1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Đánh giá đáp ứng miễn dịch của gà, vịt được tiêm phòng vaccine cúm gia cầm h5n1 (chủng RE 5) tại hà nội

81 820 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 2,59 MB

Nội dung

Một số đặc điểm triệu chứng của gia cầm mắc cúm A/H5N1 - Chết đột ngột - Bỏ ăn, ủ rũ, lông xơ xác - Giảm năng suất đẻ trứng - Phù thũng đầu và cổ - Mào và tích sưng to hoặc có màu tím t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

- -

NGÔ THỊ HOA TRANG

ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA GÀ, VỊT ĐƯỢC TIÊM PHÒNG VACCINE CÚM GIA CẦM H5N1 (CHỦNG RE-5) TẠI HÀ NỘI

HÀ NỘI – 2014

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng:

- Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

- Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

- Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Tác giả luận văn

Ngô Thị Hoa Trang

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt 2 năm học tập và hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân và tập thể, cho phép tôi được tỏ lòng biết ơn và cảm ơn chân thành tới:

Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Ban Đào tạo, Ban Chủ nhiệm Khoa Thú y, Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung Ương, Chi Cục Thú y Hà Nội, các thầy cô giáo khoa Thú y đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi học tập, tiếp thu kiến thức của chương trình học

Thầy hướng dẫn khoa học: PGS.TS Tô Long Thành và PGS.TS Phạm Ngọc Thạch

Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân cùng bạn bè và đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện đề tài

Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn, cảm ơn chân thành tới những tập thể,

cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập

Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Tác giả luận văn

Ngô Thị Hoa Trang

Trang 4

1.3.6 Cơ chế xâm nhiễm và gây bệnh của virus cúm A trong tế bào vật chủ 26

Trang 5

1.4 Miễn dịch chống bệnh của gia cầm 28

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG – NGUYÊN LIỆU – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40

3.3 Kết quả tiêm phòng vaccine cúm gia cầm giai đoạn 2010 – 2014 55 3.4 Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể của gia cầm sau tiêm phòng 58 3.5 Kiểm tra độ dài miễn dịch và hiệu giá kháng thể của gia cầm sau tiêm

Trang 6

3.5.1 Kết quả kiểm tra hiệu giá huyết thanh kháng virus cúm A/H5N1 trên gà 61 3.5.2 Kết quả kiểm tra hiệu giá huyết thanh kháng virus cúm A/H5N1 trên vịt 64

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

3.5 Thống kê kết quả tiêm phòng vaccine cúm gia cầm Thành phố Hà Nội

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

1.2 Biểu đồ biểu diễn dịch cúm A/H5N1 ở người tại Việt Nam theo thời gian 10 1.3 Mối quan hệ lây nhiễm và thích ứng các loài vật chủ của virus cúm A 15

1.5 Mô hình cấu trúc kháng nguyên Haemalutinin và Neurminidase 17 1.6 Cây phát sinh loài dựa trên gen HA các virus cúm A/H5N1 độc lực

1.7 Sự tiến hóa của các clade virus H5N1 theo thời gian (WHO) 22 1.8 Sự phân bố của các clades virus cúm gia cầm trên thế giới từ 2003 – 2009 23 1.9 Thời gian xuất hiện của các clade H5N1 ở Việt Nam từ 2001-2007 24 1.10 Sự phân bố các clade virus H5N1 khác nhau theo không gian 25 1.11 Mô hình cơ chế xâm nhiễm và nhân lên của virus cúm A ở tế bào chủ 27

3.6 Tỷ lệ tiêm phòng vaccine cúm gia cầm tại TP Hà Nội từ 2010 đến

Trang 10

MỞ ĐẦU

Cúm gia cầm thể độc lực cao (Highly Pathogenic Avian Influenza - HPAI)

do virus cúm A/H5N1 gây ra là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có tốc độ lây lan nhanh với tỷ lệ chết cao trong đàn gia cầm khi bị nhiễm bệnh Bệnh xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, gây thiệt hại về kinh tế và có ảnh hưởng lớn đến tình hình chính trị, xã hội

Bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao được Tổ chức Dịch tễ Thế giới (OIE) xếp vào bảng A các bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm Từ cuối năm 2003 trở lại đây, bệnh cúm gia cầm đã, đang và dự đoán trong nhiều năm nữa vẫn là mối đe dọa nguy hiểm cho sự phát triển của ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta và cho sức khoẻ cộng đồng Do đó, phòng chống dịch cúm gia cầm là một trong những chương trình phòng chống dịch bệnh cấp quốc gia Việt Nam và một số nước trên thế giới đã tiến hành đồng bộ các biện pháp như tiêu hủy đàn gia cầm, cấm lưu thông tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm, kiểm soát giết mổ và các biện pháp an toàn sinh học Mặc dù những biện pháp này đã cho những kết quả nhất định song rất tốn kém và gây thiệt hại lớn về kinh tế Vì thế, song song với việc áp dụng các biện pháp đồng

bộ khác, việc sử dụng vaccine tiêm phòng để tạo đáp ứng miễn dịch chủ động chống lại bệnh cúm là một biện pháp hỗ trợ tích cực và không thể thiếu trong việc phòng và hạn chế bệnh Chính vì vậy, trong công tác phòng và chống dịch, việc giám sát khả năng đáp ứng miễn dịch với vaccine của gia cầm là nhiệm vụ bắt buộc

Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước; nơi có dân số lớn thứ hai của Việt Nam, với số lượng người nước ngoài đến sống và làm việc cũng như du lịch ngày càng nhiều Nhu cầu sử dụng thực phẩm tươi sống ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng Cũng chính từ nhu cầu sử dụng đó mà vấn đề lưu thông, buôn bán gia cầm cũng trở nên nhộn nhịp, khó kiểm soát Dịch cúm gia cầm ngày càng lan rộng và diễn biến phức tạp trên cả nước nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng Việc sử dụng vaccine được xem như một biện pháp hỗ trợ tích cực trong việc phòng và hạn chế bệnh Nhằm đánh giá mức độ bảo hộ trước bệnh cúm gia cầm của gà và vịt sau khi tiêm phòng

Trang 11

vaccine trong điều kiện đại trà, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: ”Đánh giá

đáp ứng miễn dịch của gà, vịt được tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1 (chủng 5) tại Hà Nội”

Re-* Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá mức độ thiệt hại do bệnh cúm gia cầm gây ra tại Hà Nội

- Đánh giá được đáp ứng miễn dịch và tỷ lệ bảo hộ trên đàn gà và vịt sau khi được tiêm vaccine cúm gia cầm

- Đánh giá hiệu quả của việc tiêm phòng trong chương trình phòng chống cúm gia cầm H5N1 trên địa bàn thành phố Hà Nội

* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Các kết quả thu được là cơ sở đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vaccine trong phòng bệnh cúm gia cầm

- Định hướng và xây dựng kế hoạch cho chương trình phòng bệnh cúm trong phạm vi thành phố Hà Nội và là tư liệu tham khảo cho các tỉnh khác trong cả nước

Trang 12

CHƯƠNG I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU

1.1 Giới thiệu chung về bệnh cúm gia cầm

1.1.1 Khái niệm về bệnh cúm gia cầm

Bệnh cúm ở gia cầm (Avian Influenza) còn gọi là bệnh cúm gà hay cúm của loài chim Đây là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus cúm type A thuộc họ

Orthomyxoviridae.

Virus cúm gia cầm gây bệnh cho gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây, chim cút, đà điểu, các loài chim cảnh và chim hoang dã Nguy hiểm hơn, bệnh có thể lây sang người và một số loài thú khác

Trước đây, bệnh này còn được gọi là bệnh dịch hạch gà (fowl plague) nhưng

từ Hội nghị Quốc tế lần thứ nhất về bệnh cúm gia cầm tại Beltsville - Mỹ năm 1981, bệnh đã được thay thế với tên gọi là bệnh cúm gia cầm độc lực cao (Highly Pathogenic Avian Inluenza - HPAI) để chỉ các virus cúm type A có độc lực mạnh, gây lây lan nhanh, tỷ lệ tử vong cao

Đến năm 1901, virus bệnh nguyên được Centany và Savonuzzi xác định là một tác nhân virus qua lọc Nhưng phải đến năm 1955, người ta mới xác định được virus đó chính là virus cúm type A (H7N1 và H7N7) gây chết nhiều gà,

gà tây và các loài khác

Từ sau khi phát hiện ra virus cúm type A, các nhà khoa học đã tăng cường nghiên cứu và thấy virus cúm có ở nhiều loài chim hoang dã và gia cầm nuôi ở

Trang 13

những vùng khác nhau trên thế giới và bệnh dịch nghiêm trọng nhất xảy ra đối với gia cầm là những chủng gây bệnh độc lực cao thuộc subtype H5 và H7, như ở Scotland năm 1959 là A/H5N1 (Franklin và Wecker, 1950)

Năm 1963, virus cúm type A được phân lập từ gà tây ở Bắc Mỹ do loài thuỷ cầm di trú dẫn nhập vào đàn gà Cuối thập kỷ 60 của thế kỷ 20, subtype A/H1N1 được phát hiện ở lợn và có liên quan đến những ổ dịch ở gà tây với những biểu hiện đặc trưng là triệu chứng ở đường hô hấp và giảm đẻ Mối liên hệ giữa lợn - gà tây là những dấu hiệu đầu tiên về virus cúm ở động vật có vú có thể lây nhiễm và gây bệnh cho gia cầm Những nghiên cứu về subtype H1N1 đều cho rằng virus cúm type A đã có ở lợn và truyền lây cho gà tây Ngoài ra subtype H1N1 ở vịt còn truyền cho lợn (Trần Hữu Cổn và Bùi Quang Anh, 2004; Trương Văn Dung và Nguyễn Viết Không, 2004; Trương Văn Dung, 2008)

