1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đạo hiếu trong giáo dục đạo đức ở Việt Nam hiện nay

94 834 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Việc giáo dục đạo hiếu trong xã hội nay là hết sức quan trọng, được biểu hiện cụ thể qua sự chăm sóc, kính trọng của các thế hệ trong cùng một gia đình dòng họ.. Tác giả Phạm Côn Sơn, vớ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

LÝ THỊ CẨM VÂN

ĐẠO HIẾU TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Triết học

Hà Nội – 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

LÝ THỊ CẨM VÂN

ĐẠO HIẾU TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Triết học

Mã số: 60 22 80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Văn Phúc

Hà Nội – 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Văn Phúc

Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2014

Tác giả luận văn

Lý Thị Cẩm Vân

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 8

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO HIẾU 8

1.1 Đạo hiếu và sự cần thiết của giáo dục đạo hiếu ở nước ta hiện nay 8

1.1.1 Đạo hiếu 8

1.1.2 Sự cần thiết của giáo dục đạo hiếu ở nước ta hiện nay 15

1.2 Nội dung của giáo dục đạo hiếu hiện nay 20

1.2.1 Giáo dục sự trân trọng, tôn quý và chăm sóc của con cái đối với đấng sinh thành 20

1.2.2 Giáo dục đạo hiếu theo tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh 31

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA GIÁO DỤC ĐẠO HIẾU Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 36

2.1 Thực trạng giáo dục đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay 36

2.1.1 Những thành tựu đạt được trong giáo dục đạo hiếu hiện nay 36

2.1.2 Những hạn chế trong giáo dục đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay 46

2.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục đạo hiếu ở nước ta hiện nay 69

2.2.1 Nâng cao nhận thức toàn xã hội về sự cần thiết đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục đạo đức và đạo đức gia đình 69

2.2.2 Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục đạo hiếu cho phù hợp với điều kiện hiện nay 71

2.2.3 Kết hợp xã hội - nhà trường – gia đình trong giáo dục đạo hiếu 76

KẾT LUẬN 83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiếu thảo với cha mẹ là một nét đẹp văn hoá đã trở thành giá trị đạo đức truyền thống, tiêu biểu cho cốt cách con người Việt Nam, là bước đi đầu

tiên trên con đường hoàn thiện nhân cách và đạo đức “Hiếu” được hình thành

từ xa xưa, gắn liền với phong tục thờ cúng tổ tiên, về sau được Nho giáo phát triển và thể chế hoá thành chuẩn mực đạo đức Về cơ bản, nội dung phạm trù “hiếu” mang một ý nghĩa tích cực, đó là bổn phận làm con phải có hiếu với cha mẹ Trong việc thực hành đạo hiếu, người Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo, song đạo hiếu ở Việt Nam vẫn có nét đặc sắc riêng, không hà khắc và cứng nhắc như trong quan niệm của Nho giáo Đặc biệt, truyền thống “hiếu” của dân tộc được kế thừa và nâng cao trong tư tưởng và nhân cách Hồ Chí Minh Ở Người, phạm trù “hiếu” được chuyển đổi mang tính cách mạng Trong điều kiện hiện nay chúng ta cần tiếp tục khẳng định vai trò của chữ “hiếu” trong gia đình cũng như ngoài xã hội; kế thừa, phát triển “hiếu” theo tinh thần Hồ Chí Minh, gắn với yêu cầu của xây dựng gia

đình văn hoá mới Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội Việt Nam

ta là hiếu thảo với cha mẹ không bao giờ thay đổi Sự hiếu thảo của con là điều mong đợi của cha mẹ, là nỗi niềm riêng tư có khi thầm kín của những người từng mang nặng đẻ đau và sinh thành dưỡng dục Tuy vậy, trong xã hội hiện nay có rất nhiều trường hợp con cái bất hiếu với cha mẹ thậm chí đánh đập, chửi bới, đuổi cha mẹ ra khỏi nhà, coi rẻ khinh thường cha mẹ mình đi ngược lại đạo làm con mà họ không hề biết chính những điều đó đã làm cho cha mẹ họ vô cùng đau lòng Tình trạng người già bị ngược đãi xảy ra ngày càng nhiều Đây là nỗi buồn trong xã hội hiện đại Nhiều đứa con bất hiếu đã thẳng tay đuổi bố mẹ già ra khỏi nhà, thậm chí đánh đập dã man người đã mang nặng đẻ đau vì coi họ là gánh nặng Người già không nơi nương tựa phải vào trung tâm dưỡng lão, lang thang tạo ra một áp lực lớn cho xã hội

Trang 6

Bởi vây, chúng ta cần tiếp tục khẳng định vai trò của chữ hiếu trong gia đình cũng như ngoài xã hội, kế thừa và phát triển đạo hiếu theo tinh thần Hồ Chí Minh Để trở thành người hiếu thảo, người ta phải được giáo dục và biết cách thể hiện điều mình muốn Hiếu thảo là bổn phận, là cách sống thông thường của những người bình thường Tấm gương của chính thái độ đối xử của cha mẹ với ông bà chính là nền tảng để nuôi dưỡng và sáng tạo những ứng xử hiếu thảo cho con cái Nói khác đi, sống có hiếu với cha mẹ hiện nay,

đó là sự ươm mầm cho sự kính trọng của con đối với chúng ta sau này

Chính vì vậy tôi chọn “Đạo hiếu trong giáo dục đạo đức ở Việt Nam hiện nay ” làm đề tài nghiên cứu nhằm góp một phần thức tỉnh nhận thức của

giới trẻ hiện nay về đạo hiếu Qua đó nêu các tấm gương về lòng hiếu thảo đồng thời phê phán và lên án những người có biểu hiện đi ngược lại với đạo hiếu truyền thống

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Như chúng ta đã biết đạo hiếu là một giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc Đạo hiếu là một đề tài vô cùng quen thuộc với mỗi con người Việt Nam ta và đã có rất nhiều người dày công nghiên cứu và bình luận về chữ hiếu Nhắc đến đạo hiếu là ta nghĩ ngay đến sự chăm sóc, phụng dưỡng, lòng kính yêu… của thế hệ sau đối với thế hệ trước Có rất nhiều những nghiên cứu liên quan đến đề tài này, những công trình nghiên cứu này sẽ được liệt kê cụ thể trong phần danh mục tài liệu tham khảo Ở đây tôi chỉ xin điểm qua một số tài liệu đáng lưu ý:

Nguyễn Văn Lý (2000), Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí

Minh, Hà Nội Luận án đã nêu lên một cách khái quát về sự kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay Ở nước ta, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị

Trang 7

trường có sự định hướng và quản lý của Nhà nước, bên cạnh những mặt tích cực, đã xuất hiện những cách sống và lối sống xa lạ, trái với các chuẩn mực của xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc Một bộ phận trong các tầng lớp, các thành phần xã hội khi mưu cầu lợi ích cá nhân đã chà đạp lên nhưng khuôn mẫu, những giá trị đạo đức đích thực Một bộ phận trong lớp trẻ hiện nay có tâm lý sống thực dụng, buông thả, quay lưng lại với văn hóa, đạo đức truyền thống Trong bối cảnh đó, việc bảo vệ các giá trị đạo đức truyền thống là vấn đề cần phải nhìn nhận nghiêm túc và có sự quan tâm đặc biệt cùng với quá trình xây dựng và phát triển kinh tế thị trường ở nước ta Chúng

ta càng cần phải gìn giữ những giá trị đạo đức truyền thống, đồng thời phải coi trọng giáo dục đạo đức, phải tăng cường giáo dục đạo đức trong gia đình, trong nhà trường và ngoài xã hội

Công trình “ Vai trò của gia đình trong giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay” của Nguyễn Sĩ Liêm ( luận án tiến sĩ, 2001) nói lên vai trò hết sức

quan trọng của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay Theo tác giả gia đình vừa là một đơn vị kinh tế, vừa là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng, giáo dục con người, duy trì và phát triển ở họ những quan hệ tình cảm đặc biệt và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Cùng với các thiết chế của xã hội, gia đình có vai trò quan trọng trong việc xã hội hóa con người Việc giáo dục đạo hiếu trong xã hội nay là hết sức quan trọng, được biểu hiện

cụ thể qua sự chăm sóc, kính trọng của các thế hệ trong cùng một gia đình dòng họ Sự hình thành những chuẩn mực và định hướng giá trị tốt đẹp của gia đình sẽ không chỉ củng cố các mối quan hệ gia đình mà còn kiến tạo một môi trường xã hội thuận lợi cho mỗi cá nhân được phát triển hài hòa và toàn diện Chính cha mẹ là những tấm gương về lòng hiếu thảo cho con cháu noi theo, cha mẹ đối xử với ông bà như thế nào sẽ nhận được từ con cái với chính thái độ đấy Về phương diện này, gia đình là cơ sở đầu tiên cho việc tái sản

Trang 8

xuất ra con người và xã hội Gia đình là nơi và là nguồn cung cấp lực lượng lao động cho xã hội để tham gia quá trình vận hành của xã hội từ sản xuất, phân phối, đến trao đổi và tiêu dùng Rõ ràng gia đình là môi trường đầu tiên quan trọng nhất để con người hoàn thiện mình trước khi tham gia vào xã hội

Tác giả Nguyễn Thị Khoa, với công trình nghiên cứu “ Đạo đức gia đình trong nền kinh tế thị trường” – Tạp chí Triết học số 4/2002; trong đó tác giả

đã đưa ra khái niệm “ Đạo đức gia đình” và bước đầu tìm hiểu về sự biến đổi của đạo đức gia đình, đặc biệt là sự biến đổi của đạo hiếu trong điều kiện kinh

tế thị trường ở Việt Nam hiện nay Nêu lên một số biểu hiện lệch chuẩn đạo đức gia đình và đặc biệt đã nêu lên những suy nghĩ về việc xây dựng đạo hiếu gia đình tiến bộ, lành mạnh phù hợp với điều kiện phát triển của xã hội trong

điều kiện mới Tác giả Phạm Côn Sơn, với các công trình nghiên cứu “ Đạo nghĩa trong gia đình”, nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành 2003 và “ Nề nếp gia phong”, Nhà xuất bản Thanh niên ấn hành 2006; trong các công trình nghiên

cứu của mình, phần nào tác giả đã chỉ ra những yếu tố cơ bản của đạo đức gia đình như: gia phong, gia lễ, gia huấn, gia giáo, quan điểm đạo hiếu xưa của dân tộc Việt Nam… Qua đó chỉ ra những chuẩn mực đạo đức cơ bản trong các mối quan hệ gia đình, chỉ ra vai trò vô cùng quan trọng của đạo hiếu đối với sự trưởng thành của mỗi con người cũng như sự hưng thịnh của một đất

nước Tác giả Vũ Ngọc Khánh, với công trình nghiên cứu “ Văn hóa gia đình Việt Nam”, Nhà xuất bản Thanh niên ấn hành năm 2007 Trong công trình

nghiên cứu của mình tác giả đã khẳng định, vấn đề gia đình là một vấn đề lớn, phạm vi lại rất rộng Chuyện đạo đức luân lý, chuyện hôn nhân, chuyện giáo dục trẻ em… đều nằm trong phạm vi gia đình Và đặc biệt tác giả đã khắc họa

rõ cho chúng ta thấy được gia đình ở Việt Nam tồn tại như nào, những nền nếp, tập tục của gia đình Việt Nam, gia phả, gia lễ, gia pháp… cũng như ảnh hưởng của Nho giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo tới đạo đức, đặc biệt là đạo

Trang 9

hiếu trong gia đình Việt Nam Công trình : “Xây dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay” Nguyễn Thị Thọ Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011

