1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học đánh giá sự đa dạng di truyền của một số giống đậu tương địa phương

70 384 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 776,86 KB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Pi ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC  ĐINH NGỌC HƯƠNG ĐÁNH GIÁ SỰ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG (GLYCINE MAX MERRILL) ĐỊA PHƯƠNG Chuyên ngành: Công nghệ sinh học Mã số: 60.42.80 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ SINH HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Chu Hoàng Mậu THÁI NGUYÊN - 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) còn gọi là đậu nành là một cây trồng cạn ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Sản phẩm của nó làm thực phẩm cho con người, thức ăn cho gia súc nguyên liệu cho công nghiệp, hàng xuất khẩu và là cây cải tạo đất tốt [5]. Vì thế cây đậu tương được gọi là "Ông Hoàng trong các loại cây họ đậu". Hiện nay, cả nước đã hình thành 6 vùng sản xuất đậu tương: vùng Đông Nam bộ có diện tích lớn nhất (26,2% diện tích đậu tương cả nước), miền núi Bắc bộ: 24,7%, đồng bằng sông Hồng: 17,5%, đồng bằng sông Cửu Long: 12,4%[2]. Tổng diện tích 4 vùng này chiếm 80% diện tích trồng đậu tương cả nước, còn lại là đồng bằng ven biển miền Trung và Tây Nguyên [5]. Các giống đậu tương ở nước ta hiện nay rất phong phú bao gồm các giống đậu tương nhập nội, giống lai tạo, giống đậu tương đột biến và tập đoàn các giống đậu tương địa phương. Các giống đậu tương địa phương Việt Nam cũng rất đa dạng, phong phú cả về kiểu hình và kiểu gen. Đây là nguồn vật liệu quý cho công tác chọn tạo giống đậu tương phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng, miền khác nhau [10]. Đánh giá sự đa dạng di truyền của các giống đậu tương địa phương tạo cơ sở cho công tác chọn tạo giống đã và đang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Hiện nay, các nhà khoa học đã sử dụng nhiều phương pháp mới trong nghiên cứu sự đa dạng di truyền của các giống cây trồng nói chung và của cây đậu tương nói riêng như RAPD, RFLP, AFLP, SSR, STS, Các phương pháp này không những phát huy hiệu quả mà còn khắc phục nhược điểm của các phương pháp chọn giống truyền thống bởi hiệu quả sàng lọc cao, tiết kiệm thời gian và tin cậy. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Trên thế giới, kỹ thuật RAPD đã được nhiều tác giả sử dụng để nghiên cứu quan hệ di truyền của một số giống đậu tương như: [26], [32], [34], [43], [49], [50]. Ở Việt Nam, Vũ Anh Đào (2009), đánh giá sự đa dạng di truyền ở mức phân tử của 16 giống đậu tương với 10 mồi ngẫu nhiên bằng kỹ thuật RAPD tổng số phân đoạn DNA thu được là 766. Trong phạm vi vùng phân tích có 56 phân đoạn DNA được nhân bản, trong đó có 21 băng vạch cho tính đa hình (tương ứng 37,5%) [4], Chu Hoàng Mậu và đtg (2002) đã sử dụng kỹ thuật RAPD để phân tích sự sai khác về hệ gen giữa các dòng đậu tương đột biến với nhau và với giống gốc, tạo cơ sở cho chọn dòng đột biến có triển vọng [12] . Nhằm tạo cơ sở cho việc lựa chọn giống đậu tương