Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một di sản vô giá, đó là tư tưởng của Người, trong đó có tư tưởng về đạo đức. Chủ tịch Hồ Chí Minh là
người nêu một tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Theo Hồ Chí Minh những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức cách mạng Việt Nam là trung với nước hiếu với dân. Đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối các phẩm chất khác. Từ khái niệm cũ "trung với vua, hiếu với cha mẹ" trong đạo đức truyền thống của xã hội phong kiến phương Đông, Hồ Chí Minh đưa vào đó một nội dung mới, phản ánh đạo đức ngày nay cao rộng hơn là “Trung với nước hiếu với dân”. Đó là một cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức. Trung với nước hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Câu nói đó của Người vừa là lời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị-đạo đức cho mỗi người Việt Nam không phải chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng trước mắt, mà còn lâu dài về sau.
Từ Trung, Hiếu của đạo Nho, Bác Hồ tiếp thu, kế thừa và phát triển lên thành phạm trù mới của đạo đức cách mạng: Trung với nước, Hiếu với dân. Có lúc Bác còn dạy: Trung với Đảng, Hiếu với dân. Thực chất Nước và Đảng trong lời dạy của Bác được hiểu là một. Bởi vì, Đảng là người lãnh đạo, người đại diện cho dân, cho nước; ngoài lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, Đảng ta không có lợi ích nào khác. Đảng là đạo đức, là văn minh; là trí tuệ của đất nước trong quá trình phát triển của Trung với nước, Hiếu với dân. Bác dạy, ngày xưa, hiếu với dân là chỉ hiếu với cha mẹ mình, ngày nay, hiếu với dân, là tôn trọng nhân dân, phục vụ nhân dân, trong đó có cha mẹ mình. Chữ Hiếu của đạo đức mới có nội hàm rộng hơn, nhân văn hơn. Chữ Trung và chữ Hiếu của đạo đức mới, quan hệ biện chứng với nhau, bởi vì nước là nước của dân và dân là dân của nước; khác với quan niệm phong kiến trước đây, nước là nước của vua chúa, cho nên dân cũng là dân của vua, còn theo quan niệm đạo
đức mới, dân là người chủ của nước, dân là chủ. Trung với nước, là trung thành với sự nghiệp dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước. Trung với nước cũng có nghĩa là hiếu với dân trong thực hiện mục tiêu của Đảng: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hiếu với dân là phải gắn bó với nhân dân, gần gũi nhân dân, dựa vào dân, nắm vững dân tình, dân tâm, nâng cao dân trí, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, để dân tin, dân yêu, điều đó tất yếu sẽ dẫn tới: Dễ mƣời lần không dân cũng chịu, khó trăm lần
dân liệu cũng xong. Trung với nước - Hiếu với dân là phẩm chất hàng đầu của
người cách mạng. Song, ở mỗi con người, trong mỗi hoàn cảnh khác nhau, ở mỗi vị trí khác nhau cần phải hiểu thấu đáo phạm trù trung và hiếu này. Trong chiến tranh vệ quốc, khi Tổ quốc lâm nguy, khi kẻ thù thực hiện âm mưu và hành động cướp nước, giày xéo quê hương, thì mỗi người thực hiện Trung với nước - Hiếu với dân là sẵn sàng gia nhập lực lượng vũ trang, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân. Trong xây dựng đất nước hiện nay, cũng rất cần thiết cần có sự hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và sự bình yên của nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng, đồng thời vô cùng cần thiết là sự cống hiến trong sự nghiệp dựng xây đất nước. Mỗi người có một vị trí xã hội khác nhau, cùng có cái chung là Trung với nước - Hiếu với dân, nhưng biểu hiện bằng hành vi cụ thể trong từng nhiệm vụ cụ thể có sự khác nhau. Trong một cơ quan, tổ chức, đơn vị, trung với nước, hiếu với dân của cơ quan, tổ chức đơn vị đó phải là sự đoàn kết chặt chẽ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, sử dụng tiết kiệm các nguồn chi phí; quan hệ tốt với các cơ quan tổ chức khác và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, có lý, có tình những đòi hỏi chính đáng của quần chúng nhân dân. Đối với những cán bộ, công chức giải quyết các công việc liên quan trực tiếp đến các yêu cầu, các thủ tục hành chính, các lợi ích của công dân phải có tinh thần, trách nhiệm cao. Điều gì chưa đáp ứng được cho người dân, phải lo lắng, ghi nhớ,