Tác giả đã luận giải về tác động hai mặt của nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa với đạo đức gia đình truyền thống ở Việt Nam hiện nay, trong đó việc giáo dục đạo hiếu trong gia đình là vấn đề quan trọng được nhắc đến Theo tác giả, việc giáo dục đạo đức trong gia đình là hết sức cơ bản và quan trọng Bởi vì, gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng trong việc giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách cho mỗi con người Trong có vấn đề về giáo dục đạo hiếu, lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà cha mẹ luôn được chú trọng gìn giữ và đổi mới sao cho phù hợp với xã hội hiện nay Cái hồn cốt của văn hóa đạo đức trong gia đình truyền thống là đạo Hiếu Đó là giá trị văn hóa đạo đức rất căn bản của văn hóa gia đình mà chúng ta cần kế thừa và phát huy trong xã hội hiện đại Hiếu là cội nguồn của đạo lý, là cơ sở vững chắc của gia đình Trong gia đình Việt Nam truyền thống, chữ Hiếu luôn được tôn trọng, đề cao và mang giá trị nhân bản sâu sắc Hiếu là ý thức biết ơn của con cái đối với công lao sinh thành dưỡng dục của tổ tiên, ông bà, cha mẹ Vấn đề giáo dục đạo hiếu trong xã hội, nhà trường và gia đình cần được kết hợp chặt chẽ hơn

Nhận xét chung, tất cả những công trình nghiên cứu mà tôi có dịp tham khảo đều rất đáng trân trọng Dù đứng ở góc độ này hay góc độ khác, với những mục tiêu và tâm huyết khác nhau thì các tác giả cũng đã làm nổi bật được vấn đề chung, đó là vai trò của đạo hiếu cũng như tầm quan trọng của việc xây dựng đời sống đạo đức cho con người Việt Nam hiện nay, với sự đầu

tư công sức và thái độ khoa học rất đáng trân trọng Đây sẽ là những tài liệu tham khảo vô cùng quý giá cho bản thân tôi Tuy nhiên , ở từng góc độ tiếp cận và quan điểm khác nhau, nên các tác giả đều có hướng đi của mình để đạt mục đích riêng, mỗi người lại có những cách biểu hiện lòng hiếu thảo theo

Trang 10

cách riêng của mình tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi gia đình; chính vì vậy

mà cho tới nay vấn đề về giáo dục đạo hiếu chưa được nghiên cứu một cách

hệ thống và chuyên sâu Trong thời đại nào đi chăng nữa thì luôn luôn tồn tại mối quan hệ cha - con và chữ hiếu luôn luôn là một đề tài có rất nhiều vấn đề cho chúng ta tìm tòi đi sâu vào tìm hiểu

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1 Mục đích

Luận văn trình bày một số vấn đề lý luận về đạo hiếu từ đó phân tích

thực trạng giáo dục đạo hiếu ở nước ta hiện nay và đề xuất một số giải pháp

cơ bản nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục đạo hiếu

ở Việt Nam hiện nay

3.2 Nhiệm vụ

- Làm rõ một số vấn đề lý luận về đạo hiếu để chỉ ra vai trò vị trí của

Đạo hiếu trong giáo dục đạo đức ở Việt Nam

- Phân tích thực trạng giáo dục đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay và nguyên

nhân của thực trạng đó

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu

quả của giáo dục đạo hiếu ở nước ta hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1 Đối tƣợng nghiên cứu: đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- không gian: gia đình – nhà trường – xã hội Việt Nam

- thời gian: từ khi đổi mới đến nay

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

5.1 Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về đạo đức, giáo dục đạo

Trang 11

đức cho các thế hệ Ngoài ra tác giả luận văn có tham khảo, kế thừa các thành tựu của các công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến đề tài

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tổng hợp các nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó chú ý sử dụng phương pháp logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp , so sánh, khái quát hóa…trên cơ sở quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn góp phần làm rõ thực trạng của giáo dục đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng

và hiệu quả của giáo dục đạo hiếu trong điều kiện hiện nay

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu và giảng dạy môn đạo đức học về vấn đề đạo hiếu Luận văn cũng có ý nghĩa khuyến nghị cho công tác giáo dục đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn được bố cục thành 2 chương 4 tiết:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về đạo hiếu

Chương 2: Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục đạo hiếu ở nước ta hiện nay

Trang 12

NỘI DUNG Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO HIẾU

1.1 Đạo hiếu và sự cần thiết của giáo dục đạo hiếu ở nước ta hiện nay

1.1.1 Đạo hiếu

Đạo, theo chữ Hán nghĩa đen là con đường hay đường đi, nghĩa bóng mang khái niệm trừu tượng về con đường, phương hướng, đường lối dẫn dắt con người đi đến mục tiêu hay lý tưởng nào đó Có rất nhiều lý tưởng, phương hướng và nguyên tắc khác nhau về Đạo, thí dụ Thiên đạo, Nhơn đạo, Trí đạo, Tâm đạo Tuy vậy, tất cả những con đường Đạo khác nhau đó có cùng chung một nền tảng cơ bản là dựa trên cái Thiện, cái Đẹp, Tự Nhiên trong sáng lành mạnh và Chân Chính để mưu cầu Hạnh Phúc và An Bình cho con người Khi nói đến Đạo, người ta thường cho rằng đó là vấn đề thuộc Tôn giáo nhằm đến đạo Phật, đạo Thiên Chúa hay những đạo giáo khác đang lưu truyền hiện nay Thật sự, đạo giáo hay tôn giáo chỉ là 1 trong nhiều Đạo khác nhau, nhưng chủ yếu về tâm linh dựa vào lòng tin hay đức tin của người theo đạo giáo để khuyên con người làm lành tránh dữ Những đường Đạo khác cũng thế, đều dẫn dạy con người cách sống, cách hành xử, cách yêu thương cho và nhận trên công bình bác ái.Kinh Dịch nói: "Nhất âm nhất dương chi vị đạo", hai khí âm và dương tác động lẫn nhau là động lực thúc đẩy sự hình thành và chuyển hóa của sự vật, tức Đạo là do 1 Âm 1 Dương tác động ảnh hưởng lẫn nhau để sinh ra, chuyển biến hoá và phát triển vạn vật trong vũ trụ

Đó là sự biến chuyển không ngừng trong mối liên quan giữa Trời, Đất và Con Người trong mô hình trật tự của hai chiều âm và dương Người nào thấu hiểu được Dịch, hiểu được sự vật và còn thông thấu được cả đạo của sự vật, tất nhiên sẽ hành xử theo đạo là Đạo Quân Tử Không gì mà không có Đạo, Đạo hiện hữu khắp nơi Mọi vạn vật đều sinh tồn trong quy luật biến hóa của Đạo

và nhờ Đạo, vì Đạo liên tục biến chuyển để đổi mới cho vạn vật giúp thế gian

Trang 13

ngày càng tươi đẹp và phát triển thêm Điều kiện căn bản để bước vào con đường đạo đức, trước tiên phải nói đến sự hiếu kính, phụng dưỡng cha mẹ Nho giáo có câu:“Hiếu vi vạn hạnh chi tiên” Một người không có hiếu thì không xứng đáng làm người, còn người phật tử mà bất hiếu thì không phải là phật tử chân chính Chúng ta hàng ngày đến chùa lễ Phật, tụng kinh, làm công quả… nhưng đối với cha mẹ lại bất kính, thờ ơ thì những việc làm đó có đúng với ý nghĩa “tốt đời đẹp đạo” không?

Đạo hiếu là chân lý thuộc về tục đế Đông phương hay Tây phương đều phải giữ gìn đạo hiếu Đó là bản sắc văn hóa đạo đức của nhân loại Bất cứ đất nước nào, xã hội nào cũng khuyến khích người dân giữ gìn đạo hiếu Tất

cả mọi người đang hiện hữu trên cuộc đời này đều không được làm trái với luân lý đạo đức đó Chữ "Hiếu" là chữ viết tắt của hai chữ "Lão" ở trên (lượt bớt phần dưới) và chữ "Tử" ở dưới "Hiếu" tức là mối quan hệ cha trên, con dưới; suy rộng ra là đạo nghĩa của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên Đạo hiếu xuyên suốt trong mọi phong tục của nhân dân ta, không thể không nói đến chữ hiếu khi viết về phong tục cổ truyền của ta Lễ tế, lễ tang, lễ cưới,

kể cả sinh đẻ, xây nhà dựng cửa, hội hè đình đám, việc nước, việc làng, thuần phong mỹ tục đã đành mà trong số những phong tục đã lỗi thời, ngày nay bị xếp vào loại đồi phong bại tục, ta cũng chắt lọc được một phần tinh hoa của đạo hiếu "Hiếu" là thiên kinh địa nghĩa, là gốc của mọi đức tính Ca dao tục ngữ đã nói nhiều, ngay trong bài học vỡ lòng, trong "Luân lý giáo khoa thư" các em đã hiểu: "Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" Những chân lý đó, ai không chấp nhận, song quan niệm về chữ "Hiếu" ngày nay cũng có phần khác thời xưa Trong Hiếu Kinh, Khổng

Tử rất đề cao chữ hiếu vì đó là căn bản ứng xử của con người, từ đó mà việc thảo kính của con cái đối với cha mẹ đã được xem như là một đạo hiếu (hiếu đạo) Một cách tổng quát, theo Khổng giáo, lòng hiếu thảo có nghĩa là đối xử tốt với cha mẹ của mình; chăm sóc cha mẹ của mình; có hành vi cư xử tốt

Trang 14

không chỉ đối với cha mẹ mà còn ở bên ngoài nhà để mang lại danh tiếng tốt cho cha mẹ và tổ tiên; thực hiện tốt các nhiệm vụ và công việc làm để có thể bảo đảm vật chất hỗ trợ các bậc cha mẹ cũng như để thờ phụng tổ tiên; không nổi loạn; thể hiện tình yêu, sự tôn trọng và hỗ trợ; thể hiện phong cách lễ độ; đảm bảo có người thừa kế nam giới, phát huy tình huynh đệ giữa các anh em;

tư vấn cho cha mẹ một cách khôn ngoan, trong đó có việc giữ họ tránh khỏi những hành vi không đạo đức; thể hiện nỗi buồn khi cha mẹ bệnh tật và qua đời; và thực hiện tang lễ, sự cư tang, thờ phụng sau khi họ qua đời

Trong quá trình sống và hoạt động xã hội của con người, ý thức đạo đức được hình thành Trong các xã hội, nhất là các xã hội dựa trên đối kháng giai cấp, ý thức đạo đức bao giờ cũng mang tính giai cấp Trên thực tế, ở các xã hội khác nhau, đạo đức và ý thức đạo đức biểu hiện ở những điều cấm và khuyến khích khác nhau nhằm ngăn chặn những hành vi xấu xa và kích thích những điều tốt trên quan điểm lợi ích chung, lợi ích xã hội Nói cách khác, sự phát triển của ý thức đạo đức có những biến thái cơ bản tương ứng với các hình thái kinh tế - xã hội bởi vì mỗi hình thức sở hữu đều sản sinh ra lý luận luân lý của nó

Đạo đức là toàn bộ những quan niệm về thiện ác, lương tâm, danh dự, trách nhiệm, về lòng tự trọng, về công bằng hạnh phúc và về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa người với người, cá nhân và xã hội.Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc xử lý các mối quan hệ trong gia đình, cộng đồng hay xã hội, được thừa nhận rộng rãi Đạo đức quy định hành

vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội nói chung; là những nguyên tắc phải tuân theo trong quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với xã hội, phù hợp yêu cầu của mỗi chế độ chính trị và kinh tế xã hội nhất định Nếu không tuân theo những "nguyên tắc" ấy thì được gọi là người vô đạo đức Đạo đức nảy sinh do nhu cầu của đời sống trên nền tảng của hoạt động sản xuất kinh tế - xã hội C.Mác đã viết rằng, chính con người khi phát

