1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XÂY DỰNG mô HÌNH KHÔNG PHÁT THẢI CHO CÔNG TY cổ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU cầu TRE

32 272 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 1,46 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH VIỆN MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN TIỂU LUẬN MÔN NGĂN NGỪA Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP XÂY DỰNG MÔ HÌNH KHÔNG PHÁT THẢI CHO CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU CẦU TRE GVHD: PGS.TS. Lê Thanh Hải Học Viên: Huỳnh Huy Việt Đỗ Thị Phượng Vũ Thị Thúy Hồng Nguyễn Thanh Tuyền 1 Tp. Hồ Chí Minh, năm 2010 CHƯƠNG 1 PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT VÀ HỆ THỐNG KHÔNG PHÁT THẢI (ZETS) 1.1. Khái niệm Không phát thải trong sản xuất công nghiệp Khái niệm “Không phát thải” ở đây không phải là số không (“0”) tuyệt đối trong phân tích, mà là không tồn tại dòng thải có khả năng gây ra ô nhiễm môi trường do: (i)nồng độ và tải lượng thải của một chất trong dòng thải thấp hơn những biến động tự nhiên trong dòng vật chất thì coi như không có tác động lên môi trường hoặc (ii)mức sử dụng tài nguyên có thể tái tạo phải nhỏ hơn mức bổ sung hoặc (iii)nếu phải sử dụng tài nguyên không tái tạo, việc khai thác hàng năm phải thấp hơn lượng mà các thế hệ tương lai có quyền khai thác. Không phát thải (KPT) là một khái niệm hợp nhất những công nghệ hiện hữu tốt nhất và mang tính nổi bật hướng tới loại trừ chất thải. KPT dựa trên nguyên lý tái thiết kế hệ thống công nghiệp một chiều hiện tại thành hệ thống khép kín mô phỏng theo những chu trình tự nhiên hoàn hảo nhằm giúp cộng đồng đạt được một nền kinh tế phát triển ổn định và cung cấp phương cách tự cung ứng đầy đủ. KPT hướng tới mục tiêu không tạo ra chất thải bằng phương châm tăng cường tối đa tái chế, giảm thiểu chất thải, hạn chế tiêu thụ và bảo đảm khả năng tái sử dụng, sửa chữa hay quay vòng trở lại vào tự nhiên hay thị trường của sản phẩm thiết kế. 1.2. Giới thiệu Kỹ thuật và hệ thống không phát thải (ZETS) ZETS là một tập hợp bao gồm bảy nhóm nội dung/nguyên lý có các cách tiếp cận khác nhau nhằm giảm thiểu & ngăn ngừa ô nhiễm, hướng đến mục tiêu chung là đạt đến không phát thải ra môi trường ngoài trong suốt quá trình hoạt động của một đối tượng công nghiệp xem xét. Đặc trưng cơ bản của từng nội dung/nguyên lý thuộc ZETS có thể kể đến như sau: 1.2.1. Sản xuất sạch hơn và hiệu suất sinh thái Cách thức sản xuất tích hợp và những cải tiến trong tổ chức có thể giảm thiểu phát thải ra môi trường từ từng công đoạn sản xuất cũng như cho toàn bộ đối tượng sản xuất công nghiệp. Kết hợp với cách tiếp cận hiệu suất sinh thái, sản xuất sạch hơn có thể giảm lượng nguyên liệu và năng lượng sử dụng. Một số giải pháp sản xuất sạch hơn tiêu biểu có thể kể đến như: thay thế những hợp chất độc hại bởi những hợp chất ít độc hoặc không mang độc tính, quản lý nội vi tốt, cải tiến công nghệ… 1.2.2. Cộng sinh công nghiệp, Sinh thái công nghiệp và Nhóm công nghiệp Như một hệ sinh thái sống, một hệ thống công nghiệp sử dụng chất thải của một hệ thống công nghiệp khác làm nguyên liệu đầu vào. Cách tiếp cận bậc thấp này được phát triển đến một mức cao hơn dựa theo định