Ngày 7/11/2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, trong điều kiện trình độ phát triển của nền kinh tế còn thấp, khả năng cạnh tranh chưa cao, đặc biệt chất lượng lao động còn nhiều bất cập.
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 LỜI NÓI ĐẦU 1. Sự cần thiết của nghiên cứu đề án: Ngày 7/11/2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, trong điều kiện trình độ phát triển của nền kinh tế còn thấp, khả năng cạnh tranh chưa cao, đặc biệt chất lượng lao động còn nhiều bất cập. Tình trạng thừa lao động giản đơn, thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao đang diễn ra phổ biến ở tất cả các ngành nghề, các thành phần kinh tế. Trong đó, vấn đề về xuất khẩu lao động cũng mang tình trạng này. Sự thiếu hụt lao động chất lượng cao đang là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của lao động xuất khẩu Việt Nam với lao động của các nước khác trên thị trường quốc tế. Gia nhập WTO, sự cạnh tranh trong và ngoài nước sẽ diễn ra ngày càng gay gắt trong khi khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ ngày càng nhanh và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì việc đẩy mạnh và nâng cao lao động xuất khẩu ở Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng. Nó quyết định đến năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam trên thị trường thế giới. Do vậy, giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu là một trong những vấn đề then chốt của sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay. Gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo dục lực lượng lao động xuất khẩu có chất lượng cao như có chuyên môn nghề nghiệp giỏi, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tác phong công nghiệp…quyết tâm chiến thắng trong cạnh tranh và hội nhập, để làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. Đồng thời cũng xây dựng được uy tín của lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế. Ở Việt Nam, những năm 80 của thế kỷ trước, hợp tác lao động theo Hiệp định của Chính phủ với các nước XHCN đã đóng vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, tăng thu ngoại tệ và cải thiện đời sống nhân dân. Sau năm 1990, thực hiện xuất khẩu lao đôngj theo cơ chế thị trường và hội nhập đã đạt được thành tựu quan trọng như mỗi năm giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động, thu về trên một tỷ USD, đời sống gia đình có người lao động xuất khẩu được cải thiện rõ nét, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn ở những địa phương có nhiều người đi xuất khẩu lao động có sự thay đổi rõ rệt. Với đề tài “Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng lao động cho xuất khẩu ” việc nghiên cứu mong muốn làm rõ thêm vai trò và hiệu quả của chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để lao động xuất khẩu Việt Nam có được chất lượng cao. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 2. Mục đích nghiên cứu: - Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lí luận về xuất khẩu lao động, chất lượng lao động xuất khẩu ở Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm đảm bảo chất lượng lao động cho xuất khẩu ở Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho lao động xuất khẩu của Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài: - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu vai trò, nội dung, các tiêu chí để đánh giá chất lượng lao động xuất khẩu ở Việt Nam trong thời gian qua và đề xuất các giải pháp về giáo dục đào tạo nhằm nâng cao chất lượng cho lao động xuất khẩu trong thời gian tới. - Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Lấy các số liệu về xuất khẩu lao động và chất lượng lao động xuất khẩu trên phạm vi toàn quốc. Ở một số ví dụ thì số liệu được lấy ra từ một vài doanh nghiệp đào tạo và nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu. Về thời gian: Phân tích đánh giá sử dụng số liệu trong giai đoạn 1996-2004. 