Đặc tính kháng nguyên của virus cúm typ eA

Một phần của tài liệu Đánh giá đáp ứng miễn dịch của gà, vịt được tiêm phòng vaccine cúm gia cầm h5n1 (chủng RE 5) tại hà nội (Trang 26)

B: Ả nh chụp các tiểu phần virus cúmA dưới kính hiển vi điện tử huỳnh quang.

1.3.2. Đặc tính kháng nguyên của virus cúm typ eA

Các loại kháng nguyên được nghiên cứu nhiều nhất là protein nhân (Nucleoprotein, NP), protein đệm (matrix protein, M1), protein gây ngưng kết hồng cầu (Hemagglutinin, HA) và protein enzym cắt thụ thể (Neuraminidase, NA). NP và M1 là protein thuộc loại hình kháng nguyên đặc hiệu nhóm (genus - specific antigen), ký hiệu là kháng nguyên GS; HA và NA là protein thuộc loại hình kháng nguyên đặc hiệu type và dưới type (type - specific antigen), ký hiệu là kháng nguyên TS.

(A) (B)

HA1

HA2

Hình 1.5. Mô hình cấu trúc kháng nguyên Haemalutinin và Neurminidase

(A: Cấu trúc không gian một đơn phân của phân tử HA, hai dưới đơn vị HA1 và HA2. B: Cấu trúc phân tử kháng nguyên HA gắn trên bề mặt vỏ virus. Lipid bilayer of envelope: lớp lipid kép của vỏ virus, Receptor site: Vị trí gắn kháng nguyên HA với thụ

thể bề mặt tế bào nhiễm, 4 major antigenic variable regions: 4 vùng biến đổi kháng nguyên chính của một đơn phân HA).

Khi phân tích 156 chủng virus cúm A lưu hành trong thời kỳ 1999 - 2004 tại New York, các nhà khoa học đã phát hiện một số chủng thay đổi ít nhất 4 lần trong một thời gian ngắn. Điều đó cho thấy các chủng virus cúm có thể biến đổi lớn trong mỗi mùa, gây khó khăn lớn cho công tác phòng chống. Khi nghiên cứu di truyền học của virus H5N1 các nhà khoa học của Việt Nam cũng nhận thấy chúng có nhiều thay đổi. Trong các đàn vịt nuôi của Việt Nam không chỉ có H5N1 mà còn có nhiều

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18 loại virus cúm gia cầm khác như H3, H4, H7, H8, H9 và H11 (Nguyễn Tiến Dũng

và cs, 2004), (Nguyễn Tiến Dũng và cs, 2005).

Khi xâm nhiễm vào cơ thể động vật, virus cúm A kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể đặc hiệu, trong đó quan trọng hơn cả là kháng thể kháng HA, chỉ có kháng thể này mới có vai trò trung hòa virus cho bảo hộ miễn dịch. Một số kháng thể khác có tác dụng kìm hãm sự nhân lên của virus, kháng thể kháng M2 ngăn cản chức năng M2 không cho quá trình bao gói virus xảy ra (Klenk và cs, 1983).

Kháng thể đặc hiệu của kháng nguyên HA có khả năng trung hòa các loại virus tương ứng, chúng là kháng thể trung hòa có khả năng triệt tiêu virus gây bệnh. Nó có thể phong tỏa sự ngưng kết bằng cách kết hợp với kháng nguyên HA. Do vậy thụ thể của hồng cầu không bám vào được để liên kết tạo thành mạng ngưng kết. Người ta gọi phản ứng đặc hiệu KN - KT có hồng cầu tham gia là phản ứng ngăn cản ngưng kết hồng cầu HI (Hemagglutination inhibition test).

Phản ứng ngưng kết hồng cầu (HA) và phản ứng huyết thanh ngăn cản ngưng kết hồng cầu (HI) được sử dụng trong chẩn đoán cúm gia cầm.

Một phần của tài liệu Đánh giá đáp ứng miễn dịch của gà, vịt được tiêm phòng vaccine cúm gia cầm h5n1 (chủng RE 5) tại hà nội (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)