Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 54 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
54
Dung lượng
0,99 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN o0o TIỂU LUẬN: “TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NĂNG LƯỢNG SẠCH - CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH (CDM) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG” GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP HVTH: LÊ TRƯƠNG HUỲNH ANH MSHV: 1080100003 Bình Dương, tháng 6 năm 2011 1 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 4 Những thập niên gần đây trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã và đang đương đầu với một loạt những tác động của biến đổi của khí hậu ví dụ như thiên tai, lũ lụt, hạn hán, mực nước biển dâng do sự sự ấm lên toàn cầu… 4 0.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 5 0.2. TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH (CDM) 10 0.2.1. Các lĩnh vực có thể hoạt động dự án CDM 10 0.2.2. Các giá trị của CDM 11 CHƯƠNG 1 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRUỜNG TẠI MỘT SỐ LĨNH VỰC CÓ TIỀM NĂNG CAO VỀ CDM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 13 1.1. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TẠI MỘT SỐ LĨNH VỰC CÓ TIỀM NĂNG CAO VỀ CDM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG 13 1.1.1. Tình hình sản xuất công nghiệp tỉnh Bình Dương 13 1.1.2. Phát triển chăn nuôi tỉnh Bình Dương 17 1.1.3. Tình hình phát triển đô thị tỉnh Bình Dương 18 1.1.4. Chất lượng nước thải của một số lĩnh vực có tiềm năng cao về CDM 18 1.2. GIẢM THIỂU PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRÊN CƠ SỞ ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN, TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG VÀ XỬ LÝ Ô NHIỄM 30 1.2.1. Giảm thiểu phát thải khí nhà kính cơ sở sản xuất tinh bột khoai mì 30 1.2.2. Giảm thiểu phát thải khí nhà kính cơ sở sản xuất bia, nước ngọt 32 1.2.3. Giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung 33 1.2.4. Giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong xử lý nước thải đô thị và khu công nghiệp 35 1.2.5. Giảm thiểu phát thải khí nhà kính tại các bãi chôn lấp rác đô thị 42 1.2.6. Giảm thiểu phát thải khí nhà kính cơ sở chế biến mủ cao su 45 CHƯƠNG 2 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CDM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG 47 2.1. Lĩnh vực xây dựng, đầu tư ưu tiên thực hiện dự án CDM tại Bình Dương 47 2.2. Chuẩn bị, xây dựng, xác nhận và phê duyệt dự án CDM 47 2.2.1. Chuẩn bị dự án CDM 47 2.2.2. Xây dựng, xác nhận và phê duyệt dự án CDM 48 50 2.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHUYẾN KHÍCH TRIỂN KHAI CÁC DỰ ÁN CÓ TIỀM NĂNG CDM CAO 50 2 2.3.1. Quyền của nhà đầu tư xây dựng và thực hiện dự án CDM 50 2.3.2. Ưu đãi đối với thuế thu nhập doanh nghiệp khi thực hiện dự án CDM 50 2.3.3. Ưu đãi đối với thuế nhập khẩu 50 2.3.4. Ưu đãi đối với tiền sử dụng đất, tiền thuê đất 50 2.3.5. Huy động vốn đầu tư 51 2.3.6. Trợ giá đối với sản phẩm của dự án CDM 51 KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT AAU : Assigned Amounts Units Lượng giảm phát thải có thể sang nhượng BĐKH : Biến đổi khí hậu BVMT : Bảo vệ môi trường CER : Certificate Environmental Reduce Giảm phát thải được chứng nhận CDM : Clean Development Mechanism - Cơ chế phát triển sạch CNA : CDM National Authority Cơ quan quản lý cơ chế phát triển sạch quốc gia CNECB : CDM National Executive and Consultative Board Ban tư vấn chỉ đạo về CDM quốc gia DNA : Designate National Authority Cơ quan thẩm định quốc gia về CDM DOE : Designated Operational Entity - Đơn vị tác nghiệp EB : Executive