Báo cáo thực tập tại công ty TNHH thiết bị công nghiệp Việt
Trang 1NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
TP HCM, ngày tháng năm 2009 CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP VIỆT
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
TP HCM, ngày tháng năm 2009
Trang 4MỤC LỤC
I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP VIỆT
5
1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty 5
2 Phạm vi hoạt động và mục tiêu của công ty 6
3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của công ty 6
4 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 6
II CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 11
1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 11
2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
14
3 Kế toán giá vốn hàng bán 16
4 Kế toán chi phí bán hàng 19
5 Kế toán chi phí quản lí doanh nghiệp 21
6 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 24
7 Kế toán chi phí hoạt động tài chính 26
8 Kế toán thu nhập khác 28
9 Kế toán các khoản chi phí khác 30
10 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh 32
III THỰC TIỄN KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP VIỆT 35
1 Tình hình kế toán tại công ty 35
IV NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 56
1 Nhận xét – kiến nghị công tác tổ chức kế toán 56
2 Kết luận 57
Trang 5I GIỚ I THIỆ U KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THIẾ T BỊ CÔNG NGHIỆ P VIỆ T
1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty
Từ một đơn vị chuyên phân phối ,ngày 17/03/2006 đã được chính thức chuyểnthành công ty TNHH có hai thành viên trở lên Công ty hoạt động với đầy đủ các chứcnăng của một doanh nghiệp và có thế mạnh trong lĩnh vực phân phối thép cho các côngtrình xây dựng dân dụng, công nghiệp Từ một đơn vị nhỏ khi mới thành lập, đến nayCông ty đã không ngừng phát triển ổn định và vững chắc
Tên Công ty: CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP VIỆT
Tên tiếng Anh: VIET INDUSTRIAL EQUIPMENT COMPANY
LIMITED
Tên công ty viết tắt: VIDECO.,LTD
Biểu tượng của Công ty:
Vốn điều lệ : 7.999.370.000 VNĐ (Bảy Tỷ chín trăm chín mươi chín
triệu ba trăm bảy mươi nghìn đồng)
Trụ sở chính : 47-47A,Đường D5, Phường 25, Quận Bình
Trang 62 Phạm vi hoạt động và mục tiêu của công ty
−Kinh doanh, xuất nhập khẩu sắt thép, hàng kim khí, vật liệu xây dựng, hàng trang
trí nội thất, thiết bị xây lắp, thiết bị cơ khí, khung kho nhà xưởng bằng cấu kiện
nhôm, thép, inox
−Xây dựng, lắp đặt công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy
lợi; sửa chữa nhà ở, trang trí nội ngoại thất
−Lập dự án đầu tư xây dựng
−Quản lý dự án
−Kinh doanh nhà
−Mua bán hàng kim khí điện máy, thực phẩm
−Dịch vụ giao nhận, kho vận hàng hóa nội địa và xuất nhập khẩu
3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của công ty
Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý Công ty TNHH Thiết Bị Công Nghiệp Việt
4 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
Ban Giám đốc:
Tổng giám đốc : là người điều hành và có quyết định cao nhất về tất cả các vấn
đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG KD
TỔNG HỢP
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
PHÒNG KD CÔNG TRÌNH
PHÒNG DỰ
ÁN THỊ TRƯỜNG
PHÒNG KẾ TÓAN
PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ
PHÒNG GIAO NHẬN KHO VẬN
PHÒNG ĐẦU
TƯ
Trang 7 Giám đốc điều hành : là người giúp việc cho Tổng Giám đốc và chịu trách
nhiệm trước Tổng Giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyếtnhững công việc đã được Tổng Giám đốc ủy quyền và phân công theo đúng chế
độ chính sách của Nhà nước và Điều lệ của Công ty
Các phòng ban nghiệp vụ:
Phòng Kinh doanh - Tổng hợp: điều hành các hoạt động kinh doanh, thường
