Kịch lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng ( Luận văn ThS. Văn học )

100 673 4
Kịch lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng ( Luận văn ThS. Văn học )

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ VÂN KỊCH LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN HUY TƢỞNG Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận văn học Hà Nội-2014 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ VÂN KỊCH LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN HUY TƢỞNG Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 60 22 01 20 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Quang Long Hà Nội-2014 3 LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết sơn sâu sắc đến thầy giáo, PGS.TS Phạm Quang Long, người đã hướng dẫn tôi tận tình, chu đáo trong quá trình thực hiện luận văn. Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, quý thầy giáo, cô giáo ở Phòng Đào tạo Sau đại học và thầy giáo, cô giáo khoa Văn học, trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đặc biệt là các thầy cô giáo bộ môn Lý luận văn học, khoa Văn học – những người đã dạy dỗ, truyền thụ kiến thức khoa học, giúp tôi từng bước trưởng thành. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân, gia đình và bạn bè đã hỗ trợ, tạo điều kiện để tôi có thể học tập đạt kết quả tốt và thực hiện thành công luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2012 Nguyễn Thị Vân 4 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn do tôi thực hiện. Những kết quả từ những tác giả trước mà tôi sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng, cụ thể. Không có bất kỳ sự không trung thực nào trong các kết quả nghiên cứu. Nếu có gì sai trái, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm! Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2014 Học viên Nguyễn Thị Vân 5 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 1. Lý do chọn đề tài 7 2 . Lịch sử vấn đề. 9 3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu. 12 4. Phƣơng pháp nghiên cứu. 13 5. Cấu trúc luận văn 13 CHƢƠNG 1: CẢM HỨNG LỊCH SỬ TRONG KỊCH CỦA NGUYỄN HUY TƢỞNG. 15 1.1. Mối quan hệ lịch sử - văn học. 15 1.2. Kịch và kịch lịch sử trong tiến trình văn học Việt Nam. 17 1.3. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Huy Tƣởng. 21 1.3.1. Con người và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng. 21 1.3.2. Nguyễn Huy Tưởng và lịch sử. 23 1.3.3. Các nhân tố tạo nên cảm hứng lịch sử trong các sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng. 26 1.4. Lịch sử - nơi khơi nguồn cảm hứng sáng tạo trong sáng tác kịch Nguyễn Huy Tƣởng. 29 1.4.1.Đề tài. 29 1.4.2. Sự kiện. 32 1.5. Cảm hứng đƣợc thể hiện trong tác phẩm kịch lịch sử Nguyễn Huy Tƣởng.34 1.5.1. Cảm hứng bi kịch. 34 1.5.2. Cảm hứng phê phán. 37 1.5.3. Cảm hứng sử thi. 40 CHƢƠNG 2: CÁC MÂU THUẪN CƠ BẢN TRONG KỊCH LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN HUY TƢỞNG 44 2.1. Mâu thuẫn dân tộc và vấn đề quốc gia. 44 6 2.2. Mâu thuẫn giữa cƣờng quyền – kẻ bị trị và vấn đề số phận ngƣời dân. 54 2.3. Mâu thuẫn cá nhân và vấn đề số phận con ngƣời. 60 CHƢƠNG 3: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG KỊCH LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN HUY TƢỞNG 71 3.1. Từ nhân vật lịch sử đến nhân vật văn học trong kịch lịch sử Nguyễn Huy Tƣởng. 