nghĩa: “Sinh thái công nghiệp bao gồm thiết kế hạ tầng công nghiệp như thể chúng là một chuỗi những hệ sinh thái 2 nhân tạo ăn khớp với nhau giống như hệ sinh thái tự nhiên toàn cầu. Sinh thái công nghiệp mô phỏng theo hình mẫu của môi trường tự nhiên trong việc giải quyết những vấn đề môi trường, tạo nên một mô hình mới cho hệ thống công nghiệp như thể một chu trình hoàn chỉnh.” Và tất nhiên cách tiếp cận này sẽ kém hiệu quả hơn nếu khoảng cách giữa những nhà máy cần phải có thiết bị chuyên chở trọng tải lớn. Khu công nghiệp sinh thái được hoạch định thành vùng công nghiệp là nơi mà những nguyên tắc của sinh thái công nghiệp được sử dụng trong việc xây dựng cho toàn bộ những địa điểm trong khu công nghiệp với đầu vào và đầu ra nhỏ nhất với các vùng xung quanh. 1.2.3. Thiết kế sản phẩm – dịch vụ và thay đổi hành vi người tiêu dùng theo hướng mang tính sinh thái Nếu chu trình sản xuất rất sạch và hiệu quả, bản thân sản phẩm sẽ là nguồn phát thải chính vào cuối chu trình sống của của sản phẩm (giai đoạn sử dụng và thải bỏ). Giá trị sử dụng về kinh tế của nhà sản xuất là bán sản phẩm. Nếu nhà sản xuất bán “sản phẩm” dịch vụ, có nghĩa là bao gồm cả bảo trì và thải bỏ, giá trị sử dụng về kinh tế của sản phẩm sẽ có thể được gia tăng. Điều này có thể thực hiện được bằng cách thiết kế mọi quá trình xoay quanh sản phẩm hướng tới mục tiêu hiệu quả hơn cũng như kéo dài vòng đời của sản phẩm. Cách thức này cũng sẽ đem lại những tác động tích cực đến môi trường. 1.2.4. Tận dụng và tái chế Trong hầu hết những quy trình sản xuất, chỉ một phần nhỏ nguyên liệu trong quy trình có thể tìm thấy trong sản phẩm cuối cùng, phần còn lại được thải ra dưới dạng chất thải hay những dòng thải không mong muốn. Một số loại chất thải (thủy tinh, giấy, phế liệu kim loại…) có thể được tái chế dễ dàng bên ngoài quy trình sản xuất. Đó là khái niệm “tận dụng” (upsizing) nhằm sử dụng mọi chất thải của một quy trình sản xuất và chuyển đổi chúng thành những sản phẩm bổ sung (điều này không có nghĩa là bán chất thải cho nơi thải bỏ chất thải hay nơi xử lý chất thải!). Do đó mọi nguyên liệu đầu vào đều được chuyển đổi thành những sản phẩm có thể bán được đồng thời tạo ra lợi nhuận trên mỗi đơn vị nguyên liệu (giá trị gia tăng). Nhằm đạt đến mục tiêu này những công nghệ và sản phẩm mới phải được thiết kế sao cho có thể sử dụng mọi dòng thải cho những quy trình khác. Điều này bao gồm những công nghệ xử lý cuối đường ống 1 cho phép tái sử dụng vật liệu và thành phần sản phẩm. 1.2.5. Hệ thống sinh học tích hợp Hệ thống sinh học tích hợp (Integrated biosystems) nghĩa là tích kết một hệ thống sinh học tự nhiên vào một quy trình sản xuất theo cách thức rằng chất thải là cơ 1 3 sở để sản xuất nguồn tài nguyên hữu cơ, cắt giảm chi phí và phát sinh những sản phẩm bổ sung có giá trị. Hệ thống sinh học tích hợp tích kết những ứng dụng của chất thải từ các quy trình sản xuất với cách xử lý nước thải để giảm chi phí xử lý đồng thời cung cấp những cơ hội lao động mới bằng cách tạo ra thu nhập hay những sản phẩm bổ sung. Hệ thống sinh học tích hợp thường được áp dụng trong nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản ở những quốc gia đang phát triển bằng cách sử dụng tàn dư sinh khối