Vấn đề dinh dưỡng của trẻ em trên báo chí Việt Nam

120 736 0
Vấn đề dinh dưỡng của trẻ em trên báo chí Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN CẤN THỊ QUỲNH TRANG VẤN ĐỀ DINH DƢỠNG CỦA TRẺ EM TRÊN BÁO CHÍ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN CẤN THỊ QUỲNH TRANG VẤN ĐỀ DINH DƢỠNG CỦA TRẺ EM TRÊN BÁO CHÍ VIỆT NAM Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí Mã số: 60.32.01.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Quý Phương HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả Cấn Thị Quỳnh Trang LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Quý Phương, là người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn các Thầy cô và các cán bộ trong khoa Báo chí đã cung cấp cho tôi những kiến thức chuyên môn quý báu, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất trong suốt thời gian tôi học tập và thực hành ở Khoa. Tôi cũng xin cảm ơn Phòng sau đại học, Trường Đại học Khoa Xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện cho tôi có thời gian hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, người thân và bạn bè, những người đã luôn ở bên cạnh cổ vũ, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Cấn Thị Quỳnh Trang MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DINH DƢỠNG TRẺ EM VÀ VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ DINH DƢỠNG TRẺ EM 9 1.1. Các khái niệm 9 1.2. Khái quát về dinh dưỡng trẻ em và thực tiễn tại Việt Nam 12 1.3. Vai trò của báo chí đối với công tác chăm sóc dinh dưỡng của trẻ em 22 1.4. Thực trạng thông tin trên báo chí về dinh dưỡng trẻ em 31 CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT VẤN ĐỀ DINH DƢỠNG CỦA TRẺ EM TRÊN BÁO CHÍ VIỆT NAM HIỆN NAY 39 2.1. Các tờ báo khảo sát 39 2.2. Nội dung vấn đề dinh dưỡng của trẻ em trên các báo khảo sát 43 2.3. Hình thức thể hiện 62 2.4. Phản hồi của công chúng về hiệu quả tuyên truyền của các tờ báo khảo sát 70 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRONG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN DINH DƢỠNG TRẺ EM 84 3.1. Những đóng góp tích cực của báo chí đối với công tác tuyên truyền dinh dưỡng cho trẻ em 84 3.2. Một số hạn chế trong công tác tuyên truyền dinh dưỡng cho trẻ em trên báo chí 89 3.3. Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền dinh dưỡng cho trẻ em trên báo chí 91 KẾT LUẬN 99 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BYT Bộ Y tế FAO Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc VDDQG Viện Dinh dưỡng Quốc gia UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc WHO Tổ chức Y tế thế giới CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa KHCN Khoa học công nghệ VSANTTP Vệ sinh an toàn thực phẩm DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN Bảng 2.1 Nội dung vấn đề dinh dưỡng trẻ em độc giả quan tâm 71 Bảng 2.2 Mức độ thường xuyên quan tâm về thông tin dinh dưỡng trẻ em 73 Bảng 2.3 Đánh giá của công chúng về tin, bài có thông tin dinh dưỡng trẻ em 75 Bảng 2.4 Kết quả độ tin cậy về vấn đề tuyên truyền dinh dưỡng trẻ em trên báo 75 Bảng 2.5 Đánh giá của công chúng về hiệu quả thông tin dinh dưỡng trẻ em của 03 tờ báo khảo sát 77 Bảng 2.6 Vấn đề dinh dưỡng trẻ em trong tương lai 78 Bảng 2.7 Giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền về dinh dưỡng trẻ em 79 Bảng 2.8 Chất lượng nội dung tuyên truyền trên các báo khảo sát 80 Bảng 2.9 Cách thể hiện tin, bài trên các báo khảo sát 81 Bảng 2.10. Hình thức tuyên truyền trên các báo khảo sát 81 Biểu đồ 2.1 Nội dung tuyên truyền về dinh dưỡng trẻ em trên các báo khảo sát 72 Biểu đồ 2.2 Đánh giá của công chúng về tần xuất xuất hiện thông tin dinh dưỡng trẻ em trên các tờ báo khảo sát 72 Biểu đồ 2.3 Mức độ thường xuyên quan tâm về thông tin dinh dưỡng trẻ em 74 Biểu đồ 2.4 Đánh giá của công chúng về tính cập nhật của thông tin dinh dưỡng trẻ em trên 03 tờ báo khảo sát 76 Biểu đồ 2.5 Thay đổi hình thức tuyên truyền trên các báo khảo sát 82 1 MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, kinh tế của Việt Nam tăng trưởng nhanh, hội nhập quốc tế sâu rộng và ứng dụng các thành tựu khoa học thực phẩm dinh dưỡng đã góp