5. Kết cấu luận văn:
4.1.1. Quan điểm
Hoàn thiện Luật lao động theo hướng đảm bảo bình đẳng thực sự trong quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động. Cần thể chế hóa quan hệ thảo thuận hai bên ở doanh nghiệp; thiết lập các cơ chế tương tác giữa người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động. Cần tập trung hoàn thiện một số quy định của pháp luật như: hợp đồng lao động, tiền lương và tiền lương tối thiểu…
Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước về quan hệ lao động trong doanh nghiệp FDI ở các khu công nghiệp, khu chế xuất; tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật lao động và các chính sách khác của Nhà nước trong các doanh nghiệp; xây dựng kế hoạch phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp; đổi mới mô hình Uỷ ban quan hệ lao động cấp địa phương; phát huy vai trò tư vấn và là một bên trong quan hệ lao động ở doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ công không vì mục đích lợi nhuận; xây dựng và thực hiên chương trình quốc gia giám sát, phân tích, đánh giá và dự báo về xu hướng phát triển quan hệ lao động và có những đề xuất chính sách với nhà nước một cách khoa học, kịp.
Tập trung vào xây dựng để hình thành và vận hành hiệu quả cơ chế hợp tác, đối thoại, thương lượng, thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ lao đọng tại doanh nghiệp đúng với nguyên tắc thị trường. Ở đây phải tôn trọng và phát huy quyền tự định đoạt trong thương lượng, tự giải quyết các tranh chấp về quan hệ lao động thông qua hòa giải tại doanh nghiệp đảm bảo hài hòa lợi ích
các bên và lợi ích phát triển chung của doanh nghiệp, xây dựng quan hệ hài hòa, đồng thuận, tránh các can thiệp bằng hành chính và từ bên ngoài vào doanh nghiệp.