và nước thải cho việc sản xuất thức ăn, phân bón hữu cơ, thức ăn gia súc giàu protein vi lượng và năng lượng sinh học. Thức ăn nông nghiệp và ngành công nghiệp sản xuất nước giải khát tạo ra chất thải và nước thải không độc có thể cung cấp đầu vào cho những hệ thống sinh học tích hợp này. 1.2.6. Tài nguyên từ nguồn có thể tái tạo Trong tương lai nguyên liệu và năng lượng phải có phạm vi khai thác lớn hơn, không chỉ từ những nguồn có thể tái tạo. Điều này không những liên quan đến vật liệu sử dụng cho những sản phẩm có đời sống dài mà ngay cả những hợp chất chỉ sử dụng trong một thời gian ngắn (bao bì sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng trong thời gian ngắn, những vật dụng phụ trợ cho sản xuất…). Năng lượng đóng vai trò đáng kể trong lĩnh vực này, nhất là khi nhiên liệu hóa thạch có hạn và sự phát thải toàn cầu đang đe dọa cuộc sống trên trái đất thông qua những biến đổi về khí hậu. 1.2.7. Hóa học xanh Hóa học xanh (Green Chemistry) là thiết kế sản phẩm và quy trình hóa học có thể hạn chế và/hoặc loại trừ việc sử dụng và phát sinh những hợp chất độc hại. Hoá học xanh đang đạt được những mục đích dài hạn về gia tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Nhu cầu này nói một cách tổng quan là “xanh hóa” những chất tổng hợp cũ, “xanh hơn” những chất tổng hợp mới và sản sinh ra những hợp chất ít độc hại hơn. Có thể nói rằng không nội dung/nguyên lý nào trên đây có thể đạt đến mục đích phát triển bền vững, vì mỗi nội dung/cách tiếp cận trên chỉ tập trung vào một phần của toàn bộ hệ thống chịu sự tác động của con người. Do đó không phát thải chỉ có thể đạt được khi và chỉ khi nhiều phương pháp được sử dụng đồng thời. Và những phương pháp đó có thể lồng vào nhau hay bổ trợ cho nhau trong một tổng thể mô hình toàn diện kiến nghị áp dụng cho đối tượng công nghiệp cần xem xét. 4 PHẦN 2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 2.1. Giới thiệu về công ty 2.1.1 Thông tin chung Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU CẦU TRE. Tên giao dịch: CAUTRE EXPORT GOODS PROCESSING JOINT STOCK COMPANY. Tên viết tắt: CTE JSCO Địa chỉ: 125/208 Lương Thế Vinh, Phường Tân Thới Hòa, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh Website: www.cautre.com.vn Công ty Cầu Tre có vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ và đường hang không. Nằm gần Quốc lộ 1A, khu vực liên hệ với các đầu mối giao thông và trung tâm kinh tế như sau: - Cách sân bay Tân Sơn Nhất 5 km - Cách Ga Sài Gòn 7 km - Cách Cảng Sài gòn 12 km - Cách trục giao thông: quốc lộ 1A 1,5 km, quốc lộ 13 là 25 km. Diện tích tổng thể Công ty Cầu Tre là 75.000 m2 giáp với 3 quận: quận 6, quận 11, quận Tân Bình Thành Phố Hồ Chí Minh. Trong đó hơn 30.000 m2 là các xưởng sản xuất với nhiều trang thiết bị hiện đại, 300 m2 diện tích cây xanh và hồ nước làm mát. 5 2.1.2 Tính chất và quy mô hoạt động Công ty Cổ Phần Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Cầu Tre thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 4103005762 ngày 21/12/2006 của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.HCM. Sản phẩm Công ty Cầu Tre rất đa dạng và phong phú: từ nguyên liệu hải sản, súc sản, nông sản. Hiện nay Công ty Cầu Tre sản xuất ra nhiều