hợp với điều kiện hiện nay
Những nội dung của đạo đức gia đình ngày nay cần phải kế thừa những quy tắc truyền thống, như tôn kính, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ, đề cao việc tu dưỡng bản thân, xây dựng gia đình hạnh phúc. Đồng thời, trong nội dung đạo đức gia đình cũng cẩn tiếp thu những phẩm chất đạo đức tiến bộ, như tư tưởng bình đẳng, công bằng, chính trực, tình nghĩa, tự do kết hôn, hôn nhân một vợ một chồng. Như vậy, rõ ràng là trong nội dung của đạo đức gia đình, chúng ta phản đối những phong tục lạc hậu, như thói gả bán hôn nhân, trọng nam khinh nữ, đa thê, đồng thời cũng không chấp nhận hiện tượng nam nữ chung sống không kết hôn, ly hôn không chính đáng.
Thứ nhất, xây dựng hệ thống đạo đức gia đình tiến bộ, lành mạnh cần phải chống sự xâm nhập của chủ nghĩa sùng bái tiền - vàng, chủ nghĩa cá nhân, tự do tình dục hay không chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ, người già cả, ốm đau trong gia đình. Đồng thời với việc tăng cường công tác giáo đục đạo đức ở gia đình và trong nhà trường, chúng ta còn phải tạo ra một môi trường
xã hội thuận lợi cho việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống. Bởi lẽ, các giá trị đạo đức truyền thống là của cả cộng đồng dân tộc, nhưng chủ thể gắn liền với truyền thống đó lại là các cá nhân, các nhóm, các tập thể lớn, nhỏ trong cộng đồng dân tộc, nên khi các giá trị đạo đức truyền thống ấy biểu hiện ra một cách không đồng đều giữa các cá nhân, các nhóm hay tập thể thì chúng cũng được phát huy hay suy thoái một cách không đồng đều như vậy. Sự không đồng đều đó là do điều kiện sinh tồn, hoàn cảnh sống của các cá nhân, các nhóm hay tập thể trong cộng đồng không phải lúc nào cũng giống nhau. Chính vì vậy, chúng ta phải quan tâm đến điều kiện sinh tồn, hoàn cảnh sống của các cá nhân, các nhóm hay tập thể trong cộng đồng mới có thể phát huy được các giá trị đạo đức truyền thống hoặc "nuôi dưỡng" các mầm mống đạo đức tốt đẹp mới xuất hiện.
Giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc chính là làm phong phú nội dung của các giá trị đạo đức truyền thống ấy trong thời đại mới, đem sức mạnh của chúng phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Khi nói rằng một giá trị đạo đức truyền thống nào đó của dân tộc đã được giữ gìn cho đến ngày nay thì trong sự duy trì này đã bao hàm sự biến đổi. Nhưng sự biến đổi này là theo hướng làm phong phú thêm nội đung của giá trị đạo đức truyền thống trong điều kiện lịch sử mới của xã hội. Điều đó có nghĩa là, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc được thẩm định, đánh giá lại và phát triển trong điều kiện mới. Chẳng hạn, ở nước ta hiện nay, giá trị đạo đức truyền thống như lòng yêu nước vẫn tiếp tục phát triển nhưng nó đã được bổ sung thêm và gắn liền với tinh thần yêu chủ nghĩa xã hội và tinh thần quốc tế vô sản. Đây không phải chỉ là sự gắn bó có tính hình thức mà thực sự đã làm biến đổi nội đung của tinh thẩn yêu nước, khiến nó vượt qua những hạn chế của lòng yêu nước truyền thống trước đây. Chính vì vậy, việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống phải có sự gắn kết với việc tiếp thu những tinh hoa đạo đức của thời đại, của nhân loại. Coi sự kết
hợp này như một giải pháp mang tính định hướng, chúng ta không chỉ phải chọn lọc, thẩm định các sản phẩm văn hoá nước ngoài trước khi du nhập vào Việt Nam, mà còn phải làm rõ ý nghĩa thời đại, giá trị trường tồn của các giá trị đạo đức truyền thống.
Thứ hai, tiếp tục giáo dục, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa
truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam gắn với xây dựng những giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển, từ đó đề cao trách nhiệm của mỗi gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng nhân cách cho mỗi thành viên trong gia đình. Giáo dục văn hóa gia đình là xây dựng con người Việt Nam với những phẩm chất cao quý theo nội dung Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc”, có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới… có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước.
