Các nhân tố tạo nên cảm hứng lịch sử trong các sáng tác của

Một phần của tài liệu Kịch lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 26 - 29)

5. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Các nhân tố tạo nên cảm hứng lịch sử trong các sáng tác của

Nguyễn Huy Tưởng.

Để tạo nên con người những tác phẩm in đậm dấu ấn phong vị lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng, có hai vấn đề cơ bản là hoàn cảnh lịch sử và những thôi thúc bên trong của nhà văn.

Xét về yếu tố khách quan, điều kiện trước tiên và cơ bản dẫn đến quá trình sáng tác về các đề tài lịch sử dân tộc chính là điều kiện về hoàn cảnh và môi trường sống. Cha ông mất sớm, ông chịu sự giáo dục nuôi dưỡng chủ yếu từ người mẹ, một người phụ nữ tần tảo, nhân từ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của nhà văn. Đồng thời, sinh ra trong mảnh đất “tất cả

mọi thứ đều là lịch sử” tại mảnh đất Từ Sơn phủ, trấn Kinh Bắc, nơi được gọi

là đất vua – nơi thờ tám vị vua nhà Lý - với truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, nơi có những ngôi chùa cổ kính với truyền thống lịch sử văn hóa, xã hội, nên có lẽ những yếu tố đó đã tạo nên ở nhà văn cảm hứng về lịch sử của truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc. Do vậy, ông cũng coi việc học lịch sử là nhiệm vụ, là trách nhiệm của một con dân đất Việt. Và điều đó đã trở thành nguồn sáng tạo vô tận, khơi nguồn cho niềm đam mê, sự nghiệp của nhà văn sau này. Đó là những trang viết về đất Cổ Loa của nhà Thục, cố đô một thời của nước ta, với câu chuyện An Dương Vương xây thành ốc. Những anh hùng lịch sử như Trần Quốc Toản với tác phẩm Lá cờ

27

thêu sáu chữ vàng, những huyền thoại lịch sử mà chỉ dựa vào một xuất phát

điểm là mấy dòng viết trong Đại Việt sử ký toàn thư về nàng An Tư công

chúa, Nguyễn Huy Tưởng đã cho nàng một danh phận, một đời sống … Lịch sử giúp ông phát huy tính sáng tạo văn chương, nhưng với Nguyễn Huy Tưởng, cũng có thể nói rằng, tìm đến lịch sử để dựng lại một thời kì, một nhân vật, một sự kiện lịch sử cũng là một cách để nhà văn bày tỏ tình yêu với quê hương, mà trước hết là mảnh đất nơi ông sinh ra và lớn hơn nữa là tình yêu với đất nước. Hơn nữa, ngay từ khi ngồi trên ghế của nhà trường, ông đã say mê những câu chuyện về các nhân vật anh hùng trong lịch sử. Rồi với ý thức của một thanh niên trí thức mất nước, ông hiểu và xác định được con đường phải đi cho mình. Từ đó, chúng ta thấy rằng, quê hương, gia đình, cùng những điều kiện về hoàn cảnh và môi trường sinh sống đã trở thành những nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn tới việc lựa chọn lịch sử trở thành chất liệu, nội dung chính trong gần như toàn bộ sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng.

Bên cạnh đó, chúng ta không thể không kể tới một trong yếu tố tạo nên cảm hứng lịch sử trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng, chính là thời đại mà ông đang sống. Nó như chất xúc tác trực tiếp chi phối đến việc sáng tác của nhà văn, từ việc chọn chất liệu văn chương, đến nguồn cảm hứng, nhân vật và nội dung của tác phẩm. Sống trong hoàn cảnh đất nước vẫn còn đang một cổ hai tròng: ách thống trị của thực dân và phong kiến, nhân dân lầm than đã thôi thúc người thanh niên trí thức mất nước với ý thức tự tôn dân tộc, yêu nước thương dân ấy quyết tâm làm việc gì đó, đóng góp sức lực nhỏ nhoi của mình cho đất nước. Bởi “Phận sự của một người tầm thường như tôi muốn tỏ lòng

yêu nước thì chỉ có việc viết văn quốc ngữ thôi”.[44; tr. 11] Sớm đến với chủ

28

chất xã hội, cách mạng. Khi còn là một học sinh ở Hải Phòng, ông đã tham gia rải truyền đơn, treo cờ búa liềm ở chợ Sắt… Đến khi làm công chức sở Đoan (thuế quan) ở tuổi 30, ông đã tham gia hoạt động Hướng đạo và sau đó là hoạt động Truyền bá quốc ngữ ở Hải Phòng và Hà Nội. Đặc biệt, từ cuối năm 1942, ông bắt đầu tham gia phong trào Việt Minh và gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc.Từ đó cuộc đời ông chuyển sang một bước mới trong tất cả các lĩnh vực trong đó có sự nghiệp văn chương. Hòa mình trong không khí hào hùng của lịch sử của thời đại, là một người chiến sĩ, một nhà văn, Nguyễn Huy Tưởng đã giương cao ngòi bút cho sự nghiệp cách mạng, đáp ứng kịp thời nhiệm vụ của cách mạng. Đặc biệt, để phục vụ Cách Mạng với cái nhìn mới về văn hóaViệt Nam là một thứ văn hóa có tính chất dân tộc và tân dân chủ về nội dung, ông càng thấm sâu về vấn đề dân tộc, rồi từ đó càng tìm về với nguồn cội lịch sử, hiện thưc lịch sử cách mạng. Như vậy, chính yếu tố thời đại, điều kiện sinh sống đã nuôi dưỡng nguồn cảm hứng, sức sáng tạo dồi dào cho các nhà văn, nhà thơ đương thời, trong đó có Nguyễn Huy Tưởng. Với Nguyễn Huy Tưởng, các tác phẩm của ông, nếu như trước Cách Mạng ông đã gây được tiếng vang lớn như: Đêm hội Long Trì (1942), Vũ Như Tô (1942), An Tư công chúa (1943), thì hầu hết các tác phẩm sau Cách Mạng của Nguyễn Huy Tưởng, để đáp ứng yêu cầu của Cách Mạng, đòi hỏi tính thời sự cao, phản ánh được công cuộc kháng chiến, đồng thời dễ đi vào lòng người, đều được xây dựng dựa trên các yếu tố lịch sử, lấy nền sự kiện lịch sử để sáng tác. Nguyễn Huy Tưởng không khai thác hiện thực cuộc sống nhân dân ở góc độ hiện thực đời sống mà ông tập trung khai thác hiện thực ở góc độ lịch sử. Từ những câu chuyện lịch sử, những sự kiện lịch sử, ông làm sáng lên không khí anh hùng ca của thời đại

29

Hơn nữa, là người yêu lịch sử, trong những trang viết nhật ký của mình, Nguyễn Huy Tưởng luôn khắc khoải những nỗi niềm của mình về lịch sử. Nhà nghiên cứu Vũ Tuấn Anh cho rằng: “Ở Nguyễn Huy Tưởng, theo tôi có lẽ

hai nỗi niềm này lớn hơn cả: niềm khắc khoải về lịch sử và niềm khắc khoải về một thứ văn học đích thực theo quan niệm của ông” [3; tr. 129].

Một phần của tài liệu Kịch lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)