có chất lượng tốt phục vụ công tác lai tạo giống, chúng tôi lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ là: “Đánh giá sự đa dạng di truyền của một số giống đậu tƣơng (Glycine max (L.) Merrill) địa phƣơng”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định được sự khác biệt trong hệ gen và mối quan hệ di truyền của 30 giống đậu tương địa phương bằng kỹ thuật RAPD. 3. Nộ i dung nghiên cƣ́ u 3.1. Phân tích sự đa dạng của một số đặc điểm hình thái, khối lượng của hạt như: màu vỏ hạt, rốn hạt, hình dạng hạt, khối lượng 1000 hạt của các giống đậu tương nghiên cứu. 3.2. Sử dụng kỹ thuật RAPD (Random Amplified Polymorphic DNA) để khuếch đại các phân đoạn DNA với sự sàng lọc với 16 mồi ngẫu nhiên có kích thước 10 nucleotide. 3.3. Xác định hệ số đa dạng trong hệ gen của các giống đậu tương nghiên cứu. 3.4. Thiết lập sơ đồ hình cây mô tả mối quan hệ và khoảng cách di truyền của các giống đậu tương nghiên cứu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 . CÂY ĐẬU TƢƠNG 1.1.1. Nguồn gốc và phân loại Theo từ điển thực phẩm, cây đậu tương được biết có nguồn gốc xa xưa từ Trung Quốc và được coi là cây thực phẩm cho đời sống con người từ hơn 4000 năm trước, sau đó được truyền bá sang Nhật Bản vào khoảng thế kỷ thứ VIII, vào nhiều thế kỷ sau có mặt ở các nước Á Châu như Thái lan, Malaisia, Korea và Việt Nam. Cây đậu tương có mặt ở Âu Châu vào đầu thế kỷ XVII và ở Hoa Kỳ vào thế kỷ XVIII. Ngày nay Hoa Kỳ là quốc gia đứng đầu sản xuất đậu tương chiếm 50% sản lượng trên toàn thế giới, rồi đến Braxin, Achentina, Trung Quốc [19]. Đậu tương thuộc chi Glycine, họ đậu Leguminosae, họ phụ cánh bướm Papilionoideae và bộ Phaseoleae. Đậu tương có tên khoa học là Glycine Max (L) Merrill, có bộ NST 2n = 40 [5], [2]. Do xuất phát từ những yêu cầu, căn cứ và tiêu chí phân loại khác nhau nên cũng có nhiều cách phân loại khác nhau. Nhưng đến nay, hệ thống phân loại căn cứ vào đặc điểm về hình thái, phân bố địa lý và số lượng nhiễm sắc thể được nhiều người sử dụng [5]. Hệ thống phân loại căn cứ vào đặc điểm về hình thái, sự phân bố địa lý và số lượng (NST) nhiễm sắc thể do Hymowit và Newell (1984) xây dựng. Theo hệ thống này ngoài chi Glycine còn có thêm chi phụ Soja. Chi Glycine được chia ra thành 7 loài hoang dại lâu năm, và chi phụ Soja được chia ra làm 2 loài: loài đậu tương trồng Glycine (L.) Merr và loài hoang dại hàng năm G. Soja Sieb và Zucc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 1.1.2. Đặc điểm nông sinh học của cây đậu tƣơng Cây đậu tương là cây trồng cạn thu hạt, gồm các bộ phận chính: rễ, thân, lá, hoa, quả và hạt. Rễ đậu tương Rễ cây đậu tương có rễ chính và rễ phụ. Rễ chính có thể ăn sâu 30-50cm và có thể trên 1m. Trên rễ chính mọc ra nhiều rễ phụ, rễ phụ cấp 2, cấp 3 tập trung nhiều ở tầng đất 7-8 cm rộng 30-40 cm 2 . Trên rễ chính và rễ phụ có nhiều nốt sần. Bộ rễ phân bố nông sâu, rộng hẹp, số lượng nốt sần ít hay nhiều phụ thuộc vào giống, đất đai, khí hậu và kỹ thuật trồng. Quá trình phát triển của bộ rễ có thể phân ra làm 2 thời kỳ: (i) Ở thời kỳ thứ nhất, lớp rễ đầu tiên được