Board - Ban điều hành ERU : Emission Reduction Units - Đơn vị giảm thiểu khí phát thải EU : Europe - Châu Âu FAO : Food and Agriculture Organization Tổ chức Nông lương Thế giới GHG : Green house gas - Khí nhà kính (KNK) HTMT : Hiện trạng môi trường HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải HƯNK : Hiệu ứng nhà kính IPCC : International Program Climate Change Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu KCN : Khu công nghiệp KP : Kyoto Protocol – Nghị định thư Kyoto ODA : Official Development Assistance Viện trợ phát triển chính thức PDD : Project Design Document Văn kiện thiết kế dự án 3 PIN : Project Idea Note - Tài liệu ý tưởng dự án TCCP : Tiêu chuẩn cho phép UNFCCC : United Nations Framework Convention on Climate Change Công ước khung về biến đổi khí hậu Liên hợp quốc CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Những thập niên gần đây trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã và đang đương đầu với một loạt những tác động của biến đổi của khí hậu ví dụ như thiên tai, lũ lụt, hạn hán, mực nước biển dâng do sự sự ấm lên toàn cầu… Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy ở Việt Nam đã có một số biểu hiện chính như nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,1 o C mỗi thập kỷ. Nhiệt độ giảm đi trong các tháng đầu mùa và tăng trong các tháng cuối mùa. Trên phần lớn lãnh thổ, lượng mưa mùa giảm đi trong các tháng 7,8 và tăng trong các tháng 9-11. Trong 5 thập kỷ gần đây, hiện tượng dao động năm của El Nino (ENSO) ngày càng có tác động mạnh mẽ đến chế độ thời tiết và đặc trưng khí hậu ở nhiều khu vực. Mực nước biển dâng lên trung bình 2,5-3cm mỗi thập kỷ và quỹ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía Nam và mùa bão lũ lùi dần vào các tháng cuối năm. Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi khí hậu là do các hoạt động của con người đã thải ra nhiều loại khí công nghiệp, khí thải giao thông, khí thải sinh họat trong đó có các loại khí gây hiệu ứng nhà kính như : CO 2 , CH 4 , N 2 O, PFCs va HFCs, SF 6 . Biến đổi khí hậu toàn cầu không chỉ là vấn đề giải quyết riêng lẻ của từng quốc gia, từng khu vực mà là vấn đề toàn cầu, đòi hỏi phải có sự giải quyết, hợp tác và phối hợp của tất cả các quốc gia trên thế giới đối với các loại khí gây nhà kính. Để giải quyết quá trình biến đổi khí hậu nhìn chung có 02 nhóm giải pháp để thực hiện là thích nghi (adaptation) và giảm thiểu (mitigation). Thích nghi bao gồm việc đề xuất các biện pháp bảo vệ con người và không gian bằng cách giảm thiểu khả năng nhậy cảm với biến đổi khí hậu, quản lý rủi ro, điều chỉnh các họat động kinh tế để giảm nhẹ ảnh hưởng và cải thiện khả năng sản xuất kinh doanh. Giảm thiểu là giải pháp làm chậm quá trình biến đổi khí hậu bằng cách giảm phát thải khí nhà kính vào khí quyển, thực hiện cơ chế phát triển sạch (CDM). Qua những vấn đề trên, việc thực hiện cơ chế phát triển sạch (CDM) giúp các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phát triển bền vững, đồng thời góp phần vào mục tiêu cuối cùng của UNFCCC và giúp các nước phát triển thực hiện cam kết về hạn chế và giảm phát thải định lượng khí nhà kính. 4 0.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI (1). Trong nước Nhận thức đúng tầm quan trọng của tác động biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam đã sớm ký Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) vào năm 1992 và Nghị định thư Kyoto vào năm 1998. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02/08/2007 về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với các dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch tại Việt Nam. Cho đến nay, tại Việt Nam đã tổ chức nhiều dự án liên quan đến CDM như thực hiện kiểm kê khí nhà kính quốc gia, nghiên cứu chiến lược quốc gia về CDM, tổ chức các khoá huấn luyện nâng cao năng lực thực hiện dự án CDM và nhận dạng các công nghệ tiềm năng cho CDM. Tại Thành phố Hồ Chí Minh có đến 800 doanh nghiệp có khả năng tham gia vào thị trường mua bán quota khí CO 2 nhưng đến nay rất ít doanh nghiệp nào quan tâm đến nguồn lợi trên. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong năm 2008 tại TP. Hồ Chí Minh có khoảng 10 dự án cơ chế phát triển sạch (CDM) được chuẩn bị triển khai. Các dự án bao gồm: Bãi rác Phước Hiệp 1; Các dự án CDM về thay thế các chất dung môi trong việc làm lạnh; Trại chăn nuôi heo; Một số nhà máy, xí nghiệp; xử lý phân hầm cầu … Tại tỉnh Lào Cai, Sở Công nghiệp đã thiết lập bản đồ tiềm năng thủy điện của tỉnh thì nếu như thay thế kịch bản sử dụng nhà máy nhiệt điện than bằng 122 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ thì sẽ giảm lượng phát thải được gần 10 triệu tấn CO 2 . Giá Cacbon hiện nay của các dự án CDM tương lai khoảng 6 – 7 Euro/tấn CO 2 , tương đương vói gần 10USD/tấn, mang lại một khoản thu nhập khoảng 100 triệu USD/năm. Hình thức của các dự án CDM đã thực hiện ở Việt Nam và đa số các nước khác là các tổ chức, cơ quan, công ty ở các nước phát triển, thông qua các công ty cung cấp công nghệ, tìm đến các nước đang phát triển, có tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính để thực hiện dự án. Phía các nước phát triển đầu tư vốn, công nghệ giảm phát thải và nhận được “chứng chỉ giảm phát thải”, thực hiện cam kết giảm lượng khí nhà kính đã ký trong nghị định thư Kyoto. Như vậy, thị trường buôn bán phát thải có thể nói đang ở tình trạng một chiều, nghĩa là người mua chủ động tìm đến những địa chỉ có tiềm năng cung cấp sản phẩm mà họ cần. Trong thời gian tới, sự phát triển về quy mô và chất lượng của thị trường sẽ thay đổi, và theo đó, hình thức buôn bán phát thải sẽ thay đổi theo hướng cân bằng hơn, nghĩa là các nhà cung cấp sản phẩm chủ động tìm đến người tiêu dùng. Theo các nhà khoa học, GDP Việt Nam sẽ tăng liên tục trong các năm tới. Để đạt được sự tăng trưởng này, nhu cầu về năng lượng cho công nghiệp, giao thông và các hoạt động khác sẽ tăng rất nhiều. Việc sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch như than đá, 5 dầu mỏ và khí thiên nhiên chắc chắn sẽ làm tăng lượng khí phát thải vào môi trường. Do vậy, việc triển khai mạnh mẽ các dự án CDM sẽ là yêu cầu cấp thiết. Trong thời gian tới, khi Việt Nam tham gia nhiều hơn vào quá trình CDM, các doanh nghiệp sẽ thực sự có cơ hội để tham gia vào thị trường này. Trong quá trình kêu gọi đầu tư để thay đổi công nghệ và thiết bị sản xuất, các doanh nghiệp có thể tiếp nhận được những công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao vì nâng cao được hiệu quả sản xuất, đồng thời giảm được tác động đến môi trường. Đây là một hướng tiếp cận rất mới đối với Việt Nam và cả trên thế giới, nhưng lại là hướng phát triển tất yếu khi các cam kết trong Nghị định thư Kyoto được thực hiện và các nước tham gia vào quá trình CDM. Tất nhiên, khi xuất hiện thị trường trao đổi chứng chỉ giảm phát thải CERs với các quy luật thị trường và các quy định khác có liên quan, sẽ còn rất nhiều vấn đề phải xem xét đến. Tuy nhiên, có thể khẳng định đây là một hướng đi triển vọng và phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta. Trong những năm qua đã có một số dự án đã, đang và có tiềm năng thực hiện CDM tại Việt Nam bao gồm: − Dự án thu hồi và sử dụng khí đồng hành tại mỏ Rạng Đông – Bà Rịa Vũng Tàu : Mục tiêu của dự án này là cung cấp thêm nguồn năng lượng sạch từ khí thiên