73 3.2. Nhân vật quần chúng – một cái nhìn mới trong kịch lịch sử Việt Nam. 86 KẾT LUẬN. 95 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với một di sản văn học phong phú, trải rộng trên khá nhiều lĩnh vực, Nguyễn Huy Tưởng xứng đáng là một đại diện xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông viết sách lịch sử, sáng tác tiểu thuyết, kịch, truyện thiếu nhi và ở lĩnh vực nào cũng đạt được những thành công. Với những đóng góp và tìm tòi của mình, Nguyễn Huy Tưởng đã và đang ngày càng thu hút được sự chú ý, tìm hiểu, lý giải, đánh giá không chỉ của giới làm nghề, mà còn của nhiều công chúng. Đồng thời, nổi bật lên như là một dấu hiệu dễ nhận thấy về Nguyễn Huy Tưởng, đó chính là các tác phẩm của ông luôn hướng về đề tài lịch sử. Lịch sử hấp dẫn ông đến mức các tác phẩm của ông, dù ở thể loại nào cũng in đậm dấu ấn của lịch sử. Trong bài viết của mình, nhà nghiên cứu Vũ Nho đã từng nhận xét: “Có thể nói, Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn say mê với lịch sử và thành công chủ yếu ở mảng đề tài này”[27] Vì vậy, đến nay, có lẽ, với những gì mà chúng ta đã biết và đánh giá về cuộc đời, sự nghiệp và mảng đề tài lịch sử của ông vẫn cần được tìm hiểu, suy ngẫm và khám phá. Trước tình hình đó, việc tiếp tục có những bài viết, đặc biệt là những công trình nghiên cứu công phu về tác giả này là thực sự cần thiết. Nhắc đến sự nghiệp văn học của Nguyễn Huy Tưởng, chúng ta không thể không nhắc đến một mảng quan trọng trong đời sáng tác của ông chính là kịch lịch sử. Tất cả các vở kịch của ông được viết trong gần 20 năm, nhưng thực chất, trừ Lũy hoa, tác phẩm Vũ Như Tô, Bắc Sơn và Những người ở lại chỉ được viết trong vỏn vẹn 3 năm. Trong đó, ngoài Vũ Như Tô trong cảm hứng về mâu thuẫn, xung đột giữa cường quyền với cái đẹp, giữa khát vọng nghệ thuật và thực tế cuộc sống, thì hầu hết các tác phẩm tiếp theo liền mạch trong cảm hứng về dân tộc, lịch sử, nhân dân và khát vọng tự do của cách mạng. 8 Tuy nhiên, xuyên suốt kịch lịch sử của mình, như một phong cách sáng tác, Nguyễn Huy Tưởng trong tác phẩm của mình luôn thấm đẫm cảm hứng lãng mạn. So với nhiều kịch gia tên tuổi khác, số lượng tác phẩm như vậy không phải là nhiều nhưng bù lại, nó thể hiện rõ nét những nỗ lực tìm tòi, sự cách tân làm mới thể loại và khẳng định được phong cách nghệ thuật xuyên suốt hành trình sáng tạo của ông. Nghiên cứukịch lịch sử Nguyễn Huy Tưởng không chỉ để có cái nhìn toàn diện hơn về sự nghiệp sáng tác của một tác gia văn học tầm cỡ mà còn là sự khám phá cần thiết về một mảng sáng tác thực sự có giá trị về cả nội dung và nghệ thuật. Đồng thời, qua những tác phẩm cụ thể đó, bằng những trải nghiệm lịch sử của tác giả, chúng ta thấy rõ hơn cách tiếp cận vấn đề của ông, cách viết của ông. Từ đó, phần nào làm nổi bật lên tài năng và sự thành công của ông trong lĩnh vực kịch lịch sử. Tuy đã có một số công trình nghiên cứu về thể tài lịch sử - dân tộc trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng, cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết của ông, hoặc một số công trình nghiên cứu riêng lẻ về các tác phẩm kịch của Nguyễn Huy Tưởng, song cho đến nay, mặc dù đã có khá nhiều những ý kiến xác đáng và một vài công trình nghiên cứu có giá trị, nhưng