1.1.3 Tình hình dịch bệnh cúm A/H5N1 trên thế giới

Sự phân bố và lưu hành của virus cúm gia cầm đã xảy ra trên phạm vi toàn cầu do

sự di trú của các loài dã cầm Vì vậy, dịch bệnh đã xảy ra ở nhiều nước trên thế giới

Năm 1977 ở Minesota đã phát hiện dịch ở gà tây do chủng H7N7

Năm 1983 - 1984 ở Mỹ, dịch cúm gà xảy ra do chủng virus H5N2 ở 3 bang Pensylvania, Virginia, Newtersey làm chết và tiêu huỷ hơn 19 triệu gà (Phạm Sỹ Lăng, 2004) Cũng trong thời gian này tại Ireland người ta đã phải tiêu huỷ 270 nghìn con vịt tuy không có triệu chứng lâm sàng nhưng đã phân lập được virus cúm chủng độc lực cao (HPAI) để loại trừ bệnh một cách hiệu quả, nhanh chóng

Năm 1986 ở Australia dịch cúm gà xảy ra tại bang Victoria do chủng H5N2 gây nên

Năm 1997 ở Hồng Kông dịch cúm gà xảy ra do virus cúm type A subtype H5N1 Toàn bộ đàn gia cầm của lãnh thổ này đã bị tiêu diệt vì đã gây tử vong cho con người (Trần Hữu Cổn và Bùi Quang Anh, 2004) Như vậy đây là lần đầu tiên virus cúm gia cầm đã vượt “rào cản về loài” để lây cho người ở Hồng Kông làm cho 18 người nhiễm bệnh, trong đó có 6 người chết (Nguyễn Hoài Tao và Nguyễn Tuấn Anh, 2004)

Năm 2003 ở Hà Lan dịch cúm gia cầm đã xảy ra với quy mô lớn do chủng H7N7, 30 triệu gia cầm bị tiêu hủy, 83 người lây nhiễm và 1 người chết, gây thiệt

Trang 14

hại về kinh tế hết sức nghiêm trọng (Phạm Sỹ Lăng, 2004)

Cuối năm 2003 đầu năm 2004 đã có 11 quốc gia ở Châu Á là: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonesia, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Việt Nam và Pakistan đã thông báo bùng phát dịch cúm gia cầm thể độc lực cao ở gà

và vịt Sự lây lan nhanh chóng dịch cúm gia cầm xảy ra đồng thời ở một số nước đã trở thành mối quan tâm lớn trên toàn cầu (Tô Long Thành, 2004)

Hình 1.1 Bản đồ các quốc gia xảy ra dịch cúm A/H5N1

(WHO, tính đến 15/09/2008)

Chú thích: Phần bôi đậm là vùngdịch cúm xảy ra trên gia cầm

Phần bôi nhạt là vùng dịch cúm chỉ xảy ra trên chim hoang dã

Ngoài các ổ dịch do virus cúm H5N1 nêu trên, còn có 7 nước và vùng lãnh thổ khác có các ổ dịch cúm gia cầm do các chủng khác là Pakistan (H7N3 và H9N2), Canada (H7N3), Mỹ (H7N2), Nam Phi (H6 và H5N2), Ai Cập (H10N7) và Triều Tiên (H7) (Tô Long Thành, 2007)

Năm 2007, có 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới báo cáo xuất hiện dịch cúm gia cầm do virus H5N1, đặc biệt là tại Indonesia, dịch cúm gia cầm dây

Trang 15

dưa kéo dài, tại một số quốc gia Châu Phi - nơi được cho là virus cúm gia cầm có nguy cơ biến đổi cũng đã phát dịch Các nước khác trong khu vực như: Lào, Campuchia, Myanma, Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan cũng đã tái phát dịch Các quốc gia có ngành chăn nuôi tiên tiến như: Hàn Quốc, Nhật Bản và một số quốc gia

ở Châu Âu như: Nga, Hung-ga-ri, Ru-ma-ni, Anh, cũng ghi nhận có các ổ dịch trên gia cầm

Năm 2008: Dịch cúm gia cầm phát ra tại 28 quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm: Bangladesh, Benin, Cămpuchia, Canada, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ai Cập, Đức Đặc khu hành chính Hồng Kông, Ấn Độ, Israel, Iran, Nhật Bản, Lào, Myanma, Nigeria, Pakistan, Ba Lan, Ru-ma-ni, Nga, Ả - rập Xê-út, Thụy Sĩ, Thái Lan, Togo, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Vương quốc Anh và Việt Nam

Năm 2009: Dịch cúm gia cầm phát ra tại 17 quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm: Afghanistan, Bangladesh, Cămpuchia, Trung Quốc, Đức, Đặc khu hành chính Hồng Kông, Ấn Độ, Nhật Bản, Lào, Mông Cổ, Nepal, Nigeria, Nga, Tây Ban Nha, Thái Lan, Togo và Việt Nam Riêng tại Trung Quốc đã có 7 ca nhiễm virus cúm ở người

Năm 2010: Tám tháng đầu năm 2010 dịch cúm gia cầm phát ra tại 16 quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm: Bangladesh, Bhutan, Bun-ga-ri, Campuchia, Trung Quốc, đặc khu hành chính Hồng Kông, Ấn Độ, Israel, Lào, Mông Cổ, Myanma, Nepal, Ru-ma-ni, Nga, Tây Ban Nha và Việt Nam

Tính đến tháng 4/2012 đã có tổng số 55 nước, vùng lãnh thổ bùng phát dịch cúm làm 250 triệu gia cầm chết hoặc bị tiêu huỷ bắt buộc

Đặc biệt, đã có nhiều người nhiễm và bị tử vong do virus cúm H5N1

Theo thống kê số người bị nhiễm cúm gia cầm H5N1 của các nước báo cáo với Tổ

chức Y tế thế giới (WHO) từ tháng 12/2003 đến 01/2014, đã có tới 649 trường hợp

mắc cúm H5N1, trong số đó 385 trường hợp đã tử vong chiếm tới 59% Indonesia, Việt Nam và Ai Cập là 3 nước có số người tử vong và nhiễm cao nhất do virus cúm H5N1 trên thế giới, và đang được Tổ chức Y tế Thế giới-WHO xác định là quốc gia

“điểm nóng” có thể xảy ra dịch cúm mới ở người trong tương lai cần được quan tâm ngăn chặn, do virus cúm H5N1 có được các điều kiện thuận lợi để tiến hoá thích nghi và lây nhiễm trên người Điều này được thể hiện rõ trong Bảng 1.1

Trang 16

Bảng 1.1 Tổng số trường hợp nhiễm cúm gia cầm A/H5N1 ở người

Quốc gia 2003-2009 Mắc TV Mắc TV Mắc TV Mắc TV Mắc TV Mắc TV Mắc 2010 2011 2012 2013 2014 Cộng TV

Azerbaijan 8 5 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 8 5

Campuchia 9 7 1 1 8 8 3 3 26 14 0 0 47 33 Trung Quốc 38 25 2 1 1 1 2 1 2 2 0 0 45 30

Ai Cập 90 27 29 13 39 15 11 5 4 3 0 0 173 63 Indonesia 162 134 9 7 12 10 9 9 3 3 0 0 195 163

Việt Nam 112 57 7 2 0 0 4 2 2 1 0 0 125 62

Tổng cộng 468 282 48 24 62 34 32 20 39 25 0 0 649 385

(http://www.vncdc.gov.vn/ /TinhhinhdichcumAvacachoatdongtrongtam)

1.1.4 Tình hình dịch bệnh cúm A/H5N1 ở Việt Nam

Dịch cúm gia cầm H5N1 bùng phát tại Việt Nam vào cuối tháng 12/2003 ở các tỉnh phía Bắc, sau đó đã nhanh chóng lan tới hầu hết các tỉnh/ thành trong cả nước chỉ trong một thời gian ngắn Đây là lần đầu tiên dịch cúm gia cầm H5N1 xảy

ra tại Việt Nam, có tới hàng chục triệu gia cầm bị tiêu hủy, gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế quốc dân Tính đến nay, dịch cúm gia cầm liên tục tái bùng phát hàng năm tại nhiều địa phương trong cả nước

Để thuận lợi cho việc đánh giá về dịch tễ học có thể chia quá trình dịch từ khi xuất hiện vào cuối năm 2003 đến nay thành những đợt dịch sau:

Trang 17

nằm ở những vùng không có dịch cũng gặp phải những khó khăn trong việc duy trì đàn gia cầm dẫn đến việc phải tiêu hủy Chỉ trong vòng 2 tháng, đến ngày 27/02/2004 dịch đã xuất hiện ở 2.574 xã, phường (chiếm 24,6%) thuộc 381 huyện, quận, thị xã (chiếm 60%) của 57 tỉnh, thành phố trong cả nước Tổng số gia cầm bị mắc bệnh, chết và tiêu hủy hơn 43,9 triệu con, chiếm 16,8% tổng đàn, trong đó gà 30,4 triệu con, thủy cầm 13,5 triệu con Ngoài ra còn có 14,76 triệu con chim cút và các loại chim khác bị chết và bị tiêu huỷ Theo thống kê cho đến cuối đợt dịch, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là những khu vực có tỷ lệ số xã có gia cầm bị mắc bệnh cao nhất (Trần Hữu Cổn và Bùi Quang Anh, 2004)

* Đợt dịch thứ 2 từ tháng 4/2004 đến 11/2004: Dịch cúm gia cầm thể độc

lực cao đã tái xuất hiện vào giữa tháng 4 năm 2004 ở một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long Bệnh chủ yếu xuất hiện ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và hầu như không có trại chăn nuôi qui mô lớn nào bị nhiễm bệnh Dịch có khuynh hướng xuất hiện ở những vùng có chăn nuôi nhiều thủy cầm Dịch đã xảy ra ở 46 xã phường của 32 quận, huyện, thị xã thuộc 17 tỉnh Thời gian cao điểm nhất là tháng

