Mối quan hệ và khoảng cách di truyền giữa các giống đậu tƣơng

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học đánh giá sự đa dạng di truyền của một số giống đậu tương địa phương (Trang 53)

3. Nội dung nghiên cƣ́u

3.2.4. Mối quan hệ và khoảng cách di truyền giữa các giống đậu tƣơng

dựa trên phân tích RAPD

Từ kết quả phân tích hình ảnh điện di sản phẩm RAPD, chúng tôi thống kê các băng điện di và xử lý số liệu bằng phần mềm NTSYSpc version 2.0i nhằm xác định khoảng cách di truyền giữa các giống đậu tương nghiên cứu thông qua hệ số tương đồng di truyền và biểu đồ hình cây.

Kết quả phân tích bảng 3.5 cho thấy, hệ số tương đồng di truyền của 30 giống đậu tương nghiên cứu dao động từ 0,58 - 0,96 (hệ số sai khác di truyền là 0,04-0,42) Trong đó, 1 cặp giống có hệ số đồng dạng di truyền cao nhất (0,96) là: VNlc10 và VNlc13. 6 cặp giống có hệ số đồng dạng di truyền nhỏ nhất (0,58) là: VNlc4 và VNlc16, VNlc3 và VNlc23, VNlc4 và VNlc25, VNlc4 và VNlc29, VNlc5 và VNlc25, VNlc5 và VNlc29.

Hình 3.14. Sơ đồ về mối quan hệ di truyền của 30 giống đậu

Hình 3.14: Sơ đồ về mối quan hệ di truyền của 30 giống đậu tương Sơ đồ hình cây tính theo hệ số SM và kiểu phân nhóm UPGMA (hình 3.14) đã chỉ ra mức độ sai khác di truyền giữa 30 giống đậu tương. Mức độ khác nhau được biểu hiện bằng hệ số sai khác giữa các giống. Các giống có hệ số tương đồng di truyền giống nhau tương tự sẽ được xếp thành một nhóm, giữa các nhóm lại có sự liên hệ với nhau.

Sơ đồ hình cây tạo được khi phân tích 30 giống đậu tương với 16 mồi ngẫu nghiên chia làm 2 nhánh: Nhánh thứ nhất bao gồm 15 giống VNlc1, VNlc3, VNlc4, VNlc5, VNlc2, VNlc7, VNlc8, VNlc10, VNlc13, VNlc11, VNlc12, VNlc9, VNlc6, VNlc14, VNlc15. Các giống đậu tương này có hệ số tương đồng là 0,725 và có khoảng cách di truyền với các giống khác thuộc nhánh thứ hai là 31% (1 - 0,69). Nhóm I Nhóm II P I P II I VI II III V VII VIII IV

Các giống đậu tương thuộc nhánh thứ Nhất phân bố ở 3 nhóm, nhóm I gồm 4 giống: VNlc1, VNlc3 VNlc4, VNlc5; nhóm II gồm 8 giống: VNlc2, VNlc7, VNlc8, VNlc9, VNlc10, VNlc11, VNlc12, VNlc13; nhóm III gồm 3 giống: VNlc6, VNlc14, VNlc15. Nhóm II và nhóm III có khoảng cách di truyền là 20% và hai nhóm này có khoảng cách so với nhóm I là 22,5%.

Nhánh thứ Hai gồm 15 giống: VNlc16, VNlc17, VNlc18, VNlc19, VNlc20, VNlc21. VNlc22, VNlc23, VNlc24, VNlc25, VNlc26, VNlc27, VNlc28, VNlc29, VNlc30. Các giống đậu tương thuộc nhánh thứ Hai phân bố trong 5 nhóm, ký hiệu là IV, V, VI, VII, VIII. Nhóm IV có 2 giống: VNlc16, VNlc17 và nhóm V gồm 3 giống: VNlc18, VNlc19, VNlc20. Hai nhóm này có khoảng cách là 24,5%. Nhóm VI chỉ có một giống: VNlc21; nhóm VII cũng chỉ có giống VNlc22; nhóm VIII gồm 8 giống còn lại là: VNlc23, VNlc24, VNlc25, VNlc26, VNlc27, VNlc28, VNlc29, VNlc30. Khoảng cách di truyền của nhóm VIII so với nhóm VI là 25%.

Từ kết quả phân nhóm trên chúng tôi nhận thấy tính đa hình của 30 giống đậu tương trong phạm vi phân tích 16 mồi ngẫu nhiên bằng phản ứng RAPD đã chứng minh sự khác nhau trong cấu trúc DNA hệ gen của các giống đậu tương địa phương nghiên cứu.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học đánh giá sự đa dạng di truyền của một số giống đậu tương địa phương (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)