Kết quả tiêm phòng vaccine cúm gia cầm giai đoạn 2010 –

Một phần của tài liệu Đánh giá đáp ứng miễn dịch của gà, vịt được tiêm phòng vaccine cúm gia cầm h5n1 (chủng RE 5) tại hà nội (Trang 64)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Kết quả tiêm phòng vaccine cúm gia cầm giai đoạn 2010 –

Dịch cúm gia cầm lần đầu tiên xảy ra ở nước ta vào cuối tháng 12/2003, đến cuối tháng 1 đầu tháng 2 năm 2004 dịch đã nhanh chóng phát ra ở 57 tỉnh thành trong cả nước. Nhờ tích cực áp dụng các biện pháp phòng chống dịch như tiêu huỷ đàn gia cầm nhiễm bệnh, thực hiện vệ sinh tiêu độc chuồng trại, tăng cường công tác kiểm dịch vận chuyển, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, dịch cúm gia cầm đã nhanh chóng được khống chế. Tuy nhiên chỉ sau một thời gian ngắn dịch lại phát ra ở 17 tỉnh thành, cao điểm vào tháng 7/2004. Sau đó đến cuối năm 2004, đầu năm 2005 dịch lại tái phát ở 36 tỉnh thành.

Trước tình hình đó, qua kinh nghiệm của một số nước đã thành công trong việc sử dụng vaccine để khống chế bệnh như Hồng Kông, Italy, Mexico và Trung

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56 Quốc, cùng với sụ tư vấn của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO), Tổ chức Thú y Thế giới (OIE). Bộ Nông nghiệp & PTNT đã ban hành quy định tạm thời về sử dụng vaccine cúm gia cầm và phê duyệt kế hoạch tiêm phòng vaccine cúm gia cầm năm 2005. Thực hiện theo sự chỉ đạo của các ban, ngành và Chính phủ; các tỉnh đã thành lập ban chỉ đạo tiêm phòng. Kết quả sau khi áp dụng chương trình tiêm phòng, không có ổ dịch nào xảy ra trong cả nước trong năm 2006. Đến năm 2007 dịch cúm gia cầm tái bùng phát xảy ra trên 283 xã, phường thuộc 115 huyện, quận của 33 tỉnh, thành phố tổng số gia cầm chết và tiêu huỷ là 314.268 con. Tuy nhiên các ổ dịch xảy ra có tính chất phân tán, nhỏ lẻ tại các hộ và kéo dài cho đến nay. Cho nên việc tiêm phòng vaccine cúm cho đàn gia cầm hiện nay phần nào vẫn có hiệu quả và vẫn đang được triển khai rộng khắp trên cả nước.

Riêng tại thành phố Hà Nội, tiêm phòng vaccine cúm gia cầm vẫn được triển khai đều đặn qua các năm. Số liệu tiêm phòng được thể hiện rõ qua bảng sau:

Bảng 3.5. Thống kê kết quả tiêm phòng vaccine cúm gia cầm Thành phố Hà Nội từ 2010 đến T6/2014

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Kế hoạch 15.866.834 17.971.092 10.855.584 23.373.152 19.890.979

Kết quả 19.830.477 21.454.440 11.384.919 20.166.214 10.168.447

Tỷ lệ (%) 125 119,4 104,9 86,3 51,12

Qua bảng trên, chúng ta thấy: Tỷ lệ tiêm phòng cúm gia cầm trên địa bàn Thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến nay đều đạt mức cao. Đặc biệt cao nhất vào năm 2010 với tỷ lệ tiêm phòng đạt 125%. Kết quả tiêm phòng vượt kế hoạch đề ra được giải thích do ngay từ ban đầu, thống kê gia cầm cần tiêm vaccine đã không chính xác. Tại một số địa phương, người dân không chịu khai báo số lượng gia cầm. Một số nơi khác, cán bộ địa phương không khảo sát thực tế mà chỉ dựa vào số liệu có sẵn. Bên cạnh đó còn xuất hiện những hộ nuôi mới phát sinh thêm. Chính vì vậy, trong quá trình tiêm phòng, các địa phương đã tiến hành tiêm phòng bổ sung dẫn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57 đến số liệu có sự sai khác so với kế hoạch đề ra.

Theo báo cáo tại Hội nghị Phòng chống dịch cúm gia cầm của Bộ Nông nghiệp & PTNT ngày 22/2/2012, kết quả giải trình tự gen virus cúm gia cầm trên địa bàn Hà Nội thuộc Nhánh 2.3.2.1A, vì vậy tiêm phòng vaccine cúm gia cầm H5N1 chủng Re-5 vẫn có tác dụng bảo hộ. Cục Thú y đã có văn bản số 117/TY-DT ngày 04/02/2012 về việc cho phép Hà Nội tiếp tục triển khai tiêm phòng vaccine H5N1 chủng Re-5 cho đàn gia cầm. Tuy nhiên, Chi cục Thú y chỉ đạo tập trung tiêm cho đàn gia cầm sinh sản, do đó đối tượng tiêm và kết quả tiêm phòng từ năm 2012 bắt đầu giảm dần.

Hình 3.6. Tỷ lệ tiêm phòng vaccine cúm gia cầm tại TP Hà Nội từ 2010 đến T6/2014

Từ 2010 đến nay, tỷ lệ tiêm phòng có chiều hướng giảm do có sự thay đổi đối tượng được tiêm. Trước đây tất cả gia cầm đều được tiêm phòng nhưng do có sự chuyển đổi về dịch tễ loài mắc bệnh từ gà sang thủy cầm nên Chi cục Thú y Hà Nội chỉ đạo tập trung tiêm trên đàn thủy cầm và trên đàn gà sinh sản. Do đó số lượng gia cầm được tiêm phòng năm 2013 giảm mạnh chỉ còn 86,3%.

Năm 2014, do có sự chuẩn bị chu đáo về số liệu đối tượng tiêm cùng với kế hoạch tiêm phòng, điều đó đã giúp tỷ lệ tiêm vaccine cúm 6 tháng đầu năm tại Hà Nội đạt mức cao, chiếm 51,12% so với kế hoạch cả năm. Đây là con số đáng mừng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58 trong việc đánh giá kiểm soát dịch cúm gia cầm cả nước nói chung và trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói riêng.

Một phần của tài liệu Đánh giá đáp ứng miễn dịch của gà, vịt được tiêm phòng vaccine cúm gia cầm h5n1 (chủng RE 5) tại hà nội (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)