phần cải thiện đời sống và tạo sự thuận lợi cho việc tiếp cận thông tin, kiến thức về sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ em. Hầu hết các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001-2010 đã đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Tại kỳ họp thường niên lần thứ 35 của Ủy ban thường trực về Dinh Dưỡng Liên hợp quốc tổ chức tại Hà Nội (3/2008), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đa ̃ đánh giá Việt Nam là một trong số ít các quốc gia đạt mức giảm suy dinh dưỡng tre ̉ em gần với Mục tiêu Thiên niên kỷ. Có thể khẳng định, để đạt được những kết quả trên có sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan báo chí, tuyên truyền tới đông đảo người dân, các cấp chính quyền, giúp họ hiểu tình hình dinh dưỡng trẻ em và các vấn đề liên quan dến dinh dưỡng, cách làm ra sao, chỉ ra những khó khăn cần tháo gỡ, những bất cập cần giải quyết…. Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em đã được triển khai liên tục và rộng rãi trong hơn 10 năm qua trên đài truyền hình Việt Nam. Các thông điệp phòng, chống suy dinh dưỡng được phát thường xuyên 3 lần/tuần (thứ 2, thứ 4 và thứ 7) trên sóng truyền hình của đài VTV1, VTV3, HTV9, truyền hình huế, VTV5 (kênh truyền hình bằng tiếng dân tộc). Các chương trình phổ biến kiến thức Phòng chống suy dinh dưỡng Trẻ em trên VTV2 cũng được phát sóng định kỳ hàng tháng.Đài tiếng nói Việt Nam/ (trung ương/ tỉnh-thành phố) với chuyên mục hướng dẫn nuôi trẻ/phòng, chống suy dinh dưỡng bằng tiếng dân tộc vẫn tiếp tục được duy trì triển khai liên tục trong các năm qua. Bên cạnh việc duy trì đều đặn thông tin 2 trên sóng phát thanh, việc tập trung giáo dục truyền thông trong ngày vi chất dinh dưỡng và tuần lễ dinh dưỡng và phát triển cũng được trú trọng. Đối với báo in, theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Y tế, chuyên mục dinh dưỡng đã được đăng thường xuyên trên báo Sức khoẻ và Đời sống. Chương trình Phòng chống suy dinh dưỡng Trẻ em cùng với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia đã cấp báo miễn phí đến 100% số trạm y tế xã trong cả nước từ năm 2005. Báo in đã ra đời những tờ báo chuyên biệt dành cho các bậc cha mẹ tìm hiểu về trẻ, trong đó các vấn đề về dinh dưỡng trẻ em chiếm vị trí trung tâm như tạp chí Mẹ và bé, Mẹ yêu bé, Gia đình và trẻ em ……Các bài viết về hoạt động Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em và các kiến thức dinh dưỡng đã được chuyển tải rất đa dạng trên các báo, tạp chí từ trung ương đến địa phương. Có thể nói, chưa bao giờ những vấn đề dinh dưỡng của trẻ em lại chiếm nhiều diện tích, thời lượng trên báo chí như hiện nay. Mặc dù đa ̣ t đươ ̣ c các thành tựu đa ́ ng ghi nhâ ̣ n tro ng thời gian qua nhưng Việt Nam vẫn phải đương đầu với những thách thức lớn về dinh dưỡng. Trong khi tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi vẫn còn ở mức cao thì tình trạng thừa cân - béo phì và một số bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng đang có xu hướng gia tăng, đó là gánh nặng kép về dinh dưỡng. Do vậy, triển khai các hoạt động truyền thông đại chúng với các loại hình, phương thức, nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng nhằm nâng cao hiểu biết và thực hành dinh dưỡng hợp lý đặc biệt là phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi, khống chế thừa cân - béo phì và các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng cho mọi tầng lớp nhân dân. Đẩy mạnh công tác truyền thông trên báo chí nhằm nâng cao kiến thức về tầm quan trọng của công tác dinh dưỡng đối với sự phát 3 triển toàn diện về tầm vóc, thể chất và trí tuệ của trẻ em đang là đòi hỏi bức thiết của xã hội. Báo chí với tư cách là công cụ tuyên truyền đắc lực các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tuy đã có những đóng góp đáng kể trong việc tuyên truyền vấn đề dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam hiện nay, cung cấp những kiến thức phòng chống suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì, vệ sinh an toàn thực phẩm, những thành tựu về y học trong công tác dinh dưỡng cho trẻ em, cảnh báo những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em