5. Kết cấu luận văn:
4.2.2. Tăng cường năng lực các chủ thể quan hệ lao động
Thực hiện về vai trò của công đoàn cấp trên cơ sở theo quy định của Bộ luật Lao động 2012 và Luật Công đoàn 2012. Theo quy định mới của Bộ luật Lao động 2012 và Luật Công đoàn 2012, công đoàn cấp trên cơ sở sẽ có thêm nhiều trách nhiệm và quyền hạn đối với quan hệ lao động tại doanh nghiệp, trong đó quan trọng nhất là vai trò đại diện tập thể người lao động của công đoàn cấp trên cơ sở ở các doanh nghiệp chưa có công đoàn cơ sở trong việc xây dựng quan hệ lao động. Theo đó, hoạt động này sẽ tập trung vào 03 nội dung chính, gồm:
Rà soát, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ chuyên trách về quan hệ lao động ở Liên đoàn lao động cấp quận, huyện để bảo đảm thực hiện tốt các nhiệm vụ được đặt ra theo quy định của Bộ luật Lao động 2012 và Luật công đoàn 2012, nhất là trong vấn đề hỗ trợ công đoàn cơ sở và đại diện cho người lao động ở những nơi chưa có công đoàn cơ sở tiến hành đối thoại, thương lượng và giải quyết tranh chấp lao động tập thể.
Tăng cường năng lực đối với công đoàn cơ sở thông qua sự hỗ trợ trực tiếp của công đoàn cấp trên, trong đó tập trung vào đổi mới phương thức hướng dẫn, chỉ đạo của công đoàn cấp trên cơ sở theo hướng hỗ trợ trực tiếp, thường xuyên về chuyên môn, đổi mới về cơ cấu tổ chức, cách thức lựa chọn cán bộ công đoàn cơ sở để có đủ năng lực xây dựng quan hệ lao động hài hòa trong các doanh nghiệp, ưu tiên đối với các doanh nghiệp có nguy cơ tranh chấp lao động cao.
Phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở theo phương thức mới
Hoạt động này nhằm đổi mới, đa dạng cách thức phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, bảo đảm sự tham gia tự nguyện của người lao động, hạn chế sự can thiệp của người sử dụng lao động, trên cơ sở áp dụng các quy định của Bộ luật Lao động 2012, Luật Công đoàn 2012 và Điều lệ Công đoàn Việt Nam, để công đoàn cơ sở thực sự là tổ chức của người lao động, do người lao động và vì người lao động, có đủ năng lực và vị thế đại diện cho tập thể người lao động tương tác với người sử dụng lao động tại doanh nghiệp.
Tăng cường năng lực, củng cố cơ cấu tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn cơ sở
Hoạt động này nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công đoàn cơ sở tại những doanh nghiệp đang có quan hệ lao động phức tạp hoặc đã xảy ra đình công tự phát mà ban chấp hành công đoàn cơ sở còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế về năng lực đại diện người lao động.
Thực hiện hoạt động này, công đoàn cấp trên cùng với công đoàn cơ sở tham gia đánh giá tình hình quan hệ lao động, năng lực của công đoàn cơ sở, những khó khăn, vướng mắc, từ đó xác định các công việc cụ thể để công đoàn cấp trên hỗ trợ khắc phục, trong đó tập trung vào hỗ trợ khắc phục những nguyên nhân làm hạn chế năng lực của cán bộ công đoàn cơ sở (từ tổ công đoàn trở lên), nguyên nhân từ sự can thiệp, cản trở của người sử dụng lao động, sự liên kết lỏng lẻo, thiếu tự nguyện của người lao động...
Thương lượng tập thể dưới sự điều phối, hỗ trợ của công đoàn cấp trên theo nhóm doanh nghiệp
Nội dung của hoạt động này là thí điểm tiến hành thương lượng tập thể đa doanh nghiệp hoặc đơn doanh nghiệp trong cùng ngành nghề, địa phương,
khu công nghiệp, cụm công nghiệp, dưới sự điều phối, hỗ trợ của công đoàn cấp trên và sự phối hợp giữa các công đoàn cơ sở với nhau.