7 sau đó giảm dần, đến tháng 11 năm 2004 cả nước chỉ có 1 điểm phát dịch Tổng

số gia cầm bị tiêu hủy trong thời gian này là 84.078 con, trong đó có 55.999 gà, 8.132 vịt và 19.947 chim cút (Bùi Quang Anh, 2005)

* Đợt dịch thứ 3 từ tháng 12/2004 đến 5/2005: Trong thời gian này dịch đã

xuất hiện ở 670 xã của 182 huyện thuộc 36 tỉnh, thành phố (15 tỉnh phía Bắc, 21 tỉnh phía Nam) Dịch xuất hiện nhiều nhất vào tháng 1/2005 với 143 ổ dịch xảy ra trên 31 tỉnh thành phố, số gia cầm tiêu hủy là 470.495 gà, 825.689 vịt, ngan và 551.029 chim cút Bệnh xuất hiện ở tất cả các tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long (BCĐQG, 2005a)

* Đợt dịch thứ 4 từ ngày 06/12/2006 đến 07/3/2007: Sau gần 1 năm (từ ngày

15/12/2005 đến ngày 05/12/2006) khống chế thành công dịch cúm gia cầm, ngày 06/12/2006 dịch cúm gia cầm đã tái phát tại Cà Mau, Bạc liêu, sau đó dịch xuất hiện ở

6 tỉnh khác (Hậu Giang, Cần Thơ, Trà Vinh, Vĩnh Long, Kiên Giang và Sóc Trăng) thuộc đồng bằng sông Cửu Long và 3 tỉnh (Hà Nội, Hà Tây cũ và Hải Dương) thuộc đồng bằng Sông Hồng (Ninh Văn Hiểu, 2006) Đợt này, dịch đã xảy ra ở 83 xã,

Trang 18

phường của 33 huyện, quận thuộc 11 tỉnh, thành phố Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết

và tiêu hủy là hơn 100 ngàn con

* Đợt dịch thứ 5 từ ngày 01/5/2007 đến 23/8/2007: Dịch tái phát ở Nghệ An,

sau đó dịch lây lan và được phát hiện tại 167 xã, phường của 70 huyện, quận, thuộc

23 tỉnh Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu huỷ là 294,85 ngàn con (gà chiếm 7,31% và thuỷ cầm chiếm gần 93%)

Sau hơn một tháng khống chế thành công dịch cúm gia cầm trong phạm vi cả nước, từ ngày 1/10/2007 dịch đã tái phát tại 15 xã, phường của 9 huyện, thị thuộc 6 tỉnh Tổng số gia cầm mắc bệnh chết và tiêu huỷ 7.488 con (1.024 gà, chiếm 13,71

% và 6.464 vịt chiếm 86,28%)

Từ sau đợt dịch thứ 5, ở Việt Nam trở thành dịch lưu hành, các ổ dịch nhỏ, lẻ xuất hiện rải rác quanh năm

* Năm 2008: Dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại 80 xã thuộc 54 huyện, quận, thị

xã của 27 tỉnh, thành phố Tổng số gia cầm chết và buộc phải tiêu hủy là 106.508 con (gồm 40.525 con gà, 61.027 con vịt và 4.506 con ngan) Chỉ xuất hiện các điểm dịch ở những đàn gia cầm quy mô từ 100 - 2000 con, không được tiêm phòng vaccine (44,59%), hoặc đàn thuỷ cầm mới tiêm phòng một mũi (16,21%), ổ dịch trên thủy cầm chiếm 52,70% Các ổ dịch xuất hiện thường được địa phương bao vây, xử lý ngay nên hầu như không có hiện tượng lây lan

* Năm 2009: Cả nước đã có 129 ổ dịch tại 71 xã, phường, thị trấn của 35 huyện, thị xã thuộc 17 tỉnh, thành phố phát dịch cúm gia cầm là: Bạc Liêu, Bắc Ninh, Cà Mau, Điện Biên, Đồng Tháp, Hậu Giang, Khánh Hòa, Nghệ An, Ninh Bình, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Thái Nguyên, Thanh Hóa,

TP Hà Nội, Vĩnh Long và Cao Bằng Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu huỷ

là 105.601 con, trong đó gà 23.733 con (chiếm 22,51 %), vịt 79.138 con (chiếm

74,94 %) và ngan 2.690 con (chiếm 2,55 %) (Tống Xuân Độ, 2009)

* Năm 2010: Dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 56 xã, 33 huyện, quận thuộc 20 tỉnh, thành phố là Bắc Cạn, Bắc Ninh, Bến Tre, Cà Mau, Điện Biên, Đồng Tháp, Hà Giang, Hà Tĩnh, Kon Tum, Đắc Lắc, Khánh Hòa, Lạng Sơn, Nam Định, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Sóc Trăng, Tuyên Quang và Thái Nguyên

Trang 19

Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu huỷ là 36.902 con gà (chiếm 32,97 %), 74.308 con vịt (chiếm 66,39 %) và 709 ngan con (chiếm 0,64%)

* Năm 2011: đã xuất hiện 92 ổ dịch tại 71 xã thuộc 40 huyện của 21 tỉnh làm 99.780 con gia cầm mắc bệnh (37.558 gà; 61.171 vịt và 1.051 ngan), tiêu huỷ 132.667 con gia cầm các loại

* Năm 2013, dịch cúm gia cầm H5N1 đã xảy ra tại 50 xã (giảm 83% so với năm 2012), phường của 23 huyện, quận (giảm 81% so với năm 2012) thuộc 7 tỉnh (giảm 78% so với năm 2012), làm 59.829 con gia cầm mắc bệnh; tổng số gia cầm chết và tiêu hủy là 79.522 con (giảm 88% so với năm 2012) (HNCTY, 2013)

* Năm 2014: Theo báo cáo của chi cục thú y, trong 6 tháng đầu năm 2014 dịch bệnh cả nước vẫn tiếp tục có diễn biến phức tạp: 34 Tỉnh, Thành có dịch cúm gia cầm, số gia cầm tiêu hủy là 135.742 con

Hình 1.2 Biểu đồ biểu diễn dịch cúm A/H5N1 ở người tại Việt Nam

theo thời gian

Cúm A/H5N1 độc lực cao không những gây chết cho gia cầm mà còn rất nguy hiểm đối với tính mạng con người Theo báo cáo của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm 2003 đến nay, Việt Nam ghi nhận 125 trường hợp mắc, 62 trường hợp tử vong

Số mắc rải rác qua các năm, song với số lượng thấp Năm 2014, chưa ghi nhận trường hợp mắc mới

Trang 20

1.1.5 Triệu chứng và bệnh tích của bệnh cúm gia cầm

1.1.5.1 Triệu chứng

Virus cúm gia cầm độc lực cao thường gây bệnh rất trầm trọng cho gia cầm và thông thường tỷ lệ tử vong cao đặc biệt là với gia cầm cạn Các loài thủy cẩm, dã cầm và một số loài lông vũ khác có thể có độ mẫn cảm thấp hơn, nhưng có thể trở thành động vật mang trùng (Lê Văn Năm, 2004)

Bảng 1.2 Một số đặc điểm triệu chứng của gia cầm mắc cúm A/H5N1

- Chết đột ngột

- Bỏ ăn, ủ rũ, lông xơ xác

- Giảm năng suất đẻ trứng

- Phù thũng đầu và cổ

- Mào và tích sưng to hoặc có màu tím tái

- Xuất huyết lấm chấm trên mặt các màng

tương

- Khát nước nghiêm trọng

- Tiêu chảy ra nước loãng màu xanh ban

đầu, sau đó chuyển sang trong hoặc màu

trắng

- Màng kết mạc sưng hoặc tụ máu đôi khi

có xuất huyết

- Xuất huyết da chân

- Triệu chứng hô hấp tùy thuộc và mức độ

thương tổn trong khí quản

- Ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nước miệng

- Triệu chứng thần kinh, loạng choạng

- Bỏ ăn, tiêu chảy

- Triệu chứng thần kinh, quay cuồng,

co giật

- Mắt màu khói, đục

- Năng suất trứng giảm

- Có thể chết đột ngột

- Những con khỏi bệnh yếu ớt, có thể

đẻ trứng trở lại vài tuần sau khi khỏi bệnh

- Tỷ lệ tử vong có thể tới 100%

Triệu chứng bệnh ở người: Đối với con người cúm gia cầm gây ra các triệu chứng tương tự như của các loại cúm khác, đó là: sốt, ho, đau họng, đau nhức cơ bắp, viêm kết mạc Ở những trường hợp nghiêm trọng có thể gây suy giảm hô hấp

và viêm phổi, có thể dẫn đến tử vong Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc

Trang 21

phần lớn vào thể trạng sức khỏe, khả năng miễn dịch, tiền sử tiếp xúc virus của người bị nhiễm

1.1.5.2.Bệnh tích của gia cầm mắc cúm gia cầm

* Bệnh tích đại thể

Bệnh tích đại thể ở các loài khác nhau có biểu hiện khác nhau Đối với gà, bệnh tích thường gặp là mào, tích sưng to, tím tái phù quanh mí mắt Thể nhẹ, bệnh tích ở các xoang trong cơ thể đặc trưng bởi viêm ca ta, lắng đọng fibrin Xuất huyết dưới da ống chân hoặc kẽ ngón chân thành vệt đỏ rất rõ Xuất huyết điểm trên bề mặt niêm mạc và tương mạc nội tạng Xuất huyết hầu hết toàn bộ đường tiêu hóa, đặc biệt thấy rõ ở manh tràng và dạ dày tuyến Túi fabricius xung huyết và xuất huyết Nói chung, các bệnh tích rất giống với bệnh tích của bệnh Newcastle Các biến đổi bệnh lý đại thể của bệnh cúm gia cầm trên ngan và và vịt cơ bản cũng giống trên gà Tuy nhiên tần suất biến đổi tập trung chủ yếu ở phổi, túi khí, tim, buồng trứng, xương lồng ngực và đường ruột (Lê Văn Năm, 2004 b)