4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài đi sâu phân tích về chất lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam thông qua việc tổng hợp tài liệu trên các tạp chí, các báo cáo tổng hợp của Ban kinh tế TW, của Bộ lao động Thương binh và Xã hội, trên internet. Qua đó rút ra các nguyên nhân của những thành công và hạn chế, từ đó kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu của nước ta trong thời gian tới. 5. Kết cấu và nội dung của đề án: Tên đề án “Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng lao động cho xuất khẩu ”. Mở đầu Nội dung Chương I: Cơ sở lí luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng cho xuất khẩu. Chương II: Đánh giá thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm đảm bảo chất lượng cho xuất khẩu lao động. Chương III: Phương hướng và giải pháp để cải tiến đào tạo và phát triển chất lượng cho lao động xuất khẩu. Kết luận Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 NỘI DUNG I.CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO XUẤT KHẨU 1.1.Các khái niệm về đào tạo và phát triển: - Đào tạo được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện hiệu quả hơn chức năng,nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình,là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ kĩ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn. - Giáo dục là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con người bước vào một nghề nghiệp hoặc chuyển sang một nghề mới thích hợp hơn trong tương lai. - Phát triển là hoạt động học tập vươn ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của người lao động,nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai. 1.2.Các hình thức đào tạo nguồn nhân lực: 1.2.1. Với nguồn nhân lực nói chung: - Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc: Quá trình đào tạo bắt đầu bằng sự giới thiệu và giải thích của người dạy cho người lao động về mục tiêu của công việc và được chỉ dẫn tỉ mỉ,theo từng bước. Người lao động được trao đổi, học hỏi và làm thử cho đến khi thành thạo dưới sự hướng dẫn chặt chẽ của người dạy. - Đào tạo theo kiểu học nghề: Chương trình đào tạo bắt đầu từ việc học lý thuyết trên lớp, sao đó người lao động sẽ được đưa đến làm việc dưới sự hướng dẫn của công nhân lành nghề hơn, nhiều người đã có nhiều kinh nghiệm về công việc đó. - Đào tạo ở các trường lớp chính qui: Người lao động sẽ được học tập ở các trường dạy nghề do các Bộ, ngành hoặc do Trung ương tổ chức. Người học sẽ được trang bị tương đối đầy đủ cả về kiến thức lý thuyết lẫn kỹ năng thực hành. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 1.2.2.Với lao động xuất khẩu: Công tác tuyển chọn lao động xuất khẩu luôn được doanh nghiệp xuất khẩu lao động coi trọng vì nó quyết địn phần lớn chất lượng lao động mà doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngòai, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Một số hình thức tuyển mộ, tuyển chọn xuất khẩu lao động: - Liên kết trách nhiệm giữa chính quyền, cơ sở với doanh nghiệp xuất khẩu trong việc tuyển người lao động đi xuất khẩu lao động. Hình thức này triển khai từ năm 2002 đến nay đem lại nhiều kết quả to lớn. Mở rộng thị trường hơn 40 tỉnh, thành phố. Mô hình làm rõ và tăng cường vai trò quản lý Nhà nước tại địa phương với haọt động xuất khẩu lao động, khắc phục hiện tượng tiêu cực như cò mồi, môi giới lừa đảo. Hình thức này giúp doanh nghiệp xuất khẩu lao động lựa chọn người lao động tốt, ngừơi lao động giảm chi phí trung gian, thủ tục hành chính dễ dàng hơn .Với hình thức này đã mở rộng đến các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Tây Nam Bộ. - Hình thức tuyển qua trung tâm giới thiệu việc làm tại địa phương: Doanh nghiệp sẽ tìm nguồn lao đọng dồi dào, phong phú về tay nghề, giảm chi phí tuyển chọn vì người lao động tuyển từ các trung tâm này đã do cán bộ xã, phường có chuyên môn nghiệp vụ chọn lọc. Nhưng hình thúc này