mặt hàng. Sản phẩm chính của Công ty Cầu Tre là thực phẩm chế biến và các sản phẩm thủy hải sản. Các sản phẩm được chế biến và xuất đi nhiều thị trường trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Thụy Sĩ, Bỉ, Pháp, Đức, Hà Lan, Mỹ, Canada, … Quy mô và công suất hoạt động * Quy mô hoạt động Tổng số cán bộ công nhân viên trong Công ty Cầu Tre hiện nay khoảng 2.000 người. Trong đó: - Số lao động gián tiếp: 168 người. - Số lao động trực tiếp: 1832 người làm việc theo 02 ca, từ 05h đến 21h. * Các bộ phận sản xuất chính trong Công ty Cầu Tre - Xưởng hải sản - Xưởng thực phẩm chế biến - Xưởng nông sản - Xưởng xếp khuôn cấp đông - Các kho trữ đông - Xưởng cơ điện * Công suất sản xuất Công suất hoạt động vào khoảng 4.593 tấn sản phẩm/năm. Toàn bộ sản phẩm của Công ty Cầu Tre đều phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu 2.2. Tổng quan về hiện trạng sản xuất tại công ty Cầu Tre 2.2.1 Nhu cầu nguyên nhiên liệu, hoá chất và an toàn thực phẩm 2.2.1.1 Nhu cầu nguyên nhiên liệu Nguyên liệu Nguyên liệu chính là các loại thủy hải sản, súc sản, nông sản. Bảng dưới đây cung cấp nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu chính phục vụ cho hoạt động sản xuất của Công Ty Cầu Tre. 6 Bảng 2-1: Nhu cầu sử dụng nguyên liệu Nhiên liệu Năng lượng sử dụng tại Công ty Cầu Tre gồm điện, nước, than, dầu DO, gas. Điện dùng để cung cấp cho các thiết bị như chiếu sáng, thiết bị phục vụ dây chuyền sản xuất, hệ thống lạnh. Dầu DO sử dụng cho lò hơi. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của Công ty được trình bày trong bảng sau: Bảng 2-2: Tỷ lệ chi phí các dạng năng lượng 7 Phương thức cung cấp nguyên nhiên liệu Hầu hết nguyên nhiên liệu Công ty Cầu Tre sử dụng đều được mua trực tiếp từ các đơn vị cung cấp trong nước nhằm tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế của nước nhà. Nhu cầu về nguồn cung cấp điện, nước Cấp điện: Nguồn cung cấp điện chính Công ty Cầu Tre là Công ty Điện lực TPCM với lưới điện có sẵn trong khu vực, do đó việc cung cấp điện cho Công ty rất thuận lợi. Ngoài ra nhà máy còn có hệ thống cấp điện riêng khắc phục tình trạng mất điện đảm bảo cho sản xuất. Cấp nước: Nguồn cung cấp nước chính cho Công ty Cầu Tre là nước ngầm, đảm bảo nhu cầu cho mọi hoạt động sản xuất cũng như sinh hoạt của Công ty. Bảng 2-3: Tổng kết quá trình sử dụng năng lượng tại Cầu Tre 2.2.1.2 Hoá chất Hiện nay, theo tiêu chuẩn quy định thì chlorine được sử dụng chủ yếu để vệ sinh dụng cụ, nhà xưởng, cá nhân… và bảo quản vệ sinh nguyên liệu. Rất ít sử dụng cho dạng thành phẩm và bán thành phẩm, nếu có nồng độ cao nhất chỉ là 5 ppm. Pha nước rửa chlorin theo công thức : 8 a = (C.V)/F với a : số mg chlorin nguyên chất C : nồng độ phần triệu (ppm) của dung dịch V : thể tích dung dịch (lit) F : hoạt độ clorin (%) 2.2.1.3 An toàn thực phẩm Giới thiệu về hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát các điểm tới hạn HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Poind) 2.2.2 Quy trình sản xuất 2.1. Quy trình chế biến bạch tuộc 9 Thuyết minh quy trình 1. Tiếp nhận nguyên liệu: Mục đích: chọn ra những nguyên liệu đạt chất lượng 2. Rửa lần 1: Mục đích: Loại bỏ những miếng bị nhiễm ký sinh trùng. 