* Bệnh tích vi thể

Bệnh tích vi thể chủ yếu là xung huyết, xuất huyết, thâm nhiễm bạch cầu đơn nhân ở não và một số cơ quan khác Mạch quản của các cơ quan như mào, tích, gan, lách, phổi, thận, cơ tim, cơ vân, não và một số cơ quan khác bị giãn rộng và thâm nhiễm tế bào xung quanh mạch quản (Lê Văn Năm, 2004 b)

1.2 Dịch tễ học bệnh cúm gia cầm

1.2.1 Phân bố dịch bệnh

Virus cúm gia cầm phân bố khắp thế giới trong các loài gia cầm, dã cầm và động vật có vú

Sự phân bố và lưu hành của virus cúm gia cầm rất khó xác định chính xác

Sự phân bố bị ảnh hưởng của cả loài vật nuôi và hoang dã, tập quán chăn nuôi gia cầm, đường di trú của dã cầm, mùa vụ và hệ thống báo cáo dịch bệnh Sự lưu hành cũng bị ảnh hưởng của những nguyên nhân tương tự và sự khác nhau của các quốc gia về hệ thống, phương pháp nghiên cứu (Bùi Quang Anh và Văn Đăng Kỳ, 2004)

Trang 22

Sự phân bố và lưu hành virus cúm gia cầm đã xảy ra trong phạm vi toàn cầu do sự

di trú của các dã cầm, do đó rất khó dự đoán khi nào virus xuất hiện, gây thành dịch cho đàn gia cầm nuôi Việc ngăn chặn sự tiếp xúc giữa các loài dã cầm với loài gia cầm nuôi

có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển chăn nuôi gia cầm (Bùi Quang Anh và Văn Đăng Kỳ, 2004)

do phân type H1N1 và H3N3 Loài chồn cảm nhiễm cao với virus cúm Trong một

ổ dịch tại một trại nuôi chồn ở Thụy Điển đã phân lập virus cúm type A H4N1, chồn mắc bệnh 100% nhưng chỉ chết 3% Phân type này đang lưu hành trong các loài gia cầm (Bùi Quang Anh và Văn Đăng Kỳ, 2004)

Vịt nuôi cũng bị nhiễm virus cúm nhưng ít phát bệnh do vịt có sức đề kháng với virus bệnh, kể cả những chủng có độc lực cao gây bệnh nặng cho gà tây Tuy nhiên năm 1961 ở Nam Phi đã phân lập được virus cúm type A H5N1 gây bệnh cho

cả gà và vịt (Bùi Quang Anh và Văn Đăng Kỳ, 2004)

Hiện nay đã phân lập được virus cúm từ vịt bầu, ngỗng, chim cút, gà nhật, gà lôi, gà gô,

Mới đây các nhà khoa học đã phát hiện virus cúm gia cầm có trong máu muỗi

ở Thái Lan và hiện nay có thêm một loài động vật có vú nữa là chó bị nhiễm Trước

đó các nhà khoa học đã phát hiện được virus cúm gia cầm trên hổ (Thái Lan), mèo (Hà Lan), cầy vằn (Việt Nam), lợn, tôm sú (Anh)

Trang 23

lâm sàng do khả năng đề kháng tự nhiên Các nhà khoa học cũng đã phân lập virus cúm type A trên sáo đã tiếp xúc với gia cầm nuôi mắc bệnh, đây là bằng chứng xác thực để các nhà khoa học kết luận cúm gia cầm gây bệnh cao được lây truyền giữa các loài gia cầm nuôi và chim sẻ (Bùi Quang Anh và Văn Đăng Kỳ, 2004)

Tần suất và số lượng virus phân lập được ở loài thủy cầm cao hơn các loài khác Trong các loài thuỷ cầm di trú thì vịt trời có tỷ lệ nhiễm cao hơn các nhóm khác, đã có những nghiên cứu phát hiện nhiều virus cúm từ những loài vịt đi đầu trong mùa di trú để tránh mưa mà sau khi xuất hiện đã phát dịch ở gà tây

Vịt từ khi bị nhiễm đến khi bắt đầu thải virus trong vòng 30 ngày Dường như virus được duy trì trong số đông vịt trời cho tới mùa sinh sản tiếp theo lại truyền cho các con non theo đường tiêu hóa, do virus bài thải theo phân gây nhiễm bẩn nặng ao hồ (Bùi Quang Anh và Văn Đăng Kỳ, 2004)

1.2.4 Mùa vụ mắc bệnh

Ở Châu Á, các ổ dịch cúm gà xảy ra khi thời tiết chuyển từ ấm áp sang lạnh

ẩm Theo một số nhà khoa học, các loài chim di cư (vịt trời, ngỗng trời, quạ) mang mầm bệnh từ phương Bắc trong mùa đông giá lạnh truyền cho các loài gia cầm ở các nước Đông và Nam Á khi chúng đến trú đông

Tại Việt Nam, bệnh cúm gia cầm xảy ra quanh năm nhưng thường tập trung vào vụ đông xuân từ tháng 10 năm trước đến tháng 02 năm sau, khi có những biến đổi bất lợi về điều kiện thời tiết như nhiệt độ lạnh, độ ẩm cao, thời tiết biến đổi đột ngột, làm giảm sức đề kháng tự nhiên của con vật Mặt khác thời điểm này có mật

độ chăn nuôi cao nhất trong năm, các hoạt động buôn bán vận chuyển, giết mổ gia cầm diễn ra cao nhất trong năm cũng là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh phát sinh

và lây lan (Bộ NN và PTNT, 2005)

1.2.5 Sự truyền lây

Virus được bài thải ra môi trường từ mũi, miệng, kết mạc mắt, lỗ huyệt Trong cơ thể gia cầm bị bệnh virus nhân lên trong cơ quan hô hấp, ruột, thận, đường sinh dục Virus lây lan do tiếp xúc trực tiếp giữa gia cầm mẫn cảm với gia cầm bị bệnh hay tiếp xúc gián tiếp thông qua các hạt khí dung được bài xuất từ đường hô hấp hoặc qua phân, thức ăn và nước uống bị nhiễm hay do con người (quần áo, giầy dép,…),

Trang 24

trang thiết bị (dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển,…) nhiễm virus (Trần Hữu Cổn và Bùi Quang Anh, 2004)

Hình 1.3 Mối quan hệ lây nhiễm và thích ứng các loài vật chủ của virus cúm A (http://www.impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1101&ID=3194)

Virus có ở khắp nơi trên cơ thể gia cầm: Khí dung đường mũi, khí quản, miệng, kết mạc mắt, xoang bụng, túi khí, mạch máu và lỗ huyệt Theo các tổ chức WHO và FAO thì con người có nguy cơ lây nhiễm virus cúm gia cầm cao nhất là do tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bị bệnh trong quá trình bắt và giết mổ

1.3 Virus học mầm bệnh cúm gia cầm

1.3.1 Đặc điểm hình thái, cấu trúc của virus cúm type A

Virus cúm type A (influenza A virus) thuộc họ Orthomyxoviridae, là họ virus

đa hình thái, có vỏ ngoài, genome là ARN đơn âm, phân đoạn

Virus cúm type A có kích thước trung bình, đường kính 80 - 120 nm, trọng lượng phân tử khoảng 250 triệu Dalton, trên kính hiển vi điện tử tương phản âm có dạng gần như hình cầu hoặc các hạt mỏng, một số ít virus có dạng hình sợi có thể dài một vài nm, có vỏ bọc là lớp lipid có gắn các glycoprotein gây ngưng kết hồng cầu (kháng nguyên bề mặt) - Haemagglutinin (viết tắt là H) và protein enzym có thụ

Trang 25

thể - Neuraminidae (viết tắt N) đây là những kháng nguyên có vai trò quan trọng trong miễn dịch bảo hộ và có tính đa dạng cao (Alexander, 1996; Capua & Marrangon, 2000)

Hình 1.4 Hình thái và cấu trúc virus cúm gia cầm

Chú thích: A: Mô hình cấu tạo virus cúm A Hemagglutinin: phân tử kháng nguyên HA, Neuraminidase: phân tử kháng nguyên NA, Capsid: vỏ virus, Lipid envelope: lớp màng bao lipid, RNA: Hệ gene virus

B: Ảnh chụp các tiểu phần virus cúm A dưới kính hiển vi điện tử huỳnh quang

Hình thái vi cấu trúc của căn nguyên bệnh được mô tả chi tiết rằng ARN của virus là một sợi đơn, âm chia 8 đoạn kế tiếp nhau mang 10 ORF (open reading frames) cho 10 loại virion protein khác nhau: HA, NA, NP, M1, M2, PB1, PB2, PA, NS1 và NS2 Tất cả 8 đoạn của sợi ARN có thể tách và phân biệt rõ ràng thông qua phương pháp điện di, các protein có vỏ bọc nhân nối 8 đoạn này với nhau, được bọc bên ngoài bằng các protein và có màng lipid ở ngoài cùng (Alexander, 1993)

Protein hemagglutinin hay HA là một glycoprotein dưới dạng trimer Mỗi monomer gồm có 2 phần HA1 và HA2 Hai phần của protein này được nối với nhau bằng một chuỗi các acid amin trong đó có arginin Tại vị trí này các enzym cắt protein có sẵn trong cơ thể (trên các màng niêm mạc) của ký chủ sẽ cắt HA ra làm đôi, tạo điều kiện cho virus bám vào thụ thể của tế bào ký chủ

Protein NA chính là một loại enzym có tên là neuraminidase Khi virus xâm nhập vào cơ thể, các mạch đường của protein HA và thụ thể của tế bào sẽ liên kết với nhau, gắn virus vào bề mặt tế bào Sau đó nhờ neuraminidase cắt mối liên kết

(A) (B)

