Cảm hứng phê phán

Một phần của tài liệu Kịch lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 37 - 40)

5. Cấu trúc luận văn

1.5.2. Cảm hứng phê phán

Một tác phẩm kịch lịch sử được xây dựng nhằm mục đích qua những gì thuộc về lịch sử, con người hiện đại rút ra được bài học về cuộc sống. Cũng chính như vậy, Vũ Như Tô được xây dựng lên chỉ từ một trích đoạn nhỏ nhoi trong chính sử, nhưng lại trở thành tác phảm thành công bậc nhất của Nguyễn Huy Tưởng. Tác phẩm không chỉ hàm chứa cảm hứng bi kịch của một con người tài ba nhưng sinh nhầm thời thế, mà còn mang cảm hứng phê phán, được nhà văn thể hiện rất sâu sắc. Chính sử ghi lại rằng: Lê Tương Dực chơi bời xa xỉ truỵ lạc, bỏ bê việc nước. Hắn sai Vũ Như Tô xây điện 100 nóc, xây Cửu Trùng Đài. Quân dân làm trong mấy năm trời không xong, hao tổn tiền của, chết hại nhiều người. Lê Tương Dực còn cho đóng chiến thuyền bắt con gái khỏa thân chèo chơi ở Hồ Tây. Tháng 5 năm 1514, nghe lời

38

của Hiệu uý Hữu Vĩnh, Lê Tương Dực giết chết 15 vương công, cho gọi các cung nhân của triều trước vào cung để gian dâm. Vì hoang dâm như thế nên mọi người gọi ông là vua lợn. Xây dựng hình tượng ông vua ấy, Nguyễn Huy Tưởng muốn lên án chế độ phong kiến, phê phán những hôn quân bạo chúa như một hình tượng mang ý nghĩa phản diện.

Sau cách mạng, mở đầu với vở kịch lịch sử Bắc Sơn, cảm hứng phê phán cũng được biểu hiện một cách rõ nét. Đó là hình tượng con người phản cách mạng, những tên Việt gian bán nước, sát hại đồng bào, mà cụ thể ở đây chính là tên Ngọc. Ngọc bộc lộ rõ động cơ theo giặc của mình. Hoá ra, chỉ vì những tính toán ích kỷ, cá nhân: mua nhà, tậu ruộng, chạy hàm cửu phẩm để vênh vang với thiên hạ nên Ngọc đã trở thành nô lệ cho chính những tham vọng của mình. Anh ta quả là một con người đáng giận hơn đáng thương. Bởi lẽ, đã có lúc anh ta tự độc thoại để như đáp lại một sự bứt rứt trong lòng, có lẽ vì ân hận trước việc làm của mình đã gây nên cái chết của những người thân yêu của vợ, làm tan cửa nát nhà, gián tiếp gây ra cái chết cho nhiều chiến sĩ cách mạng, làm tổn hại đến lực lượng cách mạng. Nhưng lời lẽ của Ngọc lại là một sự nguỵ biện :"Đằng nào chúng nó cũng bị bắt, mình chả bắt thì cũng người

khác bắt, bắt sớm lại đỡ khổ"[22; tr. 73]. Để rồi cuối cùng, những toan tính

nhỏ nhen đã thắng thế trước tình cảm, hắn không thèm đếm xỉa đến sự quan tâm lo lắng thực sự của Thơm mà sấp ngửa chạy theo ảo vọng giàu sang. Những con người như thế, liệu có đáng phải lên án, phê phán?

ỞNhững người ở lại, Nguyễn Huy Tưởng lại đặt ra vấn đề giữa lựa chọn đi hay ở lại và mâu thuẫn của một gia đình. Nhà nghiên cứu Hồng Lĩnh đặt ra hai giả thuyết: “giả thuyết thứ nhất là tác giả muốn diễn tả sự thối nát của chế

độ cũ, mà tiếng súng đêm 19 tháng Chạp đã làm sụp đổ? Sự thối nát ấy biểu hiện trong tư tưởng và hành vi của hai nhân vật Ngọc Cẩm và Dương, một con đĩ ghê tởm và một tên Việt gian đại ác. Song những phần tử ấy là những

39

quái thai mà dân tộc đang giũbỏ như những loài sâu bọ bám vào một thân thể mạnh mẽ…”[20]. Với cảm hứng phê phán, Nguyễn Huy Tưởng đã tố cáo

những con người, những bộ mặt khác nhau của nhiều thành phần trong gia đình và xã hội, mà điển hình ở đây là nhân vật Dương. Dương là nhân vật phản diện, chỉ lo mưu cầu lợi ích cá nhân mà sẵn sàng làm tay sai cho giặc. Hắn đã lộ nguyên hình là tên Việt gian bán nước khi nói: “Tôi thì ma nó mời.

Nó (chỉ chính phủ Việt Nam) không hạ thủ là còn may: vừa là quan lại trẻ tuổi lên nhanh, lại nhà giàu. Nhất định là phản động rồi” [24; tr. 389]. “Mình lợi dụng được Pháp thì cũng cứ lợi dụng, dù chỉ là yên thân. Nghĩa là anh

( chỉ bác sĩ Thành) ở lại thì yên như bàn thạch… Tôi chỉ mong được như anh” [24; tr. 400]. Rồi hắn cũng nhận được những lời xứng đáng: “ Kính: Hôm ấy ròi bà ấy (Ngọc Cẩm) theo thằng Dương sang hàng ngũ Pháp. Mẹ cha thằng Dương, nó lòi mặt Việt gian rồi. Cụ tuần Lâm giàu gấp mấy lần nó mà còn cho hai thằng con đi bộ đội, nó đã nước mẹ gì mà cứ bám vào cái chức tri phủ cà khổ của nó. Đểu thật. Nó biết hết chúng mình, nó tâu với Pháp. Hình như nó có theo bọn quân đánh vào đây. Chúng mình dễ tin quá, ngây thơ quá. Ngày nó ở trong này tiêu nó đi có xong không. Bây giờ nó lợi hai cho thằng tây quá.” [24; tr. 494]. Những tên phản động ấy rồi đều có kết cục xứng đáng:

Dương bị bắn chết, Ngọc Cẩm – con người bị lợi dụng làm mật thám cũng chết. Những cái chết xứng đáng!

Không chỉ trong Vũ Như Tô, với cảm hứng phê phán, nhà văn luôn đặt nhân vật của mình trong thế đối cực với cảm hứng ngợi ca: Sáng và Thơm khác với Ngọc; tr. Trần Văn, Quyên, Loan khác với Bao – Trinh...

40

Một phần của tài liệu Kịch lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)