dƣỡng trẻ em trên báo chí
3.2.1. Tăng cường bám sát chủ trương của Đảng, của Bộ Y tế và thực tiễn trong công tác chăm sóc dinh dưỡng trẻ em
Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng và nhà nước ta luôn dành cho báo chí sự quan tâm sâu sắc, quản lý ngày càng khoa học tạo điều kiện để báo chí
93
phát triển đúng hướng, mạnh mẽ, vững chắc. Trong thời gian qua, báo chí đã có đóng góp quan trọng và thành công bước đầu song trong công tác tuyên truyền nói chung và tuyên truyền dinh dưỡng trẻ em nói riêng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Báo chí còn ít bài viết đi sâu phản ánh thực tiễn, với cái nhìn sắc sảo, đánh giá đúng bản chất cả những thành tựu đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực dinh dưỡng trẻ em. Đôi khi báo chí còn xem nhẹ việc tuyên truyền dinh dưỡng trẻ em; những vấn đề nóng, bức thiết đặt ra có lúc chưa được thông tin, phản ánh kịp thời.
Thực tế hiện nay, Ở một số địa phương, Ban chỉ đạo chiến lược quốc gia về dinh dưỡng hoặc Ban chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em đã được thành lập theo chỉ đạo của Trung ương nhưng hoạt động còn mang tính hình thức. Cơ quan thường trực chưa chủ động tham mưu, đề xuất đưa chỉ tiêu về dinh dưỡng vào các Nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương. Việc triển khai hoạt động, theo dõi, đánh giá, tổng kết vẫn chủ yếu do Ngành Y tế thực hiện;Nhận thức, hiểu biết của một bộ phận người dân về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng hợp lý còn hạn chế; Đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng, đặc biệt là dinh dưỡng tiết chế còn mỏng, chưa ổn định, chất lượng cán bộ còn nhiều hạn chế; Đầu tư cho công tác dinh dưỡng mới chỉ tập trung được cho công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi mà chủ yếu là phòng chống suy dinh dưỡng thể nhẹ cân. Còn nhiều vấn đề dinh dưỡng quan trọng khác như phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. Các chủ trương, chính sách liên quan đến công tác dinh dưỡng còn thiếu đồng bộ, nhất quán (Ngành Y tế khuyến khích nuôi còn bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, Luật Lao động quy định chế độ nghỉ thai sản chỉ có 4 tháng). Nhiều lĩnh vực còn chồng chéo như an toàn vệ sinh thực phẩm, sản xuất và kinh doanh sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ. Mạng lưới tổ
94
chức làm công tác dinh dưỡng còn thiếu, chưa ổn định, chất lượng còn hạn chế; Suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn còn ở mức cao so với phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới và còn có sự khác biệt khá lớn giữa các vùng, miền. Đặc biệt là suy dinh dưỡng thấp còi - ảnh hưởng đến chiều cao, tầm vóc của Người Việt Nam, tỷ lệ này vẫn còn ở mức cao (29,3% năm 2010) và phân bố không đều giữa các vùng, miền trong cả nước. Hiện còn 12 tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi rất cao (trên 35%), các tỉnh này tập trung chủ yếu ở 3 vùng: Tây nguyên, Bắc trung Bộ và miền núi phía Bắc; Việt Nam đang đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng. Trong những năm gần đây, trong khi tỷ lệ suy dinh dưỡng còn cao thì tỷ lệ thừa cân và béo phì và các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng đang gia tăng dẫn đến thay đổi mô hình bệnh tật và tử vong; Dinh dưỡng học đường chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức ảnh hưởng đến sự phát triển về chiều cao ở trẻ, đặc biệt đối với những trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi khi nhỏ….
Từ thực trạng trên, cùng với việc đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách về chiến lược dinh dưỡng cho trẻ em của Đảng, nhà nước và ngành y tế giúp cán bộ, nhân dân ở cơ sở nắm vững nội dung, cơ chế thực hiện, nhận thức rõ trách nhiệm, quyền lợi từ đó có sự tham gia chủ động, tích cực, báo chí cần trú trọng thông tin, phản ánh những khó khăn, tồn tại, vướng mắc ngay từ cơ sở, thực hiện tốt chức năng phản biện, giúp chính quyền các cấp xây dựng những chủ trương, chính sách, cơ chế hỗ trợ, tháo gỡ phù hợp, hiệu quả.
Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí cần đẩy mạnh thông tin, giới thiệu, cổ vũ những đơn vị, địa phương có những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong công tác chăm sóc dinh dưỡng trẻ em. Ngoài ra, các cơ quan báo chí cần thực hiện tốt chức năng giám sát, đấu tranh với những vấn đề tiêu cực, việc làm sai trái, lợi dụng để góp phần đảm bảo công tác dinh dưỡng trẻ em
95
trong nhà trường cũng như tại các cơ sở chăm sóc trẻ em được công khai minh bạch. Các cơ quan báo chí cần phát huy vai trò của mình trong việc thông tin, đưa chủ trương, chính sách về chiến lược dinh dưỡng trẻ em của ngành Y tế về cơ sở cũng như thông tin, phản ánh thực tế, những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc từ cơ sở tạo sự đồng thuận trong xã hội, qua đó khẳng định vai trò cầu nối tin cậy giữa các cấp chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong công cuộc chăm sóc trẻ em.
Sự bùng nổ của các kênh truyền hình, đài, báo in, báo mạng điện tử, internet giúp các bậc cha mẹ, những người quan tâm đến trẻ em có thêm các phương tiện để tiếp cận thông tin về dinh dưỡng. Trên thực tế, qua những năm triển khai, công tác tư vấn, truyền thông, vận động, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về dinh dưỡng trẻ em hợp lý đã ngày càng đa dạng, phong phú hơn về cả hình thức và nội dung, tiếp cận tốt hơn các đối tượng nhân dân kể cả ở vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số. Nhờ đó đã có tác động rõ rệt tới nhận thức của các đối tượng trong cộng đồng.
3.2.2. Nâng cao chất lượng nội dung, hình thức tuyên truyền
Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, yêu cầu bức thiết đặt ra với báo chí là phải đổi mới cả về nội dung và hình thức. Vấn đề đầu tiên đối với báo chí là cần làm cho người dân hiểu về rõ các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước trong công tác chăm sóc dinh dưỡng trẻ em.
Trong những năm qua, công tác tuyên truyền về dinh dưỡng trẻ em đã ngày càng đa dạng, phong phú hơn về cả hình thức và nội dung giúp nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về dinh dưỡng hợp lý, tiếp cận tốt hơn các đối tượng nhân dân kể cả ở vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số. Nhờ đó đã có tác động rõ rệt tới nhận thức của các đối tượng trong cộng đồng. Do vậy, trong thời gian tới báo chí cần tiếp tục phát huy, trú trọng đưa những nội dung
96
thông tin về dinh dưỡng làm thay đổi hành vi dinh dưỡng theo hướng hợp lý. Cụ thể là nội dung thông tin dinh dưỡng trẻ em phải hướng tới truyền thông thay đổi hành vi của các nhà quản lý, các bậc cha mẹ. Truyền thông thay đổi hành vi là quá trình vận động, tuyên truyền nhằm thayđổi hành vi không có lợi trở thành hành vi có lợi.Mục đích của tất cả các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi không chỉ nhằm tăng kiến thức mà phải đảm bảo kiến thức biến thành hành động nghĩa là hành vi phải thay đổi. Truyền thông thay đổi hành vi chính một là giải pháp quan trọng nhằm đưa chỉ tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thành một trong những chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội trong nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp. Đẩy mạnh công tác này nhằm nâng cao kiến thức về tầm quan trọng của công tác dinh dưỡng đối với sự phát triển toàn diện về tầm vóc, thể chất và trí tuệ của trẻ em Việt Nam.