Trang 26

này đi làm cho virus có thể vào bên trong, sau khi HA được cắt đôi, hoặc nếu không như vậy, virus sẽ bị rời ra khỏi tế bào

1.3.2 Đặc tính kháng nguyên của virus cúm type A

Các loại kháng nguyên được nghiên cứu nhiều nhất là protein nhân (Nucleoprotein, NP), protein đệm (matrix protein, M1), protein gây ngưng kết hồng cầu (Hemagglutinin, HA) và protein enzym cắt thụ thể (Neuraminidase, NA) NP và M1 là protein thuộc loại hình kháng nguyên đặc hiệu nhóm (genus - specific antigen), ký hiệu là kháng nguyên GS; HA và NA là protein thuộc loại hình kháng nguyên đặc hiệu type và dưới type (type - specific antigen), ký hiệu là kháng nguyên TS

(A) (B)

HA1

HA2

Hình 1.5 Mô hình cấu trúc kháng nguyên Haemalutinin và Neurminidase

(A: C ấu trúc không gian một đơn phân của phân tử HA, hai dưới đơn vị HA1 và HA2 B: Cấu trúc phân tử kháng nguyên HA gắn trên bề mặt vỏ virus Lipid bilayer of envelope: lớp lipid kép của vỏ virus, Receptor site: Vị trí gắn kháng nguyên HA với thụ thể bề mặt tế bào nhiễm, 4 major antigenic variable regions: 4 vùng biến đổi kháng nguyên chính của một đơn phân HA)

Khi phân tích 156 chủng virus cúm A lưu hành trong thời kỳ 1999 - 2004 tại New York, các nhà khoa học đã phát hiện một số chủng thay đổi ít nhất 4 lần trong một thời gian ngắn Điều đó cho thấy các chủng virus cúm có thể biến đổi lớn trong mỗi mùa, gây khó khăn lớn cho công tác phòng chống Khi nghiên cứu di truyền học của virus H5N1 các nhà khoa học của Việt Nam cũng nhận thấy chúng có nhiều thay đổi Trong các đàn vịt nuôi của Việt Nam không chỉ có H5N1 mà còn có nhiều

Trang 27

loại virus cúm gia cầm khác như H3, H4, H7, H8, H9 và H11 (Nguyễn Tiến Dũng

và cs, 2004), (Nguyễn Tiến Dũng và cs, 2005)

Khi xâm nhiễm vào cơ thể động vật, virus cúm A kích thích cơ thể sản sinh

ra kháng thể đặc hiệu, trong đó quan trọng hơn cả là kháng thể kháng HA, chỉ có kháng thể này mới có vai trò trung hòa virus cho bảo hộ miễn dịch Một số kháng thể khác có tác dụng kìm hãm sự nhân lên của virus, kháng thể kháng M2 ngăn cản

chức năng M2 không cho quá trình bao gói virus xảy ra (Klenk và cs, 1983)

Kháng thể đặc hiệu của kháng nguyên HA có khả năng trung hòa các loại virus tương ứng, chúng là kháng thể trung hòa có khả năng triệt tiêu virus gây bệnh

Nó có thể phong tỏa sự ngưng kết bằng cách kết hợp với kháng nguyên HA Do vậy thụ thể của hồng cầu không bám vào được để liên kết tạo thành mạng ngưng kết Người ta gọi phản ứng đặc hiệu KN - KT có hồng cầu tham gia là phản ứng ngăn cản ngưng kết hồng cầu HI (Hemagglutination inhibition test)

Phản ứng ngưng kết hồng cầu (HA) và phản ứng huyết thanh ngăn cản ngưng kết hồng cầu (HI) được sử dụng trong chẩn đoán cúm gia cầm

1.3.3 Độc lực của virus

Độc lực của các chủng virus cúm gia cầm có sự dao động lớn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết là protein HA Các nghiên cứu ở mức độ phân tử cho thấy khả năng lây nhiễm của virus phụ thuộc vào tác động của enzym protease vật chủ đến sự phá vỡ của liên kết hóa học sau khi dịch mã của phân tử ngưng kết, thực chất

là sự cắt rời protein HA thành 2 tiểu phần HA1 và HA2 Tính thụ cảm của ngưng kết tố và sự phá vỡ liên kết của enzym protease lại phụ thuộc vào số lượng các acid amin kiềm tại điểm bắt đầu phá vỡ các liên kết Các enzym giống trypsin có khả năng phá vỡ liên kết khi chỉ có một phân tử arginin, trong khi đó các enzym protease khác lại cần nhiều acid amin kiềm, vì thế đánh giá độc lực của virus trên cơ

sở gây nhiễm cho gia cầm và sau đó phân tích sự sắp xếp các acid amin của các virus (Trần Hữu Cổn và Bùi Quang Anh, 2004)

Để đánh giá độc lực của virus cúm một cách khoa học, các nhà nghiên cứu

sử dụng phương pháp gây bệnh cho gà 3 - 6 tuần tuổi bằng cách tiêm tĩnh mạch 0,2

ml nước trứng đã được gây nhiễm virus với tỷ lệ pha loãng 1/10, sau đó đánh giá mức độ nhiễm bệnh của gà để cho điểm (chỉ số IVPI) Điểm tối đa là 3 điểm và đó

Trang 28

là virus có độc lực cao nhất Theo quy định của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), virus nào có chỉ số IVPI từ 1,2 trở lên thuộc loại có độc lực cao

- Virus có độc lực cao: Sau khi tiêm tĩnh mạch 10 ngày phải làm chết 75 - 100% số gà thực nghiệm Virus gây bệnh cúm gia cầm phải làm chết 20% số gà mẫn cảm thực nghiệm và phát triển tốt trên tế bào xơ phôi gà trong môi trường nuôi cấy không có trypsin

- Virus có độc lực trung bình: Là những chủng virus gây dịch cúm gia cầm với triệu chứng lâm sàng rõ rệt nhưng gây chết không quá 15% số gà bị nhiễm bệnh

tự nhiên hoặc không gây quá 20% số gà mẫn cảm thực nghiệm

- Virus có độc lực thấp (nhược độc): Là những virus phát triển tốt trong cơ thể gà, có thể gây ra dịch nhưng không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt, không tạo ra bệnh tích đại thể và không làm chết gà

Trong thực tế người ta chia virus cúm gia cầm ra làm 2 loại: Loại virus có độc lực thấp - LPAI (Low Pathogenic Avian Influenza) Loại virus có độc lực cao- HPAI (Highly Pathgenic Avian Influenza) Các vụ dịch lớn đều do virus HPAI gây

ra thường là virus có kháng nguyên H5, H7 và H9 Riêng H5 và H7 thông thường bắt nguồn từ virus độc lực thấp, sau quá trình lây truyền trên gà và chim cút độc lực tăng lên rất nhanh và gây ra các vụ dịch lớn

1.3.4 Sức đề kháng của virus cúm

Virus không bền vững với nhiệt độ, ở 56 - 600C chỉ vài phút virus mất độc lực Tuy nhiên virus tồn tại khá lâu trong các vật chất hữu cơ như trong phân gia cầm ít nhất 3 tháng, 30 - 35 ngày ở nhiệt độ 40C, 7 ngày ở nhiệt độ 200C Trong thức ăn, nước uống bị ô nhiễm virus có khả năng tồn tại hàng tuần Đây chính là nguồn mang mầm bệnh nguy hiểm và tiềm tàng để làm lây lan dịch bệnh (Lê Văn Năm, 2004)

Do cấu trúc vỏ ngoài của virus là lipid nên chúng mẫn cảm với các chất dung môi và chất tẩy rửa như formalin, axit, ete, β – propiolacton Sau khi tẩy vỏ, các hóa chất như phenolic, NH4+, axit loãng, natrihypochlorit và hydroxylanine có thể phá hủy virus cúm gia cầm Người ta thường dùng các hóa chất này như các chất sát trùng hữu

hiệu để tẩy uế chuồng trại, dụng cụ và các thiết bị chăn nuôi (Capua và cs, 2000)

Trang 29

1.3.5 Sự tiến hóa của virus cúm A/H5N1

Năm 1996, H5N1 được phân lập từ ngỗng tại một ổ dịch ở Quảng Đông (Trung Quốc) và chủng này được coi là chủng nguyên thủy tạo nên các dòng virus gây bệnh cúm gia cầm trong những năm qua Chủng virus nguyên thủy này, lúc đó cung cấp nguồn gen HA(H5) cho tiến trình tái tổ hợp tạo nên các biến chủng gây dịch bệnh trên gia cầm và người ở Hong Kong năm 1997, và nguồn gen khung khác của virus cúm A/H5N1 Hong Kong được kiến tạo từ virus cúm A có ở chim cút (Guan và cs, 2002) Riêng nguồn gen NA(N1) còn chưa biết được lấy từ đâu, nhưng cấu trúc của gen có hiện tượng xóa đi 57 nucleotide mã hóa cho 19 amino acid, tại vùng đầu N của protein

neuraminidase, và đột biến “xóa gen” này của N1 có liên quan đến tính thích ứng của

virus cúm từ thuỷ cầm lên gia cầm trên cạn và người Đối với gen HA(H5) đột biến giãn nở chuỗi nối giữa HA1 và HA2 mã hóa cho các amino acid kiềm (Arginine và Lysine) có liên quan đến tiến trình tăng cường độc lực, và ở các chủng thuộc dòng Quảng Đông (Guangdong-like sublineage), các amino acid thông thường là -RRRKK- (Matrosovich và cs, 1999)

Sau một năm gây bệnh tại Hong Kong, do toàn bộ đàn gia cầm bị tiêu diệt, virus cúm A/H5N1 nguyên thủy gốc Quảng Đông không còn gia cầm cạn để gây bệnh, người ta tưởng chúng đã biến mất, nhưng thực tế chủng nguyên thủy này vẫn tiếp tục tồn tại trong ngỗng ở vùng Nam Trung Quốc, trở thành nguồn gen tái tổ hợp hình thành biến chủng mới (Cauthen và cs, 2000)