có liên quan đến dinh dưỡng… Nhưng bên cạnh những vấn đề tích cực, đạt hiệu quả cao còn có những vấn đề về dinh dưỡng trẻ em không mang tính khoa học ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của người dân về dinh dưỡng cho trẻ hoặc chưa có cách thông tin đạt hiệu quả. Xuất phát từ những điều nêu trên, tác giả lựa chọn: "Vấn đề dinh dưỡng của trẻ em trên báo chí Việt Nam" - Khảo sát Báo Sức khỏe và Đời sống, Thanh niên, Tạp chí Mẹ và bé từ 1/2012 đến 12/2013, làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Báo chí của mình. Song để nghiên cứu vấn đề này đòi hỏi phải khảo sát, nghiên cứu hoạt động của nhiều tờ báo trong các giai đoạn khác nhau của thực tiễn. Trong những điều kiện và những yêu cầu thực tế của một luận văn, tôi chỉ xin thực hiện việc nghiên cứu đề tài này ở ba tờ báo (Sức khỏe và Đời sống, Thanh niên, Tạp chí Mẹ và bé) và chỉ xin giới hạn ở một khoảng thời gian nhất định (1/2012 đến 12/2013). Do vậy, đề tài của luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Báo chí có tên là: " Vấn đề dinh dưỡng của trẻ em trên báo chí Việt Nam " (Khảo sát Báo Sức khỏe và Đời sống, Thanh niên, Tạp chí Mẹ và bé từ 1/2012 đến 12/2013). 4 II. Tình hình nghiên cứu đề tài Thực tế ở Việt Nam trong những năm qua đã cho thấy vẫn còn thiếu rất nhiều các công trình nghiên cứu lí luận cho những vấn đề cụ thể như tuyên truyền về dinh dưỡng cho trẻ em, mặc dù những tài liệu mang tính chất nghiên cứu lí luận chung về dinh dưỡng cho trẻ em có rất nhiều. Ví dụ như: Dinh dưỡng dành cho trẻ em của tác giả William H. Dietz, biên dịch: Lưu Văn Hy; Dinh dưỡng cho trẻ nhỏ của tác giả Nguyễn Thị Hoa; Giáo trình dinh dưỡng trẻ em của bác sĩ Bùi Thuý Ái (ch.b.); Dinh dưỡng cho trẻ của tác giả Đỗ Thanh Loan … đã đề cập đến những vấn đề thuộc về dinh dưỡng cho trẻ em theo lứa tuổi, tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với trẻ em, những hướng dẫn dinh dưỡng toàn diện cho trẻ em từ sơ sinh, chập chững biết đi cho đến tuổi thiếu niên. Trong những năm gần đây, các vấn đề về sức khỏe con người được truyền thông phản ánh ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của người dân. Một số luận văn nghiên cứu về mối liên hệ này như: “Báo chí với việc tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên” luận văn của Trần Thanh Huyền (2005), luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận của sức khỏe sinh sản và chăm sóc sức khỏe sinh sản, trong đó đặc biệt quan tâm tới những vấn đề có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản vị thành niên, phân tích và tìm ra nguyên nhân, giải pháp đóng góp cho việc tuyên truyền giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên trên báo chí hiện nay; “Thông tin sức khỏe trên báo chí Việt Nam hiện nay - Vấn đề và thảo luận” luận văn của Bùi Thị Thu Thủy (2010), luận văn khái quát hóa và chuẩn hóa hệ thống lý luận về lí thuyết kênh, chương trình truyền thông chuyên biệt và nhu cầu của công chúng chuyên biệt đối với vấn đề thông tin sức khỏe. Cung cấp một bức tranh toàn cảnh về tình hình thông tin sức khoẻ trên báo chí hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả truyền thông; “Thông tin y tế – sức khoẻ trên [...]... vấn đề dinh dưỡng trẻ em Chương 2: Khảo sát vấn đề dinh dưỡng của trẻ em trên báo chí Việt Nam hiện nay Chương 3: Một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền dinh dưỡng trẻ em 8 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DINH DƢỠNG TRẺ EM VÀ VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ DINH DƢỠNG TRẺ EM 1.1 Các khái niệm 1.1.1 Dinh dưỡng Con người là một thực thể sống, nhưng sự sống của con người... luật của Việt Nam coi là chưa thành niên 10 Các giáo trình dinh dưỡng trẻ em cũng quy định cụ thể độ tuổi dinh dưỡng trẻ em từ sơ sinh đến 18 tuổi Vậy, luận văn sẽ đề cập đến vấn đề dinh dưỡng trẻ em trong lứa tuổi từ sơ sinh đến 18 tuổi Lựa chọn lứa tuổi dinh dưỡng như vậy phù hợp với các quy định của quốc tế cũng như các giáo trình dinh dưỡng đang được giảng dạy hiện nay 1.1.3 Dinh dưỡng của trẻ em Dinh. .. số lý luận về dinh dưỡng trẻ em và về vai trò của báo chí Việt Nam