3. Quay: Mục đích: Khuấy trong dung dịch nước, muối, oxy già (H2O2), dung dịch clorine làm cho bạch tuộc săn chắc, giúp cho việc bảo quản và việc giữ màu bạch tuộc được lâu hơn, tẩy sạch và khử được mùi tanh NL. 4. Rửa lần 2: Mục đích: loại bỏ muối còn bám trên bạch tuộc khi đánh khuấy. Tiến hành rửa qua 3 bồn có pha clorine theo tỉ lệ 50:20 ppm, bồn cuối không có chlorine. 5. Phân cỡ: Lựa bạch tuộc theo kinh nghiệm bằng cách dùng mắt và hai tay lựa thành từng loại riêng biệt. Bạch tuộc phân thành các size như sau 6. Rửa lần 3: Mục đích: Quá trình rửa này rất quan trọng vì đây là lần rửa cuối cùng do đó cần phải rửa cẩn thận loại bỏ lượng tạp chất còn sót lại. 7. Cân, xếp khuôn: Mục đích: chuẩn bị cho quá trình xếp khuôn, định hình cho block bạch tuộc, dễ dàng cho việc cấp đông. - Xếp khuôn là khâu quan trọng vì nó ảnh hưởng đến giá trị cảm quan, trình bày đẹp mắt thu hút người tiêu dùng. 8. Cấp đông: Mục đích: + Cấp đông ngay vì nếu để hàng ngoài không khí quá lâu thì vi sinh vật sẽ tấn công vào bạch tuộc. Lúc đó bạch tuộc sẽ bị ửng đỏ, mất giá trị cảm quan. + Hạ nhanh nhiệt độ giữ độ tươi cho sản phẩm và giảm hao hụt khối lượng. 9. Tách khuôn - Mạ Băng: + Tách khuôn, mạ băng trong nước đá lạnh ngăn cản sự tiếp xúc sản phẩm với không khí. Tạo một lớp vỏ mỏng bằng nước đá, chống mất nước, chống cháy lạnh và tạo tính thẩm mỹ và làm tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm. 10 [...]... CỦA MÔ HÌNH KHÔNG PHÁT THẢI CHO CÔNG TY CẦU TRE VỀ KHÍA CẠNH KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG Mô hình không phát thải (zero emission model) có thể cải thiện các khía cạnh kinh tế và môi trường, ứng dụng vào mục đích ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp, TKNL, các giải pháp giảm thiểu chất thải cho Công ty Chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre hướng đến phát triển bền vững sản xuất công nghiệp Lợi ích của mô hình không phát thải. .. Môn Hành Tỏi Thịt Nấm Sắn Môn Hành Tỏi Thịt Nấm Gia vị 250 kg 177 kg 35 kg 6 kg 300 kg 19.5 kg 250 kg 177 kg 35 kg 6 kg 300 kg 19.5 kg 500 gr 1088.5 kg 1088.5 kg 1090.2 kg 0.08 m3 - 0.3 kg Thành 1090.2 kg - - phẩm Thành 1087.2 kg 3 kg 1087.2 kg 212.8kg phẩm 12.28m3 12.08 m3 52 kWh 20-25cc 23 - 24 PHẦN 3: MÔ HÌNH KHÔNG PHÁT THẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU CẦU TRE 4.1 Sơ đồ mô hình không. .. nước thải ra môi trường Giảm thiểu lượng CTR phát sinh Giảm tải lượng nguy cơ ô nhiễm vào môi trường Giảm nồng độ các khí thải thoát ra môi trường Giảm hiệu ứng nhà kính Đề xuất mô hình KPT với mục đích là giảm thiểu chất thải, ngăn ngừa ô nhiễm tại khu vực sản xuất của Công Ty Cầu Tre và vùng dân cư xung quanh Mang lại lợi ích kinh tế cho Công ty đồng thời cũng mang lại lợi ích không nhỏ cho môi trường... chủ yếu từ các công đoạn: bao gói, rà kim loại có khối lượng tổng là 1.53 kg bao bì Do khối lượng CTR bao bì không nhiều Mặt khác Công ty Cầu Tre đa dạng và phong phú về sản phẩm, lượng hàng sản xuất không ổn định, nguyên liệu sản xuất theo các mùa trong năm, vì thế mẫu mã bao bì cũng khác nhau Việc tái chế CTR bao bì ngay tại Công ty là không khả quan và thực tế, hiệu quả sản xuất sẽ không cao, liên... Sơ đồ mô hình không phát thải dòng năng lượng Theo số liệu