Hình thức thể hiện

Một phần của tài liệu Vấn đề dinh dưỡng của trẻ em trên báo chí Việt Nam (Trang 68)

Theo lý luận báo chí: “Hình thức của tác phẩm báo chí đó là một hệ thống tổ chức các yếu tố nội dung thành một chỉnh thể thống nhất và toàn bộ những phương tiện, biện pháp nhằm thể hiện nội dung. Trong tác phẩm báo chí có thể thấy các yếu tố hình thức chính như: thể loại, ngôn ngữ….”[23, tr 19].

Với cách thức tiếp cận như vậy, luận văn xem xét các tác phẩm báo chí ở các báo khảo sát trên các bình diện sau:

2.3.1. Thể loại tiêu biểu sử dụng trên báo

“Đối với người làm báo thì việc nắm chắc lý luận về thể loại là điều quan trọng, bởi vì lý luận thể loại sẽ là công cụ giúp cho họ biết sử dụng những tư liệu cần thiết, vừa đủ để xây dựng một tác phẩm báo chí. Mặt khác, khi một

63

tác phẩm thực hiện đúng theo yêu cầu của thể loại thì sẽ tăng thêm tính hấp dẫn đối với người đọc, và như vậy khả năng tác động của tác phẩm sẽ tăng lên, mang hiệu quả tốt hơn trong công tác tuyên truyền, cổ động và tổ chức”[25, tr9].

Sự phân chia thể loại có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng nhìn chung các tác giả chia theo 3 nhóm cơ bản.

Nhóm thông tấn bao gồm: Tin, tường thuật, phỏng vấn, ghi nhanh với đặc điểm thiên về phản ánh.

Nhóm chính luận gồm: xã luận, bình luận, chuyên luận….

Nhóm ký mang đậm chất văn học gồm có: phóng sự, ký chân dung, ký chính luận, nhật ký phóng viên…

Tuy nhiên sự phân chia này cũng chỉ mang tính tương đối. Thể loại báo chí ngày nay có sự chuyên môn hóa về thông tin, nhưng cách thể hiện mang đặc thù xã hội hiện đại; thời sự hơn, đa dạng hơn, và nhìn vấn đề trên nhiều góc độ hơn…

Các báo, tạp chí trong diện khảo sát đều có đối tượng độc giả đặc trưng, vì vậy mỗi tờ báo cũng có chiến lược sử dụng thể loại khác nhau để thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra từ đó tạo ra phong cách riêng của từng tờ báo.

Đối với báo trong diện khảo sát những thể loại được sử dụng nhiều nhất là phóng sự, tin, bài báo, bài phỏng vấn, ảnh. Trong đó báo Thanh Niên loại bài báo, tin, phóng sự chiếm tỷ lệ đáng kể. Báo Sức khỏe và đời sống loại bài báo, tin, phóng sự và phỏng vấn. Với Tạp chí Mẹ và bé thể loại phỏng vấn, bài báo, ảnh được sử dụng thường xuyên.

64

Theo khảo sát cho thấy, số lượng bài báo về dinh dưỡng trẻ em trên báo Thanh Niên chiếm tỷ lệ thấp hơn so với Báo Sức khỏe và đời sống, Tạp chí Mẹ và bé.

Tin, bài báo và phỏng vấn là thể loại mà các báo trong diện khảo sát sử dụng và đan dày nhất.

- Tin: Thể loại tin thường được phân bố hầu khắp các trang báo. Tùy

theo cách trình bày của mỗi báo có sự khác nhau nhưng nhìn chung, các dạng tin hay dùng là tin vắn, tin ngắn, tin tổng hợp, tin sâu, điểm tin. Cũng bởi đặc thù của tin là mang tính thời sự, nhanh nhậy nhất trong các thể loại giúp chuyển tải được nội dung mang tính chất thông báo nhất .