nhiên, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ, đồng thời giảm khoảng 1/2 giá thành nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy điện trong khu vực so với khí từ các mỏ khác. Họat động chính của Dự án là xây dựng hệ thống đuờng ống và máy nén để thu hồi, tận dụng các loại khí đồng hành từ các mỏ dầu làm khí đốt cho các nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ và Bà Rịa. Ước tính lượng giảm phát thải là 6,74 triệu tấn CO 2 . Ngày 19/12/2007, Dự án này đã thu về được 4,5 triệu USD từ việc kinh doanh CER. − Dự án Thủy điện :Mục tiêu dự án là sản xuất năng lượng điện nhờ thủy lực và đấu nối vào hệ thống lưới điện quốc gia. Hoạt động chính của dự án là tái tạo năng lượng từ thủy lực, cấp điện vào hệ thống điện quốc gia. Tính đến tháng 10/2007, 11 dự án CDM của nhà máy thuỷ điện đã được DNA phê duyệt với tổng lượng CER dự kiến là 531.753 tấn CO 2 /năm . − Dự án cải tạo để tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng Nhà máy bia Thanh Hóa, giảm trong 10 năm là 121.000 CER; − Dự án xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí và thu hồi năng lượng ở Nhà máy cao su Xà Bang, Công ty Cao su Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tổng phát thải giảm trong 10 năm là 94.000 CER 6 − Dự án điện Ngòi Đường, tỉnh Lai Châu và Dự án thủy điện Sông Côn 2, tỉnh Quảng Nam, giảm trong 10 năm khỏang 1,3 triệu CER − Dự án phát triển dầu dừa diesel sinh học; Dự án phát triển ứng dụng khí hóa lỏng cho phương tiện giao thông đường bộ; Dự án thu hồi khí bãi rác và tái sinh năng lượng ở Khu liên hợp xử lý chất thải Nghi Yên, tỉnh Nghệ An; Dự án phong điện xã Nhơn Châu, tỉnh Bình Định; Dự án thu hồi và sản xuất điện tại bãi rác Khánh Sơn, TP.Đà Nẵng; Dự án thủy điện Nậm Chim, tỉnh Sơn La; Dự án thủy điện Za Hưng tỉnh Quảng Nam; Dự án tái trồng rừng A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế… − Thu hồi, xử lý khí sinh học và tái tạo năng lượng tại Trại chăn nuôi heo Phước Long : Mục tiêu của Dự án là giảm phát thải bằng cách xử lý và tái tạo năng lượng từ khí thải trong quá trình phân huỷ chất thải hữu cơ của Trại chăn nuôi heo. Mức giảm phát thải ước lượng bình quân mỗi năm khỏang 26.000 tấn CO 2 tương đương. Toàn chu trình dự án (7 năm) giảm phát thải khỏang 182.000 tấn CO 2 tương đượng. − Xử lý bùn kênh rạch từ hệ thống thoát nước đô thị TPHCM : Mục tiêu dự án là giảm phát thải bằng cách xử lý và tái tạo năng lượng điện từ nguồn khí sinh học phát sinh trong quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong bùn cống rãnh và kênh rạch. Mức giảm phát thải ước lượng bình quân mỗi năm khỏang 48.000 tấn CO 2 tương đương. Toàn chu trình dự án (7 năm x 3) giảm phát thải khỏang 1.080.000 tấn CO 2 tương đương. − Thu hồi, xử lý khí sinh học và tái tạo năng lượng tại Khu xử lý phân hầm cầu – Công ty Hoà Bình : Mục tiêu dự án là giảm phát thải bằng cách xử lý và tái tạo năng lượng điện từ nguồn khí sinh học phát sinh phát sinh trong quá trình phân huỷ chất thải hữu cơ của hệ thống xử lý phân hầm cầu . Mức giảm phát thải ước lượng bình quân mỗi năm khỏang 60.000 tấn CO 2 tương đương. Toàn chu trình dự án (7 năm x 3) giảm phát thải khỏang 1.260.000 tấn CO 2 tương đương. − Thu hồi, xử lý khí sinh học và tái tạo năng lượng đối với hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn sinh hoạt tại KCN Tây Bắc – Củ Chi : Mục tiêu dự án là giảm phát thải bằng cách xử lý và tái tạo năng lượng điện từ nguồn khí sinh học phát sinh trong quá trình phân huỷ chất thải hữu cơ của hệ thống xử lý nước thải và xử lý chất thải sinh hoạt đã qua phân loại tại nguồn. Mức giảm phát thải ước lượng bình quân mỗi năm khỏang 6.000 tấn CO 2 tương đương. Toàn chu trình dự án (7 năm