Những người làm công tác tổ chức là một bộ phận trong đội ngũ cán bộ của Đảng, có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là tham mưu giúp cấp uỷ, chính quyền các cấp về công tác tổ chức, cán bộ.
Thứ Hai 29/11/2010 12:20:16am T? khóa Cán bộ Giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tổ chức 10:23' 11/12/2009 Những người làm công tác tổ chức là một bộ phận trong đội ngũ cán bộ của Đảng, có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là tham mưu giúp cấp uỷ, chính quyền các cấp về công tác tổ chức, cán bộ. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ này là tiền đề nâng cao chất lượng hoạt động của cả hệ thống chính trị. Đất nước ta đang chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chủ động hội nhập quốc tế, đòi hỏi phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ ngang tầm, đáp ứng tốt những yêu cầu mới đặt ra. Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ hiện nay, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3, khoá VIII, nêu: “Nhìn chung đội ngũ cán bộ hiện nay, xét về chất lượng, số lượng và cơ cấu có nhiều mặt chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”(1) và một trong những nguyên nhân của những yếu kém, khuyết điểm là: “Cơ quan làm công tác tổ chức cán bộ chậm đổi mới, chưa chú trọng nghiên cứu khoa học; trình độ lý luận và tổng kết thực tiễn, tham mưu đề xuất những vấn đề chiến lược về cán bộ còn hạn chế. Một số cán bộ làm công tác tổ chức chưa gương mẫu về đạo đức, phẩm chất, thiếu khách quan, yếu về năng lực”(2). Văn kiện Hội nghị Trung ương 9, khoá X, nhấn mạnh: “Nhìn chung, việc đổi mới công tác cán bộ chưa toàn diện và còn chậm so với đổi mới kinh tế-xã hội”(3). Để xây dựng được đội ngũ cán bộ tổ chức vững về chuyên môn, có đạo đức cách mạng trong sáng, cần thực hiện đồng bộ những giải pháp cơ bản sau: Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ đảng và lãnh đạo các cấp về xây dựng đội ngũ cán bộ tổ chức. Cần hiểu rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ cán bộ tổ chức, từ đó có dự báo đúng tình hình, bám sát yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chuẩn bị tốt cho trước mắt và lâu dài. Việc quản lý cán bộ làm công tác tổ chức, trước hết là của cấp uỷ và lãnh đạo đơn vị. Những vấn đề chủ trương, chính sách về công tác cán bộ nhất thiết phải do cấp uỷ có thẩm quyền quyết định theo đa số. Thực tiễn cho thấy, ở đâu nhận thức đúng và coi trọng công tác tổ chức, cán bộ thì ở đó cán bộ tổ chức phát huy được năng lực, sở trường công tác, đóng góp có hiệu quả cho thành tích của đơn vị và nếu ngược lại, cán bộ tổ chức sẽ không phát huy được, mà còn làm cho đơn vị phát sinh tiêu cực, mất đoàn kết, nội bộ không ổn định. Hai là, xác định tiêu chuẩn của cán bộ tổ chức. Trong khi đảm bảo tiêu chuẩn cán bộ theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3, khoá VIII, Hội nghị Trung ương 6, khóa IX cần xác định có các tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ tổ chức: Thứ nhất, đó là nắm chắc quan điểm, đường lối của Đảng trong xây dựng hệ thống chính trị, trong công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ. Thứ hai, phải công tâm. Có công tâm, tâm trong sáng mới giữ được công bằng, thi hành công việc một cách ngay thẳng, không thiên vị, biết đặt sự nghiệp chung, lợi ích chung của cách mạng lên trên hết. Thứ ba, phải có tầm. Tầm là yêu cầu về năng lực, chuyên môn, là tài năng của người cán bộ tổ chức, giúp nắm vững các biện pháp nghiệp vụ, có kinh nghiệm trong việc đánh giá chính xác con người, đảm bảo chọn đúng người, xếp đúng việc. Thứ tư, có tình thương yêu đồng chí, đồng bào, đây là sự thể hiện đạo làm người cách mạng mà mỗi cán bộ tổ chức phải thấm nhuần và thực hành nhất quán trong công việc, trong đời tư v.v… Cần quan tâm đến tính đặc thù của nghề tổ chức và những tiêu chuẩn riêng cần có đối với người làm công tác tổ chức, cán bộ là để đào tạo, huấn luyện những người có những tố chất phù hợp với nghề. Đặc biệt lưu ý đến năng lực, sự tinh thế, nhạy cảm trong nhìn nhận, đánh giá, phát hiện, đoán định được xu hướng phát triển của con người. Người làm công tác tổ chức không chỉ cần có kiến thức về con người, về chức năng, nhiệm vụ tổ chức bộ máy, mà còn cần am hiểu cơ chế hoạt động cùng những đặc điểm của từng lĩnh vực mà mỗi cán bộ đang hoạt động. Phải có kiến thức xã hội rộng, nhiều trải nghiệm mới có thể thấu hiểu, đánh giá xác đáng con người. Phải có các phẩm chất như kín đáo mà vẫn hoạt, sâu sắc mà vẫn cởi mở, linh hoạt mà vẫn chắc chắn; kiên định, dám chịu trách nhiệm, biết lắng nghe và thấu hiểu, có sức cảm hoá lòng người; biết giữ bí mật và nguyên tắc. Ba là, xây dựng quy chế, đổi mới công tác đánh giá, tuyển chọn cán bộ tổ chức. Xây dựng các quy chế bảo đảm cho công tác cán bộ, quản lý cán bộ đi vào nền nếp, là căn cứ cho đội ngũ cán bộ tổ chức làm tốt chức năng tham mưu cho cấp uỷ đảng theo đúng quan điểm, chủ trương của Đảng. Hoàn thiện và thực hiện nghiêm quy chế đánh giá cán bộ sẽ giúp toàn bộ quy trình trong công tác cán bộ chính xác, hiệu quả không bỏ sót người tốt, chọn nhầm người xấu, tạo ra động lực tích cực cho cán bộ phấn đấu tiến bộ, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Vì vậy, đối với cán bộ tổ chức, càng phải được nhận xét, đánh giá thường xuyên, nhất là trước khi đề bạt, bổ nhiệm. Tuyển chọn cán bộ tổ chức trên cơ sở các tiêu chuẩn một cách dân chủ, công khai. Tuyển chọn cán bộ tổ chức, nên chọn những cán bộ đã được đào tạo, bồi dưỡng, có kinh nghiệm thực tiễn, theo hướng trẻ hoá, kết hợp tốt các độ tuổi, khắc phục tuyển cán bộ theo kiểu thân quen; kiên quyết điều chuyển hoặc giải quyết nghỉ chế độ đối với những cán bộ mà phẩm chất, năng lực, sức khoẻ không đáp ứng yêu cầu. Bốn là, đổi mới cơ chế, chính sách và điều kiện làm việc của đội ngũ cán bộ tổ chức. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách cán bộ nhất là tiền lương, nhà ở, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý cán bộ nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, năng lực và bản lĩnh cho cán bộ; thực sự khuyến khích những cán bộ có tài, trân trọng những cán bộ có công; có biện pháp tích cực và chủ động trong việc bảo vệ cán bộ làm đúng, không để cán bộ bị mua chuộc, lôi kéo, khống chế hoặc bôi nhọ danh dự; xử lý nghiêm minh, kịp thời những cán bộ có sai phạm, thoái hoá biến chất, cơ hội chủ nghĩa. Đổi mới điều kiện làm việc cho cán bộ tổ chức là một yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng công tác. Vì vậy, các cấp uỷ đảng, lãnh đạo các ban tổ chức cần quan tâm đầu tư trang bị phương tiện kỹ thuật; đào tạo cán bộ để làm chủ được các phương tiện, thiết bị và biến thành những công cụ hữu hiệu phục vụ cho công tác tổ chức, cán bộ. Năm là, đổi mới và chỉnh đốn bộ máy ban tổ chức. Thực tiễn cho thấy, tổ chức mạnh khiến từng