Tin được đăng tải trên các báo Thanh Niên, Khoa học và Đời sống, Tạp chí mẹ và bé thường là tin hội nghị, phát động phong trào. Tin mang tính chất thông báo về một số chủ trương, chính sách liên quan đến các chủ trương về dinh dưỡng trẻ em như: Suy dinh dưỡng và thiếu vi chất: 2 vấn đề lớn của trẻ em [1, số 37, ngày 5/3/2013], Đảm bảo an ninh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm [1, số 162, ngày 10/10/2013]. Tin mang tính chất hoạt động ở khắp nơi trên đất nước như: Họp báo hưởng ứng Tuần lễ Dinh dưỡng và phát triển [1, số 168, ngày 20/10/2012], Sơn Tây phấn đấu giảm 2% trẻ suy dinh dưỡng ở nhóm mầm non mẫu giáo [1, số 10, ngày 17/1/2012], Thực trạng dinh dưỡng trẻ em đô thị Việt Nam [34, số 92, tháng 10/2013].

- Bài báo: “Là một trong những thể loại có tính lịch sử lâu đời nhất của báo chí. Có thể nói nó là cội nguồn, là cơ sở cho việc hình thành và phát triển một số thể loại báo chí…”[32, tr127]. Đây là thể loại được các báo trong diện khảo sát sử dụng nhiều hơn cả. Chính việc sử dụng thể loại báo chí này đã giúp cho các báo đăng tải được một cách toàn diện tình hình dinh dưỡng trẻ em Việt Nam, giúp các báo tuyên truyền được thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ

65

em, thực trạng gia tăng tình trạng thừa cân béo phì và các bệnh không lây liên quan đến dinh dưỡng, những vấn đề đặt ra cho các bậc phụ huynh chăm sóc con để cân bằng dinh dưỡng, qua đó cũng chỉ ra những khó khăn vướng mắc cần phải cải thiện và khắc phục.

Các báo trong diện khảo sát đều trú trọng đến việc phổ biến kiến thức cơ bản về dinh dưỡng: Thiếu sắt, trẻ yếu[1, số 203, ngày 20/12/2013], DHA: Cùng con khôn lớn [2, số 107, ngày 17/4/2013], Dị ứng sữa ở trẻ [34, số 65, tháng 7/2012], Nguy cơ béo phì và các biện pháp phòng ngừa [34, số 81, tháng 11/2012], Có sự khác nhau cơ bản là nếu báo Sức khỏe và Đời sống, Bao thanh Niên thường tập trung vào những khó khăn, thực trạng còn tồn tại của công tác dinh dưỡng: Sai lầm hay mắc trong chăm sóc trẻ [1, số 10, ngày 17/1/2013], Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em không chỉ là thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ [1, số 193, ngày 3/12/2013], Khống chế sự gia tăng trẻ béo phì ở các đô thị lớn: Khó hay dễ?[2, số 162, ngày 10/10/2013], Bỏ quên dinh dưỡng tuổi học đường [2, số 327, ngày 22/11/2012] thì Tạp chí mẹ và bé lại đi vào tuyên truyền các điển hình về chăm sóc con: Bùi Việt Bằng, thầy võ nuôi con [34, số 76, tháng 6/2012],...

Phỏng vấn: Là thể loại cũng được sử dụng đều trên các báo trong diện khảo sát tuy số lượng không bằng bài báo và tin. “Phỏng vấn là một kỹ năng nghề nghiệp nhằm khai thác tài liệu cho tác phẩm báo chí. Nó là cuộc đối thoại giữa nhà báo với nguồn tin – tức là người trực tiếp tham gia, người chứng kiến sự kiện, người có trách nhiệm về công tác xã hội hoặc đơn thuần chỉ là những người có tính chất đại diện cho dư luận xã hội”[12, tr97].

Với phỏng vấn các báo tập trung vào phỏng vấn các chuyên gia về dinh dưỡng. Trong vấn đề an toàn thực phẩm dành cho trẻ em, báo Thanh niên đưa đến độc giả cuộc phỏng vấn với ông Enda Ryan, Tổng giám đốc Mead Jonson

66

Việt Nam. Bài phỏng vấn đã làm rõ hơn chất lượng của các loại sữa kém chất lượng ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào đến sức khỏe và an toàn của trẻ sơ sinh. Đưa ra lời khuyên hữu ích cho các bậc cha mẹ trong việc lựa chọn sữa an toàn cho con mình.