Trang 15

triển sự sản xuất vật chất và sự giao tiếp vật chất của mình đã làm biến đổi cùng với hiện thực đó của mình cả tư duy lẫn sản phẩm tư duy của mình Không phải ý thức quyết định đời sống mà chính đời sống quyết định ý thức Như vậy với tư cách là một phạm trù của ý thức xã hội, đạo đức cũng là sản phẩm của những điều kiện lịch sử - xã hội, vì vậy khi xã hội thay đổi thì đạo đức cũng có sự biến đổi thông qua cuộc đấu tranh lọc bỏ và kế thừa Giáo dục đạo đức là quá trình tuyên truyền những tư tưởng, những chuẩn mực đạo đức

xã hội, biến nó thành thước đo đánh giá, điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân nhằm đạt tới một sự phù hợp giữa hành vi cá nhân với lợi ích xã hội Tự giáo dục đạo đức của cá nhân, trước hết thể hiện ở chỗ, mỗi cá nhân thông qua sự

tự phán xét của lương tâm về hành vi của mình để củng cố các chuẩn mực đạo đức cá nhân, để đạt tới hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức

đó Mặt khác, dựa vào dư luận xã hội, họ tự điều chỉnh hành vi và điều chỉnh ngay cả những chuẩn mực đạo đức cá nhân khi nhận thấy nó sai lệch với chuẩn mực xã hội Từ khi lập nước, Việt Nam chủ yếu là nước nông nghiệp; con người sống chủ yếu trong không gian làng xã vừa là một cộng đồng xã hội, vừa là một đơn vị hành chính có tính chất tự trị và luôn là mục tiêu xâm lược của nhiều quốc gia Các đặc điểm này tạo ra sự cố kết cộng đồng, sự ưu tiên các giá trị đạo đức trong đời sống Trên nền tảng của văn hóa bản địa, với điều kiện địa lý thuận lợi, Việt Nam đã tiếp biến các giá trị văn hóa bên ngoài với cốt lõi là Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo

Lòng hiếu thảo là một giá trị đạo đức chẳng những có ý nghĩa về mặt văn hóa, đạo đức mà còn có tác dụng giáo dục Người biết hiếu thảo với ông

bà cha mẹ của mình là tấm gương sáng cho con cháu sau này noi theo, đó là truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” quý báu Đức Phật còn dạy rằng, lòng hiếu thảo cũng chính là nhân lành, là hạnh của bậc Thánh, ta tự nhớ trong nhiều kiếp quá khứ, từ tâm hiếu thuận cúng dường cha mẹ, do công đức như vậy nên lên các tầng trời thì làm vị Thiên đế, xuống trần gian thì làm vị thánh

Trang 16

vương Giáo dục đạo đức luôn gắn với hành động thiết thực, thể hiện bằng kết quả công việc, lý luận đạo đức luôn gắn với cuộc sống Giáo dục đạo đức là yêu cầu khách quan của sự nghiệp "trồng người", nó giúp đào tạo ra thế hệ vừa "hồng" vừa "chuyên" nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Nội dung của giáo dục đạo đức rất phong phú trong đó không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của giáo dục đạo hiếu Chữ hiếu ở mỗi thời khác nhau, do sự khác biệt ý thức hệ và hành trạng xã hội luôn đặt sự nhận thức khác nhau về bổn phận trách nhiệm của người con phải hành xử như thế nào cho trọn tình hiếu nghĩa với cha mẹ, trong quan hệ với tình anh em, đồng bào, Tổ quốc.Cuộc sống hối hả, tình người hời hợt, kẻ sống đua đòi, háo danh, lắm lúc quên đi tình cảm thiêng liêng nhất là gia đình, quên rằng mình chỉ có duy nhất một người cha và một người mẹ trên đời, đức Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, không dễ gì tìm thấy một chúng sanh chưa từng là cha, là mẹ, là anh, là chị, là con trai, là con gái của các Thầy trong bước đường dài của sự tái sanh ” [12, tr.94]

Đối với truyền thống đạo đức Đông phương vấn đề thể nghiệm luôn là yếu tố chính mà các tư tưởng gia thường hướng đến Không giống như hệ thống tư tưởng kinh viện của các nhà đạo đức học Tây phương, những lời giáo huấn của các bậc hiền giả Đông phương được người đời sau ghi lại và truyền giữ cẩn thận không phải là những học thuyết, những giáo điều khô khan để bàn luận mà ngược lại chúng là những tinh hoa được chắt lọc từ kinh nghiệm sống thường nhật của những tâm hồn mẫn cảm và bao dung Đạo đức học Đông phương vì thế luôn hàm chứa một tiềm lực dồi dào và trên thực tế chính tiềm lực này đã làm cho nền luân lý ấy hòa quyện vào nền văn minh vật chất để từ đó hình thành nên các giá trị văn hóa tinh thần của mỗi dân tộc Ta

có thể hiểu rõ hơn điều này khi tìm hiểu về ý nghĩa của chữ hiếu trong hai dòng tư tưởng lớn của Đông phương là Nho giáo và Phật giáo. Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức ra đời và tồn tại đến nay đã hơn 2500 năm

Trang 17

Trong suốt thời gian tồn tại, Nho giáo đã có ảnh hưởng ở nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam Đó là các vấn đề đề cập đến những nội dung đạo đức chủ yếu của Nho giáo như tam cương ( gồm ba mối quan hệ cơ bản là vua-tôi, cha-con, chồng-vợ ), ngũ thường ( gồm năm chuẩn mực đạo đức cá nhân là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín ) Đó là những tiền đề để thực hiện thuyết chính danh, làm cho xã hội được ổn định, trật tự Ảnh hưởng của Nho giáo được thể hiện trên nhiều phương diện, đặc biệt là trong lĩnh vực đạo đức trước đây cũng như hiện nay Trong văn hóa của dân tộc Việt Nam, ý nghĩa hiếu đạo được xem là một di sản quí báu, một chất liệu sống tốt đẹp được mọi người yêu chuộng và giữ gìn Trong Phật giáo, hiếu đạo được đề cập đến một cách trọn vẹn và hoàn hảo Chữ Hiếu trong đạo Phật mang tính siêu việt hơn những quan niệm hiếu thảo thông thường, hành động hiếu thảo không chỉ là mến yêu, cung kính, vâng lời, phụng dưỡng khi cha mẹ còn sống và thờ phụng, tưởng nhớ khi cha mẹ đã qua đời, mà còn là việc hướng cha mẹ đến với điều thiện điều lành, xa lánh điều xấu điều ác, và bản thân người con cũng phải sống tốt để cha mẹ vui lòng Đức Phật đã dạy mỗi người con làm cách nào để đáp đền công ơn cha mẹ một cách đầy đủ, trọn vẹn: “Hãy khuyên cha

mẹ bỏ ác làm lành, thọ Tam quy, giữ Ngũ giới Dù cha mẹ buổi sớm mai thọ trì Tam quy Ngũ giới, chiều về cõi chết, đối với ơn nặng của cha mẹ cũng gọi

là tạm đền” [12, tr.105] “Những ai đền ơn cha mẹ bằng cách nuôi dưỡng, cúng dường với của cải vật chất, tiền bạc thời không bao giờ đủ để trả ơn cha

mẹ Nhưng những ai đối với cha mẹ không có lòng tin, khuyến khích, hướng dẫn cha mẹ có lòng tin vào điều thiện, sống theo điều thiện; đối với cha mẹ xan tham, khuyến khích, hướng dẫn cha mẹ bố thí, biết sớt chia san sẻ; đối với cha mẹ có ác kiến, theo đường tà, giúp cha mẹ có chánh kiến, khuyến khích, hướng dẫn cha mẹ trở về con đường lành con đường chơn chánh, sáng suốt, như thế mới đủ trả ơn cho cha mẹ” [12, tr 116] Đối với đạo Phật, những việc làm xuất phát từ lòng hiếu thảo mang lại lợi ích thiết thực cho cha

Trang 18

mẹ trong hiện tại và tương lai mới chính là hành động hiếu Theo Phật giáo, con người không chỉ có kiếp sống hiện tại mà còn có kiếp sống vị lai, do đó người con hiếu thảo cần phải chăm lo cho cha mẹ cả đời sống sau khi từ giã cõi đời này Người con hiếu trong đạo Phật luôn ưu tư: Sau khi chết cha mẹ sẽ

đi về đâu? Làm sao để giúp cha mẹ có được niềm an lạc hạnh phúc trong đời sống hiện tại và đời sống sau khi chết? Việc hướng cha mẹ theo con đường chân chính, giúp cha mẹ gieo trồng những nhân duyên lành cho đời này và đời sau, chăm lo vun bồi công đức phước báu chính là việc làm thiết thực để đáp đền công ơn cha mẹ Phật giáo thường nói đến bốn ân căn bản mà một người Phật tử thường phải ghi nhớ và đền đáp là: ân cha mẹ, ân Tam bảo, ân quốc gia và ân chúng sanh Bốn ân này được xem trọng vì theo giáo lý Nghiệp và Duyên Khởi của Phật giáo trong vô lượng kiếp trước cho đến đời hiện tại mỗi người đều đã tạo ra vô số nhân duyên khác nhau, đã thọ ân của

vô số chúng sanh và đến đời này lại thọ ân của cha mẹ đã sinh thành nuôi nấng, ân Tam bảo đã soi sáng và dẫn bước trên đường tu học và ân quốc gia

đã bao bọc, chăm lo cho cuộc sống mình được bình an, hạnh phúc Trong bốn

ân nói trên, ân cha mẹ là ân căn bản và phổ biến nhất Trong kinh Đức Phật đã dạy, công ơn cha mẹ thật vô biên và rằng dòng sữa mà mình đã thọ nhận từ

mẹ trong vô lượng kiếp còn nhiều hơn nước của đại dương Vì công ơn cha

mẹ to lớn như thế nên người con khó có thể đền đáp trọn vẹn thâm ân của cha

mẹ mình Đức Phật cũng dạy rằng cách đền đáp đúng đắn và ý nghĩa nhất của người con đối với cha mẹ là ngoài việc báo ân cha mẹ theo năm cách như kinh Thiện Sinh (nuôi dưỡng cha mẹ, làm tròn mọi bổn phận người con, giữ gìn gia đình với truyền thống, bảo vệ tài sản thừa tự, và làm tang lễ khi cha

mẹ qua đời ) thì người con phải khuyến hóa cha mẹ làm điều phước thiện, qui

y Tam bảo, thọ trì giới luật, sống theo chính kiến Không những khuyến hóa cha mẹ mà bản thân người con cũng phải thực hành những nguyên tắc này trong cuộc sống của mình Quan hệ giữa cha mẹ và con cái là một quan hệ

Trang 19

tương hỗ mật thiết nên cha mẹ cũng chính là một trợ duyên để người con giữ gìn đạo hiếu được trọn vẹn Do vậy để con mình sống đúng với đạo lý ấy bản thân cha mẹ cũng thể hiện trách nhiệm đối với con Đức Phật đã dạy về trách nhiệm đó như sau: Ngăn chặn con làm điều ác; khuyến khích con làm điều thiện; dạy con nghề nghiệp; lo việc cưới hỏi cho con thật xứng đáng; và trao tài sản thừa tự cho con đúng thời Như thế chữ hiếu trong đạo Phật không chỉ dừng lại ở chỗ nhận thức được công ơn của cha mẹ là bao la nên người con phải đền đáp thâm ân đó theo các nguyên tắc nhân bản của xã hội mà hơn thế nữa một người con hiếu phải còn là một thiện tri thức làm trợ duyên cho cha

mẹ trong việc tu tập hướng đến sự giác ngộ và giải thoát Đây là điểm khác biệt căn bản giữa chữ hiếu trong Phật giáo và Nho giáo

1.1.2 Sự cần thiết của giáo dục đạo hiếu ở nước ta hiện nay

Hiếu là nền tảng của đạo làm người, là nhân tố để hình thành nên đức Nhân của người Quân tử, một mẫu người lý tưởng trong Nho giáo Chung quy việc tu thân để tiến đến việc tề gia, trị quốc và bình thiên hạ phải bắt đầu từ một đức tính căn bản trong mỗi người, đức tính đó không gì khác hơn là hiếu hạnh