Thứ ba, chú trọng các biện pháp nhằm duy trì và nâng cao chất lượng
phong trào xây dựng gia đình văn hóa và nội dung các tiêu chí công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, tránh xu hướng chạy theo thành tích, phản ánh không thực chất phong trào và chất lượng gia đình văn hóa. Các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa phải phù hợp và có ý nghĩa thiết thực với đời sống của nhân dân, công tác bình xét danh hiệu gia đình văn hóa phải được tiến hành theo tiêu chí thống nhất, trên nguyên tắc công bằng, dân chủ, đáp ứng được nguyện vọng, tâm tư, tình cảm, tạo được sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng các mô hình gia đình văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa với những giá trị mới tiên tiến cần tiếp thu và dự báo những biến đổi về gia đình trong thời kỳ mới, đề xuất hướng giải quyết những thách thức trong lĩnh vực gia đình. Đây cũng là một trong những
yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của phong trào xây dựng gia đình văn hóa. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Như Thanh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản của Đảng, Nhà nước về công tác gia đình. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình bằng các hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp đã tạo bước chuyển biến tích cực, nâng cao nhận thức người dân về vấn đề bình đẳng giới, các hành vi và cách phòng ngừa bạo lực gia đình, nâng cao trách nhiệm của từng thành viên gia đình trong việc gìn giữ, phát huy, xây dựng các giá trị đạo đức, lối sống, đáp ứng yêu cầu xây dựng gia đình Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.
Sau hơn 3 năm thực hiện Đề án “Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010-2020” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Như Thanh tỉnh Thanh Hóa đã nhân rộng mô hình câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững tại 6 xã với 29 câu lạc bộ, mỗi câu lạc bộ có từ 25 đến 30 thành viên tham gia, duy trì sinh hoạt 2 tháng/lần. Thông qua các mô hình, câu lạc bộ, cuộc họp thôn, xóm để tuyên truyền các chính sách liên quan đến việc xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, phát triển bền vững; giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức, lối sống, cách ứng xử trong gia đình; vai trò, vị trí, ý nghĩa của đạo đức, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp trong gia đình; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Bình đẳng giới; Luật Hôn nhân và gia đình. Không những thế, các câu lạc bộ còn là nơi để các thành viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển kinh tế gia đình, nuôi dạy con cái, chăm sóc phụng dưỡng ông bà, cha mẹ... Qua đó, kịp thời phát hiện những dấu hiệu vi phạm về đạo đức, lối sống của các thành viên trong gia đình, những tư tưởng lệch lạc, sai trái làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình; phê phán lối sống thực dụng, ích kỷ; ngăn chặn các tệ nạn xã hội...
Song song với đẩy mạnh công tác truyền thông, các địa phương còn lồng ghép nội dung tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình vào các phong trào do các tổ chức, đoàn thể phát động như: Nuôi con khỏe, dạy con ngoan; ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo; gia đình, dòng họ hiếu học; gia đình nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo; xây dựng xã nông thôn mới... Đặc biệt là phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mà trọng tâm là xây dựng gia đình văn hóa, làng, bản, khu phố văn hóa. Đến nay, tỷ lệ gia đình văn hóa toàn huyện đạt 67,5%.[ 80 ].
Thứ tƣ, phải có sự đầu tư về kinh phí, nguồn lực cho phong trào xây
dựng gia đình văn hóa kết hợp với phương châm xã hội hóa, tạo nền tảng cho sự phát triển chung của toàn xã hội. Thường xuyên tổng kết, sơ kết phong trào xây dựng gia đình văn hóa, đánh giá kết quả phấn đấu xây dựng gia đình văn hóa từng giai đoạn kết hợp với các phong trào khác để đạt được hiệu quả thiết thực, đồng thời rút ra được những bài học kinh nghiệm từ việc tổ chức thành công Hội nghị biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc các cấp và Hội nghị toàn quốc (tổ chức tại Hà Nội vào quý III năm 2007) nhằm tôn vinh, nhân rộng điển hình các gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc để nêu gương cho toàn xã hội. Đồng thời đưa hoạt động này thành định kỳ thường xuyên của các cấp từ trung ương đến địa phương.
Thứ năm, phải thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng, cung cấp kiến thức
văn hóa gia đình và nội dung công tác xây dựng gia đình văn hóa cho cán bộ chỉ đạo hướng dẫn phong trào xây dựng gia đình văn hóa các cấp, nhằm trang bị kiến thức xây dựng gia đình văn hóa trong đời sống xã hội hiện đại để cập nhật trước yêu cầu đổi mới của thời đại và có định hướng hướng dẫn nhân dân thực hiện lâu dài.