Trong các năm 1997 - 2002, một số biến chủng virus cúm A/H5N1 mang nhiều đặc tính kháng nguyên khác nhau của subtype H5 được hình thành tạo nên nhóm kháng nguyên (clade) 1 có độc lực cao với gà nhưng thấp đối với vịt Tiếp tục, trong năm 2002 - 2003, gen HA(H5) có những đột biến mới do hậu quả của hiện tượng lệch kháng nguyên (antigenic drift), để rồi tạo nên biến chủng có tính gây bệnh cực kỳ cao, đặc biệt đối với vịt, và lây sang người Đặc tính thích ứng gây bệnh trên người càng ngày càng cao dần, cùng với độc lực tăng cường đối với đa vật chủ bao gồm vịt, gà, ngan, ngỗng, chim cút, chim hoang dã và người, để rồi hình thành nhiều biến chủng xâm nhập các nước phía Nam châu Á trong đó có Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Lào, Campuchia…(Guan và cs, 2002)

Trang 30

Hình 1.6 Cây phát sinh loài dựa trên gen HA các virus cúm A/H5N1

độc lực cao (WHO)

Trang 31

Có thể nói, sau giai đoạn 1997 - 2003, virus cúm A/H5N1 đã đạt đến mức độ hoàn thiện về đặc tính gây bệnh và thích ứng đa vật chủ, trở nên mối nguy cơ gây bệnh rất cao đối với gia cầm và người trong các năm 2004 – 2005 Tuy nhiên, xét về di truyền học và tính kháng nguyên, các chủng H5N1 giai đoạn 1997 - 2002 vẫn mang tính đồng nhất kháng nguyên cùng với chủng nguyên thuỷ A/Gs/Gd/1/96 của Quảng Đông, và bắt đầu phân hóa ở giai đoạn dịch cúm ác liệt xảy ra năm 2003 - 2005 Sự xuất hiện của genotype Z với tính gây bệnh ác liệt trong những năm này ở các nước Đông Nam Á là bằng chứng của sự đột biến “lệch kháng nguyên” của cúm A/H5N1 (Lee và cs, 2007)

Hình 1.7 Sự tiến hóa của các clade virus H5N1 theo thời gian (WHO)

Cuối năm 2005, có nhiều dưới dòng của virus cúm A/H5N1 cùng lúc được hình thành, đó là sự xuất hiện phân dòng Thanh Hải (Qinghai and Qinghai-like sublineage)

và phân dòng Phúc Kiến (Fujian and Fujian-like sublineage), tràn ngập châu Á bao gồm Trung Quốc, Hong Kong, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, tràn sang Trung Á, châu Âu và châu Phi có tính gây bệnh cao đối với người Các chủng thuộc dưới dòng

Trang 32

Phúc Kiến có cấu trúc gen NA(N1) không thay đổi nhiều, nhưng gen HA(H5) có motif amino acid ở vùng nối của điểm cắt protease là -RRRK-, giảm mất một Lysine (K) so với các chủng dưới dòng Quảng Đông Do vậy kể từ 2006 đến nay, nhiều chủng/dòng virus cúm A/H5N1 cùng tồn tại gây bệnh, trong đó có nước ta Trong các năm 2006 -

2008, tuy bình diện dịch cúm gia cầm không ác liệt như những năm 2003-2005, nhưng

do xuất hiện nhiều chủng A/H5N1 có biến động kháng nguyên và độc lực, vấn đề dịch

tễ học cúm A/H5N1 có thể đã trở nên phức tạp hơn (Zhao và cs, 2008)

Hình 1.8 Sự phân bố của các clades virus cúm gia cầm trên thế giới

từ 2003 - 2009 (Pfeiffer, 2011)

Trong giai đoạn 1996-2001, virus cúm gia cầm độc lực cao H5N1 chủ yếu chỉ lưu hành ở phía Nam Trung Quốc Giai đoạn này ghi nhận có 4 clade virus A/H5N1 khác nhau là clade 0, clade 3, clade 5 và clade 9, trong đó clade 0 là virus thuỷ tổ A/Goose/Guangdong/96 và những virus khác cùng loại Qua sơ đồ tiến hoá của virus cúm gia cầm H5N1 độc lực cao (hình 1.7) qua các giai đoạn khác nhau, có thể nhận thấy sự biến đổi liên tục của virus cúm và đặc biệt là có những clade virus tiếp tục tiến hoá và phân loại thành các nhánh phụ như clade 2: Năm 2004 chỉ có 1 lớp clade 2; Đến năm 2005 clade 2 đã tiến hoá thành 5 nhánh phụ thuộc lớp thứ 2 từ clade 2.1 – 2.5, rồi đến năm 2008 chúng lại tiến hoá thành lớp thứ 3 Hiện nay các

Trang 33

chuyên gia quốc tế đang tiếp tục tổng hợp và phân tích sự phát sinh loài của virus cúm và có thể sự phát sinh loài còn đa dạng hơn nữa

Cho đến nay tất cả 10 clade của virus cúm gia cầm độc lực cao H5N1 đã được phát hiện và phân lập ở khu vực Đông Á có thể cùng hoặc ở các thời điểm khác nhau Về trình tự gen, hầu hết các virus cúm H5N1 của khu vực Đông Á đều bắt nguồn từ Trung Quốc và Hong Kong và cũng được tìm thấy tại Nhật Bản và Hàn Quốc Một số clade không phát hiện thấy ở Đông Á là clade 2.1.2 và 2.1.3 Dường như chúng đã tiến hóa ở Indonesia sau khi tổ tiên của chúng xâm nhập từ tỉnh Hồ Nam của Trung Quốc năm 2002-2003 Một số clade cho đến nay chỉ mới phát hiện thấy ở Trung Quốc (ví dụ các clade 4, 6 và 9) trong khi các clade khác có liên quan đến các vụ dịch chính (clade 1 ở khu vực sông Mê Kông từ năm 2004-2005, clade 2.1 ở Indonesia năm 2004, clade 2.2 lan rộng từ châu Á sang châu Âu và châu Phi

từ năm 2005, và clade 2.3.4 đã tấn công các nước Việt Nam, Lào và Thái Lan từ năm 2005) đều đã được phân lập ở Trung Quốc trước khi được phát hiện thấy ở những nơi khác (Wang và cs, 2008)

Hình 1.9 Thời gian xuất hiện của các clade H5N1 ở Việt Nam từ 2001-2007

(Wallace và cs, 2007)

Virus A/H5N1 gây nên dịch cúm gia cầm ở Việt Nam từ cuối năm 2003 Tuy nhiên, qua điều tra, người ta đã từng phát hiện thấy virus A/H5N1 có mặt ở chợ gia

Trang 34

cầm sống Việt Nam từ năm 2001 (Nguyen và cs, 2005) Qua nghiên cứu bằng phân tích phát sinh loài các virus cúm đã từng phát hiện ở Việt Nam từ năm 2001-2007,

đã phát hiện thấy ít nhất có sáu clade (nhánh) HA khác nhau của virus cúm H5N1 độc lực cao từng xuất hiện và lưu hành ở Việt Nam Sáu clade HA khác nhau này khi phân tích theo hệ thống danh pháp quốc tế rất tương đồng với các virus A/H5N1 tiền thân đã được xác định trước đó: clade 0 - giống virus HK97(A/HK/483/97); clade 1 - giống virus HK821(A/Dk /HK/821/02); clade 2.3.2 - giống virus E319 (A/Dk/China/E319-2/03); clade 2.3.4 - giống virus FJ584 (A/Ck/Fujian/584/05); clade 3 - giống virus GX22 (A/Dk/GX/22/01); clade 5 - giống virus F1(A/swine/Fujian/F1/01) Sáu clade virus này nằm cùng nhóm với các virus tiền thân được phân lập trước đây tại Trung Quốc và Hồng Công và các virus tiền thân này có thể được coi là tổ tiên của các dòng virus cúm gia cầm độc lực cao xâm nhập vào Việt Nam (Wallace và cs, 2007)

Hình 1.10 Sự phân bố các clade virus H5N1 khác nhau theo không gian

(Màu đỏ: clade 2.3.4; màu xanh lá cây: clade 1;màu xanh dương: clade 7 và màu vàng: clade 2.3.2)

Cho đến năm 2007, có 2 clade virus A/H5N1 chủ yếu lưu hành ở Việt Nam

là clade 1 và clade 2.3.4 Trong đó clade 1 đã xuất hiện từ năm 2003/2004 phân bố

Trang 35

trong cả nước, nhưng chủ yếu chỉ còn lưu hành ở phía miền Nam từ năm 2007 cho đến nay; còn clade 2.3.4 xuất hiện từ năm 2007, trước đó đã lưu hành rộng rãi ở phía Nam Trung Quốc và xuất hiện phân bố và lưu hành chủ yếu ở miền Bắc Việt Nam, và đã thay thế cho clade 1 kể từ năm 2007 (Wallace và cs, 2007)

Từ năm 2008-2010, dịch cúm gia cầm H5N1 độc lực cao vẫn tiếp tục xảy ra

và hầu hết các mẫu virus A/H5N1 thu thập được trong các chương trình giám sát và các ổ dịch đều được thu thập để phân tích và giám sát sự biến đổi của chúng Kết quả phân tích gen HA/H5 của virus được sử dụng để xây dựng cây phát sinh loài Kết quả cho thấy trong giai đoạn 2008-2010, các virus A/H5N1 ở Việt Nam, đặc biệt là ở phía Bắc chủ yếu thuộc về clade 2.3.4, đồng thời các virus trong clade này cũng xuất hiện thành 1 lớp thứ tư thành 4 nhóm (2.3.4.1-2.3.4.4) (Nguyen, 2010)

Từ năm 2009-2010, virus A/H5N1 thuộc clade 2.3.2 cũng đã xuất hiện ở Việt Nam và về mặt di truyền những virus này tương tự các virus A/H5N1 ở chim hoang và gia cầm của nhiều nước ở Đông Âu, Hồng Công, Trung Quốc, Hàn Quốc