Trước hết, giáo dục đạo hiếu chính là góp phần làm ổn định gia đình

Hiếu là cội nguồn của đạo lý, là cơ sở vững chắc của gia đình Một trong những yếu tố quan trọng cấu thành xã hội là tổ chức gia đình, gia đình ổn định

là cơ sở bảo đảm cho xã hội hài hòa và phát triển Trong gia đình Việt Nam truyền thống, chữ Hiếu được tôn trọng, đề cao và mang giá trị nhân bản sâu sắc Hiếu là ý thức biết ơn của con cái đối với công lao sinh thành dưỡng dục của tổ tiên, ông bà, cha mẹ Trong các danh gia vọng tộc thường có gia huấn

để dạy bảo con cháu về đạo đức nói chung và đạo Hiếu nói riêng Gia đình, nơi có cha, có mẹ, có anh, có em vốn là nơi kết nối ân tình, là mầm móng yêu thương và phát triển nhân cách, là nơi chốn bình yên mỗi khi ta tìm về thì nay ta đã vô tình quên lối, từ đó mới xảy ra nhiều những sự việc đau lòng cho

Trang 20

xã hội Chữ hiếu là nền tảng của đạo đức Gia đình là nền tảng của xã hội Trong gia đình chữ hiếu là nền tảng để xây dựng hạnh phúc, đem đến sự an vui, an lạc cho tất cả mọi người Con cái có hiếu với cha mẹ, ngoài việc mang lại niềm hạnh phúc chung trong gia đình, còn mang đến cho chính mình sự an lạc, bình an Mỗi cá nhân, mỗi gia đình trong xã hội, mỗi công dân của một quốc gia có an lạc, bình an thì xã hội, quốc gia đó mới có an lạc bình an, và mỗi xã hội, mỗi quốc gia có an lạc bình an thì thế giới của chúng ta mới được

an lạc, bình an Không có tình yêu thương kính trọng vô điều kiện đối với cha

mẹ thì không thể có tình yêu thương thật sự đối với người khác Một xã hội không có những cá nhân có tình yêu thương thật sự, chỉ có những cá nhân, mà lòng yêu thương trong họ chỉ tồn tại khi các điều kiện xuất phát từ lòng tham dục đã được thỏa mãn, nếu không đúng theo sự ham muốn, nếu trái với ý muốn, thì tình thương đó sẽ tan biến, dễ biến thành sự khinh khi, đố kỵ, ganh ghét và hận thù Như thế thì xã hội đó, sẽ không thể có được sự an lạc, sự an bình thật sự Trong Nho giáo, gia đình có một sức mạnh và khả năng khống chế rất lớn đối với mỗi con người, nó chế định những sợi dây ràng buộc con

người một cách chặt chẽ Coi vấn đề “tề gia” là gốc của nước và thiên hạ, muốn “trị nước” trước hết phải giữ yên được nhà nên Nho giáo luôn cố gắng

tìm cách xây dựng gia đình, gia tộc thành những bức tường mạnh mẽ Lễ giáo Nho giáo quy định một cách chặt chẽ các mối quan hệ giữa người với người,

trong đó những quan hệ cơ bản nhất là tam cương và ngũ luân (Vua – tôi, cha – con, vợ - chồng, anh – em, bạn - bè), trong các mối quan hệ đó thì đã có ba

mối quan hệ trong gia đình Chịu ảnh hưởng sâu sắc của ý thức hệ Nho giáo nên giai cấp phong kiến Việt Nam trong lịch sử cũng chủ trương xây dựng gia đình theo những khuôn mẫu của lễ giáo Nho giáo Trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, chữ hiếu được đề cao và nhấn mạnh Gia đình

Việt Nam trong xã hội hiện nay cũng rất đề cao mối quan hệ này, coi “hiếu”

không chỉ là trách nhiệm mà còn là phẩm chất lớn nhất của đạo làm con

Trang 21

Phong tục tập quán của các dân tộc, giáo lý của các tôn giáo đều khuyên dạy, đề cao và hướng con người đến việc nhận thức và thể hiện lòng hiếu hạnh của mình đối với đấng sinh thành Đặc biệt nước ta với nền văn minh phát triển từ rất lâu, văn hóa Nho-Phật-Lão đã ảnh hưởng sâu đậm trong xã hội Chữ Hiếu đã hình thành và tồn tại trong từng cá nhân như là bản tính tự nhiên vốn có từ khi chúng ta mới chào đời Gia đình truyền thống Việt Nam hình thành trong chế độ phong kiến với tư tưởng Nho giáo chi phối, nên theo

lễ nghĩa Nho giáo: lấy “Hiếu Đễ” làm nội dung cốt lõi, coi trọng việc giáo dục trong gia đình hay còn gọi là gia giáo, coi trọng quyền gia trưởng của người đàn ông trụ cột Như vậy, nếu bỏ qua những hạn chế thì gia đình truyền thống

có những giá trị nhất định, góp phần tích cực trong việc xây dựng một thiết chế xã hội nhỏ nhất - gia đình ổn định, hài hòa tạo cơ sở cho xã hội phát triển Thực chất, thực hiện tốt chữ “Hiếu” chính là giải quyết tốt mối quan hệ người với người trong gia đình dựa trên cơ sở huyết thống gần Gia đình truyền thống bắt buộc mỗi người thực hiện tốt “Hiếu” để bảo đảm gia đình ổn định,

mà gia đình ổn định là cơ sở để xã hội ổn định Thực hiện chữ “Hiếu” cũng chính là thực hiện tình yêu thương huyết thống gần và đó là cơ sở để thực hiện tốt tình yêu thương với những người huyết thống xa Những chuẩn mực đạo đức cơ bản của mỗi con người, cũng như việc ứng xử giữa các thành viên trong gia đình là cơ sở xây dựng quan hệ ứng xử trong xã hội như: Kính trên, nhường dưới, tôn trọng phép tắc cộng đồng

Thứ hai, hiếu thảo với cha mẹ là một nét đẹp văn hóa đã trở thành

truyền thống tiêu biểu cho cốt cách con người Việt Nam, là bước đi đầu tiên trên con đường hoàn thiện nhân cách và đạo đức con người Theo Nho giáo, hiếu là một khái niệm đạo đức nền tảng, là cái gốc của mọi vấn đề về đạo đức,

chính trị Trong xã hội phong kiến Việt Nam luôn lấy “hiếu” làm chuẩn mực

trong xã hội, làm tiêu chuẩn rèn luyện và đánh giá nhân cách con người, lấy hiếu để buộc người và người Hiếu vốn là một nội dung quan trọng của đạo

Trang 22

đức gia đình truyền thống Việt Nam, đó là: "Nết đầu trong trăm nết”, đạo

hiếu hình thành lâu đời trong những phong tục của người Việt như: thờ cúng

tổ tiên, kính trọng người già, tôn trọng cha mẹ… Con người có lòng hiếu thảo mới hội tụ đủ “ Nhân - Lễ -Trí –Tín ” và nếu ai không có đủ phẩm chất đó có thể được coi là “ không thành người ” Hiếu thảo với cha mẹ là một truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam ta Có thể nói hiếu thảo là cái gốc của đạo làm người Đã bao thế hệ người Việt Nam ta lớn lên trong lời ru nhẹ nhàng sâu lắng : “Hiếu trọng, tình thân Tứ thân phụ mẫu” Để rồi từ lúc nào triết lý sống đậm chất nhân bản ấy thấm sâu vào tâm khảm, trở thành phương châm sống trong mỗi người Cùng với sự phát triển của xã hội ngày nay các gia đình hai thế hệ chiếm số đông, gia đình nhiều thế hệ ngày một ít đi Song dù thế nào đi nữa thì một trong những tiêu chí lớn của đạo làm người của người Việt Nam ta là hiếu thảo với cha mẹ không bao giờ thay đổi Người xưa răn dạy con cháu vô cùng sâu sắc, khi cha mẹ còn, hết lòng thương nhớ, đó thực

sự là cái đạo hiếu của con đối với cha mẹ vậy Làm trái lại hẳn như thế là bất hiếu, mang tội rất to Làm trái lại một nửa như thế nghĩa là khi cha mẹ còn thì chểnh mảng thờ ơ, lúc cha mẹ mất thì làm mâm cao cỗ đầy làm văn tế ruồi như thế cũng là bất hiếu Cho nên là người con có hiếu còn cha mẹ ngày nào nên mừng ngày ấy, kiếp ăn ở trọn đạo, chớ để đến lúc cha mẹ mất rồi có hối lại cũng không sao được nữa Vì rằng làm con mà được còn cha mẹ để báo đáp là một việc sung sướng ở đời mà cũng là có duyên có phúc nữa Cha mẹ

là đấng sinh thành đã cống hiến trọn đời cho gia đình, cho quê hương đất nước Cha mẹ đã từng sống, chiến đấu, lao động, học tập góp phần làm lên những chiến công thầm lặng Khi già yếu cha mẹ có quyền nghỉ ngơi và được quyền hưởng sự chăm sóc của gia đình và xã hội Hạnh phúc của cha mẹ là được thấy một gia đình hoà thuận, con cháu khoẻ mạnh chăm ngoan, học tập

và lao động chăm chỉ trở thành những công dân tốt cho xã hội Điều đó cần thiết hơn mọi sự chăm sóc về vật chất Đặc biệt là sự gặp gỡ gần gũi chăm sóc

Trang 23

thăm hỏi thường xuyên dù vật chất còn hạn chế vẫn đáng quý hơn sự lạnh nhạt, thờ ơ mặc cho cha mẹ thui thủi một mình chỉ khi có nguy cấp mới có mặt nhưng anh em lại tỵ nhau so đo tính toán tranh giành thiệt hơn của cải trong gia đình đó là bất hiếu

Thứ ba, giáo dục đạo hiếu nhằm khắc phục suy thoái đạo đức gia đình

trong xã hội hiện nay Thời gian gần đây, ở nước ta đã có khá nhiều hiện tượng xã hội bất kính, bất hiếu của con cái với cha mẹ như con cái hành hung, ngược đãi cha mẹ; chối bỏ trách nhiệm nuôi cha mẹ, đuổi cha mẹ khỏi nhà Hiện tượng ấy tuy không phổ biến nhưng gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị, thuần phong mỹ tục của đạo làm người và gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về sự xuống cấp đạo đức gia đình, xã hội Với thực trạng chữ “hiếu” thời nay, cần có những biện pháp cụ thể để ngăn chặn sự xuống cấp đó Trong điều kiện hiện nay, chúng ta cần tiếp tục khẳng định vai

trò của chữ Hiếu trong gia đình cũng như ngoài xã hội; kế thừa, phát

triển hiếu theo tinh thần Hồ Chí Minh, gắn với việc xây dựng gia đình văn hoá mới đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá xã hội và xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc Trong văn hóa Việt Nam, ý nghĩa hiếu đạo được xem là một di sản quí báu, một chất liệu sống tốt đẹp được dân tộc ta yêu chuộng và giữ gìn Ở nước ta với nền văn minh phát triển từ rất lâu, văn hoá Nho, Phật, Lão

đã ảnh hưởng sâu đậm trong xã hội Đạo Nho giáo cho rằng, hiếu thảo hay sự phụng dưỡng cha mẹ là cội nguồn của Nhân Phật giáo Việt Nam thì dạy rằng, con cái không chỉ hiếu thuận cha mẹ một ngày mà là cả đời mình Người Việt Nam theo Thiên chúa giáo cũng luôn kính hiếu với cha mẹ, tổ tiên, ngày giỗ nhiều tín đồ đến nhà thờ cầu nguyện cho hương hồn người đã khuất, họ đi đắp

mộ, đặt hoa tưởng nhớ tổ tiên Tuy có nhiều quan điểm song tựu trung lại giáo

lý của các tôn giáo Việt Nam đều khuyên dạy đề cao và hướng con người đến việc nhận thức, thể hiện lòng hiếu hạnh của mình đối với đấng sinh thành.Trong phạm vi gia đình người Việt thể hiện đạo hiếu là sự biết ơn với cha mẹ,