Còn Tạp chí Mẹ và bé lại lồng ghép vấn đề dinh dưỡng vào các bài phỏng vấn gương cha mẹ nuôi dạy con tốt. Ví dụ bài phỏng vấn MC Huyền Châu “Các con chính là động lực lớn nhất của Châu” [34, số 89 tháng 7/2013], chị đưa ra kinh nghiệm chăm sóc con khi chú ý bổ sung thêm dinh dưỡng và vitamin bằng cách cho con uống sữa, ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước; bài phỏng vấn hoa khôi thể thao Trần Thị Quỳnh “Gia đình chắp cánh cho tôi” [34, số 86 tháng 4/2013], chị chia sẻ từ tháng thứ 4 đã cho con uống nước hoa quả, tháng thứ 5 ăn bột gạo, tháng thứ 6 cho bé tiếp cận hoa quả và cá xay nhuyễn….. Mặc dù các bài phỏng vấn này không đi sâu vào vấn đề dinh dưỡng, nhưng đã mang lại cho độc giả cái nhìn chân thực nhất về nhiều cách khác nhau trong chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ của các bà mẹ hiện nay.

2.3.2. Ngôn ngữ:

Để chuyển tải nội dung thông tin đa dạng và phong phú trên mặt báo chúng ta chỉ có mô ̣t phương tiê ̣n gần như duy nhất đó là ngôn ngữ. Ngôn ngữ khi được kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ chính văn và và ngôn ngữ thông tin phi văn tự sẽ tạo cho các tin bài luôn chính xác, cô đo ̣ng, súc tích và không kém phần sinh động.

Để nói đến mă ̣t hình thức trên 3 báo khảo sát trong năm 2012 và 2013 về (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

yếu tố ngôn ngữ thì tác giả chỉ xét đến ngôn ngữ tít báo, thuật ngữ khoa học và ngôn ngữ thông tin phi văn tự .

67

Tùy từng thể loại và đối tượng tác động mà các bài viết trên các báo khảo sát sử dụng ngôn ngữ tít báo cho phù hợp, vì thế tạo được sự linh hoạt, sinh động cần thiết.

Ba tờ báo khảo sát đều sử dụng các con số để đặt tít báo nhằm nhấn ma ̣nh, gây ấn tượng , ví dụ trong “Phấn đấu gảm 2% trẻ suy dinh dƣỡng ở nhóm

mầm non mẫu giáo” [1, số 10, 17/1/2013], “1 hộp sữa chua – 1 bữa ăn phụ hợp lý cho trẻ” [1, số 111, 13/7/2012], “7 cảnh báo về nguy cơ mắc bệnh tiểu đƣờng ở trẻ” [34, số 90, tháng 8/2013], …; Sử dụng nhiều dấu câu trong

đặt tít, đặc biệt cả 3 báo đều hay đă ̣t ra những câu hỏi, ví dụ “Ăn nhiều liệu

có khỏe” [2, số 169, 16/6/2013], “Thiếu chất gây bệnh gì ở da” [1, số 102,

12/4/2013],... Có những tít gây ấn tượng mạnh đối với độc giả ngay khi cầm

tờ báo trên tay. Chẳng ha ̣n như tít bài báo “Mẹ tốt bụng, cả nhà…bụng tốt”

[2, số 141, 21/5/2013], “Đau đầu vì bé…không chịu ăn” [1, số 102, 12/4/2013]..