Một số virus H5N1 thuộc clade 7 được phân lập ở biên giới phía Bắc và một

số chợ gia cầm sống ở phía Bắc Việt Nam

1.3.6 Cơ chế xâm nhiễm và gây bệnh của virus cúm A trong tế bào vật chủ

Virus cúm A/H5N1 ký sinh nội bào bắt buộc, quá trình xâm nhiễm và nhân lên của virus xảy ra chủ yếu ở các tế bào biểu mô đường hô hấp, đường tiêu hóa của cơ thể nhiễm (Murphy và Webster, 1996), có những nét đặc trưng như sau:

- Quá trình xâm nhiễm của virus cúm A được mở đầu bằng sự kết hợp của HA

và thụ thể thích ứng của nó trên bề mặt các tế bào này, và cuối cùng là giải phóng

hệ gen của virus vào trong bào tương của tế bào nhiễm

- Quá trình nhân lên của RNA virus cúm A chỉ xảy ra trong nhân của tế bào, đây là đặc điểm khác biệt so với các virus khác (quá trình này xảy ra trong nguyên sinh chất), và cuối cùng là giải phóng các hạt virus ra khỏi tế bào nhiễm nhờ vai trò của enzyme neuraminidase Thời gian một chu trình xâm nhiễm và giải phóng các hạt virus mới của virus cúm chỉ khoảng vài giờ (trung bình 6 h) Sự tạo thành các hạt virus mới không phá tan tế bào nhiễm, nhưng các tế bào này bị rối loạn hệ thống tổng hợp các đại phân tử, và rơi vào quá trình chết theo chương trình (apoptosis)

Trang 36

làm tổn thương mô của cơ thể vật chủ (Wanasawaeng và cs, 2009)

- Sau khi được giải phóng vào trong bào tương tế bào nhiễm, hệ gen của virus

sử dụng bộ máy sinh học của tế bào tổng hợp các protein của virus và các RNA vận chuyển phụ thuộc RNA (RNA-dependent RNA transcription) Phức hợp protein – RNA của virus được vận chuyển vào trong nhân tế bào

- Trong nhân tế bào các RNA hệ gen của virus tổng hợp nên các sợi dương từ khuôn là sợi âm của hệ gen virus, từ các sợi dương này chúng tổng hợp nên RNA hệ gen của virus mới nhờ RNA-polymerase Các sợi này không được Adenine hóa

(gắn thêm các Adenine - gắn mũ) ở đầu 5’- và 3’-, chúng kết hợp với nucleoprotein

(NP) tạo thành phức hợp ribonucleoprotein (RNP) hoàn chỉnh và được vận chuyển

ra bào tương tế bào Đồng thời, các RNA thông tin của virus cũng sao chép nhờ hệ thống enzyme ở từng phân đoạn gen của virus, và được enzyme PB2 gắn thêm 10 -

12 nucleotide Adenin ở đầu 5’-, sau đó được vận chuyển ra bào tương và dịch mã tại lưới nội bào có hạt để tổng hợp nên các protein của virus (Hình 1.11)

Hình 1.11 Mô hình cơ chế xâm nhiễm và nhân lên của virus cúm A ở tế bào chủ

(http://en.wikipedia.org/wiki/File:Virus_Replication.svg#filehistory,2007)

Trang 37

- Các phân tử NA và HA của virus sau khi tổng hợp được vận chuyển gắn lên

mặt ngoài của màng tế bào nhiễm nhờ bộ máy Golgi, gọi là hiện tượng “nảy chồi”

của virus NP sau khi tổng hợp được vận chuyển trở lại nhân tế bào để kết hợp với RNA thành RNP của virus Sau cùng các RNP của virus được hợp nhất với vùng

“nảy chồi”, tạo thành các “chồi” virus gắn chặt vào màng tế bào chủ bởi liên kết

giữa HA với thụ thể chứa sialic acid Các NA phân cắt các liên kết này và giải phóng các hạt virus trưởng thành tiếp tục xâm nhiễm các tế bào khác (Murphy và Webster, 1996)

1.4 Miễn dịch chống bệnh của gia cầm

Miễn dịch là trạng thái đặc biệt của cơ thể không mắc phải tác động có hại của yếu tố gây bệnh, trong khi đó các cơ thể khác cùng loài hoặc khác loài lại bị tác động trong điều kiện sống như nhau (Vũ Triệu An, 2008)

Những tế bào miễn dịch hiện diện ở các cơ quan lympho sơ cấp hoặc các cơ quan lympho thứ cấp Tuyến ức và túi Fabricius là cơ quan sơ cấp, tại đó tiền tế bào

T và tiền tế bào B biệt hóa và trải qua quá trình chín Giống như trong tuyến ức, các lympho bào được tập trung ở vùng vỏ ngoại vi và ở phần tủy trung tâm

Những tế bào lympho chức năng rời cơ quan lympho sơ cấp và cư trú ở cơ quan lympho thứ cấp, những khu vực diễn ra các phản ứng miễn dịch do kích thích của kháng nguyên Cơ quan lympho thứ cấp, được xác định bởi sự tụ hợp của các lympho bào và các tế bào trình diện kháng nguyên, phân tán rải rác khắp cơ thể Cơ quan lympho thứ cấp bao gồm lách, tuyến harder, hạch phổi, mô lympho ruột (hạch ruột) Túi Fabricius cũng hoạt động như một cơ quan lympho thứ cấp Gia cầm thiếu một số hạch bạch huyết tương đương của động vật có vú nhưng có một số hạch nhỏ dạng bạch huyết dọc theo mạch bạch huyết

Miễn dịch chống bệnh cúm bao gồm 2 loại là miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu

1.4.1 Miễn dịch không đặc hiệu

Khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, gia cầm được bảo vệ trước hết bằng miễn dịch không đặc hiệu nhằm ngăn cản hoặc giảm số lượng và khả năng gây bệnh của chúng Miễn dịch không đặc hiệu có vai trò quan trọng khi miễn dịch đặc hiệu

Trang 38

chưa phát huy tác dụng Hệ thống miễn dịch không đặc hiệu của gia cầm rất phát triển bao gồm:

- Hàng rào vật lý như da, niêm mạc và các dịch tiết có tác dụng bảo vệ cơ thể ngăn cản tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể

- Khi mầm bệnh qua hàng rào da và niêm mạc nó gặp phải hàng rào hóa học

là kháng thể dịch thể tự nhiên không đặc hiệu

+ Bổ thể: Các bổ thể là phần quan trọng và nhạy cảm của hệ thống phòng thủ chống lại mầm bệnh hiện diện trong huyết tương của gia cầm Bổ thể có tác dụng làm tan màng vi khuẩn, làm tăng khả năng thực bào của đại thực bào, (opsonin hóa), ngoài ra bổ thể cũng có vai trò nhất định trong cơ chế đáp ứng miễn dịch đặc hiệu (nhiều trường hợp sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể cần sự có mặt của bổ thể) (Nguyễn Như Thanh và Lê Thanh Hoà, 1997)

+ Interferon (IFN): Interferon là một loại cytokine, được tế bào sản xuất ra khi tế bào cảm thụ với virus, chất này có đặc tính bằng mọi con đường có thể ức chế

sự hoạt động của mARN, dẫn đến ức chế sự sinh sản của virus, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển (sự phân hóa) của các tế bào khối u và tế bào bình thường nhất định nào đó, do vậy interferon được sử dụng như một chất điều trị không đặc hiệu cho mọi nhiễm trùng do virus

- Hàng rào tế bào, gồm:

+ Tiểu thực bào, quan trọng nhất là bạch cầu đa nhân trung tính chiếm 60 – 70% tổng số bạch cầu ở máu ngoại vi, nó thực bào những phân tử nhỏ và vi khuẩn ngoài tế bào

+ Đại thực bào là các tế bào lớn có khả năng thực bào, khi được hoạt hóa nó

sẽ nhận biết và loại bỏ các vật lạ, ngoài ra nó còn giữ vai trò quan trọng trong sự trình diện kháng nguyên tới tế bào T và kích thích tế bào T sản sinh ra IL - 1 Đại thực bào còn tiết ra Interferon có hoạt tính kháng virus, Lysozyme và các yếu tố khác có tác dụng kích thích phản ứng viêm

+ Các tế bào diệt tự nhiên (NK) là một quần thể tế bào lâm ba cầu có nhiều hạt với kích thước lớn Các tế bào này có khả năng tiêu diệt các tế bào đã bị nhiễm virus và các tế bào đích đã biến đổi, nó còn tiết ra Interferon làm tăng khả năng thực bào của đại thực bào

Trang 39

1.4.2 Miễn dịch đặc hiệu

Mầm bệnh vượt qua hàng rào vật lý hoặc cơ chế phòng vệ miễn dịch tự nhiên

sẽ kích thích một đáp ứng miễn dịch đặc hiệu Miễn dịch đặc hiệu có tính đặc hiệu cao đối với tác nhân kích thích đặc hiệu Những tế bào đặc hiệu trung gian giữ một hồi ức với những lần gặp gỡ sau với mầm bệnh, thậm chí cả khi mầm bệnh không còn trong cơ thể và đáp ứng miễn dịch tương ứng đã tạm thời lắng xuống (Vũ Triệu

Sau khi đã nhận biết kháng nguyên và được kích thích bởi các cytokines do

tế bào T tiết ra, các tế bào lympho B được biệt hóa thành tương bào (plasmosis) để sản sinh kháng thể (Tizard., 1982) Chúng tiết ra các loại globulin miễn dịch (Ig) gồm 3 lớp chính là IgM, IgG, IgA