Trang 24

ông bà đó là công ơn sinh thành, nuôi nấng Đó là sự chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già và thờ cúng khi đã qua đời Truyền thống này đã có từ rất lâu đời, được duy trì từ đời này qua đời khác, trở thành đạo lý, tập tục, thấm sâu trong tiềm thức mỗi con người Việt Nam Đời sống ngày nay thay đổi theo hướng tiện nghi hóa, vì vậy tư tưởng con người, nhất là những con người trẻ tuổi, thường dễ bị ảnh hưởng tiêu cực khi đòi hỏi cha mẹ phải đáp ứng vật chất

và chiều theo những sở thích riêng Đất nước đang hòa nhập vào sự phát triển khoa học kĩ thuật hiện đại, cùng với sự du nhập các nền văn hóa phương Tây, liệu chúng ta có giữ được truyền thống tốt đẹp của lòng hiếu kính hay không? Phàm đã làm người, chúng ta không thể sống một cách buông thả để ngày tháng trôi qua mà không nuối tiếc Vì rằng, khi chúng ta còn hiện hữu trên cuộc đời này nghĩa là chúng ta còn phải mang ơn và có bổn phận báo ơn cha mẹ:

“ Ca dao khúc hát chứa chan Suối Nguồn Gốc Tổ tuôn tràn muôn năm Con ơi ! ghi nhớ chuyên chăm Tinh thần Đạo- Hiếu Việt Nam tinh ròng ” [ 41, tr 25 ]

1.2 Nội dung của giáo dục đạo hiếu hiện nay

Theo cội nguồn văn hóa, chữ Hiếu được hiểu theo ba nghĩa căn bản là đối xử tốt với cha mẹ, noi theo chí hướng của tổ tiên và giữ tang lễ cho đúng cách Truyền thống hiếu đạo lưu truyền đời đời Ngày nay chữ Hiếu cũng không khác mấy so với ngày xưa, vì cũng xuất phát từ tấm lòng tri ân và báo

ân (biết ơn và đền đáp ơn) cha mẹ Tuy nhiên do điều kiện, hoàn cảnh xã hội ngày nay không giống như ngày xưa, cho nên cách thể hiện lòng hiếu thảo của người con thời nay có khác người xưa

1.2.1 Giáo dục sự trân trọng, tôn quý và chăm sóc của con cái đối với đấng sinh thành

Chữ Hiếu có sẵn trong tâm thức của mỗi người, là nét đẹp trong tâm hồn con người Cho tới nay dù cuộc sống có thay đổi, đối mặt với nhiều vấn

Trang 25

đề thời hiện đại, thì ý nghĩa chữ hiếu vẫn không thay đổi Đó chính là sự tôn trọng, trân quý người sinh thành dưỡng dục ra mình, và luôn luôn suy nghĩ về trách nhiệm với những đấng sinh thành Trách nhiệm là làm sao để bậc sinh thành luôn vui mừng, yên tâm, tự hào về mình Một phần nữa là chúng ta là sự tiếp nối của ông bà, cha mẹ Nếu chúng ta sống đạo đức, tốt đẹp tức là biết bảo

vệ mình, không bị đánh mất mình trước những biến đổi của xã hội Đây cũng chính là thể hiện sự hiếu hạnh với cha mẹ Xuất phát từ tâm hiếu với cha mẹ, chúng ta có thể nhìn sâu, nhìn rộng ra ngoài xã hội để thấy được mọi người, những người cao tuổi cũng như ông bà, cha mẹ của mình Chúng ta xây dựng được mối quan hệ giữa người với người tốt đẹp trong xã hội chúng ta

Lòng tôn kính đối với cha mẹ là điều không thể thiếu ở con cái Điều này được thể hiện trước hết ở việc giữ gìn phép tắc của gia đình “kính trên, nhường dưới” Con cái phải biết cách phụng dưỡng cha mẹ Trong giao tiếp thì kính cẩn, nhẹ nhàng, lễ phép, chu đáo Nếu cha mẹ có gì sai trái không được tỏ thái độ thiếu tôn kính, mà phải lựa dịp thuận lợi mà giãi bày, “cha mẹ nói sai ngày mai thưa lại” Lòng tôn kính còn thể hiện ở chỗ, con cái luôn mong muốn điều tốt đẹp cho cha mẹ Phan Bội Châu đã dạy “những điều gì tốt, trông cha mẹ nên; những tiếng hư hèn, trông cha mẹ khỏi” Ngoài ra cách thể hiện lòng tôn kính còn ở chỗ con cái phải vâng lời cha mẹ, không sa vào

tệ nạn hư hỏng, làm ảnh hưởng đến tương lai, gây nhiều tiếng xấu cho cha

mẹ Người xưa xem Hiếu là của báu, có cha mẹ sống để báo Hiếu là niềm hạnh phúc lớn lao Vì vậy, cha mẹ ngoài niềm vui được con cái biết vâng lời, còn có niềm vui được con cái sống cùng cha mẹ để sớm hôm phụng dưỡng và

đỡ đần những khó khăn vất vả, thậm chí sẵn sàng hy sinh tính mạng để cứu cha mẹ Điều khiến cha mẹ đẹp lòng và tự hào nhất là khi con cái biết tìm cách lập thân hoặc tạo dựng nên sự nghiệp mang lại lợi ích cho gia đình và xã hội, làm cha mẹ được vẻ vang Vì vậy, học hành chăm chỉ để đỗ đạt là biểu hiện cao nhất của đạo Hiếu Đó là kết quả của sự vâng lời, lòng kính yêu cha

mẹ, là biểu hiện cụ thể của lòng biết ơn

Trang 26

Theo Nho giáo, Hiếu bao hàm nhiều yêu cầu Thứ nhất, trong gia đình,

con cái phải có trách nhiệm phụng dưỡng bố mẹ khi về già và tế tự khi bố mẹ mất Khổng Tử nói: “ Khi cha mẹ sống thì theo lễ mà phụng sự cha mẹ, khi cha mẹ chết thì theo lễ mà an táng, và khi cúng tế cũng phải theo đúng lễ ” [Trích theo 9, tr.210] Điều đó có nghĩa là phận làm con phải có hiếu với cha

mẹ không những lúc còn sống, mà cả khi cha mẹ đã mất Khổng Tử cho rằng, nuôi cha mẹ thì phải một lòng kính trọng, nếu không kính trọng thì không phải là người có hiếu, đến như giống chó, ngựa đều có người nuôi Nuôi mà không kính thì chẳng khác gì nuôi thú vật Vậy nên, nuôi cha mẹ cốt yếu nhất

là ở lòng thành kính, dẫu phải ăn gạo xấu, uống nước lã mà làm cho cha mẹ

được vui, ấy gọi là hiếu Trong năm điều Mạnh Tử cho là bất hiếu thì có đến

ba điều liên quan đến việc phụng dưỡng cha mẹ:

- Không chịu làm việc để chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ khi già yếu

- Ham mê cờ bạc, rượu chè mà quên việc nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ

- Chạy theo của cải, chỉ lo cho vợ con mà quên đi việc chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ

- Thích đàn hát, ham sắc đẹp, làm những việc làm cha mẹ bị nhục nhã

- Thích đánh nhau, tranh đấu khiến cha mẹ bị tổn thất nguy hại

Vậy, làm con trước tiên phải phụng dưỡng cha mẹ Đây được coi là yêu cầu đầu tiên đơn giản nhất của người con có hiếu Như Tuân Tử đã nói, cầm thú có cha con mà không có tình phụ tử, có giống đực giống cái mà không có nghĩa lứa đôi Dù hiếu là một đức tính bẩm sinh nhưng nếu hạt giống này của lòng Nhân không được vun xới thường xuyên thì nó sẽ bị hư hoại và có thể biến mất và nếu điều này xảy ra thì lòng Nhân sẽ bị mất đi nền tảng như cây không cội, nước không nguồn và rồi nó lại bị biến dị sang một hình thái khác Hình ảnh của những kẻ hung ác, bạo ngược trong xã hội đã phần nào chứng minh được sự thật này Họ là những người đã đánh mất đi hạt giống của hiếu hạnh, quan hệ gia đình bị rạn vỡ để rồi trở thành những tâm hồn lạc loài giữa

Trang 27

sa mạc ngông cuồng chỉ biết bám trụ vào những ốc đảo của lòng ham muốn thấp hèn, bại hoại Do vậy hiếu và Nhân không thể tách rời nhau Người có hiếu thì dễ dàng phát triển lòng Nhân mà một khi đã có Nhân thì hạnh hiếu càng sáng tỏ Chỉ khi nào con người biết bắt đầu từ sự hiếu thảo với cha mẹ,

từ sự gắn bó với thân quyến, thì người ấy mới có thể thương yêu người khác

Đó là thứ lớp thăng tiến của Nho giáo hay là lộ trình tu đạo của người Quân

tử Sách Trung Dung có viết rằng, đạo Quân tử cũng giống như đi đường xa, muốn đi ắt phải khởi sự từ gần; cũng ví như lên cao, muốn lên ắt phải bắt đầu

từ dưới thấp

Thứ hai, người con trong gia đình phải có khả năng và điều kiện để kế

tục sự nghiệp của cha Có như thế mới là nhà có phúc Mạnh Tử cho rằng:

“Bất hiếu có ba, không người nối dõi là lớn nhất” Cha có con trai thì con cũng phải có con trai, nghĩa là ông phải có cháu trai, nếu không được như thế thì bị coi là nhà vô phúc và người con trai đó bị coi là bất hiếu Tư tưởng này của Mạnh Tử về sau được Trình Di (1033-1107), một trong những nhà cách tân nổi tiếng của Nho giáo dưới thời Tống, kế thừa và cổ xúy mạnh mẽ Trình

Di cho rằng việc nối dõi như thế chính là trọng tâm của đạo làm người Có lẽ chính vì điều này mà việc hôn nhân là điều rất quan trọng trong truyền thống

Nho giáo Thông thường việc hôn nhân này gồm ba khía cạnh sau: một là, đôi

vợ chồng trẻ phải gắn bó, chung thủy và đối với họ việc ly dị là điều tối kỵ; hai là, việc cưới hỏi thường do cha mẹ hai bên đặt để Việc tìm hiểu nhau trước khi hôn nhân diễn ra của đôi vợ chồng ấy không là điều quan trọng; và

ba là, trách nhiệm và cũng là niềm tự hào của đôi vợ chồng ấy là phải sinh

con trai để tiếp nối tổ tiên Trong bối cảnh đó nếu họ không sinh được con trai thì người chồng có quyền ly dị vợ hoặc sẽ cưới thêm tỳ thiếp khác Đây là một trong những nguyên nhân phát sinh tục đa thê và là tác nhân tạo nên những đổ vỡ hạnh phúc gia đình trong xã hội ngày xưa Do quá chú trọng đến dòng dõi tông tộc, cộng với hạn chế về mặt lịch sử trong việc nhận thức về

Trang 28

sinh lý con người, Nho giáo có nhận định mang tính hà khắc, chủ quan Về phương diện tinh thần, khi cha mẹ còn ở đời, người con hiếu phải thực hiện những hoài bão mà cha mẹ trông mong, phải tiếp nối chí hướng của cha mẹ Khi cha mẹ qua đời người con phải tỏ lòng tiếc thương và lo việc cúng tế, thờ phụng chu đáo Cái chí hướng của ông cha rất quan trọng, bởi thế Khổng Tử yêu cầu “ khi cha còn sống thì quan sát chí hướng của người con, khi người cha chết thì quan sát hành vi của người con Nếu ba năm sau khi cha mất người con không thay đổi quy tắc của đạo làm con đối với cha, như vậy gọi là người con có hiếu” [ Trích theo 72, tr.115 ] Tức là phận làm con lúc cha còn sống nhất định xem cái chí hướng đó và cố gắng hoàn thành sự nghiệp mà ông cha khởi dựng Khi cha mất đi, có định thay đổi gì cũng nhất định phải đợi hết ba năm tang chế, trước là tỏ lòng hiếu kính với cha, sau là có thời gian