Tít trên ba báo khảo sát trung bình từ 7 đến 8 chữ/tít, đặc biệt các bài báo viết về dinh dưỡng trẻ em không có tít nào quá dài. Tít dài nhất cũng chỉ 14 đến 15 chữ, ví dụ “Sai lầm của việc ép trẻ dùng sản phẩm dinh dƣỡng

năng lƣợng cao” [1, số 96, 9/12/2013], Viết về vấn đề dinh dưỡng của trẻ em các báo khảo sát đăng tít báo rất ngắn, chỉ 4-5 chữ nhưng la ̣i ta ̣o hiê ̣u quả

thông tin cao và gây ấn tư ợng mạnh đối với độc giả . Ví dụ như :Nhật ký

“cuộc chiến” bữa ăn[2, số 134, 14/5/2013], “Thiếu sắt, trẻ yếu!” [1, số 203, 20/12/2013]…

Ngôn ngữ thông tin phi văn tự

Thông tin phi văn tự là những thông tin trên báo chí không đăng tải dướ i dạng văn tự mà là dạng đồ hình như : ảnh, tranh minh ho ̣a , biểu bảng, đồ thi ̣, sơ đồ, bản đồ, ... Báo chí hiện đại rất trú trọng đến bảng biểu, đồ họa và thực

68

tế cho thấy thông tin bằng đồ ho ̣a đã tạo ra hiệu ứng tích cực cho người đọc. Thông tin đồ ho ̣a có khả năng diễn đạt chi tiết, sắp xếp hài hòa có ý đồ về nô ̣i dung và hình thức, giúp người tiếp nhận thông tin nhanh , dễ hiểu, dễ nhớ, ấn tượng và đă ̣c biê ̣t tiết kiê ̣m đáng kể diê ̣n tích mă ̣t báo.

Trong các loa ̣i thông tin phi văn tự thì yếu tố ảnh có mô ̣t vi ̣ trí hết sức quan trọng trên tờ báo . Với vai trò thông tin bằng hình , ảnh được đăng tải trên các báo khảo sát dưới hai hình thức ảnh độc lập và ảnh minh họa, kèm theo ảnh là những lời chú thích hoặc lời bình hết sức ngắn gọn. Thực tế khảo sát cho thấy, ảnh đã hỗ trợ cho bài viết những bằng chứng sống đô ̣ng , tạo cho độc giả hứng thú, làm độc giả có cảm giác như chính mình đang được chứng kiến sự kiê ̣n. Hiệu quả thông tin mà ảnh mang lại là các tin, bài trên báo trở nên hấp dẫn, sinh động và đáng tin cậy hơn Ảnh đăng trên các số báo của Thanh niên và Sức khỏe& Đời sống trong 2 năm 2012-2013 chủ yếu là ảnh đen trắng. Trong khi đó ảnh đăng trên tạp chí Mẹ và Bé trong 2 năm 2012-2013 hoàn toàn là ảnh mầu.

Trên cả 3 tờ báo khảo sat, ảnh của bài “đinh” có kích cỡ lớn , nổi bâ ̣t trên cả trang nhất của tờ báo , còn các ảnh khác được sử dụng với kích cỡ vừa và nhỏ tùy theo mức độ quan trọng của thông tin phản ánh.

Vấn đề dinh dưỡng của trẻ em có nội dung mang tính chất vừa khô khan mang nhiều hình ảnh hội nghị, hình ảnh tĩnh về các sản phẩm nghiên cứu khoa học… Đồng thời vấn đề dinh dưỡng cũng có nội dung mang tính thưởng thức thì hình ảnh rất sinh động, bắt mắt như các hình ảnh về sinh hoạt hàng ngày của trẻ… Tuy nhiên, qua khảo sát vì có quá nhiều hình ảnh chỉ mang tính minh họa, không hỗ trợ nhiều cho bài viết nên dẫn đến việc những bức ảnh được sử dụng trong bài thường mang tính nghệ thuật không cao. Mặc dù vậy, ảnh được sử dụng trong các tin bài về vấn đề dinh dưỡng của trẻ em trên

69

các báo khảo sát trong năm 2012 và 2013 vẫn được chú thích rõ ràng, ăn nhâ ̣p với nô ̣i dung của bài báo, nó nhằm mục đích “tôn” nô ̣i dung của bài báo. Tiêu biểu như ảnh trong bài “Khống chế sự gia tăng trẻ béo phì ở các đô thị lớn:

Khó hay dễ?” [2, số 162, 10/10/2013], bức ảnh cho thấy một lớp học thể dục

của một trường tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh. Nhìn vào bức ảnh độc giả thấy ngay một lớp học có đến 2/3 số học sinh bị béo phì, chú thích của bức ảnh “Trẻ béo phì gia tăng nhanh ở các đô thị lớn”. Có thể thấy bức ảnh và chú thích trong bài báo này đã chuyển tải thông tin mà bài báo muốn nói.