trong việc tuyên truyền, phản ánh về lĩnh vực này Bên cạnh đó, luận văn khảo sát có hệ thống các cách thức tuyên truyền, phản ánh về vấn đề dinh dưỡng của trẻ em, làm rõ vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền về vấn đề dinh dưỡng của trẻ em Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn chỉ ra những thành công và hạn chế của các tờ báo khảo sát nhằm... vậy, dinh dưỡng hợp lý là vấn đề vô cùng quan trọng đối với sức khỏe trẻ em Việc cung cấp đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng cho cơ thể trẻ em là rất cần thiết 1.2 Khái quát về dinh dƣỡng trẻ em và thực tiễn tại Việt Nam: 1.2.1 Vấn đề dinh dưỡng trong quyền được chăm sóc của trẻ em: Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta, công tác bảo vệ, giáo dục và chăm sóc trẻ em luôn được coi trọng Việt Nam. .. của báo chí trong công tác truyền thông dinh dưỡng trẻ em trên báo chí Việt Nam hiện nay; - Rút ra những bài học kinh nghiệm, ý kiến đề xuất cũng như những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác truyền thông dinh dưỡng trẻ em trên báo in riêng và báo chí nói chung 5 IV Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: thông tin dinh dưỡng trẻ em. .. công tác chăm sóc trẻ em Đồng thời báo chí là kênh thông tin quan trọng giúp thực hiện công tác chăm sóc dinh dưỡng trẻ em đạt hiệu quả, đúng hướng Nội dung thông tin về vấn đề dinh dưỡng trên báo chí tập trung: Thứ nhất, tuyên truyền chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành Y tế về vấn đề dinh dưỡng của trẻ em; Thứ hai, tuyên truyền các mô hình chăm sóc dinh dưỡng trẻ em đang được triển khai, thí điểm,... loại báo chí, không mang những đặc điểm của thể loại báo chí mà chỉ là một dạng chuyển tải thông tin đặc biệt của báo chí nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng về thông tin của công chúng Vai trò thông tin tư vấn, chỉ dẫn của báo chí đối với vấn đề dinh dưỡng trẻ em tập trung vào những thông tin chuyên biệt về dinh dưỡng dành cho trẻ em thông tin kèm theo những gợi ý, chỉ dẫn, tư vấn về dinh dưỡng. .. xuất bản Giáo dục và cuốn “Giáo trình dinh dưỡng trẻ em Nhà xuất bản Đại học Quốc gia đều chia vấn đề dinh dưỡng cho trẻ em theo các nhóm tuổi: Dinh dưỡng trẻ em dưới 1 tuổi: dinh dưỡng của trẻ dưới 1 tuổi có ý nghĩa quan trọng tới sức khỏe và cả quá trình phát triển của trẻ Trẻ dưới 1 tuổi có sự phát triển rất nhanh, nên cần đáp ứng cho trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng về protein, lipit, gluxit, các vitamin... đến suốt đời Vậy, Dinh dưỡng trẻ em nghiên cứu ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể trẻ em và xác định nhu cầu về các chất dinh dưỡng đó, nhằm giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, phòng tránh các bệnh do dinh dưỡng không hợp lý gây nên”[11, tr.7] Dinh dưỡng trẻ em theo sách Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm” của Nhà xuất bản Y học năm 2004, “Giáo trình dinh dưỡng trẻ em Nhà xuất bản Giáo... dinh dưỡng cho trẻ em từ đó dẫn đến thay đổi hành vi thực hành dinh dưỡng theo hướng tích cực 1.3.2 Tư vấn chỉ dẫn về dinh dưỡng trẻ em Chỉ dẫn, tư vấn trên báo chí là hình thức chuyển tải thông tin đặc biệt của báo chí, qua đó, người làm báo tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi thông tin có tính định hướng với công chúng nhằm hỗ trợ họ giải quyết một vấn đề nhất định Tư vấn, chỉ dẫn trên báo chí không phải . báo chí đối với công tác chăm sóc dinh dưỡng của trẻ em 22 1.4. Thực trạng thông tin trên báo chí về dinh dưỡng trẻ em 31 CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT VẤN ĐỀ DINH DƢỠNG CỦA TRẺ EM TRÊN BÁO CHÍ VIỆT NAM. về vấn đề dinh dưỡng của trẻ em trên báo chí Việt Nam. VI. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Ý nghĩa lý luận: Luận văn làm rõ một số lý luận về dinh dưỡng trẻ em và về vai trò của báo chí Việt Nam. chí đối với vấn đề dinh dưỡng trẻ em Chương 2: Khảo sát vấn đề dinh dưỡng của trẻ em trên báo chí Việt Nam hiện nay Chương 3: Một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò của báo chí trong công tác

Ngày đăng: 06/07/2015, 23:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan