Miễn dịch không đặc hiệu

Một phần của tài liệu Đánh giá đáp ứng miễn dịch của gà, vịt được tiêm phòng vaccine cúm gia cầm h5n1 (chủng RE 5) tại hà nội (Trang 37)

B: Ả nh chụp các tiểu phần virus cúmA dưới kính hiển vi điện tử huỳnh quang.

1.4.1. Miễn dịch không đặc hiệu

Khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, gia cầm được bảo vệ trước hết bằng miễn dịch không đặc hiệu nhằm ngăn cản hoặc giảm số lượng và khả năng gây bệnh của chúng. Miễn dịch không đặc hiệu có vai trò quan trọng khi miễn dịch đặc hiệu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29 chưa phát huy tác dụng. Hệ thống miễn dịch không đặc hiệu của gia cầm rất phát triển bao gồm:

- Hàng rào vật lý như da, niêm mạc và các dịch tiết có tác dụng bảo vệ cơ thể ngăn cản tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.

- Khi mầm bệnh qua hàng rào da và niêm mạc nó gặp phải hàng rào hóa học là kháng thể dịch thể tự nhiên không đặc hiệu.

+ Bổ thể: Các bổ thể là phần quan trọng và nhạy cảm của hệ thống phòng thủ chống lại mầm bệnh hiện diện trong huyết tương của gia cầm. Bổ thể có tác dụng làm tan màng vi khuẩn, làm tăng khả năng thực bào của đại thực bào, (opsonin hóa), ngoài ra bổ thể cũng có vai trò nhất định trong cơ chế đáp ứng miễn dịch đặc hiệu (nhiều trường hợp sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể cần sự có mặt của bổ thể) (Nguyễn Như Thanh và Lê Thanh Hoà, 1997).

+ Interferon (IFN): Interferon là một loại cytokine, được tế bào sản xuất ra khi tế bào cảm thụ với virus, chất này có đặc tính bằng mọi con đường có thể ức chế sự hoạt động của mARN, dẫn đến ức chế sự sinh sản của virus, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển (sự phân hóa) của các tế bào khối u và tế bào bình thường nhất định nào đó, do vậy interferon được sử dụng như một chất điều trị không đặc hiệu cho mọi nhiễm trùng do virus.

- Hàng rào tế bào, gồm:

+ Tiểu thực bào, quan trọng nhất là bạch cầu đa nhân trung tính chiếm 60 – 70% tổng số bạch cầu ở máu ngoại vi, nó thực bào những phân tử nhỏ và vi khuẩn ngoài tế bào.

+ Đại thực bào là các tế bào lớn có khả năng thực bào, khi được hoạt hóa nó sẽ nhận biết và loại bỏ các vật lạ, ngoài ra nó còn giữ vai trò quan trọng trong sự trình diện kháng nguyên tới tế bào T và kích thích tế bào T sản sinh ra IL - 1. Đại thực bào còn tiết ra Interferon có hoạt tính kháng virus, Lysozyme và các yếu tố khác có tác dụng kích thích phản ứng viêm.

+ Các tế bào diệt tự nhiên (NK) là một quần thể tế bào lâm ba cầu có nhiều hạt với kích thước lớn. Các tế bào này có khả năng tiêu diệt các tế bào đã bị nhiễm virus và các tế bào đích đã biến đổi, nó còn tiết ra Interferon làm tăng khả năng thực bào của đại thực bào.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

Một phần của tài liệu Đánh giá đáp ứng miễn dịch của gà, vịt được tiêm phòng vaccine cúm gia cầm h5n1 (chủng RE 5) tại hà nội (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)