Tuy nhiên vấn đề dinh dưỡng trẻ em mang nhiều nội dung có tính thưởng thức nên các báo diện khảo sát đưa quá nhiều hình ảnh chỉ mang tính minh họa. Nhiêu bức ảnh không đem đến mô ̣t giá tri ̣ thông tin nào cho ba ̣n đo ̣c mà

chỉ mang tính chất trang trí cho tờ báo bắt mắt. Ví dụ bài báo Dinh dƣỡng

cho trẻ dƣới góc độ y học cổ truyền [2, số 247, 3,9/2012], kèm theo hình ảnh “Người mẹ đang bế con” không một dòng chú thích. Một bức ảnh không những không ăn nhập với nội dung bài viết, không chứa đựng giá trị thông tin, mà nó còn làm giảm chất lượng của bài báo xuống…

Trên ba tờ báo khảo sát trong năm 2012 và 2013 chỉ có duy nhất tờ Thanh niên là không sử dụng các thông tin đồ họa khác như tranh minh họa , đồ thi ̣, biểu đồ, bản đồ, sơ đồ, tranh biếm họa... Còn tạp chí mẹ và bé thường xuyên sử dụng tranh minh họa như trong bài “Làm thế nào để trẻ phát triển chiều

cao tối đa ở tuổi trƣởng thành” [34, số 85, tháng 3/2013], bức tranh vẽ 3D (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

về chiều cao của 2 bố con. Đây là một bức tranh đẹp và ý nghĩa; Qua khảo sát tác giả thấy Báo Sức khỏe và đời sống rất hay sử dụng đồ thi ̣, bảng biểu. Ví dụ bài báo “Chế độ dinh dƣỡng gây suy dinh dƣỡng, nếu…”[1, số 165, 20/10/2013] sử dụng đồ thị hình cột để thể hiện chế độ ăn thế nào là đủ chất. Hay bài “Tăng chiều cao ở trẻ e – Khó hay dễ” sử dụng bảng biểu về các thực phẩm giàu canxi, giúp độc giả nhìn thấy ngay các con số thực tế…

70

Để thu hút sự qua tâm của đô ̣c giả thì ngoài mô ̣t nô ̣i dung hay , tờ báo phải có một hình thức hấp dẫn. Về mặt này thì Tạp chí Mẹ và Bé làm rất tốt, ngoài việc được in mầu và giấy đẹp thì hình ảnh được sử dụng có mầu sắc bắt mắt, sinh động.

Ngôn ngữ của thuật ngữ khoa học

Vấn đề dinh dưỡng của trẻ em còn mang tính phổ biến kiến thức về dinh dưỡng nên không tránh khỏi các bài báo dùng thuật ngữ khoa học về dinh dưỡng. Tuy nhiên, các báo đã quá lạm dụng khi dùng thường xuyên các ký hiệu khoa học, danh pháp khoa học, từ ngữ chuyên ngành hẹp… Chính việc lạm dụng này khiến độc giả khó nắm bắt vấn đề, gây khó hiểu, khó nhớ. Ví dụ trong bài “Phƣơng thuốc chữa suy dinh dƣỡng trẻ em” [1, số 325,

2/3/2013] có câu “Lâm sang tùy thuộc vào từng thể mà biểu hiện bệnh chứng.

Do vậy cần dựa vào từng thể cam tích để gia những phương thuốc trị liệu thích hợp”. Hay bài “Thiếu sắt, trẻ yếu” [1, số 203, 20/12/2013], tác giả bài

Một phần của tài liệu Vấn đề dinh dưỡng của trẻ em trên báo chí Việt Nam (Trang 68)