làm tăng chi phí người lao động do phát sinh khâu trung gian. - Hình thức tuyển trực tiếp tại công ty: Người lao động chủ động tìm đến doanh nghiệp xuất khẩu lao động theo nhu cầu của mình. Cán bộ xuất khẩu lao động trực tiếp tuyển chọn ngừơi có trình độ nghiệp vụ thông thạo. Nhưng hình thức này doanh nghiệp xuất khẩu lao động bị động về nguồn, đôi khi không tuyển được người theo đúng nhu cầu. - Tuyển tại nơi làm việc: Cán bộ xuất khẩu lao động tìm đến tại các nhà máy, xí nghiệp để tuyển lao động. Hình thức này đảm bảo chất lượng lao động, tiết kiệm chi phí đào tạo nhưng khó khăn vì chế độ giữ người ở các nhà máy, xí nghiệp. 1.3.Xuất khẩu lao động: 1.3.1.Khái niệm: - Xuất khẩu lao động là sự di chuyển lao động có mục đích từ nứơc này sang nước khác theo quy định của pháp luật, đó là hình thức đặc thù của xuất khẩu nói chung, trong đó hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu là sức lao động của người lao động. Đó là một hoạt động kinh tế dưới dạng dịch vụ cung ứng lao động cho nước ngoài, có đối tượng xuất khẩu là con người. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 - Hoạt động xuất khẩu lao động được hiểu là toàn bộ các hoạt động hỗ trợ liên quan đến quá trình đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Những hoạt động đó thường bao gồm: + Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác, ký kết hợp đồng. + Tổ chức tuyển chọn lao động, đào tạo giáo dục định hướng. + Tổ chức đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. + Quản lý và bảo vệ quyền lợi của người lao động ở nước ngoài và đưa họ về nước khi hết hạn hợp đồng. 1.3.2.Vai trò của xuất khẩu lao động: - Xuất khẩu lao động là yếu tố quan trọng để thúc đẩy hội nhập thị trường lao động nước ta với thị trường lao động quốc tế: Tỷ lệ thất nghiệp nước ta khá cao và tốc độ tăng việc làm của nền kinh tế còn thấp so với tốc độ tăng nguồn lao động. Nên việc giải quyết việc làm cho người lao động là vấn đề bức xúc hiện nay. Trong khi thị trường lao động ngày càng mở rộng tại nhiều thị trường trong khu vực trên thế giới, cầu lao động thiếu hụt nghiêm trọng. Nên xuất khẩu lao động là biện pháp để hội nhập tích cực thị trường lao động của nước ta với thị trường lao động quốc tế, nhằm tạo thêm nhiều việc làm thu nhập tương đối cao và cao hơn so với thu nhập trong nước và góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. - Phát triển và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động. Trước khi ra nước ngoài, người lao động đi xuất khẩu được đào tạo thêm, học ngoại ngữ, tác phong làm việc công nghiệp. Trong quá trình làm việc ở nước ngoài được tiếp cận với công nghệ, máy móc, trang thiết bị hiện đại, kỷ luật lai động công nghiệp. Do đó sau khi về nước, người lao động dễ dàng thích ứng với dây chuyền công nghệ sản xuất tại nhà máy hiện đại trong nước. Đối với người lao động nghèo đi xuất khẩu lao động khi có thu nhập có điều kiện đầu tư học tập, đào tạo cho con cái nên sẽ cải thiện được chất lượng nguồn nhân lực cho thế hệ sau. - Tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và thu nhập cho người lao động: Lao động xuất khẩu có mức thu nhập cao hơn nhiều so với làm việc trong nước.Đây là một động lực lớn nhất thúc giục họ đi làm việc ở nước ngoài. Ví dụ: thị trường có mức thu nhập thấp nhất ở Malaysia cũng có mức thu nhập hơn 31 lần thu nhập trung bình đầu người của người nghèo trong nước, thị trường Đài Loan hơn 65 lần…Sau khi về nước số vốn đó tiếp tục tạo thu nhập Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 cao cho người lao động qua các hoạt động sản xuất kinh doanh mà trước đó do thiếu vốn họ chưa làm được và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động thu phí dịch vụ hàng tháng, Nhà nước thu được thuế từ hoạt động này.Xuất khẩu lao động tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.Tất cả khu vực có liên quan của nền kinh tế đều được hưởng lợi từ xuất khẩu lao động. - Tăng cường quan hệ hợp tác giữa nước ta với nước khác. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh, thông qua xuất khẩu lao động có thể tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác, tăng cường thông tin và trao đổi hàng hóa với đối tác. Đối với hai Chính phủ phải kí kết hiệp định khung và cùng nhau hiệp tác giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện, thông qua đó các nước nhập khẩu lao động hiểu hơn về đường lối, chính sách của nước ta. Do đó các lĩnh vực hợp tác không còn bó hẹp trong xuất khẩu lao động mà mở ra mối quan hệ ngoại giao, kinh tế…Từ đó, xuất khẩu lao động góp phần tăng cường tính đoàn kết hữu nghị, đưa Việt Nam hòa chung với sự phát triển của thế giới. - Một số vai trò khác của xuất khẩu lao động: + Giảm hiện tượng tiêu cực của xã hội: khi người lao động có việc làm thì các tệ nạn xã hội cũng giảm đi đáng kể. + Giảm tình trạng đói nghèo: khi người lao động có việc làm thì tăng thu nhập cho họ và giảm được nghèo đói. + Nâng cao mức sống và giữ gìn hạnh phúc gia đình của người đi lao động xuất khẩu. 1.3.3.Các yếu tố tác động đến xuất khẩu lao động: a,Cạnh tranh ngày càng khốc liệt và gay gắt giữa các quốc gia xuất khẩu lao động: Việt Nam là quốc gia có nguồn nhân lực dồi dào, lực lượng lao động trẻ, người Việt Nam cần cù chịu khó học tập.Hiện nay có nhiều nước tham gia vào lĩnh vực xuất khẩu lao động.Trong hiện tại và trước mắt các nước nhập khẩu chỉ muốn tiếp nhận lao động có kỹ năng cao, thích ứng với công nghệ mới. Mà Việt Nam chỉ có lợi thế cạnh tranh về lao động trong những ngành nghề đòi hỏi kỹ năng ở mức trung bình và thấp. Mặt khác trong nền kinh tế toàn cầu hóa, các yếu tố của quá trình tái sản xuất hàng hóa và dịch vụ được dịch chuyển tự do từ nước này sang nước khác thông qua cam kết mở cửa thị trường nên sự phân công lao động ngày càng sâu sắc. Các doanh nghiệp nước ngoài khi vào Việt Nam sẽ sử dụng các chính sách về lương, chính sách ưu đãi khác nhằm thu hút Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 lao động, nhất là lao động có trình độ, năng lực và tay nghề cao. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước cần có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phù hợp để không bị “ thua ngay trên sân nhà”. b,Quan hệ cung-cầu về lao động trên thị trường thế giới và khu vực: Các nước kinh tế phát triển có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhưng tốc độ tăng dân số thấp, dẫn đến thiếu hụt về nguồn nhân lực, có nhu cầu về nhập khẩu lao động.Trong khi các nước chậm phát triển hoặc đang phát triển có tốc độ tăng dân số cao.Họ cần đầu tư mở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và nguồn thu cho ngân sách và rất cần đưa lao động ra nước ngoài làm việc.Cung- cầu lao động của thị trường phụ thuộc nhiều vào sự phát triển và chính sách kinh tế của các nước như:thuế, đầu tư, lãi suất, thu nhập…của nền kinh tế khu vực và thế giới.Khi cung-cầu lao động mất cân đối do nhu cầu tìm việc làm trong nứơc quá lớn nhưng khả năng xâm nhập khai thác thị trường lao động quốc tế còn hạn chế, cạnh tranh gay gắt sẽ đẩy chi phí khai thác thị trường lên quá cao, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Theo thống kê của ILO, khoảng trên 60 nước có di cư và đi lao động ơ nước ngoài, với tổng số khoảng 120 triệu người, trong đó các nước châu Á chiếm hơn 50%. Hầu hết các nước trên thế giới đều có lao động làm việc ở nước ngoài, ILO ước tính có trên 200 nước tiếp nhận lao động nước ngoài, nhưng chủ yếu tập trung ở các nước phát triển, khoảng 1/3 ở châu Âu, 20% ở Bắc Mỹ, 12% ở các nước Ả rập, tất cả các khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Trung và Nam Mỹ chiếm chưa đến 10%. c,Hệ thống pháp luật và môi trường chính trị của các nước xuất, nhập khẩu lao động và luật pháp quốc tế. Xuất khẩu lao động không còn là việc làm của một cá nhân mà liên quan đến nhiều người, nhiều tổ chức cung ứng lao động, đến các nứơc xuất khẩu và nhập khẩu lao động.Vì vậy quản lý xuất khẩu lao động phải tuân thủ những quy định về quản lý nhân sự, chính sách, quy luật quản lý kinh tế và hệ thống pháp luật của nước nhập cư và xuất cư. Hoàn thiện và hoạch định các chính sách, pháp luật nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho xuất khẩu lao động. d,Chất lượng nguồn lao động: Ngày nay các nước nhập khẩu lao động truyền thống đang đổi mới đầu tư và hiện đại hoá công nghệ sản xuất, chuyển dịch đầu tư tư bản sang các nước có giá nhân công và dịch vụ thấp, có nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn và kỹ thuật cao, tăng dần tỉ trọng lao động chất xám cao trong tổng số lao động nhập cư.Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, hầu hết Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 các nước đang thiếu lao động có trình độ và đang tìm cách cải thiện chính sách nhằm thu hút lao động chất lượng cao.Với Việt Nam mỗi năm có hơn 1 triệu người bổ sung vào lực lượng lao động trong đó phần lớn lao động chưa qua đào tạo. Do đó Việt Nam chấp nhận xu hướng xuất khẩu lao động đi làm việc giản đơn, không qua đào tạo hoặc ít đào tạo. Thêm vào đó là nhu cầu tiếp nhận lao động phổ thông tiếp tục có nhu cầu lớn tại một số nước trong khu vực, nhất là đối với một số ngành nghề lao động nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế-xã hội của việc sử dụng lao động phổ thông trên thị trường lao động quốc tế có nhiều hạn chế do: thu nhập thấp, khả năng tiếp thu công nghệ mới có hạn, điều kiện làm việc kém, giá nhân công thấp… e,Các nhân tố quốc tế: - Tình hình phát triển kinh tế toàn cầu quyết định tổng cung và tổng cầu về lao động trên thị trường lao động quốc tế. Khi nề kinh tế toàn cầu tăng trưởng, các nhà đầu tư sẽ bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều việc làm mới, làm cho tổng cầu về lao động tăng lên và ngược lại. - Chính sách sử dụng lao động nước ngoài của mỗi quốc gia có tác dụng trực tiếp đến số lượng và cơ cấu của lao động nhập cư. Khi nề kinh tế ở thời kỳ tăng trưởng nhanh, sự thiếu hụt về lao động buộc Chính phủ phải có chính sách phù hợp để khuyến khích lao động đến làm việc. Ngày nay các nước nhập khẩu lao động đang di chuyển tư bản đầu tư sang nước có giá nhân công dịch vụ thấp, đổi mới đầu tư và công nghệ sản xuất trong nước. Do đó, xuất hiện nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tăng tỉ trọng lao động có hàm lượng chất xám. -Cạnh tranh và giá cả sức lao động trên thị trường quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến thị phần và giá cả sức lao động xuất khẩu của các nước tham gia xuất khẩu lao động. -Quan hệ ngoại giao của Việt Nam và các nước tiếp nhận lao động là chìa khoá để thâm nhập vào thị trường lao động. Khi quan hệ ngoại giao được khai thông, con đường đưa lao động Việt Nam đi lao động ở nước ngoài được mở rộng. Ngược lại, các nước tiếp nhận lao động có thể bị cấm hoặc trục xuất lao động Việt Nam khi quan hệ ngoại giao căng thẳng hoặc bị phá vỡ. 1.4.Các hình thức xuất khẩu lao động: Khái niệm: Hình thức xuất khẩu lao động là cách tổ chức đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, xuất khẩu lao động được thực hiện dưới các hình thức chủ yếu sau: 1.4.1.Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân: Đây là hình thức xuất khẩu lao động ra đời sớm nhất và phổ biến đối với các nước có chung biên giới. Người lao động thông qua các kênh như người thân, tìm hiểu trên Internet, thoả thuận và kí kết hợp đồng lao động với chủ thuê lao động. Chẳng hạn như người lao động Việt Nam ở Lào hay Campuchia… 1.4.2.Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cung ứng lao động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động: Là hình thức phổ biến ở Việt Nam và các nước khu vực Đông Nam Á. Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động khai thác tìm đối tác, ký kết hợp đồng cung ứng lao động theo quy định của pháp luật nước sở tại và luật pháp Việt Nam. Sau đó tuyển chọn đào tạo ngoại ngữ, bổ túc tay nghề, giáo dục định hướng về pháp luật, phong tục tập quán của nước tiếp nhận lao động.Và làm các thủ tục cần thiết để đưa lao động đến nỡi làm việc và được phép thu phí dịch vụ. Với hình thức này, số lượng ngừơi lao động đưa đi được nhiều hơn, được tổ chức và quản lý chặt chẽ hơn, quyền lợi của người lao động sẽ được bảo vệ tốt hơn. 1.4.3. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo công trình thầu khoán, liên doanh, liên kết, hợp tác trực tiếp, đầu tư ra nước ngoài: Người lao động đi làm việc cho các doanh nghiệp nhận thầu, khoán, đầu tư ở nứơc ngoài chỉ kí một hợp đồng lao động trực tiếp với doanh nghiệp Việt Nam, nên người sử dụng lao động ở nước ngoài là doanh nghiệp Việt Nam và nội dung của hợp đồng này theo quy định của pháp luật Việt Nam. Lao động đi theo hình thức này đựơc tổ chức chặt chẽ, quyền lợi được bảo vệ tốt. Hiện nay Việt Nam thực hiện hình thức này tại Lào và Campuchia, các thị trường khác chưa thâm nhập được do năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu. 1.4.4.Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các hợp đồng thực tập, nâng cao tay nghề. Ngừơi lao động Việt Nam đi làm việc trong các doanh nghiệp, học sinh tại các trường đi thực tập, tu nghiệp nâng cao tay nghề được phía tiếp nhận trả lương trong thời gian thực tập và tu nghiệp. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 1.5.Chất lượng lao động cho xuất khẩu: 1.5.1.Các tiêu chí để đánh giá chất lượng lao động nói chung: Một số tiêu chí đánh giá chất lượng lao động như trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật, sức khoẻ-thể lực, sự chấp hành kỷ luật lao động, chỉ số phát triển con người HDI và các chỉ tiêu khác như tôn giáo, phong tục tập quán… 1.5.2.Các tiêu chí đánh giá chất lượng lao động cho xuất khẩu: Trước khi đi làm việc ở nước ngoài, người lao động phải được trang bị những kiến thức cơ bản như: -Phải xác định rõ mục đích đi làm việc ở nước ngoài. -Được cung cấp đầy đủ thông tin về xuất khẩu lao động và hiểu biết quy trình tuyển chọn. -Được đào tạo nghề và ngôn ngữ của quốc gia mà người lao động sẽ làm việc. -Có sức khoẻ. -Tác phong công nghiệp. -Có hiểu biết về luật pháp của nước đến làm việc, đồng thời cũng phải hiểu biết về văn hoá, phong tục tập quán của nước đến làm việc. Trong thời buổi cạnh tranh hiện nay, chất lượng lao động là vô cùng quan trọng để duy trì thị trường xuất khẩu lao động.Trong đó việc nâng cao chất lượng lao động về khả năng ngoại ngữ, tay nghề và tác phong công nghiệp là lợi thế của người lao động, khi đó họ sẽ có mức lương cao hơn. a,Ngoại ngữ: Trong bối cảnh nước ta hiện nay, việc xuất khẩu lao động chủ yếu là lao động phổ thông thì ngoại ngữ đựơc ưu tiên là số một. Ngoại ngữ kém gây ra nhiều bất ổn, không chỉ khiến lao động Việt Nam bị “tụt hạng” về tiền lương mà còn là nguyên nhân gây nên những hiểu nhầm đáng tiếc, những xung đột giữa chủ sử dụng và người lao động trong thời gian qua. Vì vậy nhiệm vụ cấp bách là phải đào tạo ngoại ngữ cho lao động xuất khẩu. b,Tác phong công nghiệp: Ngoài vấn đề ngoại ngữ thì tác phong công nghiệp là vấn đề quan trọng không kém. Đào tạo cho người lao động tác phong công nghiệp bằng cách rèn luyện kỉ luật và thể lực cho người lao động .Về thể lực, đã xác định đi lao động Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 [...]... tác đào tạo cho lao động xuất khẩu của Việt Nam: 17 III.CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 19 1 Phương hướng cải tiến đào tạo và phát triển chất lượng cho lao động xuất khẩu: 19 2 Mục tiêu đào tạo và phát triển cho lao động xuất khẩu: .20 3 Các giải pháp cải tiến đào tạo và phát triển nhằm nâng cao chất lượng cho lao động xuất khẩu: ... SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO XUẤT KHẨU 3 1.1.Các khái niệm về đào tạo và phát triển: 3 1.2.Các hình thức đào tạo nguồn nhân lực: 3 1.3 .Xuất khẩu lao động: .4 1.4.Các hình thức xuất khẩu lao động: .8 1.5 .Chất lượng lao động cho xuất khẩu: 10 1.6 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho lao động xuất khẩu: 11 II.CHƯƠNG... GIÁ THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NHẰM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CHO XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 12 1 Thực trạng của lao động xuất khẩu của VN: .12 2.Những thách thức trong xuất khẩu lao động của VN: 13 3.Nguyên nhân dẫn đến chất lượng lao động xuất khẩu của VN thấp: 14 4.Thực trạng về hệ thống tuyển dụng, đào tạo, cơ chế tổ chức và quản lý của xuất khẩu lao động: ... về chất lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam về ưu và nhược điểm, rồi chỉ ra những nguyên nhân và đề ra các giải pháp để nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu Qua đó để củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu lao động với sự hiệp tác chặt chẽ của doanh nghiệp, Nhà nước và cá nhân người lao động góp phần quan trọng vào tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng thu cho ngân sách. .. động xuất khẩu 2 Mục tiêu đào tạo và phát triển cho lao động xuất khẩu: Mục tiêu về phát triển nguồn lao động xuất khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động quốc tế -Đào tạo một đội ngũ lao động có trình độ tay nghề, có vốn ngoại ngữ để giao tiếp thông thường, có tác phong lao động công nghiệp hiện đại, có ý thức kỷ luật, nắm vững luật pháp Việt Nam trong lĩnh vực lao động và xuất khẩu lao động. .. lượng nguồn nhân lực, mà trách nhiệm của chúng ta cần đẩy mạnh dạy nghề nhất là dạy nghề cho xuất khẩu lao động, nhằm góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Mà trong điều kiện công nghệ phát triển như hiện nay thị trường lao động quốc tế luôn đòi hỏi một lực lượng lao động xuất khẩu có hàm lượng chất xám cao và đã qua đào tạo, ... II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NHẰM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CHO XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hoá và phân công lao động quốc tế,việc đưa lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài là một tất yếu khách quan và đang có xu hướng gia tăng ở nhiều nước Xuất khẩu lao động ở Việt Nam xuất phát từ nhu cầu nội tại và xu hướng chung nhằm góp phần giải quyết... 3 Các giải pháp cải tiến đào tạo và phát triển nhằm nâng cao chất lượng cho lao động xuất khẩu: Một trong những nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém về chất lượng lao động như đã nói ở trên là do những năm qua từ cơ quan quản lý nhà nước đến các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động chưa thực sự quan tâm và chưa làm tốt công tác đào tạo- giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đưa đi làm... cung ứng lao động quốc tế Tuy nhiên kết quả đạt được của xuất khẩu lao động còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường lao động nước nhà Nguyên nhân của những hạn chế đã phân tích ở trên là do chất lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam còn thấp Do đó để Việt Nam có thể tham gia đầy đủ và mạnh mẽ vào thị trường lao động quốc tế thì phải nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu sẽ góp... sản xuất hiện đại nên họ có nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn và kỹ thuật cao, đòi hỏi lao động có chất xám Vì vậy người lao động phải có kiến thức và kĩ năng khá thì mới đáp ứng được nhu cầu công việc 1.6 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho lao động xuất khẩu: Việt Nam có trên 50 triệu lao động, trong đó có trên 72% lao động chưa qua đào tạo Đây là hạn chế về chất lượng . tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm đảm bảo chất lượng lao động cho xuất khẩu ở Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất. LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO XUẤT KHẨU 1.1.Các khái niệm về đào tạo và phát triển: - Đào tạo được