sử dụng năng lượng điện tại Công ty Cầu Tre của ba phân xưởng ch ế biến bạch tuộc, nghêu, chả giò cho thấy tiêu thụ điện năng nhiều nhất phần lớn tập trung vào các công đoạn sau: cấp đông, bao gói, rà kim loại - Trong QTSX nghêu tiêu tốn thêm năng lượng điện ở công đoạn: rửa sục khí - Trong QTSX bạch tuộc tiêu tốn thêm năng lượng điện ở công. .. nước thải sản xuất tập trung về hệ thống xử lý nước thải theo hệ thống cống riêng với lưu lượng là 58.5 m3 Ngoài ra lượng nước thải có thể tận dụng quay vòng để giảm tải lượng nước thải vào hệ thống xử lý chung của Công ty Cầu tre, cụ thể như sau: - Nước thải ở công đoạn ngâm và xử lý nông sản của QTSX chả giò có lưu lượng là 12.2 m3, có thể tái sử dụng cho công đoạn rửa cát của QTSX nghêu và công. .. phát thải cho Công ty Cầu Tre về khía cạnh kinh tế và môi trường được phân tích trong bảng dưới đây Bảng 4-4: Phân tích lợi ích về kinh tế và môi trường Chất thải Nước thải Miêu tả Lợi ích Về kinh tế Tiết kiệm tài chính Giải pháp khả thi Tận dụng nước thải sau xử lý Hồi lưu nước giữa các công đoạn trong QTSX Lắp đặt các đồng hồ nước và định mức cho các phân xưởng Giảm chi phí xử lý nước thải, và chi... chuyền 4 Cho QTSX chả giò ở công đoạn: cấp đông b Về thay thế thiết bị: + Thay dần các bóng T8 hư hỏng thành bóng T5, có công suất tiêu thụ 28W + Thay ballast điện từ đang sử dụng bằng 01 loại ballast điện từ tiết kiệm điện, ballast này có công suất 6W/01 ballast Cho QTSX nghêu ở công đoạn: tách vỏ, phân cỡ Cho QTSX bạch tuộc ở công đoạn: phân cỡ Cho QTSX chả giò ở công đoạn: định hình + Lắp biến tần cho. .. không phát thải dòng vật chất * Hệ thống thoát nước So với các nguồn thải khác, nước mưa chảy tràn khá sạch Vì nước mưa chảy tràn có lẫn đất cát và các chất rắn lơ lửng, sẽ tách rác bằng song chắn rác giữ lại cặn rác có kích thước lớn và lắng sơ bộ tại các hố ga Công ty Cầu Tre đã tách riêng đường nước mưa ra khỏi nước thải và cho thải thẳng ra kênh Rạch Trâu * Nước thải Trong QTSX nghêu, nước thải. .. chất thải là bùn thải của hệ thống xử lý nước thải, được tận dụng để sản xuất điện Biogas Bảng dưới đây tổng kết toàn bộ khối lượng chất thải trong 03 QTSX nghêu, bạch tuộc, chả giò (tính cho khối lượng là 1000 kg nguyên liệu đầu vào) QTSX Bạch tuộc Nghêu Nước thải 58.5 m3 Chất thải rắn 1165.9 kg 26 Tận dụng Thu gom xử lý Phế phẩm sản xuất điện Biogas Bao bì bán cho cơ sở tái chế bao bì Vỏ nghêu bán cho . TP. HỒ CHÍ MINH VIỆN MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN TIỂU LUẬN MÔN NGĂN NGỪA Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP XÂY DỰNG MÔ HÌNH KHÔNG PHÁT THẢI CHO CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU CẦU TRE GVHD: PGS.TS cho đối tượng công nghiệp cần xem xét. 4 PHẦN 2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 2.1. Giới thiệu về công ty 2.1.1 Thông tin chung Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT. quy mô hoạt động Công ty Cổ Phần Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Cầu Tre thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 4103005762 ngày 21/12/2006 của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.HCM. Sản phẩm Công ty Cầu

Ngày đăng: 07/07/2015, 10:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w