để định hình sự thay đổi cho cẩn thận.Sách Lễ Ký giải thích rằng sau khi một người qua đời hình phách (khí của đất) của người đó sẽ ẩn vào trong đất và hồn khí (khí của trời) sẽ về với trời và lễ tang được tổ chức để cho hai luồng khí này được dung hòa, gắn bó nhau mãi mãi Theo thời gian cách thức và nội dung của lễ nghi như thế càng ngày càng được xem trọng và đó được xem là biểu hiện của lòng hiếu thảo của người sống đối với kẻ đã khuất

Thứ ba, phận làm con trong gia đình không được phép trái lời cha mẹ Xét trong quá trình lịch sử thì chữ hiếu của đạo đức Nho giáo quả đúng như vậy Trong giai đoạn đầu của Nho giáo, quan niệm về hiếu có những nét tích

cực nhất định Ví như Khổng Tử nói, trong khi cha mẹ còn sống phận làm con chớ có đi chơi xa Nếu đi chơi đâu thì thưa trước cho cha mẹ biết Hoặc khi cha mẹ làm điều gì trái với đạo thì con cái phải dùng cách ôn hoà mà can ngăn Nếu cha mẹ không nghe thì lại tỏ lòng cung kính và hiếu thảo, rồi dần lựa cách mà nói cho cha mẹ biết lẽ phải để sửa đổi lại:

“Những điều gì tốt trông cha mẹ nên, Những điều hƣ hèn trông cha mẹ khỏi” [41, tr.10 ]

Trang 29

Đó là những nét mang tính nhân văn, nó không chỉ cần cho xã hội Nho giáo xưa mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ đạo hiếu với cha mẹ ở

xã hội hiện đại ngày nay

Thứ tư, người con có hiếu phải giữ gìn thân thể mà cha mẹ cho mình “

từ hình hài đến thửa tóc, da Nguyên do chịu của mẹ cha” [Trích theo 9, tr.12] Vì vậy, người con có hiếu sẽ biết trân trọng, giữ gìn tấm thân cha mẹ cho mình Đó cũng là lý do vì sao thầy Tăng Tử trước lúc lâm chung gọi bảo học trò mở chân tay, thân thể ra kiểm tra, thấy còn nguyên vẹn mới bảo học trò là từ đây mới yên tâm về đạo hiếu mình có bấy lâu Sau này, khi phát triển quan điểm của Khổng Tử, Mạnh Tử cho rằng: “ Trong các việc cần phụng sự thì phụng sự cha mẹ là quan trọng nhất Trong những việc phải giữ gìn thì việc giữ gìn thân thể của mình là quan trọng nhất; kẻ chẳng biết giữ gìn thân thể lại còn hủy hoại cho đến mang bệnh vướng tật thế mà lại có thể phụng sự cha mẹ chí hiếu thì không thể có được” [trích theo 72, tr.668] Cha mẹ không yêu cầu người con thực hành đạo hiếu phải hy sinh tấm thân mình càng không cho phép người con tự coi rẻ bản thân, thân thể cha mẹ cho mình, nâng niu, chăm bẵm từ tấm bé, vậy nên người con phải giữ gìn thân thế của mình, đó chính là báo hiếu

Như vậy, thực hành đạo “ hiếu” theo quan điểm của Nho giáo thay đổi tùy nơi, tùy lúc, song dù biến đổi thế nào, người con thực hiện đạo hiếu với cha mẹ phải đủ :

“ Nuôi vui, ở kính, bệnh lo

Tang thương tế cẩn sao cho trọn nghĩa” [41, tr 44]

Nghĩa là phụng dưỡng cha mẹ không phải ở chỗ, ăn no, ăn ngon mà phải tạo cho cha mẹ sự vui vẻ, thoải mái nhưng vẫn giữ đức kính, cha mẹ ốm đau phải hết lòng lo lắng, chăm sóc Khi cha mẹ qua đời phải hết lòng thương tiếc, đến ngày cúng giỗ thì phải làm cho nghiêm trang Ngoài ra, người con có hiếu phải tự biết chăm sóc bản thân, quý trọng tấm thân cha mẹ cho mình,

Trang 30

phải nuôi được chí lớn của ông cha để làm rạng danh gia tộc Nho giáo cũng cho rằng, những người con có hiếu còn là những người biết khéo tiếp nối được cái chí của cha mẹ, biết khéo noi gương được việc làm của cha mẹ, biết phân biệt để xem những cái nào hay thì theo, cái nào dở thì bỏ

Khi Phật Giáo xuất hiện ở Việt Nam thì đạo đức dân tộc và đạo đức Phật Giáo hòa quyện vào nhau như nước với sữa Do người Việt sẵn có tinh thần yêu chuộng đạo hiếu và giá trị giải thoát nên đã tiếp nhận giáo lý Phật Giáo một cách dễ dàng Làm người ai cũng mang ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ Người Phật tử Việt Nam hướng về Lễ hội Vu Lan vào ngày rằm tháng bảy mỗi năm là thực hiện một phương thức báo hiếu vốn có từ lâu đời,

và xem đó như là một tín ngưỡng truyền thống Cứ mỗi năm đến ngày rằm tháng bảy, tất cả người con Phật đều nhớ đến trách nhiệm báo ân báo hiếu đối với hai đấng sinh thành Hàng nghìn Phật tử khắp nơi cùng nhau long trọng tổ chức Đại lễ Vu Lan, nương vào uy đức ngôi Tam bảo, cầu nguyện cho Cha

Mẹ còn sống được an lạc trong chính pháp, Cha Mẹ đã qua đời siêu sinh về các cõi lành Thương cha kính mẹ được coi là truyền thống tốt đẹp lâu đời của mỗi người dân Việt Tình thương đối với Cha Mẹ luôn luôn là mối ân tình thiêng liêng nhất

Từ thuở xa xưa đến nay, tấm gương hiếu hạnh của Tôn giả Mục Kiền Liên vẫn mãi mãi soi sáng, làm thắm đượm nhân tình Sau khi thành đạt đạo quả A La Hán, ngài Mục Kiền Liên dùng thiên nhãn quan sát khắp, thấy Mẹ mình bị đọa đày làm loài quỷ đói Ngài là hàng đệ tử thần thông đệ nhất, tin rằng sẽ cứu được Mẹ qua cơn đói khát đày đọa tấm thân Ngài với hai tay cầm bát cơm xuống cõi âm dâng lên cho Mẹ Mẹ ngài cầm bát cơm vừa đưa ngang miệng, thì than ôi! Cơm hóa thành than hồng, không thể ăn được Tôn giả chính mắt chứng kiến cảnh tượng này, lòng đau khổ vô cùng Tôn giả trở về xin Phật mở lượng từ bi cứu độ Mẹ ngài Phật dạy rằng: Mẹ ông đã nhiều kiếp gieo nhơn xan tham keo kiệt, nên nay phải chịu quả báo làm loài quỷ đói Một

Trang 31

mình ông không thể cứu được Phải nhân ngày rằm tháng bảy, tổ chức cúng dường Phật và chúng Tăng trong mười phương, nhờ vào uy lực và sức chú nguyện của Phật và chúng Tăng mười phương thì mẹ ông mới có thể siêu thoát được Sau đó, Tôn giả Mục Kiền Liên vâng theo lời Phật dạy, đến ngày rằm tháng bảy đem phẩm vật đến cúng dường chúng Tăng mười phương Mẹ của Ngài nhờ uy đức phước lực của chúng Tăng và lòng chí thành chí kính của Ngài, sớm được thoát khỏi nỗi thống khổ của loài quỷ đói, siêu sinh về cõi lành

Từ đó, ngày lễ Vu Lan được tổ chức long trọng để hàng nghìn Phật tử câu hội về ngôi Tam bảo, cúng dường Đức Phật và chúng Tăng, cầu cho Cha

Mẹ còn sống được thân tâm an lạc, sau khi mạng chung được sinh về các cõi lành Có gì sung sướng bằng khi chúng ta còn Cha mẹ Mỗi khi mùa Vu Lan

về, chúng ta được cài lên áo chiếc hoa hồng tươi thắm Sự hiện hữu của Cha

Mẹ trong gia đình khác nào sự hiện hữu của các thiên thần Còn Cha còn Mẹ

là còn thiên đường của tuổi thơ Còn Cha còn Mẹ là còn Phật trong nhà Muốn đạt được tâm Phật, không gì hơn giữ gìn tâm hiếu; muốn đạt được hạnh Phật, không gì hơn giữ gìn hạnh hiếu Vì mảng lo kính thờ Phật bên ngoài mà

quên kính thờ Phật trong nhà, nên mới có câu: “Phật trong nhà không thờ, thờ Thích Ca ngoài đường.” [ 11, tr.72 ]

Có thể nói, pháp báo hiếu nay là điểm tựa tinh thần vững chắc và cũng

là nền tảng đạo đức dân tộc ta Thế Tôn người luôn dạy các hàng đệ tử rằng : Tâm hiếu là tâm phật Hạnh hiếu là hạnh phật Dư âm hiếu kính của ngài hoà quyện vào ý niệm hiếu của mỗi chúng ta Chúng ta phải làm gì để đến với tinh thần đạo hiếu Người phật tử Việt Nam hướng về lễ hội Vu Lan vào rằm tháng bảy mỗi năm thường gọi là lễ báo hiếu cha mẹ, là phương thức báo hiếu vốn có từ lâu đời Vào ngày lễ hội Vu Lan, tuỳ theo từng gia đình người ta làm lễ cúng tổ tiên và dâng thức ăn ngon cho gia đình, biếu quần áo mới đẹp

và các đồ dùng cần thiết Dù làm ăn vất vả nghèo túng đến đâu, dân chúng

Trang 32

cũng cố gắng biếu một thứ gì đó nhân ngày lễ để tỏ lòng biết ơn công sinh thành nuôi nấng, dạy dỗ của cha mẹ, làm cho cha mẹ vui lòng Chữ hiếu trong dân gian vốn có sẵn trong đời sống của con người nhưng cũng bắt nguồn từ các giáo lý về nhân sinh của Phật giáo và Nho giáo khi được truyền vào nước

ta từ thời kỳ đầu công nguyên

Ngoài ra, Đạo Công giáo cũng chú trọng về Đạo hiếu và coi đạo hiếu như nền tảng của mình Vì Đạo Công giáo quan niệm vũ trụ như một đại gia đình, trong đại gia đình đó, Đức Chúa Trời là Cha mẹ sinh ra tất cả và tất cả mọi người đều là anh em Đạo hiếu được thể hiện qua bổn phận đối với Cha trên Trời (Thượng Phụ), đối với đất nước và Giáo hội (Trung Phụ), và đối với cha mẹ dưới đất (Hạ Phụ) Chữ hiếu của người Công giáo bao gồm hiếu đối với Cha trên Trời và hiếu đối với cha mẹ sinh thành ra bản thân mình Như chúng ta đã biết, sau ba điều răn nói về bổn phận đối với Thiên Chúa, điều răn thứ tư nói về bổn phận thảo kính cha mẹ Như thế, Kinh Thánh coi hiếu thảo

là điều răn thứ nhất và quan trọng nhất trong tương quan giữa người với người Thiên Chúa muốn rằng sau Ngài, chúng ta phải tôn kính cha mẹ vì đã sinh thành và dạy cho chúng ta biết Thiên Chúa Chính Chúa Giêsu, khi đến trần gian đã nêu gương hiếu thảo cho chúng ta, cuộc sống ở trần gian của Ngài vỏn vẹn chỉ có ba mươi ba năm, nhưng Ngài đã dành ba mươi năm sống

hiếu thảo, vâng lời trong gia đình Nadaret Với cha mẹ khi cha mẹ còn sống

lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ phát xuất từ sự biết ơn đối với những bậc đã cộng tác với Thiên Chúa thông truyền cho mình sự sống, cũng như đã chăm lo nuôi dưỡng và giáo dục mình nên người Hãy hết lòng tôn trọng cha con và đừng quên những cơn đau đớn của mẹ Hãy nhớ rằng nhờ cha mẹ, con mới sinh ra Làm sao con báo đền được điều cha mẹ cho con? Cộng đồng Vaticanô II dạy rằng, con cái sẽ đáp lại công ơn cha mẹ với lòng biết ơn, tâm tình hiếu thảo và tin cậy, sẽ theo đạo làm con mà phụng dưỡng cha mẹ trong nghịch cảnh cũng như trong tuổi già cô quạnh Khi cha mẹ còn