Công đoàn cấp trên cùng với một số công đoàn cơ sở tham gia thí điểm tiến hành đánh giá thực trạng tình hình thương lượng tập thể tại doanh nghiệp, kết hợp khảo sát nhu cầu, nguyện vọng của người lao động, xác định những điểm đã đạt được, chưa đạt được trong quan hệ lao động, trên có sở đó công đoàn cấp trên tư vấn, lựa chọn các công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp cùng ngành, nghề, địa phương, khu công nghiệp, cụm công nghiệp thực hiện liên kết chặt chẽ để tiến hành thương lượng nhằm tối đa hóa sức mạnh tập thể người lao động trong thương lượng tập thể.
Dưới sự điều phối, hỗ trợ của công đoàn cấp trên, các công đoàn cơ sở cùng nhau thảo luận, lên kế hoạch về thương lượng tập thể theo nhóm doanh nghiệp, xác định nội dung, yêu cầu để đề nghị thương lượng với người sử dụng lao động (thực hiện đồng thời cùng nhóm doanh nghiệp, cùng nội dung, cùng thời điểm...) cho đến khi đạt được mục tiêu thương lượng.
Tăng cường vai trò của công đoàn cấp trên cơ sở trong việc thúc đẩy quá trình tham vấn, đối thoại hai bên hoặc ba bên ở cấp khu công nghiệp hoặc cấp ngành, địa phương.
Công đoàn cấp trên tổ chức đối thoại, xây dựng cơ chế ba bên cấp khu công nghiệp hoặc cấp ngành, địa phương, làm cơ sở hỗ trợ công đoàn cơ sở nâng cao năng lực đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ tại nơi làm việc.
Hoạt động dự kiến thực hiện tổ chức được một số hội nghị liên ngành, có sự tham gia của công đoàn cấp trên, chủ tịch một số công đoàn cơ sở với hiệp hội giới chủ hoặc hiệp hội các nhà đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp, trung tâm công nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp, lao động tại địa phương để đối thoại, thỏa thuận, thống nhất cơ chế, giải pháp thực hiện đối thoại dân chủ trong doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.
Thông qua thỏa thuận ba bên, công đoàn cấp trên hỗ trợ tổ chức đối thoại hai bên tại cấp doanh nghiệp, dưới sự chủ trì của chủ doanh nghiệp và ban chấp hành công đoàn cơ sở, được triển khai tổ chức thực hiện thuận lợi, công khai, dân chủ, theo định kỳ, giải quyết kịp thời những kiến nghị, thắc mắc của người lao động; nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ; phát triển doanh nghiệp gắn với nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
Tăng cường vai trò của tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong đối thoại ba bên.
Mục đích của hoạt động này nhằm nâng cao vai trò của tổ chức đại diện người sử dụng lao động, các hiệp hội doanh nghiệp lớn của Thành phố khi tham gia vào các hoạt động phối hợp với tổ chức công đoàn và cơ quan nhà nước trong việc xây dựng và phát triển quan hệ lao động.
4.2.3. Giải quyết tranh chấp lao động tập thể và đình công
Xây dựng chu trình giải quyết một cuộc đình công không theo trình tự thủ tục pháp luật quy định. Trong thời gian tới, các cuộc đình công không theo trình tự thủ tục pháp luật quy định có thể vẫn tiếp tục xảy ra. Điều 222 của Bộ luật Lao động 2012 giao quyền cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh và Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tiến hành các bước cần thiết để giải quyết những cuộc đình công này. Bởi vậy, cần có chu trình giải quyết để chủ tịch UBND có căn cứ chỉ đạo và các tổ chức, cơ quan có liên quan phối hợp thực hiện.