Đáp ứng của cơ thể khi gặp kháng nguyên đầu tiên được gọi là đáp ứng tiên phát Sau khi xuất hiện vài ngày hàm lượng kháng thể trong máu tăng và các kháng thể đầu tiên chủ yếu là IgM Đáp ứng tiên phát cũng có thể có IgG nhưng với hàm lượng thấp

Kháng thể dịch thể chỉ có tác dụng với virus khi nó còn ở ngoài tế bào Lớp IgM và IgG kết hợp với virus với sự tham gia của bổ thể làm tiêu diệt virus Hai lớp kháng thể này còn ngăn virus không cho kết hợp với thụ thể trên bề mặt tế bào vật chủ, ngăn cản sự hòa màng giữa vỏ virus và màng tế bào

Trang 40

Kháng thể dịch thể có thể hiện diện trong các loại dịch trong cơ thể nhưng thường được xác định trong huyết thanh Gia cầm có 3 lớp Ig chính đó là IgA, IgG

và IgM

Một đáp ứng miễn dịch điển hình của gia cầm bắt đầu bằng việc sản xuất ra IgM, sau đó đáp ứng miễn dịch chuyển sang sản xuất IgY IgG là kháng thể chính sinh ra trong miễn dịch thứ phát và chiếm ưu thế trong máu gia cầm Kháng thể IgM

có thể phát hiện ở gia cầm chỉ sau khi bị nhiễm 5 ngày trong khi kháng thể IgG chỉ được phát hiện ở 7 đến 9 ngày sau khi bị nhiễm Kháng thể IgA dường như rất yếu

+ Miễn dịch qua trung gian tế bào

Quá trình đáp ứng miễn dịch đặc hiệu qua trung gian tế bào do các tế bào lympho T đảm nhiệm Từ tuyến ức lympho được huấn luyện di chuyển đến các cơ quan lympho ngoại vi Khi đại thực bào đưa các thông tin đến các lympho T, chúng tiếp nhận và biệt hóa trở thành nguyên bào lympho T rồi thành tế bào mẫn cảm với kháng nguyên có chức năng như một kháng thể đặc hiệu gọi là kháng thể tế bào

1.4.3 Miễn dịch chủ động

Là đáp ứng miễn dịch của cơ thể vật chủ sau khi tiếp xúc với mầm bệnh và các kháng nguyên của chúng Miễn dịch chủ động có đặc điểm là cơ thể phục hồi nhanh hơn và sức đề kháng (miễn dịch) mạnh hơn sau khi tiếp xúc với chính mầm bệnh đó vào những lần sau (trí nhớ miễn dịch) Miễn dịch chủ động được chia thành:

- Miễn dịch chủ động tự nhiên: Là các đáp ứng miễn dịch được hình thành sau khi cơ thể bị nhiễm mầm bệnh, chủ yếu là virus hoặc vi khuẩn

- Miễn dịch chủ động nhân tạo: Là các đáp ứng của cơ thể động vật và người được hình thành sau khi dùng vaccine

+ Các đặc điểm của đáp ứng miễn dịch chủ động

Khi các tế bào có thẩm quyền miễn dịch lần đầu tiên tiếp xúc với một kháng nguyên, giữa tế bào và kháng nguyên sẽ diễn ra một chuỗi các sự kiện rất phức tạp, trong đó có kháng nguyên sẽ bị “bắt giữ”, được “chế biến” và được trình diện tới các tế bào lympho bào có các thụ cảm quan nhận biết kháng nguyên tương ứng ở con vật chưa bao giờ tiếp xúc với một kháng nguyên nào Số lượng tế bào có phản ứng với kháng nguyên là rất nhỏ và đáp ứng lần đầu tiên với kháng nguyên diễn ra

từ từ với cường độ thấp Đáp ứng đó được gọi là đáp ứng miễn dịch tiên phát

Ngày đăng: 01/09/2020, 12:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Triệu An (1998) Miễn dịch học. NXB Y học Hà Nội, tr. 42 – 64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: NXB Y học Hà Nội
Nhà XB: NXB Y học Hà Nội"
2. Bùi Quang Anh, Văn Đăng Kỳ (2004), “Bệnh cúm gia cầm: lưu hành bệnh, chẩn đoán và kiểm soát dịch bệnh”, Khoa học kỹ thuật thú y, XI (3), tr. 69 - 75 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh cúm gia cầm: lưu hành bệnh, chẩn đoán và kiểm soát dịch bệnh
Tác giả: Bùi Quang Anh, Văn Đăng Kỳ
Năm: 2004
7. Bộ Nông nghiệp (2005), “Đổi mới hệ thống chăn nuôi gia cầm”, NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới hệ thống chăn nuôi gia cầm
Tác giả: Bộ Nông nghiệp
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2005
8. Bộ Y tế http://www.impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1101&ID=3194 9. Trần Hữu Cổn và Bùi Quang Anh (2004), “Bệnh cúm gia cầm và biện pháp phòngchống”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh cúm gia cầm và biện pháp phòng chống
Tác giả: Bộ Y tế http://www.impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1101&ID=3194 9. Trần Hữu Cổn và Bùi Quang Anh
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2004
13. Trương Văn Dung, Nguyễn Viết Không. (2004) Một số hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện Thú y Quốc gia về bệnh cúm gia cầm và giải pháp khoa học công nghệ trong thời gian tới. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y 11 (3) tr. 62-68 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y
14. Trương Văn Dung. (2008) Những Kết quả nghiên cứu đã đạt đợc về bệnh cúm gia cầm ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y 15 (4) 5-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y
15. Nguyễn Tiến Dũng. (2004) Nguồn gốc vi rút cúm gia cầm H5N1 tại Việt Nam năm 2003-2004. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y 11 tr. 6-14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y
16. Nguyễn Tiến Dũng, Đỗ Quý Phương, Đào Thanh Vân, Bùi Ngọc Anh, Bùi Nghĩa Vượng, Nguyễn Thế Vinh, Nguyễn Thuý Duyên (2005), “Giám sát bệnh cúm gia cầm tại Thái Bình”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, XII(2), tr. 6-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giám sát bệnh cúm gia cầm tại Thái Bình
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng, Đỗ Quý Phương, Đào Thanh Vân, Bùi Ngọc Anh, Bùi Nghĩa Vượng, Nguyễn Thế Vinh, Nguyễn Thuý Duyên
Năm: 2005
17. Nguyễn Tiến Dũng, Đào Thanh Vân, Bùi Ngọc Anh, Kenjiro Inui, Bùi Nghĩa Vượng, Nguyễn Thế Vinh, Nguyễn Bá Thành, Phạm Thị Kim Dung (2005), “Giám sát tình trạng nhiễm vi rút cúm gia cầm tại đồng bằng Sông Cửu Long cuối năm 2004”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, XII(2), tr.13-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giám sát tình trạng nhiễm vi rút cúm gia cầm tại đồng bằng Sông Cửu Long cuối năm 2004
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng, Đào Thanh Vân, Bùi Ngọc Anh, Kenjiro Inui, Bùi Nghĩa Vượng, Nguyễn Thế Vinh, Nguyễn Bá Thành, Phạm Thị Kim Dung
Năm: 2005
18. Nguyễn Tiến Dũng. (2008) Vài nét về virus cúm gia cầm H5N1. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y 15 tr. 80-86 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học kỹ "thuật Thú y
20. Tống Xuân Độ (2009), “Giám sát sự lưu hành Vi rút cúmA/H5N1 và đánh giá hiệu quả sử dụng vaccine cúm gia cầm tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh”, Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tr 69 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giám sát sự lưu hành Vi rút cúmA/H5N1 và đánh giá hiệu quả sử dụng vaccine cúm gia cầm tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Tác giả: Tống Xuân Độ
Năm: 2009
22. Lê Văn Năm (2007), “Đại dịch cúm gia cầm và nguyên tắc phòng chống”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập XIV, số 2-2007, trang 91-94 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại dịch cúm gia cầm và nguyên tắc phòng chống
Tác giả: Lê Văn Năm
Năm: 2007
23. Lê Văn Năm (2004), “Bệnh cúm gà”, Khoa học Kỹ thuật thú y, XI (1), tr. 81-86 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh cúm gà
Tác giả: Lê Văn Năm
Năm: 2004
26. Nguyễn Hoài Tao, Nguyễn Tuấn Anh, “Một số thông tin về dịch cúm gia cầm”, Chăn nuôi số 3 - 2004. tr.27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số thông tin về dịch cúm gia cầm
27. Nguyễn Như Thanh, Lê Thanh Hoà (1997), “Miễn dịch học thú y”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Miễn dịch học thú y
Tác giả: Nguyễn Như Thanh, Lê Thanh Hoà
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1997
28. Tô Long Thành (2004), “Thông tin cập nhật về tái xuất hiện bệnh cúm gia cầm tại các nước Châu Á”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, XI(4), tr.87-93 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tin cập nhật về tái xuất hiện bệnh cúm gia cầm tại các nước Châu Á
Tác giả: Tô Long Thành
Năm: 2004
29. Tô Long Thành (2007), “Các loại vaccine cúm gia cầm và đánh giá hiệu quả tiêm phòng”, Tạp chí KHKT thú y, XV, số 2, tr. 84-90 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các loại vaccine cúm gia cầm và đánh giá hiệu quả tiêm phòng
Tác giả: Tô Long Thành
Năm: 2007
30. Tô Long Thành (2012), “ Báo cáo kết quả đánh giá hiệu lực của vaccine cúm gia cầm tái tổ hợp vô hoạt H5N1 chủng Re-5 và Re-6 trên gà và vịt.” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả đánh giá hiệu lực của vaccine cúm gia cầm tái tổ hợp vô hoạt H5N1 chủng Re-5 và Re-6 trên gà và vịt
Tác giả: Tô Long Thành
Năm: 2012
10. Cục Thú Y (2013) Truy cập ngày 14/08/2013 từ http://cucthuy.gov.vn Link
31. Tổng cục thống kê. Truy cập ngày 15/08/2013 từ http://www.gso.gov.vn/ II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w