Cần sáng tạo hơn trong thể hiện nội dung và hình thức. Các báo trong diện khảo sát nên tránh viết theo lối mòn, khuôn mẫu gây tâm lý chán nản cho độc giả. Cần chắt lọc từ ngữ, cắt bớt những từ thừa để nội dung cô đọng, ngắn gọn nhưng vẫn chuyển tải được đầy đủ những vấn đề cần thiết. Nội dung thông tin mỗi ấn phẩm nên tập trung vào một hoặc hai vấn đề. Khi kết thúc vấn đề cần có những kết luận thích đáng, hướng dẫn người đọc tiếp nhận và suy nghĩ, thẩm định, cũng như vận dụng vào thực tế.
Các báo trong diện khảo sát trình bày còn đơn điệu, chưa hấp dẫn người đọc, trừ tạp chí Mẹ & Bé có sự đổi mới trong cách trình bày. Do vậy, các trang báo nên trình bày hài hòa ít chữ, bắt mắt với nhiều hình ảnh sẽ hấp dẫn công chúng hơn. Phải dùng hình thức bề ngoài để thu hút độc giả đến với tờ báo, vì chính hình thức của tờ báo quyết định đến việc độc giả có chọn mua tờ báo hay không và có đọc bài viết đó hay không.
97
Trên thực tế khảo sát các báo cho thấy, các thể loại báo chí còn mất cân đối,vắng bóng các tác phẩm viết về đề tài điều tra, các bài chuyên luận, xã luận. Gia tăng thể loại báo chí có nghĩa là tăng sức hấp dấn mỗi tờ báo, bởi vì dân trí càng cao, bạn đọc đòi hỏi cao hơn thì đây là việc cần thiết, nó cũng là linh hồn của tờ báo.
3.2.3. Đào tạo đội ngũ nhà báo và cộng tác viên viết về dinh dưỡng trẻ em
Báo chí là một loại hình hoạt động chính trị - xã hội. Mỗi tác phẩm báo chí được phát hành tới bạn đọc dù muốn hay không bao giờ cũng tác động đến dư luận xã hội, hình thành phản hồi của công chúng theo nhiều luồng ý kiến khác nhau. Vì vậy, người làm báo phải hoàn thành tốt trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của mình. Chỉ khi mỗi nhà báo nhận thức được đầy đủ vai trò trách nhiệm xã hội quan trọng của mình thì báo chí cách mạng Việt Nam mới thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình trong giai đoạn hiện nay. Để thực hiện được trách nhiệm xã hội của báo chí, đội ngũ những người làm báo cần thấu hiểu và thấm nhuần chức năng và nhiệm vụ đặc thù của báo chí. Trước yêu cầu đặt ra đối với người làm báo trong thời kỳ mới, Chỉ thị số 22 viết: “….Người hoạt động báo chí xuất bản phải….có bản lĩnh chính trị vững vàng, tính chiến đấu cao, phẩm chất đạo đức trong sáng, kiến thức sâu rộng, trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ ngày một nâng cao, phẩm chất đạo đức trong sáng, kiến thức sâu rộng, trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ ngày một nâng cao, luôn luôn gắn bó với đất nước…..”[8, tr5].
Mỗi nhà báo phải có trách nhiệm với bất cứ thông tin đưa ra vì thông tin tác động đến ý thức quần chúng – dư luận xã hội; có khi làm thay đổi nhận, quan niệm, thái độ và hành vi của con người và áp lực xã hội đối với một hiện tượng, sự kiện cụ thể. Đặt ra yêu cầu thông tin báo chí nhanh chóng, kịp thời
98
song phải trung thực, khách quan và có tính định hướng. Thông tin không trung thực sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, thông tin cần xác định rõ liều lượng, thời gian công bố xã hội hóa các sự kiện bởi vì có khi thông tin đưa ra dù là đúng nhưng sẽ gây sốc, tạo tâm lý hoang mang, hoảng sợ, mất lòng tin vào con người, vào cuộc sống.
Nhà báo viết về dinh dưỡng trẻ em cần được đào tạo kiến thức về dinh dưỡng. Nhà báo cần thường xuyên được tập huấn kiến thức về luật có liên quan đến báo chí và trẻ em, các văn bản quy phạm pháp luật về quyền trẻ em, các chương trình mục tiêu quốc gia về dinh dưỡng trẻ em ban hành theo từng thời kỳ.