Trang 33

sống, con cái bày tỏ lòng hiếu thảo qua việc: yêu mến, tôn kính, vâng lời, chăm sóc và giúp đỡ cha mẹ

- Yêu mến và tôn kính cha mẹ: Thiên Chúa muốn ta thật lòng yêu mến và

tôn kính cha mẹ trong tư tưởng, lời nói, việc làm

Trong tư tưởng, ta thực tình nhìn nhận cha mẹ đáng trọng kính, vì đã sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ, hướng dẫn, gây dựng hạnh phúc cuộc đời cho ta

Trong lời nói, ta lựa cách xưng hô và chuyện trò thật khiêm cung, êm

ái, không bao giờ dùng những lời nói cứng cỏi, nóng nảy đối với cha mẹ

Trong việc làm, ta năng thăm viếng, hoặc thư từ, hỏi han, bày tỏ lòng yêu mến bằng quà biếu, tìm cách làm cho cha mẹ được vui Khi lo liệu việc trọng đại, dù đã ở riêng, ta cũng nên bàn hỏi cha mẹ vì các ngài có ơn Chúa

để giúp ta Khi trưởng thành, con cái vẫn phải tôn kính cha mẹ, biết đón trước

ý muốn của các ngài, sẵn sàng bàn hỏi và chấp nhận những lời khuyến cáo đúng đắn của cha mẹ Khi không còn chung sống với cha mẹ, con cái vẫn phải tôn kính, vì lòng tôn kính này bắt nguồn từ sự kính sợ Thiên Chúa, một trong bảy ơn Chúa Thánh Thần

- Vâng lời cha mẹ: Lòng hiếu thảo được bày tỏ qua sự ngoan ngoãn và

vâng phục Hỡi con, hãy giữ lấy lời huấn dụ của cha, và đừng ruồng bỏ giáo huấn của mẹ Chúng sẽ hướng dẫn con khi con đi, canh giữ con khi con nằm, và khi con thức dậy, chúng chuyện trò với con Con ngoan mến chuộng lời cha quở mắng, kẻ nhạo báng chẳng nghe lời khiển trách Khi chưa trưởng thành, con cái phải mau mắn vâng lời cha mẹ trong tất cả những gì hợp luật

Chúa, không nên trách móc phàn nàn Hỡi những người con, hãy vâng lời cha

mẹ trong mọi sự, vì đó là đẹp lòng Chúa Ngay cả khi đã trưởng thành và dù

đã ở riêng, nếu ta có làm điều gì sai trái mà được cha mẹ nhắc nhở, cần mau mắn vâng theo Hơn nữa, người con trưởng thành cần biết đón trước điều cha

mẹ mong muốn để làm đẹp lòng cha mẹ Khi cha mẹ lâm chung, có trăn trối điều gì, con cái nên vui lòng tuân giữ Ngược lại, nếu cha mẹ có ép buộc điều

Trang 34

gì trái lương tâm, con cái nên tìm cách giãi bày để cha mẹ cảm thông, chứ không được hùa theo

- Chăm sóc và giúp đỡ cha mẹ: Phải luôn luôn giúp đỡ cha mẹ về phần

hồn và phần xác, nhất là khi các ngài già cả, ốm đau, thiếu thốn, cần tận tâm tận lực phụng dưỡng, lo thuốc thang đầy đủ, vui vẻ thăm nom sớm tối Đây là trách nhiệm của con cái Đừng vì keo kiệt, ganh tị nhau mà để cha mẹ khổ cực Phải cầu nguyện cho cha mẹ được mọi ơn lành, lo liệu cho cha mẹ được lãnh các bí tích và dọn mình chết lành

Khi cha mẹ qua đời, con cái tỏ lòng hiếu kính bằng cách lo an táng chu đáo, cầu nguyện và xin lễ cho cha mẹ Anh chị em cần hoà thuận yêu thương nhau, noi gương cha mẹ để nên lành nên thánh Không những cầu nguyện cho cha mẹ, con cái còn xin cha mẹ cầu nguyện cho mình trước mặt Chúa, như khi còn sống, các ngài vẫn cầu nguyện cho mình Hội Thánh Công giáo đón nhận việc thờ cúng ông bà như thế nào? Hội Thánh nhìn nhận đó là một hình thức tốt đẹp để bày tỏ lòng tưởng nhớ công ơn tiền nhân Hội Thánh khuyến khích các tín hữu phát huy những tinh hoa trong văn hoá dân tộc Tuy nhiên cần loại trừ những hình thức trái ngược với giáo lý Công giáo

Xã hội hiện nay đang có những biến đổi hết sức sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội và văn hóa, do đó kéo theo nhiều biến đổi về gia đình

và đạo đức gia đình Hình thức gia đình truyền thống “tam, tứ đại đồng đường” có xu hướng thu hẹp lại nhường chỗ cho gia đình hạt nhân Gia đình hạt nhân thường tập trung nhiều ở các khu đô thị, khu công nghiệp đáp ứng nhu cầu và nhịp sống của xã hội hiện đại Hầu như các gia đình trí thức, viên chức nhà nước, công nhân công nghiệp, bộ đội, công an… đều là gia đình hạt nhân Tuy nhiên các gia đình hạt nhân vẫn có những nét đặc trưng của gia đình truyền thống Các thành viên trong gia đình vẫn nhận được sự quan tâm chăm sóc của đại gia đình Dù ở riêng hay ở xa, các thành viên trong gia đình hạt nhân vẫn hướng về gia đình truyền thống ở quê hương Những ngày lễ tết,

Trang 35

ngày hội làng, ngày nghỉ, họ thường về quê thăm ông bà, cha mẹ, cô dì, chú bác, hương khói phụng thờ tổ tiên, báo công với quê cha đất tổ

Trong hoàn cảnh xã hội ngày nay, cuộc sống luôn vội vàng bận rộn, vì thế con cháu thường gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện bổn phận với ông bà cha mẹ, chẳng hạn như không có nhiều thời gian gần gũi chăm nom săn sóc ông bà cha mẹ, không trực tiếp nuôi dưỡng, phụng sự ông bà cha mẹ (có trường hợp phải thuê người chăm sóc, con cháu không có thời gian để thường xuyên tự tay chăm sóc, có trường hợp gởi ông bà cha mẹ vào viện dưỡng lão), vì hoàn cảnh sống, làm việc mà phải cách xa ông bà cha mẹ Tuy nhiên, mỗi người nên cố gắng dành thời gian gần gũi ông bà cha mẹ để ông bà cha mẹ không cảm thấy cô đơn buồn tủi, cần nên để ông bà cha mẹ tham dự vào việc dạy dỗ con cháu làm cho ông bà cha mẹ cảm thấy mình còn là người hữu ích, và cũng để ông bà cha mẹ có niềm vui khi gần gũi con cháu Khi ở

xa ông bà cha mẹ, nên thường xuyên gởi thư hoặc gọi điện thoại thăm hỏi sức khỏe và đời sống của ông bà cha mẹ Lúc về già có người thích sống với con cháu, có người thích sống ở viện dưỡng lão với những người già khác để sớm hôm bầu bạn, hoặc sống ở một cảnh chùa thanh tĩnh nào đó, vì thế nên tùy tâm nguyện của ông bà cha mẹ mà con cháu làm theo để ông bà cha mẹ vui lòng Đó

là hiếu khi cha mẹ còn sống Sau khi cha mẹ qua đời, lòng hiếu thảo được thể hiện qua việc phụng thờ và tưởng nhớ Tấm lòng người xưa đối với ông bà cha

mẹ đã khuất thể hiện qua câu: “Kính như tại” có nghĩa là kính như đang còn sống Phụng thờ để tưởng nhớ và nhắc nhở cho nhau công đức, ân nghĩa sinh thành dưỡng dục của ông bà cha mẹ Hàng năm cúng giỗ để tưởng nhớ và để bày

tỏ lòng biết ơn Đối với xã hội ngày nay, có người cho rằng những việc làm này không thiết thực nhưng thật sự nó có giá trị rất lớn về mặt tinh thần

1.2.2 Giáo dục đạo hiếu theo tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một di sản vô giá, đó là tư tưởng của Người, trong đó có tư tưởng về đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh là

Trang 36

người nêu một tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán

bộ, đảng viên và nhân dân Theo Hồ Chí Minh những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức cách mạng Việt Nam là trung với nước hiếu với dân Đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối các phẩm chất khác Từ khái niệm cũ "trung với vua, hiếu với cha mẹ" trong đạo đức truyền thống của

xã hội phong kiến phương Đông, Hồ Chí Minh đưa vào đó một nội dung mới, phản ánh đạo đức ngày nay cao rộng hơn là “Trung với nước hiếu với dân”

Đó là một cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức Trung với nước hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng Câu nói đó của Người vừa là lời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị-đạo đức cho mỗi người Việt Nam không phải chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng trước mắt, mà còn lâu dài về sau

Từ Trung, Hiếu của đạo Nho, Bác Hồ tiếp thu, kế thừa và phát triển lên thành phạm trù mới của đạo đức cách mạng: Trung với nước, Hiếu với dân

Có lúc Bác còn dạy: Trung với Đảng, Hiếu với dân Thực chất Nước và Đảng trong lời dạy của Bác được hiểu là một Bởi vì, Đảng là người lãnh đạo, người đại diện cho dân, cho nước; ngoài lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, Đảng ta không có lợi ích nào khác Đảng là đạo đức, là văn minh; là trí tuệ của đất nước trong quá trình phát triển của Trung với nước, Hiếu với dân Bác dạy, ngày xưa, hiếu với dân là chỉ hiếu với cha mẹ mình, ngày nay, hiếu với dân, là tôn trọng nhân dân, phục vụ nhân dân, trong đó có cha mẹ mình Chữ Hiếu của đạo đức mới có nội hàm rộng hơn, nhân văn hơn Chữ Trung và chữ Hiếu của đạo đức mới, quan hệ biện chứng với nhau, bởi vì nước là nước của dân

và dân là dân của nước; khác với quan niệm phong kiến trước đây, nước là nước của vua chúa, cho nên dân cũng là dân của vua, còn theo quan niệm đạo

Trang 37

đức mới, dân là người chủ của nước, dân là chủ Trung với nước, là trung thành với sự nghiệp dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước Trung với nước cũng có nghĩa là hiếu với dân trong thực hiện mục tiêu của Đảng: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Hiếu với dân là phải gắn bó với nhân dân, gần gũi nhân dân, dựa vào dân, nắm vững dân tình, dân tâm, nâng cao dân trí, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, để dân tin, dân yêu,