không phải mọi vấn đề về kịch lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng đã được giải quyết.Vấn đề bi kịch lịch sử về số phận cá nhân, dân tộc, vai trò của các lực lượng xã hội trong vòng xoáy của những xung đột, cách lý giải của riêng nhà văn vẫn còn có thể nghiên cứu tiếp. Vì vậy, đây có lẽ là mảnh đất cần được khai phá thêm và hứa hẹn có một số những phát hiện thú vị. Trong khuôn khổ của một luận văn, chúng tôi chỉ lựa chọn một số vấn đề nêu trên làm nội dung chính cho đề tài tốt nghiệp của mình. Nằm trong dòng chảy của kịch Việt Nam hiện đại, những tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng thường được tiếp cận theo các hướng khác nhau của vấn 9 đề lịch sử. Nghiên cứu những vấn đề lịch sử trong các sáng tác kịch của ông giúp cho chúng ta, qua đó, làm rõ hơn khái niệm về lịch sử và đề tài lịch sử, mối quan hệ giữa lịch sử và việc sáng tạo văn học nghệ thuật nói chung, thể loại kịch nói riêng về vấn đề lịch sử. 2 . Lịch sử vấn đề. Nguyễn Huy Tưởng là một tác giả có nhiều đột phá ở nhiều thể loại. Vì vậy, đã có khá nhiều nhà khoa học với những công trình nghiên cứu chất lượng tìm hiểu về con người và sự nghiệp của ông. Có thể kể đến một số tên tuổi như: Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Trần Đình Sử, Phong Lê, Nguyễn Bích Thu hay nhiều nhà văn nổi tiếng nhận xét về các tác phẩm của ông như: Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Anh Đức, Nguyên Hồng, Vũ Tú Nam cũng có nhiều đánh giá về tác phẩm, hoặc những nội dung khá đặc sắc trong sáng tác của ông Tuy nhiên, những công trình này quan tâm đến các khía cạnh thi pháp lịch sử, bi kịch cá nhân hay vai trò của các lực lượng trong xã hội Công trình đầu tiên nghiên cứu khá kỹ lưỡng những vấn đề lịch sử trong các sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng,mang tên Nguyễn Huy Tưởngcủa Phan Cự Đệ và Hà Minh Đức xuất bản năm 1966. Chuyên luận nghiên cứu này đã chỉ ra rất rõ những vấn đề lịch sử trong tiểu thuyết và kịch của Nguyễn Huy Tưởng, nhận định xác đáng rằng: “Trong số các tác giả, Nguyễn Huy Tưởng là người có thế giới quan tiến bộ nhất và đã cố gắng khai thác đề tài lịch sử một cách nghiêm túc và sáng tạo”. [7; tr. 23]Ở chuyên luận này, các tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu toàn bộ sự nghiệp sáng tác của nhà văn, đặc biệt ở hai thể loại: tiểu thuyết và kịch. Đồng thời, hai tác giả nhấn mạnh “Nguyễn Huy Tưởng đã có công nghiên cứu lịch sử nhưng anh không nô lệ tài liệu lịch sử[7; tr. 27]”. Bên cạnh đó, hai tác giả cũng chỉ ra những hạn chế trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng, là tuy nhà văn có khích lệ tinh thần, lòng yêu nước và tự hào dân tộc, nhưng cũng chưa nhận thức được hết sức mạnh lớn lao của quần 10 chúng và sức mạnh ấy đã tác đông như thế nào đến vận mệnh của một dân tộc. Tuy nhiên, chuyên luận bao quát vấn đề lịch sử trong cả hai thể loại: tiểu thuyết và kịch, nên còn chung chung và chưa đi sâu được vào từng thể loại. Hơn nữa, gần như là chuyên luận đi sâu nghiên cứu về vấn đề xã hội của tác phẩm, chưa đi sâu vào các vấn đề khác, những khoảng trống, những khía cạnh khác trong tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng. Trong cuốn Văn học trên hành trình trình thế kỉ XX, khi nghiên cứu văn xuôi và kịch của Nguyễn Huy Tưởng, giáo