x 3) sẽ giảm phát thải khỏang 126.000 tấn CO 2 tương đương. − Hệ thống xử lý nước thải Khu dân cư Tân Bình Trị Đông với công suất 6.000 m 3 /ngày đêm, COD đầu vào khỏang 400mg/lít. Ước lượng mức giảm phát thải là 3.000 CER/năm x 7 năm = 21.000 CER. − Hệ thống xử lý nước thải Công ty Da Sài Gòn tại KCN Hiệp Phước với công suất 1.500m 3 /ngày đêm, COD đầu vào hệ thống khỏang 3.000 mg/lít. Ước lượng mức phát thải khỏang 6.000 CER/năm x 7 năm = 42.000 CER. 7 − Hệ thống xử lý nước thải Trung tâm giết mổ gia súc gia cầm An Nhơn với công suất 450m 3 /ngày đêm, COD đầu vào hệ thống khỏang 1.200 mg/lít. Ước lượng mức giảm phát thải khỏang 700 CER/năm x 7 năm = 4.900 CER − Thay thế/xử lý môi chất lạnh, hạn chế phát thải haloalkane : Thay thế môi chất lạnh cho hệ thống tủ kem, tủ lạnh, tủ cấp đông di động của các Công ty kinh doanh thực phẩm. Thu gom và xử lý HFC-22 để hạn chế phát thải HFC-23 (GWP = 11.700) tại các công ty/đơn vị lắp đặt, sửa chữa và bảo trì điện lạnh. Thay thế các loại dung môi có gốc halogene thường dùng trong công nghiệp, đặc biệt SF6 (GWP = 22.000) trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, hàn hồ quang, làm chất cách ly trong các loại đồ chơi, vật dụng cao cấp… − Thu hồi, chuyển hoá và tận dụng CO 2 : Hiện tại, những hoạt động vẫn còn ẩn trong các quá trình sản xuất, đặc biệt là sự kết hợp giữa sản xuất rượu bia và nước giải khát có gas. Tuy nhiên, vẫn chưa hình thành một hướng đi mang lại hiệu quả cao hơn cho các nhà sản xuất khi chưa khai thác được khía cạnh tích cực đóng góp vào tiến trình giảm phát thải khí nhà kính chung trên toàn cầu. (2). Ngoài nước Nghị định thư Kyoto được ký tháng 12 năm 1997 tại Kyoto, Nhật bản và chính thức có hiệu lực vào năm 2004. Theo Nghị định thư các nước công nghiệp phát triển thuộc Phụ lục I phải giảm lượng phát thải của 6 loại khí nhà kính xuống ít nhất 5% so với mức phát thải năm 1990 trong niên hạn cam kết đầu tiên 2008-2012. Lần đầu tiên chính phủ các nước tham gia Nghị định thư đã chấp nhận sự ràng buộc về mặt pháp lý và các cơ chế hợp tác nhằm mục đích đạt được chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà kính đối với các nước phát triển đồng thời hỗ trợ phát triển bền vững ở các nước đang phát triển. Nghị định thư bao gồm 3 cơ chế: Buôn bán phát thải toàn cầu (IET), Cơ chế đồng thực hiện (JI) và Cơ chế phát triển sạch (CDM). Cơ chế phát triển sạch (CDM) được quy định trong Điều 12 của Nghị định thư Kyoto, cho phép chính phủ hoặc tổ chức, cá nhân ở các nước phát triển thực hiện dự án giảm phát thải khí nhà kính ở các nước đang phát triển để nhận được “chứng chỉ giảm phát thải” (viết tắt là CERs), đóng góp cho chỉ tiêu cam kết giảm phát thải của quốc gia đó. Vì thế, cơ chế phát triển sạch (CDM) đã mang đến tiềm năng to lớn và mở ra những cơ hội tốt cho việc giảm nhẹ vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển. Theo cơ chế này, khí thải trở thành món hàng có giá trị đối với nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Việc hình thành thị trường buôn bán khí thải vừa giúp các nước phát triển thực hiện cam kết giảm khí thải, vừa giúp các nước đang phát triển đạt mục tiêu phát triển bền vững. Đối với những nước phát triển, để giảm 1 tấn CO 2 mất khoảng 30 – 40 USD, trong khi đó nếu bỏ ra một số tiền hỗ trợ các nước đang phát triển đổi mới công nghệ sản xuất để giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính và mua quota khí thải từ những nước này 8 thì các nước phát triển chỉ mất khoảng 7,5 – 20 USD. Chính sự chênh lệch này đã hình thành nên một thị trường mua bán chỉ tiêu khí phát thải. Theo đó, các nước giàu sẽ bỏ tiền ra xử lý khí thải gây hiệu ứng nhà kính tại các nước