điều đó tất yếu sẽ dẫn tới: Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong Trung với nước - Hiếu với dân là phẩm chất hàng đầu của

người cách mạng Song, ở mỗi con người, trong mỗi hoàn cảnh khác nhau, ở mỗi vị trí khác nhau cần phải hiểu thấu đáo phạm trù trung và hiếu này Trong chiến tranh vệ quốc, khi Tổ quốc lâm nguy, khi kẻ thù thực hiện âm mưu và hành động cướp nước, giày xéo quê hương, thì mỗi người thực hiện Trung với nước - Hiếu với dân là sẵn sàng gia nhập lực lượng vũ trang, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân Trong xây dựng đất nước hiện nay, cũng rất cần thiết cần có sự hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và sự bình yên của nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng, đồng thời vô cùng cần thiết là sự cống hiến trong

sự nghiệp dựng xây đất nước Mỗi người có một vị trí xã hội khác nhau, cùng

có cái chung là Trung với nước - Hiếu với dân, nhưng biểu hiện bằng hành vi

cụ thể trong từng nhiệm vụ cụ thể có sự khác nhau Trong một cơ quan, tổ chức, đơn vị, trung với nước, hiếu với dân của cơ quan, tổ chức đơn vị đó phải là sự đoàn kết chặt chẽ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, sử dụng tiết kiệm các nguồn chi phí; quan hệ tốt với các cơ quan tổ chức khác và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, có lý,

có tình những đòi hỏi chính đáng của quần chúng nhân dân Đối với những cán bộ, công chức giải quyết các công việc liên quan trực tiếp đến các yêu cầu, các thủ tục hành chính, các lợi ích của công dân phải có tinh thần, trách nhiệm cao Điều gì chưa đáp ứng được cho người dân, phải lo lắng, ghi nhớ,

Trang 38

day dứt và quan tâm, coi những lợi ích chính đáng của dân như lợi ích chính đáng của mình Điều gì dân chưa hiểu, chưa làm đủ thì giải thích cặn kẽ, chỉ

rõ từng điều, từng nơi đi, nơi đến để dân giải quyết Dân đến với cơ quan công quyền, hay đại diện cơ quan đến với dân phải có thái độ vui vẻ, cởi mở, làm hết việc chứ không chỉ làm hết giờ làm việc Giải quyết công việc liên quan đến những tranh chấp của dân phải hết sức công tâm, công bằng, không

vì bà con dòng họ hoặc vì quà cáp, biếu xén, chén chú, chén anh mà bao che,

du di, vụ lợi… Những cán bộ, những cơ quan liên quan đến những quyết sách tác động vào đời sống xã hội, phải cân nhắc cái lợi của quyết sách, cái bất lợi của quyết sách khi liên quan đến đời sống, đến việc làm, đến miếng cơm, manh áo của dân Bác Hồ đã dạy: Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh Suy cho cùng, một quyết sách trước hết phải là một quyết sách đạo đức, khi giải quyết bất kỳ một công việc

gì liên quan đến lợi ích của nhân dân phải có đức… cái Đức được biểu hiện từ thái độ, phong cách cho đến cử chỉ, hành vi Trung với nước, Hiếu với dân là phạm trù gốc của đạo đức cách mạng, là trách nhiệm đối với công việc, là quan hệ đối với dân, là sự tự tu dưỡng đối với bản thân người cách mạng Trong quan hệ lợi ích, Bác luôn luôn căn dặn, là người cán bộ, đảng viên, phải biết đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân Nói Hiếu với dân không có nghĩa là không Hiếu với cha mẹ mà Hiếu với dân trong đó có cha mẹ mình Người cách mạng mà không có Hiếu với cha mẹ mình thì cũng không thể Hiếu với dân được Muốn Hiếu với cha mẹ, với dân phải tu thân (tu dưỡng đạo đức) “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” là lời răn dạy của người xưa, nhưng có sức sống bền vững răn dạy cho con người hôm nay và mai sau

Trang 39

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Tóm lại, Hiếu là bổn phận làm con mà cũng là đạo làm người Chữ hiếu

về bản chất phải xuất phát từ tình cảm của con người Trước hết, phải xuất phát từ tình cảm yêu thương, quan tâm, trách nhiệm và cách giáo dục của cha

mẹ đối với con cái Giúp con cái thẩm thấu, cảm nhận và trân trọng những giá trị đích thực của mối quan hệ huyết thống Nếu như chữ hiếu thời xưa mang nặng tính áp đặt, lễ nghi thái quá và cực đoan, thì chữ hiếu thời hiện đại cần đi sâu vào gốc rễ, xây dựng tình cảm trong gia đình dựa trên tinh thần bình đẳng

và dân chủ, sẻ chia, tâm lý Nhiều gia đình nuôi dạy con tử tế nên con hiếu đễ với cha mẹ Hiếu lễ với cha mẹ không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi người con Hành động hiếu thảo thể hiện qua hai phương diện: Phương diện vật chất và phương diện tinh thần Hiếuvốn là một nội dung

quan trọng của đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam, đó là: "Nết đầu trong trăm nết” Về phương diện vật chất, tùy điều kiện, hoàn cảnh mà nuôi

dưỡng, chăm lo săn sóc cho cha mẹ: cơm nước, áo quần, thuốc men khi đau

ốm … Về phương diện tinh thần, luôn tỏ lòng kính yêu cha mẹ, sống tốt, biết lo cho bản thân và gia đình, trở thành người hữu ích cho xã hội để cha

mẹ yên tâm và tự hào, không làm cho cha mẹ buồn lòng, không làm cho cha mẹ tủi hổ vì những việc sai trái, tội lỗi Người Việt Nam rất coi trọng chữ hiếu theo đạo lý của ông bà ta xưa, chữ hiếu ở đây không chỉ đơn thuần là việc chăm sóc khi cha mẹ đau yếu, nghi lễ khi tang ma mà cả trong hành động, nghe theo lời khuyên bảo đúng đắn hàng ngày của cha mẹ, không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình dòng tộc, làm rạng danh cho gia đình bằng sự thành công trong học tập và sự nghiệp Người con chí hiếu thực hành hiếu đạo theo lời cha mẹ dạy, ngoài những việc làm trên còn cần phải biết hướng cha mẹ tu thân, hành thiện, quy y Phật pháp để xây dựng hạnh phúc cho đời này và đời sau

Trang 40

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA GIÁO

DỤC ĐẠO HIẾU Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

2.1 Thực trạng giáo dục đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay

2.1.1 Những thành tựu đạt được trong giáo dục đạo hiếu hiện nay

Thời đại chúng ta ngày nay, dù khoa học có tiến bộ thế nào, con người có văn minh đến đâu, dù con cái có làm nên chức vị cao tột đỉnh của xã hội, thì chữ Hiếu của con cháu đối với cha mẹ, ông bà vẫn là thước đo phẩm chất đạo đức giá trị của con người Nhưng hiện nay, chúng ta không chỉ Hiếu thảo với cha mẹ mà còn Hiếu với nước, Hiếu với dân Bởi vậy giáo dục đạo hiếu là công việc của toàn xã hội nước ta hiện nay

Thứ nhất, về phía xã hội trong pháp luật hiện hành, có thể tìm thấy các

quy định liên quan đến chữ hiếu như: trong Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng chống Bạo lực gia đình, Bộ luật Hình sự và các văn bản pháp luật khác

có liên quan… Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ghi nhận những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình, trong đó quy định, con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà Con cái phải có nghĩa vụ kính trọng,

và chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ khi còn sống, bằng tấm lòng thực tâm, dù nghèo túng bao nhiêu cũng phải lo cho cha mẹ, mong cha mẹ sống lâu để đền đáp công ơn xuất phát từ thâm tâm, tự nguyện Về đạo lý, cha mẹ là người mang nặng đẻ đau, chăm sóc nuôi nấng con cái từ nhỏ đến lớn khôn, là tấm gương cho con trong mọi lĩnh vực điều đó có ý nghĩa rất quan trọng cho việc thành công hay thất bại của các con trong cuộc đời Chính vì thế, khi cha mẹ già yếu, con cái phải có trách nhiệm, nghĩa vụ chăm sóc và phụng dưỡng cha

mẹ Khoản 2 Điều 36 cũng quy định, con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu tàn tật; trong trường

Ngày đăng: 07/07/2015, 09:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Minh Anh (2005), “Tư tưởng Nho giáo về gia đình và việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay”. Tạp chí Triết học, số 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Nho giáo về gia đình và việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay”. "Tạp chí Triết học
Tác giả: Minh Anh
Năm: 2005
2. Ban tư tưởng – Văn hóa Trung ương (1998), Tài liệu nghiên cứu các nghị quyết hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII, Nxb Chính Trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu nghiên cứu các nghị quyết hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII
Tác giả: Ban tư tưởng – Văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính Trị quốc gia
Năm: 1998
3. Ban tư tưởng – Văn hóa Trung ương (2002), Tài liệu nghiên cứu các nghị quyết hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX, Nxb Chính Trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu nghiên cứu các nghị quyết hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX
Tác giả: Ban tư tưởng – Văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính Trị quốc gia
Năm: 2002
4. Ban tư tưởng – Văn hóa Trung ương (2002),Văn hóa với thanh niên, thanh niên với văn hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa với thanh niên, thanh niên với văn hóa
Tác giả: Ban tư tưởng – Văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
5. Ban tư tưởng – Văn hóa Trung ương (2003), Tài liệu nghiên cứu các nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX, Nxb Chính Trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu nghiên cứu các nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX
Tác giả: Ban tư tưởng – Văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính Trị quốc gia
Năm: 2003
6. Đỗ Tuyết Bảo (2000), “ Đạo đức với phát triển con người và xã hội”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, (11) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức với phát triển con người và xã hội”, "Tạp chí nghiên cứu giáo dục
Tác giả: Đỗ Tuyết Bảo
Năm: 2000
7. Phan Kế Bính (1999), Việt Nam phong tục. Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam phong tục
Tác giả: Phan Kế Bính
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 1999
8. Đoàn Trung Còn (2010), Tứ Thƣ: Đại Học – Trung Dung – Luận Ngữ - Mạnh Tử, Nxb Thuận Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Tứ Thƣ: Đại Học – Trung Dung – Luận Ngữ - Mạnh Tử
Tác giả: Đoàn Trung Còn
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 2010
9. Đoàn Trung Còn, Chuyện đức Khổng Tử, Nxb văn hóa thông tin 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyện đức Khổng Tử
Nhà XB: Nxb văn hóa thông tin 1996
10. Nguyễn Duy Cần (1992), Lão Tử tinh hoa, Nxb TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lão Tử tinh hoa
Tác giả: Nguyễn Duy Cần
Nhà XB: Nxb TP. Hồ Chí Minh
Năm: 1992
11. Nguyễn Duy Cần (1992), Phật học tinh hoa, Nxb TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phật học tinh hoa
Tác giả: Nguyễn Duy Cần
Nhà XB: Nxb TP. Hồ Chí Minh
Năm: 1992
12. Thích Minh Châu ( giới thiệu ) nhiều tác giả (1995) Đạo đức học Phật giáo, Viện nghiên cứu Phật học ấn hành Sách, tạp chí
Tiêu đề: ) Đạo đức học Phật giáo
13. Nguyễn Thiện Chí (2004), Những đặc điểm truyền thống của con người Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đặc điểm truyền thống của con người Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Tác giả: Nguyễn Thiện Chí
Năm: 2004
14. Nguyễn Trọng Chuẩn – Nguyễn Văn Huyên (2002) , Giá trị truyền thống trước những thách thức toàn cầu hóa , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị truyền thống trước những thách thức toàn cầu hóa
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
15. Nguyễn Trọng Chuẩn – Nguyễn Văn Phúc ( đồng chủ biên, 2003 ), Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
16. Nguyễn Khắc Chương, Nguyễn Thị Yến Phương (2005), Đạo đức học, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức học
Tác giả: Nguyễn Khắc Chương, Nguyễn Thị Yến Phương
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
Năm: 2005
17. Dương Văn Duyên, Tập bài giảng Đạo đức học Mác – Lênin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dương Văn Duyên
18. Thành Duy (2002) “ Vai trò của văn hóa đạo đức trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Tạp chí Triết học, (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của văn hóa đạo đức trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, "Tạp chí Triết học
19. Vũ Trọng Dung ( chủ biên, 2005 ), Giáo trình Đạo đức học Mác – Lênin ( hệ cử nhân chính trị ), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Đạo đức học Mác – Lênin
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị
20. Quang Đạm, Nho giáo xƣa và nay, Nxb Văn hóa, HN 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nho giáo xƣa và nay
Nhà XB: Nxb Văn hóa

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w