sư Phong Lê đã khẳng định: “Lịch sử - đó là mối quan tâm sâu sắc và thường xuyên của Nguyễn Huy Tưởng Đó cũng là khoảng lùi cho ông chiêm nghiệm chính gương mặt hiện tại”[19; tr. 97] Tô Hoài – một nhà văn lão làng của văn học Việt Nam cũng từng đánh giá: Nguyễn Huy Tưởng là một cây bút sử thi hùng tráng với “tiềm thức gắn bó và thôi thúc” tìm hiểu về “nghìn năm lịch sử dựng nước biến thành bộ truyện chói lọi hàng năm, hàng trăm nhân vật anh hùng ”. [15; tr. 345] Năm 1996, Nguyễn Huy Tưởng được nhận giải thưởng Hồ CHí Minh về văn học nghệ thuật, Giáo sư Hà Minh Đức trong cuốn sách Các nhà văn được giải thưởng Hồ Chí Minh, nhận xét: “Nguyễn Huy Tưởng đã khơi nguồn cho những tác phẩm của mình từ dòng lịch sử của dân tộc với bao trang hào hùng rực rỡ chiến công chống xâm lược. lịch sử cảm nhận sâu sắc trong những ngày đen tối của cuộc đời hiện tại ”.[11; tr. tr. 375] “đã làm sống dậy chân thực và hào hùng ” [11; tr. 375] một giai đoạn lịch sử của dân tộc. TrongGiáo trình văn học Việt Nam 1945 – 1975với bài viết Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Trác đã nghiên cứu một cách khá sâu sắc và hệ thống những sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng trong các thời kỳ cả trước và sau cách mạng ở từng thể loại. Điểm nổi bật trong chuyên luận này, chính là việc người viết đã nêu ra những đặc sắc về mặt nghệ thuật mà nhà văn đã đạt được. Qua đó, [...]... dung luận văn bao gồm các chương: Chương 1: Cảm hứng lịch sử trong kịch của Nguyễn Huy Tưởng Chương 2: Những mâu thuẫn cơ bản trong kịch lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng Chương 3: Thế giới nhân vật trong kịch lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng Trong giới hạn kiến thức của mình, luận văn cố gắng làm rõ một số vấn đề: 13 - Một là: luận văn làm rõ mối quan hệ giữa lịch sử và các sáng tác văn học, đặc biệt là kịch. .. nghiệp văn học, đặc biệt là kịch lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng – một tác giả khá thành công trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam - Hai là: phân tích rõ các mâu thuẫn cơ bản được thể hiện trong các sáng tác kịch của Nguyễn Huy Tưởng - Ba là: Làm rõ thế giới nhân vật trong kịch lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng, từ lịch sử đi vào trong sáng tác văn chương 14 CHƢƠNG 1 CẢM HỨNG LỊCH SỬ TRONG KỊCH CỦA NGUYỄN... Pháp văn và Hán văn, ông bắt đầu sự nghiệp của mình bằng những câu chuyện lịch sử, những nhân vật lịch sử Các tác phẩm của ông, hầu hết viết về chủ đề lịch sử, lấy chất liệu và đề tài từ nguồn lịch sử dân tộc Vì thế, kịch lịch sử là một trong những mảng sáng tác quan trọng nhất của ông Với những tác phẩm có giá trị cao, Nguyễn Huy Tưởng đã ghi dấu vào lịch sử phát triển của kịch lịch sử nói riêng và văn. .. thức, trong tâm hồn của con người” [29; tr 162] Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên trong buổi hội thảo Nguyễn Huy Tưởng và lịch sử đã nhận định: “Thành tựu lớn nhất và cao nhất của Nguyễn Huy Tưởng là ở vở kịch lịch sử Vũ Như Tô đã khẳng định ý thức lịch sử của ông fđể lại cho người tiếp nhận lịch sử mãi còn thao thức”[1] Từ một đề tài lịch sử, Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng được bi kịch của một người nghệ... tạo của Nguyễn Huy Tưởng Tuy nhiên, tất cả những bài nghiên cứu xoay quanh đề tài lịch sử thường tập trung khai thác chi tiết ở một vài điểm nổi bật như: góc nhìn, cách tiếp cận lịch sử, tiểu thuyết lịch sử, hoặc khái quát cả tiểu thuyết và kịch lịch sử nói riêng Trong đó, chưa có tác phẩm nào đi chuyên sâu vào riêng lĩnh vực kịch lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng Do vậy, 11 với vốn kiến thức ít ỏi của. .. người lịch sử với tư cách là những nhân vật của tác phẩm văn học nghệ thuật.” [48; tr.23].