day dứt và quan tâm, coi những lợi ích chính đáng của dân như lợi ích chính đáng của mình. Điều gì dân chưa hiểu, chưa làm đủ thì giải thích cặn kẽ, chỉ rõ từng điều, từng nơi đi, nơi đến để dân giải quyết. Dân đến với cơ quan công quyền, hay đại diện cơ quan đến với dân phải có thái độ vui vẻ, cởi mở, làm hết việc chứ không chỉ làm hết giờ làm việc. Giải quyết công việc liên quan đến những tranh chấp của dân phải hết sức công tâm, công bằng, không vì bà con dòng họ hoặc vì quà cáp, biếu xén, chén chú, chén anh mà bao che, du di, vụ lợi… Những cán bộ, những cơ quan liên quan đến những quyết sách tác động vào đời sống xã hội, phải cân nhắc cái lợi của quyết sách, cái bất lợi của quyết sách khi liên quan đến đời sống, đến việc làm, đến miếng cơm, manh áo của dân. Bác Hồ đã dạy: Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh. Suy cho cùng, một quyết sách trước hết phải là một quyết sách đạo đức, khi giải quyết bất kỳ một công việc gì liên quan đến lợi ích của nhân dân phải có đức… cái Đức được biểu hiện từ thái độ, phong cách cho đến cử chỉ, hành vi. Trung với nước, Hiếu với dân là phạm trù gốc của đạo đức cách mạng, là trách nhiệm đối với công việc, là quan hệ đối với dân, là sự tự tu dưỡng đối với bản thân người cách mạng. Trong quan hệ lợi ích, Bác luôn luôn căn dặn, là người cán bộ, đảng viên, phải biết đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân. Nói Hiếu với dân không có nghĩa là không Hiếu với cha mẹ mà Hiếu với dân trong đó có cha mẹ mình. Người cách mạng mà không có Hiếu với cha mẹ mình thì cũng không thể Hiếu với dân được. Muốn Hiếu với cha mẹ, với dân phải tu thân (tu dưỡng đạo đức). “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” là lời răn dạy của người xưa, nhưng có sức sống bền vững răn dạy cho con người hôm nay và mai sau.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
.
Tóm lại, Hiếu là bổn phận làm con mà cũng là đạo làm người. Chữ hiếu về bản chất phải xuất phát từ tình cảm của con người. Trước hết, phải xuất phát từ tình cảm yêu thương, quan tâm, trách nhiệm và cách giáo dục của cha mẹ đối với con cái. Giúp con cái thẩm thấu, cảm nhận và trân trọng những giá trị đích thực của mối quan hệ huyết thống. Nếu như chữ hiếu thời xưa mang nặng tính áp đặt, lễ nghi thái quá và cực đoan, thì chữ hiếu thời hiện đại cần đi sâu vào gốc rễ, xây dựng tình cảm trong gia đình dựa trên tinh thần bình đẳng và dân chủ, sẻ chia, tâm lý. Nhiều gia đình nuôi dạy con tử tế nên con hiếu đễ với cha mẹ. Hiếu lễ với cha mẹ không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi người con. Hành động hiếu thảo thể hiện qua hai phương diện: Phương diện vật chất và phương diện tinh thần. Hiếuvốn là một nội dung quan trọng của đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam, đó là: "Nết đầu trong
trăm nết”. Về phương diện vật chất, tùy điều kiện, hoàn cảnh mà nuôi
dưỡng, chăm lo săn sóc cho cha mẹ: cơm nước, áo quần, thuốc men khi đau ốm … Về phương diện tinh thần, luôn tỏ lòng kính yêu cha mẹ, sống tốt, biết lo cho bản thân và gia đình, trở thành người hữu ích cho xã hội để cha mẹ yên tâm và tự hào, không làm cho cha mẹ buồn lòng, không làm cho cha mẹ tủi hổ vì những việc sai trái, tội lỗi. Người Việt Nam rất coi trọng chữ hiếu theo đạo lý của ông bà ta xưa, chữ hiếu ở đây không chỉ đơn thuần là việc chăm sóc khi cha mẹ đau yếu, nghi lễ khi tang ma... mà cả trong hành động, nghe theo lời khuyên bảo đúng đắn hàng ngày của cha mẹ, không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình dòng tộc, làm rạng danh cho gia đình bằng sự thành công trong học tập và sự nghiệp. Người con chí hiếu thực hành hiếu đạo theo lời cha mẹ dạy, ngoài những việc làm trên còn cần phải biết hướng cha mẹ tu thân, hành thiện, quy y Phật pháp để xây dựng hạnh phúc cho đời này và đời sau.
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA GIÁO
DỤC ĐẠO HIẾU Ở NƯỚC TA HIỆN NAY