đang phát triển và việc xử lý này sẽ được tính vào chỉ tiêu thực hiện của nước giàu. Vậy thực hiện CDM vừa giúp các nước công nghiệp phát triển thực hiện cam kết giảm khí thải và giúp các nước đang phát triển đạt mục tiêu phát triển bền vững. Ngoài ra, CDM sẽ tạo ra những lợi ích kinh tế-xã hội như công ăn việc làm, cải thiện thu nhập và phát triển kinh tế nông thôn. Nếu tính cho từng nước chủ trì, số dự án được Ban chấp hành quốc tế CDM cho đăng ký thực hiện và tổng đơn vị giảm phát thải CER dự kiến thu được hằng năm được thể hiện trong hình 1.1 và hình 1.2. Có thể thấy bốn nước đứng đầu về số dự án được thực hiện và số CER thu được hăng năm là Trung Quốc, chiếm 31,26 % số dự án, thu được hơn 152 triệu CER/năm (56,37% tổng CER thu được); tiếp sau là Ấn Độ, chiếm 27,29% số dự án và thu được hơn 33 triệu CER/năm (12,34%); Bra-din chiếm 10,04% số dự án và thu được hơn 19 triệu CER/năm (7,33%); Mê-hi-cô chiếm 7,66% số dự án với hơn 8 triệu CER/năm (3,15%). Hàn Quốc tuy có số dự án ít hơn Mê-hi-cô nhưng số CER thu được lai nhiều hơn, đạt gần 15 triệu CER/năm, chiếm 5,04% tổng CER thu được hăng năm của dự ná CDM. Tổng số CERs đã được Ban chấp hành CDM phát hành cho các nước chủ trì dự án (tính đến 15/3/2009) là hơn 260 triệu đơn vị, trong đó Trung Quốc nhận được 42,74%; Ấn Độ được 22,77%; Hàn Quốc được 14,02% và Bra-din được 11,25%. Việt Nam có 3 dự án được đăng ký, số CER nhận được chiếm 1,68%, tương đương khoảng 4,5 triệu đơn vị (hình 1.3). Số dự án CDM được đăng ký, tính theo nước chủ trì được trình bày trong hình 1.1. Hình 1.1. Số dự án CDM được đăng ký, tính theo nước chủ trì 9 Số CER dự kiến thu được hàng năm, tính theo nước chủ trì được trình bày trong hình 1.2. Hình 1.2. Số CER dự kiến thu được hàng năm, tính theo nước chủ trì Số CER được phát hành cho nước chủ trì được trình bày trong hình 1.3. Hình 1.3. Số CER được phát hành cho nước chủ trì. 0.2. TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH (CDM) 0.2.1. Các lĩnh vực có thể hoạt động dự án CDM 0.2.1.1. Năng lượng − Nâng cao hiệu quả năng lượng: thay thế các trạm, nhà máy điện, thu hồi nhiệt từ các trạm/nhà máy điện, lắp đặt cơ sở phát năng lượng đồng hành. − Chuyển đổi nhiên liệu. − Đưa vào sử dụng năng lượng tái tạo: gió, mặt trời, thủy năng, sinh khối, sử dụng thiết bị gia dụng có hiệu quả năng lượng. 10 [...]... GIÁ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TẠI MỘT SỐ LĨNH VỰC CÓ TIỀM NĂNG CAO VỀ CDM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG 1.1.1 Tình hình sản xuất công nghiệp tỉnh Bình Dương Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương được đưa ra tại hình 3.1 Hình 3.4 Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương 13 (1) Tình hình hoạt động sản xuất Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài với chủ trương... nước có tỷ trọng rất nhỏ Các mặt hàng này đều có xưởng sản xuất chế biến đóng trên địa bàn tỉnh và luôn dẫn đầu trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Do đó các ngành trên được xem là ngành mũi nhọn của Bình Dương với nhiều thế mạnh để phát triển như: nguồn nguyên liệu phong phú (cho chế biến thực phẩm), thị trường tiêu thụ rộng, nguồn lao động dồi dào và nhiều thuận lợi khác 2) Các mặt hàng... lực của tỉnh (2) Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp Tính đến 12/2010, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 28 KCN bao gồm cả các KCN hiện hữu và các KCN vẫn đang trong tình trạng quy hoạch Các KCN phần lớn tập trung ở phía Nam Bình Dương như huyện Dĩ An, huyện Thuận An và thị xã Thủ Dầu Một và rải rác ở các huyện Tân Uyên, Bến Cát và Phú Giáo 1.1.2 Phát triển chăn nuôi tỉnh Bình Dương Bình Dương... hình phát triển