người mạnh và từng người mạnh giúp cho cả tổ chức mạnh. Xây dựng tổ chức phải đi đôi với xây dựng con người và xây dựng con người phải gắn với xây dựng tổ chức. Văn kiện Hội nghị Trung ương 9, khoá X, nhấn mạnh: “Các cấp uỷ, tổ chức đảng thường xuyên lãnh đạo chăm lo kiện toàn bộ máy và đội ngũ cán bộ làm tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ”(4). Hiện nay, việc đổi mới, chỉnh đốn bộ máy và đội ngũ cán bộ tổ chức chưa thực sự theo kịp với yêu cầu mới, biểu hiện ở sự chồng chéo, phân công không rành mạch, sự phối kết hợp chưa ăn khớp. Công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và chất lượng nghiên cứu, tham mưu của đội ngũ cán bộ tổ chức còn hạn chế. Cho nên, cần tổ chức sắp xếp lại bộ máy hệ thống các ban tổ chức theo hướng tinh, gọn, chuyên sâu, hoạt động có chất lượng và hiệu quả, gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tổ chức. Đồng thời với việc bổ sung, hoàn thiện quy chế làm việc đưa mọi hoạt động vào nền nếp, đổi mới phong cách, phương pháp công tác, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn. Sáu là, đổi mới công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ tổ chức. Phải xây dựng và lấy tiêu chuẩn cán bộ tổ chức làm căn cứ quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng. Trong đó, cần quan tâm xây dựng kế hoạch, nội dung, phương thức đào tạo, bồi dưỡng cho từng loại cán bộ. Phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ tổ chức để đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ hiện có, dự kiến nhu cầu và khả năng phát triển của đội ngũ cán bộ để chủ động có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tổ chức các cấp phải toàn diện cả về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực thực tiễn; chú ý bồi dưỡng các kiến thức như tâm lý xã hội, quản lý hành chính, quản lý kinh tế, ngoại ngữ, tin học; kết hợp bồi dưỡng tại trường lớp với rèn luyện trong thực tiễn. Sử dụng cán bộ tổ chức phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, phù hợp với sở trường. Thực hiện bổ nhiệm có thời hạn, chế độ từ chức, bãi nhiệm; kiên quyết đưa ra khỏi đội ngũ những cán bộ kém phẩm chất, năng lực; bố trí lại những cán bộ phân công không hợp lý. Bảy là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và quản lý cán bộ làm công tác tổ chức. Thông qua đó, giúp cấp uỷ, lãnh đạo cơ quan tổ chức phát hiện xử lý kịp thời những vấn đề nảy sinh, làm cho đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức hoạt động đúng nguyên tắc, quy định; nắm chắc tình hình, diễn biến về tư tưởng, hoạt động của cán bộ. Công tác tổ chức, cán bộ là một nghề, vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật cao về chọn người và dùng người. Công tác tổ chức, cán bộ là chìa khoá thành công của công cuộc đổi mới đất nước. Nhiệm vụ đặt ra hiện nay đòi hỏi người cán bộ tổ chức phải vừa “hồng”, vừa “chuyên”, có “tâm”, đủ “tầm” để nhìn xa, trông rộng, biết đánh giá đúng và chọn đúng người. Vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ này vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài trong công tác cán bộ của Đảng ta. . khóa Cán bộ Giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tổ chức 10:23' 11/12/2009 Những người làm công tác tổ chức là một bộ phận. chọn cán bộ tổ chức. Xây dựng các quy chế bảo đảm cho công tác cán bộ, quản lý cán bộ đi vào nền nếp, là căn cứ cho đội ngũ cán bộ tổ chức làm tốt chức