phát triển, rễ cái và rễ phụ đầu tiên phát triển mạnh kéo dài ra và sinh nhiều rễ con. Thời kỳ này thường kéo dài từ 30-40 ngày sau mọc. (ii) Ở thời kỳ thứ hai, lớp rễ đầu tiên phát triển chậm dần, rễ con không nhú ra nữa thậm chí có một số rễ con khô đi. Lúc này gốc thân gần cổ rễ các rễ phụ nhỏ kéo dài ra và phát triển cho tới khi gần thu hoạch. Số lượng có thể 30-40 rễ phụ ăn ở phía gần mặt đất. Lớp rễ này có nhiệm vụ cung cấp đấy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thân, lá và làm quả. Trong kỹ thuật trồng nên chú ý thời kỳ này, cần vun đất sao cho lớp rễ này phát triển mạnh. Một đặc điểm hết sức quan trọng cần lưu ý là trên bộ rễ của cây đậu tương có rất nhiều nốt sần. Đó là các u bướu nhỏ bám vào các rễ. Nốt sần là kết quả cộng sinh của một số loại vi sinh vật có tên khoa học là Rhizobium Japonicum với rễ cây đậu tương. Vi sinh vật thường có dạng hình cầu hoặc hình que [5]. Trong một nốt sần có khoảng 3-4 tỷ vi sinh vật, mà ta chỉ có thể nhìn thấy chúng qua kính hiển vi phóng đại 600 - 1000 lần [5], [19]. Nốt sần ở rễ đậu tương thường tập trung ở tầng đất 0-20cm, từ 20-30cm nốt sần ít dần và nếu sâu hơn nữa thì có ít hoặc không có. Nốt sần đóng vai Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 trò chính trong quá trình cố định đạm khí trời cung cấp cho cây. Lượng đạm cung cấp cho cây khá lớn khoảng 30-60 kg/ha. Nốt sần có thể dài l cm, đường kính 5 - 6 mm, mới hình thành có màu trắng sữa, khi tốt nhất có màu hồng (màu globulin có cấu tạo gần giống hemoglobin trong máu có Fe) [5]. Thân đậu tương Thân cây đậu tương thuộc thân thảo, có hình tròn, trên thân có nhiều lông nhỏ. Thân khi còn non có màu xanh hoặc màu tím khi về già chuyển sang màu nâu nhạt, màu sắc của thân khi còn non có liên quan chặt chẽ với màu sắc của hoa sau này. Nếu thân lúc còn non màu xanh thì hoa màu trắng và nếu khi còn non thân có màu tím thì hoa có màu tím đỏ. Thân có trung bình 14-15 lóng, các lóng ở phía dưới thường ngắn, các lóng ở phía trên thường dài (vì những lóng phía trên phát triển từ ngày 35-40 trở đi vào lúc cây đang sinh trưởng nhanh nên lóng thường dài). Tuỳ theo giống và thời vụ gieo mà chiều dài lóng có sự khác nhau thường biến động từ 3 - 10 cm. Cây đậu tương trong vụ hè thường có lóng dài hơn vụ xuân và vụ đông. Chiều dài của lóng góp phần quyết định chiều cao của thân. Thân cây đậu tương thường cao từ 0,3 m - 1,0 m. Giống đậu tương dại cao 2-3 m. Những giống thân nhỏ lóng dài dễ bị đổ hay mọc bò thường làm thức ăn cho gia súc. Những giống thân to thường là thân đứng và có nhiều hạt và chống được gió bão. Toàn thân có một lớp lông tơ ngắn, mọc dày bao phủ từ gốc lên đến ngọn, đến cả cuống lá. Thực tế cũng có giống không có lông tơ. Những giống có mật độ lông tơ dày, màu sẫm có sức kháng bệnh, chịu hạn và chịu rét khoẻ. Ngược lại những giống không có lông tơ thường sinh trưởng không bình thường, sức chống chịu kém. Thân có lông tơ nhiều ít dài ngắn, dày thưa là một đặc điểm phân biệt giữa các giống với nhau[19]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 Căn cứ vào tập tính