KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2.1. Diễn biến dịch cúmA/H5N1 theo thời gian
Căn cứ vào tình hình dịch bệnh xảy ra từ năm 2003 đến năm 2014, chúng tôi chia dịch cúm A/H5N1 trên địa bàn thành phố Hà Nội thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 2003 – 2006: Thời kỳ bệnh cúm gia cầm bắt đầu xuất hiện và bùng phát trên địa bàn. Giai đoạn này chưa sử dụng vaccine cúm gia cầm.
- Giai đoạn 2007 – 2014: Khi Chi cục Thú y đã cho triển khai tiêm phòng đại trà vaccine cúm gia cầm.
Bảng 3.2. Tình hình dịch cúm A/H5N1 trên địa bàn Hà Nội Năm Số địa phương có dịch Gia cầm mắc bệnh/tiêu hủy
Huyện Xã Thôn Số hộ Số lượng Tỷ lệ % **
2004* 22 161 326 875 714.88 7,08 2005 7 32 35 46 21.128 0,20 2006 0 0 0 0 0 0,00 Tổng 29 193 361 921 736.008 95,88 % 2007 6 14 14 15 12.234 0,11 2008 2 2 2 2 3.664 0,03 2009 3 3 3 3 2.040 0,02 2010 4 6 6 7 7.675 0,07 2011 3 4 4 4 3.233 0,03 2012 2 3 3 4 1.204 0,01 2013 2 2 2 4 1.602 0,01 2014 0 0 0 0 0 0 Tổng 22 34 34 39 31.652 4,12 % (Số liệu 2004*: Được tính từ tháng 12/2003 – 12/2004; ** Tỷ lệ mắc bệnh, chết và tiêu hủy (%) được tính trên tổng đàn)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 Chỉ trong 3 năm 2004 – 2005 – 2006, số lượng gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 736.008 con chiếm 95,88%. Trong khi đó, từ năm 2007 đến nay, con số này là 31.652 con chỉ chiếm 4,12%. Điều này giải thích do năm 2003 dịch cúm gia cầm mới xảy ra và bùng phát, các biện pháp phòng chống và dập dịch còn nhiều thiếu xót. Tùy theo mức độ sẽ có công bố dịch ở cấp huyện hoặc cấp tỉnh thành phố, và khi ấy gia cầm dù khỏe mạnh cũng sẽ bị tiêu hủy, nhà chức trách sẽ lấy địa điểm ổ dịch bộc phát khoanh vùng theo đường bán kính 3 km, 5 km hay 10 km, tiêu hủy gia cầm thủy cầm, tẩy độc làm sạch môi trường để chặn dịch lây lan sang các nơi khác.
Nhưng do tính đặc thù của chăn nuôi Việt Nam, việc tiêu hủy gia cầm bệnh đã dần được rút gọn xuống tại chính địa điểm xảy ra ổ dịch dẫn đến số lượng gia cầm tiêu hủy giảm đáng kể so với trước. Vì vậy có sự khác biệt rất lớn về số lượng gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy giữa 2 giai đoạn nêu trên.
Hình 3.3. Diễn biến dịch cúm A/H5N1 tại Hà Nội Giai đoạn 2003 – 2006:
Dịch cúm gia cầm xuất hiện đầu tiên ngày 27/12/2003 tại trại gà sinh sản thuộc Công ty chăn nuôi CP - Việt Nam tại xã Thuỷ Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ; sau đó lây lan ra diện rộng gây thiệt hại lớn về kinh tế xã hội.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51 Năm 2003 – 2004 chính là thời điểm cúm gia cầm xuất hiện, dịch xảy ra trên diện rộng, việc thực hiện các biện pháp phòng và khống chế dịch còn gặp nhiều lúng túng gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi. Tỷ lệ gia cầm mắc bệnh trong đàn và tỷ lệ chết rất cao. Số xã có dịch năm 2004 là 161 xã, với 22/24 quận, huyện, thị xã có đàn gia cầm mắc bệnh. Số gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy là 714.887 con trên tổng đàn 10.093.700 con, chiếm 7,08%.
Thời gian này dịch xuất hiện ở tất cả các vùng địa lý, từ vùng đồi gò đến đồng bằng và vùng chiêm trũng, xảy ra trên tất cả các loài gia cầm như gà, vịt, ngan, chim cút, gà tây..., các lứa tuổi gia cầm. Tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh của các loại gia cầm giữa các năm có sự khác nhau.
Giai đoạn 2007 – 2014:
Trong giai đoạn này, tỷ lệ mắc bệnh cúm A/H5N1 cao nhất vào năm 2007 chiếm 0,11% trên tổng đàn với quy mô 14 xã có dịch. Đứng thứ 2 là năm 2010 với tỷ lệ 0,07% gia cầm mắc bệnh, xảy ra tại 6 xã. Những năm còn lại, chỉ có 2-4 xã có dịch và tỷ lệ gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy ở mức thấp. Đặc biệt từ đầu năm 2014 đến nay, chưa xảy ra dịch bệnh cúm nào trên địa bàn thành phố Hà Nội. Về cơ bản giai đoạn này các ổ dịch cúm A/H5N1 chỉ xuất hiện rải rác và nhỏ lẻ.
Như vậy, diễn biến tình hình dịch cúm A/H5N1 trên địa bàn Hà Nội có sự chuyển dịch từ giai đoạn đầu “bùng phát mạnh, lây lan rộng” (hai năm đầu 2004 và 2005) sang giai đoạn hai “dịch mang tính địa phương, nhỏ lẻ và rải rác” (từ 2007 tới nay).