Tiếp tục thực hiện các hoạt động về cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân các khu công nghiệp. Hoạt động này thực hiện căn cứ theo quy định tại Quyết định số 66/2009/QĐ-TT ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp và căn cứ theo các chương trình, kế hoạch, nguồn lực riêng của Thành phố.
Nâng cao vai trò của Công đoàn địa phương trong việc bảo vệ lợi ích người lao động trong các khu công. Muốn đảm bảo công tác chăm lo đời sống người lao động đi đúng hướng phải nâng cao vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, trong đó chúng ta nhấn mạnh đến vai trò của công đoàn. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và công đoàn sẽ khẳng định được vị trí của công đoàn trong đời sống kinh tế, chính trị xã hội của đất nước.
Công đoàn là tổ chức quần chúng rông lớn nhất của giai cấp công nhân, có vai trò to lớn trong lao động sản xuất, góp phần cùng toàn dân tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội. Nói đến vai trò của công đoàn , trước hết công đoàn phải dấy lên một phong trào cách mạng của quần chúng công nhân thi đua lao động sản xuất với năng suất cao, chất lượng tốt. Công đoàn thường xuyên giáo dục công nhân xây dựng thực hiện đầy đủ định mức lao động, các kế hoạch sản xuất của từng cá nhân và tập thể, đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến sáng kiến hợp lý hóa trong sản xuất. Đồng thời công đoàn vận động công nhân, viên chức phát huy tinh thần chủ động sáng tạo giải quyết khó khăn trong sản xuất không ỷ lại vào cấp trên
Trước hết công đoàn phải tạo ra ở tất cả mọi người một thái độ lao động mới thật sự đúng đắn đối với người lao động. Từ việc nhân thức ấy người lao động đem hết nhiệt tình và tài năng làm ra nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, là động lực tinh thần mạnh mẽ thúc đẩy công nhân hăng say sản xuất, luôn luôn chuẩn bị các điều kiện, phương án để thương lượng, đối thoại với người sử dụng lao động, hướng dẫn tập thể lao động thực hiện các bước thương lượng, hòa giải theo trình tự thủ tục quy trinh quy định.
Thứ hai, Công đoàn cùng cơ quan quản lý nhà nước chăm lo việc nâng cao trình độ nghề nghiệp cho công nhân giúp công nhân nắm vững thao tác và thành thạo chuyên nghiệp hơn trong công việc, nhằm sử dụng có hiệu quả cao nhất thời gian lao động, đối tượng lao động và công cụ lao động để tăng năng suất lao động
Thứ ba, Công đoàn phải giáo dục công nhân nghiêm chỉnh, tự giác chấp hành kỷ luật lao động. Xây dựng và thực hiện nghiêm chỉnh các định mức kinh tế - kỹ thuật, các chế độ nội dung quản lý. Công đoàn thực hiện các biện pháp giáo dục chính trị , tư tưởng đi đôi với tăng cường quản lý lao động, thuyết phục đi đôi với kích thích kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân.
Thứ tư, Công đoàn tham gia thực hiện chế độ phân phối công bằng và thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng hợp lý
Thứ năm, khi có tranh chấp lao động tập thể đại diện ban chấp hành công đoàn nhanh chóng gặp gỡ, tiếp xúc với tập thể lao động hoặc đại diện để tìm hiểu tình hình, tâm tư, nguyện vọng và các ý kiến kiến nghị yêu cầu của người lao động , đồng thời vận động người lao động ổn định trật tự và trở lại vị trí làm việc.
Ngoài ra công đoàn cần tự đổi mới về phương thức tổ chức, hoạt động, cần có sự chủ động trong các hoạt động thay vì trông chờ vào sự hướng dẫn hoặc chỉ định của nhà nước. Nâng cao chất lượng hoạt động của các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội trong quá trinh tham gia bảo vệ lợi ích của người lao động.