sinh trưởng và đặc điểm của thân người ta chia ra làm 4 loại: (i) Loại mọc thẳng: thân cứng, đường kính thân lớn, thân không cao lắm, đốt ngắn, quả nhiều tập trung thường là giống ra hoa hữu hạn; (2) Loại bò: thân chính phân cành rất nhỏ, mềm, phủ trên mặt đất thành đám dây, thân rất dài, đốt dài, quả nhỏ phân tán; (3) Loại nửa bò: là loại trung gian giữa 2 loại mọc thẳng và mọc bò trên; (4) Loại mọc leo: thân nhỏ rất dài, mọc bò dưới đất hoặc leo lên giá thể khác. Thân đậu tương có khả năng phân cành ngay từ nách lá đơn hoặc kép. Những cành trên thân chính phân ra gọi là cành cấp 1, trên cành cấp 1 có thể phân ra cành cấp 2. Số lượng cành trên một cây nhiều hay ít thay đổi theo giống, thời vụ, mật độ gieo trồng và đ iều kiện canh tác. Trung bình trên 1 cây thường có 2-5 cành, có một số giống trong điều kiện sinh trưởng tốt có thể có trên 10 cành. Thường sau mọc khoảng 20-25 ngày thì cây đậu tương bắt đầu phân cành. Vị trí phân cành phù hợp là cao trên 15cm, nếu thấp quá không có lợi cho việc cơ giới hoá. Giống đậu tương có góc độ phân cành càng hẹp thì càng tốt cho việc tăng mật độ[5]. Lá đậu tương Lá đậu tương có 3 loại: Lá mầm, lá nguyên, lá kép. Lá mầm (lá tử diệp) mới mọc có màu vàng hay xanh lục, khi tiếp xúc với ánh sáng thì chuyển sang màu xanh. Hạt giống to thì lá mầm chứa nhiều dinh dưỡng nuôi cây mầm, khi hết chất dinh dưỡng lá mầm khô héo đi, cho nên trong kỹ thuật trồng đậu tương nên làm đất tơi nhỏ và chọn hạt to cây sẽ mọc khoẻ, sinh trưởng tốt. Lá nguyên (lá đơn) xuất hiện sau khi cây mọc từ 2-3 ngày và mọc phía trên lá mầm. Lá đơn mọc đối xứng nhau. Lá đơn to màu xanh bóng là biểu hiện cây sinh trưởng tốt. Lá đơn to xanh đậm biểu hiện của một giống có khả năng chịu rét. Lá đơn nhọn gợn sóng là biểu hiện cây sinh trưởng không bình thường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 Lá kép gồm có 3 lá chét, có khi 4-5 lá chét. Lá kép mọc so le, lá kép thường có màu xanh tươi khi già biến thành màu vàng nâu. Cũng có giống khi quả chín lá vẫn giữ được màu xanh, những giống này thích hợp trồng làm thức ăn gia súc. Phần lớn trên lá có nhiều lông tơ. Lá có nhiều hình dạng khác nhau tuỳ theo giống, những giống lá nhỏ và dài chịu hạn khoẻ nhưng thường cho năng suất thấp. Những giống lá to chống chịu hạn kém nhưng thường cho năng suất cao hơn. Nếu 2 lá kép đầu to và dày thường biểu hiện giống có khả năng chống chịu rét. Số lượng lá kép nhiều hay ít, diện tích lá to hay nhỏ chi phối rất lớn đến năng suất và phụ thuộc vào thời vụ gieo trồng. Các lá nằm cạnh chùm hoa nào giữ vai trò chủ chủ yếu cung cấp dinh dưỡng cho chùm hoa ấy. Nếu vì điều kiện nào đó làm cho lá bị úa vàng thì quả ở vị trí đó thường bị rụng hoặc lép. Các nhà chọn giống đậu tương đưa ra cơ sở để nâng cao năng suất đậu tương tăng cường quá trình quang hợp và muốn quang hợp với hiệu quả cao thì phải chọn những cây có bộ lá nhỏ, dày, thế lá đứng và lá có dạng hình trứng. Số lá nhiều to khoẻ nhất vào thời kỳ đang ra hoa rộ. Khi phiến lá phát triển to, rộng, mỏng, phẳng, có màu xanh tươi là biểu hiện cây sinh trưởng khoẻ có khả năng cho năng suất cao [5]. Hoa đậu tương Hoa đậu tương nhỏ, không hương vị, thuộc loại cánh bướm. Màu sắc của hoa thay đổi tuỳ theo giống và thường có màu tím, tím nhạt hoặc trắng. Đa phần các giống có hoa màu tím và tím nhạt. Các giống đậu tương có hoa màu trắng thường có tỷ lệ dầu cao hơn các giống màu tím. Hoa phát sinh ở nách lá, đầu cành và đầu thân. Hoa mọc thành từng chùm, mỗi chùm có từ 1-10 hoa và thường có 3-5 hoa. Hoa đậu tương ra nhiều nhưng tỷ lệ rụng rất cao khoảng 30% có khi lên tới 80%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Hoa đậu tương thuộc loại hoa đồng chu lưỡng tính trong hoa có nhị và nhụy, mỗi hoa gồm 5 lá đài, 5 cánh hoa có 10 nhị và 1 nhụy. - Đài hoa có màu xanh, nhiều bông. - Cánh hoa: Một cánh to gọi là cánh cờ, 2 cánh bướm và 2 cánh thìa. - Nhị đực: 9 nhị đực cuốn thành ống ôm lấy vòi nhuỵ cái và 1 nhị riêng lẻ. - Nhụy cái: Bầu thượng, tử phòng một ngăn có 1-4 tâm bì (noãn) nên thường quả đậu tương có 2-3 hạt [5]. Các cánh hoa vươn ra khỏi lá đài từ ngày hôm trước và việc thụ phấn xẩy ra vào sáng ngày hôm sau lúc 8-9 giờ sáng trước khi nụ hoặc hoa chưa nở hoàn toàn. Mùa hè hoa thường nở sớm hơn mùa đông và thời gian nở hoa rất ngắn sáng nở chiều tàn. Hoa đậu tương thường thụ phấn trước khi hoa nở và là cây tự thụ phấn, tỷ lệ giao phấn rất thấp chiếm trung bình 0,5 - 1% [2]. Thời gian bắt đầu ra hoa sớm hay muộn, dài hay ngắn tuỳ thuộc vào giống và thời tiết khác nhau. Giống chín sớm sau mọc trên dưới 30 ngày đã ra hoa và giống chín muộn 45-50 ngày mới ra hoa. Thời gian ra hoa dài hay ngắn theo giống và theo thời vụ. Có những giống thời gian ra hoa chỉ kéo dài 10-15 ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời kỳ hoa rộ thường từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 10 sau khi hoa bắt đầu nở. Hoa trong đợt rộ mới tạo quả nhiều, còn trước và sau đợt hoa rộ thì tỷ lệ đậu quả thấp. Điều kiện thích hợp cho sự nở hoa là ở nhiệt độ 25-28 0 C, ẩm độ không khí 75-80%, ẩm độ đất 70-80%. Căn cứ vào phương thức ra hoa người ta chia các giống đậu tương làm 2 nhóm: Nhóm ra hoa hữu hạn: Thuộc những giống sinh trưởng hữu hạn, hướng ra hoa theo trình tự từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong. Những giống này thường cây thấp ra hoa tập trung, quả và hạt đồng đều. Nhóm ra hoa vô hạn: Thuộc những giống sinh trưởng vô hạn, có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 hướng ra hoa theo trình tự từ dưới lên trên và từ trong ra ngoài. Những giống này thường ra hoa rất phân tán, quả chín không tập trung và phẩm chất hạt không đồng đều [5]. Trong thực tế, những giống hoa tập trung nếu gặp điều kiện bất thuận, hoa sẽ rụng nhiều nên thất thu nặng. Còn những giống thời gian ra hoa dài tuy quả chín không tập trung nhưng nếu bị rụng vào một đợt thì hoa sẽ ra tiếp đợt sau nên không thất thu nặng. Một hoa có từ 1800-6800 hạt phấn tuỳ theo giống khác nhau, giống hạt to thì có bao phấn to và nhiều hạt phấn. Hạt phấn thường hình tròn, số lượng và kích thước hạt phấn tuỳ giống khác nhau, giống hạt to thường có hạt phấn to và nhiều