Làm nên thành công của mỗi tờ báo không chỉ là phóng viên, biên tập viên mà phải kể đến lực lượng cộng tác viên hung hậu. Xây dựng một lực lượng cộng tác viên hung hậu giúp báo có được thông tin nhanh, đa dạng hấp dẫn hơn. Với các báo chuyên ngành như Sức khỏe & Đời sống lực lượng cộng tác viên là các chuyên gia, các nhà khoa học đã là những người đóng góp thành công cho báo. Chính vì vậy đòi hỏi các báo phải có kế hoạch xây dựng lực lượng cộng tác viên tại các vùng, miền; xây dựng mạng lưới thông tin ở các ngành liên quan phục vụ thông tin kịp thời hiệu quả đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin dinh dưỡng của các bậc cha mẹ.
Tóm lại, một tờ báo thành công hay không, tác phẩm báo chí có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào cá nhân mỗi nhà báo. Chính vì vậy vai trò cá nhân của nhà báo trong tác phẩm báo chí vô cùng quan trọng. Điều đó đặt ra vấn đề dù có giải pháp gì đi nữa thì cá nhân nhà báo phải không ngừng trau dồi kiến thức để đáp ứng nhu cầu công việc hơn nữa. Và nhất là cần phải có sự đầu tư học hỏi kiến thức chuyên sâu về dinh dưỡng trẻ em để nâng cao kiến thức chuyên ngành từ đó có những tác phẩm báo chí hiệu quả hơn.
99
Tiểu kết chƣơng 3
Trong chương ba của Luận văn, tác giả đã đi vào phân tích, nhận xét và đánh giá những điểm mạnh cũng như điểm hạn chế của báo chí Việt Nam, cụ thể là các tờ báo mà tác giả khảo sát trong công tác tuyên truyền về dinh dưỡng trẻ em. Có thể thấy báo chí Việt Nam đã có những đóng góp hết sức quan trọng trong việc thông tin tuyên truyền về dinh dưỡng trẻ em. Các báo đã có nội dung bám sát thực tiễn, phản ánh sinh động, đa chiều toàn cảnh về tình hình dinh dưỡng trẻ em trong thời gian qua. Hình thức thể hiện của các báo đã được chú ý cải tiến, trình bày bố cục khoa học hợp lý, phát huy các bảng biểu, số liệu, sử dụng hình ảnh minh họa đã góp phần làm cho tờ báo sinh động hơn, thu hút được bạn đọc. Tuy nhiên, tác giả cũng đánh giá và rút ra được những hạn chế cơ bản còn tồn tại ở từng tờ báo như thông tin nặng về học thuật, thiếu hơi thở cuộc sống; việc sử dụng quá nhiều dữ liệu, con số trong một bài báo; văn phong còn khô khan, cứng nhắc, kém sinh động…..
Từ những nhận xét, đánh giá về ưu và khuyết điểm của báo chí, chúng tôi mạnh dạn đưa ra những kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng báo chí Việt Nam nói chung và chất lượng tuyên truyền về dinh dưỡng trẻ em Việt Nam nói riêng. Tác giả hy vọng những vấn đề này sẽ được các tòa soạn và các cơ quan chức năng tham khảo để góp phần xây dựng hệ thống báo chí Việt Nam ngày càng phát triển có chất lượng đáp ứng tốt hơn nhu cầu tìm hiểu thông tin dinh dưỡng cho trẻ em của độc giả.
100
KẾT LUẬN
Việt Nam là một đất nước chịu hậu quả nặng nề của các cuộc chiến tranh trong nhiều năm, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Tình trạng kém phát triển và thiếu đói luôn là những nguy cơ thường trực trong và sau các cuộc chiến tranh. Những khó khăn về kinh tế là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng yếu kém về dinh dưỡng của người dân, và đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ của trẻ em. Bên cạnh nguyên nhân nghèo đói, suy dinh dưỡng còn là hậu quả của sự thiếu hiểu biết của cộng đồng về khoa học chăm sóc dinh dưỡng cho con người, đặc biệt là chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em. Những hiểu biết sai lệch, những thói quen, tập tục lạc hậu đã tước đi của trẻ em phần nào cơ hội để phát triển.