoàn thiện khung pháp lý về quan hệ lao động 79 4.1.1. Quan điểm 79 4.1.2. Các nhóm giải pháp 80 4.2. Hoàn thiện các cơ chế thực thi quan hệ lao động 81 4.2.1. Nâng cao năng lực quản lý và hỗ trợ quan hệ lao động của cơ quan nhà nước và các thiết chế quan hệ lao động 81 4.2.2. Tăng cường năng lực các chủ thể quan hệ lao động 84 4.2.3. Giải quyết tranh chấp lao động tập thể và đình công 87 KẾT LUẬN 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hà Nội với vị thế thủ đô-trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, xã hội của cả nước đã và đang nhận được sự quan tâm của các nhà đầu từ nước ngoài. Việc tăng nhanh thu hút vốn đầu tư nước ngoài và nguồn nhân lực vào các khu công nghiệp trong thời gian qua đã đóng góp một phần lớn trong thu ngân sách; duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao; thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố; giải quyết nhiều việc làm, góp phần làm cho đời sống của người lao động ngày càng được nâng cao. Tính đến hết tháng 31/12/2013, Thành phố có 147.000 doanh nghiệp, trong đó: 156 doanh nghiệp nhà nước, 4.200 doanh nghiệp FDI và văn phòng đại diện, 142.644 doanh nghiệp dân doanh; 500 doanh nghiệp nằm trong 8 khu công nghiệp và chế xuất; bình quân giai đoạn 2008-2013, trung bình mỗi năm tăng thêm khoảng 15.000 doanh nghiệp. Với số lượng lao động là 160.000 lao động; số làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất là 138.000 lao động; số lao động có độ tuổi từ 18 đến 30 chiếm 38%, từ 31 đến 45 chiếm 43,4%, trên 46 chiếm 18,6%; số đã qua đào tạo nghề đạt 5,5%. Với sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp FDI, quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI của thành phố đang có những diễn biến phức tạp, tranh chấp lao động, đình công, ngừng việc có xu hướng gia tăng. Từ năm 2007 trở lại đây khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã xuất hiện hiện tượng tranh chấp lao động dẫn đến đình công đỉnh điểm vào năm 2008 có 23 cuộc đình công. Điều đáng nói là các tranh chấp về quan hệ lao động xảy ra trên địa bàn Hà Nội chủ yếu diễn ra trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và điều đó ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các dự án nước ngoài, đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội. 2 Các vấn đề nảy sinh trong quan hệ lao động cũng phản ánh nhận thức và thực thi pháp luật về lao động ở nước ta còn khá hạn chế đặc biệt là vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp này đối với việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động. Bởi vậy, đề tài “Quan hệ lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp thành phố Hà Nội” của tác giả là rất cần thiết. Tác giả hy vọng luận văn sẽ góp phần chỉ ra những tồn tại trong quan hệ lao động ở thành phố và đề xuất những cơ sở khoa học và các khuyến nghị xây dựng quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội. *Câu hỏi nghiên cứu: Thực trạng quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội và giải quyết quan hệ lao động ở doanh nghiệp này. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ĐTNN. Một số thông tin, số liệu về quan hệ lao động trong các loại hình doanh nghiệp khác và quan hệ lao động tại các địa phương khác cũng được đề cập tới trong luận văn nhằm để so sánh nổi lên sự khác biệt. Các số liệu sử dụng trong luận văn được điều tra và tham khảo tại các KCN- KCX Hà Nội. Là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, thu hút hàng triệu lao động mỗi năm, quan hệ lao động ở Hà Nội cũng rất đa dạng và phức tập hơn so với nhiều địa phương khác trong cả nước. Có thể thấy việc nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân và giải pháp lành mạnh hóa quan hệ lao động ở đây được coi như một nghiên cứu mang tính chất điển hình từ đó có thể liên hệ trong phạm vi toàn quốc. Nội dung của quan hệ lao động rất rộng, bao gồm mọi vấn đề liên quan tới quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động như tuyển dụng, đào tạo, trả lương, các chế độ, chính sách trong sử dụng lao động… Tuy [...]... có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp thành phố Hà Nội Chương 4 Giải pháp xử lý các quan hệ lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp thành phố Hà Nội 4 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài Những nghiên cứu lý thuyết chung về quan. .. để rút ra bài học cần thiết cho Hà Nội Phân tích thực trạng quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp- khu chế xuất Hà Nội, nhấn mạnh các biểu hiện không lành mạnh về quan hệ lao động và phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới quan hệ này ở trong các khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội Đưa ra một số khuyến nghị với những giải pháp... giữa các chủ hộ tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân với người làm thuê; quan hệ lao động giữa người lao động và các chủ doanh nghiệp người nước ngoài Thị trường lao động và quan hệ lao động có mối quan hệ khăng khít với nhau bởi các yếu tố: chủ thể tham gia quan hệ lao động; nội dung quan hệ lao động; cơ chế thỏa thuận về quan hệ lao động QHLĐ là quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, ... quan hệ lao động tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh 9 nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế” của Vũ Việt Hằng (2004), đã nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận về quan hệ lao động, làm rõ các đặc trưng về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước đặc biệt là trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Đồng thời đưa ra những khuyến nghị... vấn đề quan hệ lao động ở một số quốc gia và tỉnh thành phố trong nước từ đó rút ra bài học cho Hà Nội trong việc giải quyết các vấn đề về quan hệ lao động Qua khảo sát, luận văn đã tìm hiểu và đánh giá vấn đề quan hệ lao động trong các khu công nghiệp Thành phố Hà Nội trong những năm gần đây, những hạn chế còn tồn tại cho việc giải quyết mối quan hệ này trong việc phát triển quan hệ lao động hài hòa... trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam và vai trò của công đoàn”, nhà xuất bản Lao động đã nêu ra một số vấn đề về vai trò công đoàn và quan hệ lao động trong doanh nghiệp Thực trạng quan hệ lao động và vai 8 trò của công đoàn trong doanh nghiệp cùng những giải pháp xây dựng quan hệ lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam [15] Nghiên cứu”Tranh chấp lao động và... hợp góp phần hoàn thiện quan hệ lao động trong doanh nghiệp 4 Những đóng góp khoa học của luận văn Là một đề tài nghiên cứu mang tính hệ thống về vấn đề quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp ở Hà Nội Luận văn đã khái quát những vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề quan hệ lao động nói chung và vấn đề quan hệ lao động tại Hà Nội nói riêng Luận văn đã... trung mối quan hệ giữa các lợi ích kinh tế: Nhà nước- doanh nghiệp và người lao động Tiền lương trong kinh tế thị trường liên quan đến quan hệ lao động, quan hệ chủ - thợ, giữa một bên là người sử dụng lao động (chủ) và một bên là người lao động (thợ) trên thị trường lao động Trong tiền lương nhà nước quy định mức lương tối thiểu trong các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. .. Bộ Lao động Trong Bộ Lao động thành lập Vụ hay Cục quan hệ lao động, đồng thời có các Vụ chức năng có liên quan đến các nội dung chủ yếu của quan hệ lao động (như việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động, tiêu chuẩn lao động, Thanh tra lao động, Trọng tài lao động, Toà án Lao động, …) Chính phủ có những vai trò chủ yếu sau: Hướng dẫn thi hành pháp luật lao động và quan hệ lao động, ... việc thành lập công đoàn cơ sở và mối quan hệ giữa công đoàn cấp trên cơ sở với công đoàn cơ sở Một số vấn đề về quan hệ lao động, đối thoại xã hội tại doanh nghiệp Đây chính là cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết một số vấn đề khi diễn ra tranh chấp trong quan hệ lao động và thấy được vai trò của công đoàn tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. [24] Lê Thanh Hà, Quan hệ lao động trong . đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp thành phố Hà Nội. Chương 4. Giải pháp xử lý các quan hệ lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp thành phố Hà Nội. . dựng quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội. *Câu hỏi nghiên cứu: Thực trạng quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội. QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HÀ NỘI 79 4.1. Hoàn thiện khung pháp lý về quan hệ lao động 79 4.1.1. Quan điểm 79 4.1.2. Các