hơn so với giống có hạt nhỏ. Hạt phấn nảy mầm tốt trong điều kiện nhiệt độ 18-23 0 C. Quả và hạt Số quả biến động từ 2 đến 20 quả ở mỗi chùm hoa và có thể đạt tới 400 quả trên một cây một quả chứa từ 1 tới 5 hạt, nhưng hầu hết các giống quả thường từ 2 đến 3 hạt. Quả đậu tương thẳng hoặc hơi cong, có chiều dài từ 2 tới 7 cm hoặc hơn. Quả có màu sắc biến động từ vàng trắng tới vàng sẫm, nâu hoặc đen. Màu sắc quả phụ thuộc vào sắc tố caroten, xanthophyll, màu sắc của lông, sự có mặt của các sắc tố antocyanin. Lúc quả non có màu xanh nhiều lông (có khả năng quang hợp do có diệp lục) khi chín có màu nâu. Hoa đậu tương ra nhiều nhưng tỷ lệ đậu quả thấp 20-30%. Ví dụ trong vụ xuân 1 cây có thể có 120 hoa nhưng chỉ đậu 30-40 quả là cao, trên một chùm 5-8 hoa chỉ đậu 2- 3 quả. Những đốt ở phía gốc thường quả ít hoặc không có quả, từ đốt thứ 5-6 trở lên tỷ lệ đậu quả cao và quả chắc nhiều. Trên cành thường từ đốt 2-3 trở lên mới có quả chắc, những quả trên đầu cành thường lép nhiều. Sau khi hoa nở được 2 ngày thì cánh hoa héo và rụng, ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 sau hoa nở đã hình thành quả và 7 -8 ngày sau là thấy nhân quả xuất hiện. Trong 18 ngày đầu quả lớn rất nhanh sau đó chậm dần, vỏ dày lên và chuyển từ màu xanh sang màu vàng. Hạt lớn nhanh trong vòng 30- 35 ngày sau khi hình thành quả. [...]... đậu tương dại ở bốn tỉnh của Trung Quốc đã bổ sung dữ liệu về sự đa dạng chỉ thị phân tử RAPD của các giống đậu tương này [34] Sự đa dạng di truyền của các cây đậu tương dại (Glycine soja Siebold et Zucc.) ở vùng Viễn Đông của nước Nga cũng đã được đánh giá ở mức phân tử bởi Seitova và đtg (2004) [43] Wie An, Hongkun Zhao và cs (2009), Đánh giá sự đa dạng di truyền của 50 giống đậu tương dại và đậu tương. .. thị RAPD đánh giá 50 mẫu giống đậu tương đã ghi nhận sự đa hình ở 17 chỉ thị [38] Đinh Thị Phòng và Ngô Lam Giang (2008), Sử dụng 25 chỉ thị RAPD đánh giá sự đa hình của 19 giống đậu tương phát hiện 17 mồi chỉ ra tính đa hình trong đó 3 mồi có tính đa hình cao[15] Vũ Anh Đào (2009), đánh giá sự đa dạng di truyền ở mức phân tử của 16 giống đậu tương với 10 mồi ngẫu nhiên bằng kỹ thuật RAPD tổng số phân... hạt, hình dạng hạt và khối lượng 1000 hạt đã cho thấy sự đa dạng về hình thái, kích thước hạt của các giống đậu tượng địa phương Đây chính là cơ sở để đánh giá hiện trạng nguồn gen cây đậu tượng địa phương Việt Nam và cũng là nguồn vật liệu chọn giống phong phú cần đươc khai thác có hiệu quả 3.2 PHÂN TÍCH SỰ ĐA DẠNG TRONG HỆ GEN CỦA CÁC GIỐNG ĐẬU TƢƠNG BẰNG KỸ THUẬT RAPD Công nghệ sinh học đang có nhiều... cứu Các thí nghiệm được tiến hành tại Bộ môn Sinh học phân tử và Công nghệ gen - Viện Khoa học Sự sống - Đại học Thái Nguyên Phòng thí nghiệm sinh học - Khoa Khoa học sự sống - Trường Đại học khoa học - Đại học Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng 2.1 Nguồn gốc các giống đậu tương nghiên cứu Tên giống TT Ký hiệu Nguồn gốc 1 Hoăng Hoa ̀ ́ VNlc1... và đang được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu và xác định quan hệ di truyền ở thực vật Kỹ thuật