xuyên bám sát, theo dõi hợp đồng, thực hiện đúng cam kết và theo dõi thu hồicông nợ
Phòng Kinh doanh - Công trình: điều hành các hoạt động kinh doanh, tiếp thị,
phát triển, mở rộng đối tác là các nhà đầu tư, các chủ dự án, các đơn vị thi côngxây dựng có nguồn tài chính trong nước; theo dõi hợp đồng thực hiện đúng camkết và theo dõi thu hồi công nợ
Phòng Dự án - Thị trường: điều hành các hoạt động kinh doanh, tiếp thị, phát
triển, mở rộng đối tác là các nhà đầu tư, các chủ dự án có nguồn tài chính từnước ngoài và các công trình do người nước ngoài phụ trách thi công; thực hiệncác hợp đồng ngoại thương xuất nhập khẩu, thực hiện công tác thống kê báo cáotình hình tiếp thị
Phòng Đầu tư: quản lý và theo dõi các nguồn đầu tư bao gồm các khoản ký quỹ,
thế chấp và các dự án đầu tư trực tiếp của VIDECO; quản lý và thực hiện cáchoạt động tài chính
Phòng Kế toán: tổ chức hạch toán kinh tế về hoạt động kinh doanh của Công ty ;
tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích hoạt độngSXKD để phục vụ cho việc kiểm tra thực hiện kế hoạch của Công ty; Ghi chép,phản ánh chính xác, kịp thời và có hệ thống sự diễn biến các nguồn vốn phục vụcho việc huy động nguồn lực hàng hóa trong sản xuất - kinh doanh của Công ty;theo dõi đối chiếu số liệu công nợ của Công ty, phản ánh và đề xuất kế hoạchthu, chi tiền mặt và các hình thức thanh toán khác
Phòng Hành chính – Nhân sự: quản lý công văn, giấy tờ, sổ sách hành chính và
con dấu Thực hiện công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu; xây dựng lịch công tác; bố trínhân sự cho phù hợp với nhu cầu phát triển của Công ty; quản lý lao động, tiềnlương cán bộ CNV
Trang 8 Phòng Giao nhận – Kho vận: chịu trách nhiệm trong việc điều hành thực hiện
các hoạt động về giao nhận, tổ chức vận chuyển hàng hóa công ty; kết hợp vớiphòng kinh doanh tổng hợp nhận lệnh giao hàng, hợp đồng phương tiện vậnchuyển, tổ chức giao nhận hàng hóa cho đúng tiến độ, đúng quy cách, chấtlượng, số lượng, chủng loại hàng hóa
Tổ chức công tác kế toán tại công ty
4.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
- : Quan hệ hỗ trợ 4.2 Chức năng nhiệm vụ của từng kế toán
Kế toán trưởng: phụ trách quản lý, tổ chức, kiểm tra thực hiện công tác kế
toán và bộ máy kế toán tại công ty Kiểm tra tình hình tài chính, các hợp đồng kinh tế
và dịch vụ, giá cả hàng hóa và đưa ra các quyết định thích hợp
Kế toán tổng hợp: thực hiện công tác kế toán tổng hợp, kiểm tra các chứng từ
báo cáo của các kế toán viên, theo dõi các tài khoản tại các ngân hàng và thay mặt kếtoán trưởng quản lý công tác phòng kế toán khi kế toán trưởng đi công tác
Kế toán mua bán hàng: cập nhật các chứng từ nhập xuất hàng hóa từ phòng
kinh doanh và phòng giao nhận kho vận, đối chiếu hàng hóa với nhà cung cấp và nhàphân phối, ra hóa đơn bán hàng, theo dõi tình hình mua hàng
Trang 9 Kế toán kho: theo dõi tình hình nhập xuất hàng hóa cân đối tồn kho hàng hóa,
cung cấp giá cả hàng hóa cho kế toán trưởng để kịp thời can thiệp giá cả và ra các quyếtđịnh tài chính
Kế toán công nợ: dựa vào số liệu của kế toán mua bán hàng để lập kế hoạch
thanh toán cho nhà cung cấp, báo cáo tình hình công nợ cho cấp trên và các bộ phậnphòng ban khi cần thiết, đối chiếu công nợ, theo dõi các điều kiện thanh toán của cáchợp đồng để tính lãi thanh toán và chiết khấu cho khách hàng và nhà cung cấp
Kế toán thanh toán: kiểm tra các chứng từ phát sinh để lập phiếu thu và phiếu
chi thích hợp, đối chiếu tồn quỹ với thủ quỹ
Kế toán ngân hàng: phụ trách theo dõi các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi
ngân hàng
Thủ quỹ: phụ trách các công việc liên quan đến việc thu chi tiền, bảo quản, cất
giữ tiền và các loại tài sản được xem như tiền tại công ty Chịu trách nhiệm trước Kếtoán trưởng và Ban Giám đốc
4.3 Hình thức hạch toán và các chính sách kế toán áp dụng
Do đặc điểm phân xưởng, hệ thống kho hàng của công ty nên công ty tổ chức
bộ máy kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán chủ yếu được tập trung thực hiện tạiphòng kế toán Hình thức này đảm bảo sự tập trung thống nhất và chặt chẽ trong việcchỉ đạo công tác kế toán giúp cho công ty chỉ đạo sản xuất kinh doanh kịp thời
Đơn vị tiền tệ sử dụng: VNĐ, USD sử dụng tỷ giá thực tế
Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: đánh giá theo giá thực tế phát sinh Tính khấu haoTSCĐ theo phương pháp đường thẳng
Phương pháp kế toán hàng tồn kho: hàng xuất kho theo phương pháp bình quângia quyền
Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
Thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ
Niên độ kế toán theo năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày31/12 hàng năm
4.4 Hình thức kế toán và phượng tiện phục vụ công tác kế toán
Công ty sử dụng hình thức phần mềm kế toán Spec 2.1 do các chuyên viên thiết
kế riêng cho công ty để phục vụ cho công tác kế toán được dễ dàng và nhanh chóng
Trang 10 Do tính chất, đặc điểm kinh doanh nhiều mặt hàng nên công ty còn áp dụng
thêm hình thức kế toán Nhật ký chung để tiện lợi cho việc ghi chép và theo dõi các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Trình tự hạch toán và nhập liệu các chứng từ kế toán vào chương trình
phần mềm kế toán :
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra được dùng làm căn cứhạch toán vào phần mềm kế toán, cụ thể như sau:
Bước 1: khởi động chương trình phần mềm kế toán
Bước 2: vào màn hình chung
Bước 3: chọn phần hành liên quan cần sử dụng
Bước 4: nhập liệu vào
Bước 5: in các chứng từ và mẫu biểu báo cáo
Chứng từ gốc
Nhập liệu vào phần mềm
Ghi nhận vào phần mềm và in các chứng
từ có liên quan
Cập nhật vào các tập tin liên quan
Ghi nhận vào phần mềm và in các chứng
từ có liên quan
Cập nhật vào các tập tin liên quan
Cập nhật
vào các
tập tin
Trang 11Bước 6: khóa sổ
Bước 7: thoát khỏi chương trình phần mềm (kết thúc)
II CƠ SỞ LÍ LUẬ N VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH
KẾ T QUẢ HOẠ T ĐỘ NG KINH DOANH
1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1.1 Khái niệm doanh thu
Là tổng giá trị lợi ích doanh nghiệp thu được trong kì kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng thêmvốn chủ sở hữu
Theo chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”
- Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được Các khỏan thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu
- Doanh thu phát sinh từ giao dịch,sự kiện được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản Nó được xác định bởi giá trị hợp lí của các khoản đã thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại
1.2 Nguyên tắc ghi nhận doanh thu
Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải theo nguyên tắc phù hợp Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có lien quan đến việc tạo ra doanh thu đó
Chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư
đã bán; dịch vụ đã cung cấp được xác định là đã bán trong kì không pâhn biệt doanh thu
đã thu tiền hay sẽ thu được tiền
Theo chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn năm (5) điều kiện sau:
•Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
Trang 12•Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
•Doanh thu được xác định tương đối chác chắn;
•Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lôi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
•Xác định được chi phí liên quan đế giao dịch bán hàng
1.3 Chứng từ sử dụng
•Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng
•Bảng kê hàng gửi bán đã tiêu thụ