đô thị tỉnh Bình Dương Hiện nay, Bình Dương có 03 thị xã và 08 thị trấn Các đô thị phần lớn nằm ở vị trí đầu mối giao thông trên các trục quốc lộ và tỉnh lộ như Đại lộ Bình Dương, ĐT743, ĐT741… 1.1.4 Chất lượng nước thải của một số lĩnh vực có tiềm năng cao về CDM (1) Kết quả quan trắc nước thải sinh hoạt tại các khu dân cưu tập trung Kết quả đo đạc chất lượng nước thải sinh hoạt KDC Bình. .. phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu; − Ngoài các sản phẩm chính trên tỉnh Bình Dương còn hàng loạt ngành công nghiệp khác cũng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Trong số này, đáng chú ý là ngành dệt - may (hàng may mặc, túi xách, giày dép) với nhiều thế mạnh về nguồn lao động, thị trường, ngành dệt-may phát triển mạnh mẽ, nhất là trong các khu công nghiệp − Các nhóm... trường và những lợi ích kinh tế như tiết kiệm năng lượng − Cơ hội phát triển nguồn nhân lực 0.2.2.2 Những giá trị có thể mang lại cho những bên tham gia dự án ở các nước đầu tư − CDM đem lại những lợi ích dưới đây cho những bên tham gia dự án ở các nước đầu tư − Cơ hội có được các đơn vị CER − Cơ hội tìm được những cơ hội đầu tư mới vào các nước chủ nhà − Cơ hội tạo ra thị trường cho các công nghệ cải... chế biến thức ăn gia súc, xây dựng lò giết mổ tập trung 17 Kết hợp chế biến: Các hoạt động sản xuất, chế biến phục vụ chăn nuôi đã gắn liền với người dân Nhiều nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi mọc lên đáp ứng nhu cầu cho chăn nuôi Hiện toàn tỉnh có 41 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, không chỉ phục vụ cho địa phương mà còn phục vụ cho các tỉnh lân cận Riêng lĩnh vực công nghiệp chế biến, tại Bình. .. xuất tỉnh Bình Dương Hình 3.6 Biểu đồ tỷ lệ các ngành nghề sản xuất ở tỉnh Bình Dương Công nghiệp là khu vực kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ lệ cao của tỉnh Bình Dương Cơ cấu công nghiệp cò sự chuyển biến tích cực, ngoài các ngành truyền thống có lợi thế như công nghiệp chế biến nông – lâm sản, vật liệu xây dựng, gốm sứ, mỹ nghệ…, một số ngành công nghiệp mới du nhập vào tỉnh Bình Dương... 100 mg/l MPN/ 5 Coliform 4,4 x 106 2,3 x 106 9,5 x 106 5.000 100ml Nguồn: Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các mô hình phát triển các khu dân cư tập trung, các khu và cụm công nghiệp thân thiện môi trường tại Bình Dương đến năm 2020” 19 Nhận xét chung: Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại các khu dân cư tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Dương cho thấy: nước thải có các thành phần ô nhiễm khá cao, hầu... xuất cao Theo báo cáo của Cục thống kê tỉnh Bình Dương, trong những năm gần đây lĩnh vực sản xuất công nghiệp chế biến của tỉnh chiếm tỉ trọng 99,1% Trong đó một số ngành có giá trị sản xuất tăng cao như: − Sản xuất chế biến thực phẩm (chế biến tinh bột, chế biến nước uống trái cây các loại, rượu bia nước giải khát, sản phẩm đóng hộp, mì ăn liền, chế biến thủy sản, chế biến các mặt hàng nông sản) tăng . SẠCH - CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH (CDM) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG” GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP HVTH: LÊ TRƯƠNG HUỲNH ANH MSHV: 1080100003 Bình Dương, tháng 6 năm 2011 1 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN. doanh nghiệp và các loại hình sản xuất của tỉnh Bình Dương Theo Niên giám thống kê năm 2009, tỉnh Bình Dương có khỏang 2.198 đơn vị đa dạng về các ngành nghề sản xuất kinh doanh. Dựa trên danh. vào quá trình CDM, các doanh nghiệp sẽ thực sự có cơ hội để tham gia vào thị trường này. Trong quá trình kêu gọi đầu tư để thay đổi công nghệ và thiết bị sản xuất, các doanh nghiệp có thể tiếp