Đối với người lao động
Nâng cao trình độ văn hóa chuyên môn, ý thức kỷ luật khi làm việc trong các khu công nghiệp. Khi được tuyển dụng người lao động cần rèn luyện cho mình những tác phong công nghiệp , cần cù, chịu khó, tiết kiệm, phát huy năng lực cá nhân gắn bó lâu dài với doanh nghiệp Người lao động cũng cần tăng cương tìm hiểu, nắm vững luật pháp, các quy định để từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm, xử sự đúng theo pháp luật.
KẾT LUẬN
Quan hệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp Thành phố Hà Nội, là vấn đề cần thiết và cấp bách có ý nghĩa to lớn về cả mặt lý luận cũng như thực tiễn, luôn là mối quan tâm hàng đầu của người sử dụng lao động và người lao động. Giải quyết tốt mối quan hệ này, cũng là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và các khu công nghiệp ở Hà Nội, để góp phần tăng trưởng kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng thu ngân sách, tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần giải quyết vấn đề lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong xu thế hội nhập nền kinh tế toàn cầu ở địa phương.
Về mặt lý luận, luận văn đã nêu ra được các khái niệm về quan hệ lao động, phân tích các chủ thể trong mối quan hệ lao động nhất là trong các cơ chế vận hành của nó.
Khẳng định vị trí, vai trò của quan hệ lao động trong việc phát triển kinh tế xã hội. Đó là động lực cơ bản để tăng năng suất lao động xã hội.
Phân tích và nhận xét về thực trạng quan hệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp Hà Nội, thông qua các số liệu tổng kết của các cơ quan ban ngành liên quan công bố trong thời điểm từ 2005 đến 2014. Ngoài ra tác giả còn cập nhật số liệu, thông tin liên quan đến luận văn qua các văn bản của Nhà nước, tập chí chuyên ngành và điều tra cá nhân.
Tìm hiểu các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quan hệ lao động từ đó lý giải các nguyên nhân dẫn đến tình hình vi phạm pháp luật lao động, tranh chấp lao động và tình trạng đình công trong khu vực trong thời gian qua. Qua đó giải thích được lý do khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp được hưởng lương cao hơn các khu vực khác nhưng lại có tranh chấp lao động, đình công với tần suất với số lượng tham gia ngày càng đông.
Xác định những xu hướng ảnh hưởng đến quan hệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện quan hệ lao động trong các doanh nghiệp để hạn chế tình trạng tranh chấp lao động xảy ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2004. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.
2. Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội, 2010. Kết quả điều tra lao động, tiền lương, và bảo hiểm xã hội trong các loại hình doanh nghiệp năm 2010. Hà Nội: NXB Lao động- Xã hội.
3. Nguyễn Bá Châu, 2012. Đình công trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Công đoàn Hà Nội.
4. Nguyễn Mạnh Cường, 2013. Mô hình quan hệ lao động ở Việt Nam, Hà Nội: NXB Khoa học và Kỹ thuật.
5. Phan Trung Chính, 2007. Đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Hà Nội. Tạp chí Quản lý nhà nước, số 141.
6. CIEM, 2006. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam.
7. Cục Thống kê Hà Nội, 2012. Kết quả điều tra doanh nghiệp Hà Nội giai đoạn 2006- 2010. Hà Nội.
8. Cục Thống kê Hà Nội, 2009. Thủ đô Hà Nội 55 năm xây dựng và phát triển. Hà Nội.
9. Cục Thống kê Hà Nội, 2014. Niên giám thống kê Hà Nội năm 2013.
10. Nguyễn Hữu Dũng, Cơ sở thực tiễn hoàn thiện chính sách giải pháp đảm bảo công bằng xã hội trong phân phối tiền lương và thu nhập trong các loại hình doanh nghiệp 2007-2008, Đề tài cấp Bộ. Hà Nội.
11. Vũ Dũng, 2011. Tranh chấp lao động và đình công trong các công ty có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta. Hà Nội: NXB Lao động.