Đó là khi họ lấy đề tài từ một sự kiện lịch sử, một nhân vật có trong lịch sử sáng tạo trong các loại hình nghệ thuật như: điện ảnh (ví dụ: bộ phimTrần Thủ Đ ); vở kịchDương Quý Phi, Kinh Khacủa Thế Lữ - Vi Huy n Đắc, Huy Thông, kịch th Huy n Trân công chúa, Yêu Ly của Lưu Quang Thuận và kịchcủa Nguyễn Huy Tưởng. .. đã khẳng định được vị thế của mình trong sự phát triển của thể loại kịch nói riêng và của văn học dân tộc Việt nói chung 1.3 Sự nghiệp văn học của Nguyễn Huy Tƣởng 1.3.1 Con người và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Huy Tưởng chiếm một vị trí xứng đáng trên văn đàn trước và sau Cách mạng Ông viết nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, tùy bút, tiểu thuyết, kịch, kịch bản phim, truyện thiếu... số 21 Sau 1945, Nguyễn Huy Tưởng tiếp tục hoạt động và say sưa sáng tác hơn bao giờ hết Nội dung, cảm hứng văn chương cũng như các thể 22 tài văn học của nhà văn được mở rộng Ông viết về sự đổi đời của nông dân với tiểu thuyết Truyện anh Lục (1 95 5), cuộc hồi sinh của vùng đất Điện Biên với tiểu thuyết Bốn năm sau (1 95 9) Và đặc biệt hơn, đề tài lịch sử, đặc biệt là lịch sử hào hùng của đất nước trong... sử - xã hội và văn học Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: Nếu lịch sử là một quá trình tiếp biến, thì xét về bản chất, văn chương tồn tại trong sự sống động của lịch sử, xã hội Thật vậy, điều đó được chứng minh ngay trong đời sống nội tại của cả lịch sử và văn học Nếu như lịch sử là những cái gì đã qua và đòi hỏi tính chính xác thì văn học lại từ lịch sử, trong sự vận động của lịch sử lại có khả năng nhìn... liệu lịch sử, những tác phẩm của các nhà văn nổi tiếng trong quá khứ Kịch lịch sử trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng – một bước tiến mới trong bối cảnh khá phức tạp của sự phát triển thể loại Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, sự nghiệp văn học của Nguyễn Huy Tưởng được đánh dấu với bộ ba tác phẩm khá nổi tiếng, ra mắt công chúng và được đón nhận nhiệt liệt Đó chính làVũ Như Tô (1 94 3) – một tác phẩm kịch . HỨNG LỊCH SỬ TRONG KỊCH CỦA NGUYỄN HUY TƢỞNG. 15 1.1. Mối quan hệ lịch sử - văn học. 15 1.2. Kịch và kịch lịch sử trong tiến trình văn học Việt Nam. 17 1.3. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Huy. hứng lịch sử trong kịch của Nguyễn Huy Tưởng. Chương 2: Những mâu thuẫn cơ bản trong kịch lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng. Chương 3: Thế giới nhân vật trong kịch lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng. . TRONG KỊCH LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN HUY TƢỞNG 71 3.1. Từ nhân vật lịch sử đến nhân vật văn học trong kịch lịch sử Nguyễn Huy Tƣởng. 73 3.2. Nhân vật quần chúng – một cái nhìn mới trong kịch lịch sử

Ngày đăng: 06/07/2015, 16:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan