5. Cấu trúc luận văn
1.4. Lịch sử nơi khơi nguồn cảm hứng sáng tạo trong sáng tác kịch Nguyễn
kịch Nguyễn Huy Tƣởng.
Nổi lên như một dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở các sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng, đó chính là các tác phẩm của ông luôn hướng về đề tài lịch sử. Xuyên suốt sự nghiệp sáng tác của mình, đặc biệt trong thể loại kịch, lịch sử đã trở thành chất liệu giúp nhà văn khơi nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận. Bởi “ Nếu hôm nay sẽ là quá khứ của ngày mai, thì lịch sử luôn là mảnh đất màu
nuôi dưỡng và phát triển nghệ thuật sân khấu, đồng thời tạo sinh ra những tài năng nghệ thuật sân khấu” [18; tr. 483]. Ở phương Tây, đó là những W.
Shakespeare với gần một nửa tổng số vở kịch về đề tài lịch sử trong sự nghiệp sáng tác biên kịch… Ở Việt Nam, Nguyễn Đình Thi có 3 vở nổi tiếng thì 2 vở thuộc về đề tài lịch sử (Nguyễn Trãi ở Đông Quan và Rừng Trúc), tác giả
Trúc Đường, Nguyễn Huy Tưởng trong sự nghiệp sáng tác của mình có không quá 10 tác phẩm kịch thì những vở nổi tiếng nhất của ông đều là kịch lịch sử. Sự phát triển của lịch sử với đề tài và và sự kiện của dân tộc đã trở thành nguồn cảm hứng, nuôi dưỡng ý tưởng cho những đứa con tinh thần của các tác giả. Như nhà nghiên cứu V. G. Biêlinxki đã từng cho rằng: Mỗi tác phẩm nghệ thuật phải là kết quả của cảm hứng chủ đạo, phải thấm đượm nó. Thiếu cảm hứng chủ đạo thì không thể hiểu được cái gì đã buộc tác giả cầm bút và cung cấp cho anh ta sức lực và khả năng.
30
Lịch sử là nguồn tư liệu rất phong phú và thật sự hấp dẫn nhà văn từ khi ông còn là một học sinh. Khi trưởng thành, ông khai thác, tìm tòi và thật sự bắt đầu sự nghiệp của mình bằng những câu chuyện lịch sử, những nhân vật lịch sử. Vì thế, ngay từ khi xác định cho mình con đường sáng tác văn chương, Nguyễn Huy Tưởng đã mang đến cho người đọc cái không khí lịch sử mà thời đó, hiếm có nhà văn nào mang được vào tác phẩm. Nó được thể hiện ở tất cả các thể loại mà ông sáng tác: Truyện, kịch, dù viết cho người lớn hay thiếu nhi đều lấy đề tài từ lịch sử. Ông đã tái hiện lại những chặng đường đau thương mà hào hùng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta trong quá khứ với Cột đồng Mã Viện, Đêm hội Long Trì, An Tư công chúa, Lá cờ thêu sáu chữ vàng…. Những đề tài lịch sử ấy, qua tài năng và trí tưởng tượng
phong phú của nhà văn như được sống lại trước mắt người đọc. Một số tác phẩm, dù chỉ là từ những cứ liệu lịch sử hết sức mơ hồ, một đoạn sử liệu hết sức ngắn ngủi có trong Đại Việt sử ký toàn thư nhưng nhà văn đã làm cho
chúng sống lại với sự sống mới, một cách thể hiện mới.
Lịch sử dù chỉ là một ít các sử liệu nhưng dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Huy Tưởng, nó được tái hiện lại sống động và chân thực. Đó là việc dựng lên thời kỳ đất nước giai đoạn cuối Lê với không khí căng thẳng giữa mâu thuẫn giai cấp giữa tập đoàn phong kiến thống trị với những người dân cần lao, những người thợ phu phục dịch vất vả, những người dân bị trị bị áp bức bóc lột trongVũ Như Tô. Tái hiện lại cái không khí lịch sử, cái hiện thực xã hội đương thời ấy, Nguyễn Huy Tưởng lại gửi đến thông điệp không hề nhỏ đối với hiện tại: đó là vấn đề mâu thuẫn trong chính nội tại của con người, sự đấu tranh giữa hai con người trong một bản thể, giữa nghệ thuật và thực tế xã hội giữa những khát vọng và quyền lợi của những nhóm người khác nhau.
Lịch sử không phải chỉ là những cái gì đã qua, những sự kiện trong quá khứ, những nhân vật huyền thoại với những công lao hiển hách trong dòng
31
chảy lịch sử của dân tộc, lịch sử còn là những gì của hiện tại, những con người, những sự việc mang đậm chất sử thi của hiện tại hào hùng. Tất cả những gì của lịch sử đó đều được Nguyễn Huy Tưởng đưa vào trang văn của mình. Quá khứ với những nhân vật, con người, sự kiện và cả những sự việc và con người của hiện tại, ngòi bút của ông luôn thấm đẫm không khí lịch sử và cảm hứng lịch sử. Điều này được minh chứng rõ nét qua những tác phẩm viết về Cách Mạng và cuộc kháng chiến thần thánh của người dân Việt:Bắc Sơn,
Những người ở lại, Sống mãi với thủ đô… Đó là không khí của thời đại cả
nước cùng đồng lòng đứng lên đấu tranh, kháng chiến chống lại quân xâm lược, vấn đề của chính hiện tại mà nhà văn đang sống, nhưng chứa trong nó lại là chất lịch sử hào hùng, chất sử thi thấm đẫm trong từng trang văn. Đó có thể là cuộc đứng lên của người dân Bắc Sơn trong kịch lịch sử Bắc Sơn. Hay là lấy đề tài từ cuộc kháng chiến chống thực dân pháp thời kỳ đầu của những người dân Hà Nội, với tác phẩm kịch lịch sử Những người ở lại, tác giả
mang đến cho người đọc không khí cách mạng từ vấn đề của một gia đình với các mối quan hệ phức tạp, những con người trí thức, không khí thời kỳ Pháp – Nhật chiếm đóng, khi mà người dân lưỡng lự giữa tản cư và kháng chiến, giữa theo ta hay theo địch….
Như vậy, với đề tài lịch sử, Nguyễn Huy Tưởng đã thỏa sức tung hoành với cả những gì đã qua, thuộc về quá khứ, nó còn là hiện tại hào hùng, là cuộc kháng chiến lịch sử thần thánh của dân tộc. Tái hiện lại được những không khí đó, nhà văn đã thành công trong việc truyền tải nội dung và thông điệp của mình đến toàn thể bạn đọc. Điều đó phần nào làm nên giá trị cũng như tên tuổi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng.
32