RAPD cũng được ứng dụng trong việc đánh giá sự đa dạng di truyền giữa các loài và trong phạm vi một loài phân tích và đánh giá hệ gen của thực vật nhằm xác định những thay đổi của các dòng chọn lọc ở mức phân tử Phương pháp này còn được ứng dụng trong việc đánh giá hệ gen của giống và mối quan hệ di truyền. .. di truyền của 8 giống khoai tây nghiên cứu từ 4,5% đến 31,1% [23] Trần Thị Ngọc Di p (2009), nghiên cứu sự đa dạng di truyền phân tử của 14 giống ngô với 10 mồi ngẫu nhiên trong phản ứng RAPD, kết quả thu được 674 băng rõ nét và đã phát hiện được sự sai khác về mặt di truyền giữa các giống ngô nghiên cứu [3] Nguyễn Minh Quế (2009), sử dụng 10 mồi ngẫu nhiên để đánh giá mối quan hệ di truyền của 5 giống. .. điểm của 12 giống đậu đen Kết quả phân tích sản phẩm RAPD chỉ ra được một số băng đặc hiệu tương ứng với các mồi ngẫu nhiên để phân biệt một số giống trong nhóm nghiên cứu [42] Raina và đtg (2001) đã sử dụng chỉ thị RAPD - SSR để phân tích sự đa dạng hệ gen và xác định mối quan hệ họ hàng giữa các giống lạc trồng và lạc dại [41] Jorge và đtg (2003), đã đánh giá sự tương đồng di truyền giữa các giống. .. điện di với từng mồi ở từng mẫu nghiên cứu Sự xuất hiện hay không xuất hiện các băng điện di được tập hợp để phân tích số liệu theo nguyên tắc: Số 1- xuất hiện phân đoạn DNA và số 0 - không xuất hiện phân đoạn DNA Các số liệu này được xử lý trên máy tính theo phần mềm NTSYS pc version 2.0 (USA, 1998) để xác định quan hệ di truyền của các giống đậu tương Xác định hệ số đa dạng di truyền (Genetic Diversity... đóng góp có giá trị sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực chọn giống cây trồng Kỹ thuật sinh học phân tử được ứng dụng nhằm đánh giá sự đa dạng trong hệ gen và xác định mối quan hệ di truyền của thực vật, trong đó RAPD là một kỹ thuật khá thuận lợi và có hiệu quả Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày kết quả ứng dụng RAPD vào việc phân tích tính đa hình DNA của 30 giống đậu tương 3.2.1... tính đa hình cao (PIC > 0,5) Trong 16 mồi được sử dụng trong kỹ thuật RAPD có 7 mồi M10, M3, M9, M16, M14, M11, MTr2 là thể hiện tính đa hình thấp (PIC < 0,5) Điều này cho thấy mức độ đa dạng về phân đoạn DNA của các mẫu đậu tương mà chúng tôi nghiên cứu tương đối cao Như vậy, với 16 mồi ngẫu nhiên đã phản ánh sự đa dạng di truyền của 30 giống đậu tương có nguồn gốc khác nhau Bảng 3.3 Thông tin tính đa . SỰ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG (GLYCINE MAX MERRILL) ĐỊA PHƯƠNG Chuyên ngành: Công nghệ sinh học Mã số: 60.42.80 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ SINH HỌC . cứu quan hệ di truyền của một số giống đậu tương như: [26], [32], [34], [43], [49], [50]. Ở Việt Nam, Vũ Anh Đào (2009), đánh giá sự đa dạng di truyền ở mức phân tử của 16 giống đậu tương với. phục vụ công tác lai tạo giống, chúng tôi lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ là: Đánh giá sự đa dạng di truyền của một số giống đậu tƣơng (Glycine max (L.) Merrill) địa phƣơng”.

Ngày đăng: 06/07/2015, 16:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w