•Phiếu xuất kho
•Bảng kê nhận tiền và thanh toán tiền hàng ngày
•Các chứng từ thanh toán: phiếu thu, giấy báo có của Ngân hàng,…
1.4 Sổ chi tiết
•Kế toán mở sổ chi tiết 511 để theo dõi “ doanh thu bán hàng”
1.5 Tài khoản sử dụng
•Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
•Tài khoản 512 “Doanh thu nội bộ”
•Tài khỏan 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”
a) Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
Các tài khoản cấp 2:
Tài khoản 5111 – Doanh thu bán hàng hóa
Tài khoản 5112 – Doanh thu bán thành phẩm
Tài khoản 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ
Tài khoản 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá
Tài khoản 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
Bên nợ:
- Số thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc số thuế xuất khẩu phải nộp
- Số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp
- Doanh thu hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ
- Khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh trong kỳ
- Khoản chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ
Trang 13- Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 “Xác địng kết quả hoạt động kinhdoanh”.
Bên có:
- Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, và cung cấp dịch vụ phát sinh
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ
b) Tài khoản 512 “Doanh thu nội bộ”
Tài khoản 5121 – Doanh thu bán hàng hóa
Tài khoản 5122 – Doanh thu bán các thành phẩm
Tài khoản 5123 – Doanh thu cung cấp dịch vụ
- Tổng số doanh thu bán hàng nội bộ của đơn vị thực hiện trong kỳ kế toán
Tài khoản 512 không có số dư cuối kỳ
c) Tài khoản 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”
Bên nợ:
- Chi phí tài chính phát sinh trong kỳ
- Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính sang tài khoản 911 “xác định kết quả hoạt động kinh doanh”
Bên có: doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ
Trang 142 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
2.1 Chiết khấu thương mại
a) Khái niệm
Chiết khấu thương mại là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng (sản phẩm, hàng hóa), dịch vụ với khối lượng lớn và theo thỏa thuận bên bán sẽ dành cho bên mua một khoản chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng
Kế toán sử dụng Tài khoản 521 – “Chiết khấu thương mại” để phản ánh.
Bên Nợ : Khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã chấp nhận thanh
toán cho khách hàng
Bên Có : Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sangTài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuầncủa kỳ hạch toán
Tài khoản 521 – “Chiết khấu thương mại” không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 521 – “Chiết khấu thương mại” có 3 tài khoản cấp 2 :
Tài khoản 5211 – Chiết khấu hàng hóa
Tài khoản 5212 – Chiết khấu thành phẩm
Tài khoản 5213 – Chiết khấu dịch vụ
Trang 152.2 Hàng bán trả lại
a) Khái niệm
Hàng bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã xác định tiêu thụnhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tếnhư: hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại
Giá trị của hàng bán bị trả lại sẽ điều chỉnh doanh thu bán hàng thực tế thựchiện trong kỳ kinh doanh để tính doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hóa đãbán ra trong kỳ báo cáo
b) Nguyên tắc hạch toán
Chỉ phản ánh giá trị của số hàng đã bán bị trả lại (tính theo đúng đơn giá bánghi trên hóa đơn) Các chi phí khác phát sinh liên quan đến việc hàng bán bị trả lại màdoanh nghiệp phải chi được phản ánh vào Tài khoản 641 “Chi phí bán hàng"
Kế toán sử dụng Tài khoản 531 – “Hàng bán bị trả lại” để phản ánh.
Bên Nợ : Doanh thu của hàng bán bị trả lại đã trả lại tiền cho người mua hoặc
tính trừ vào khoản phải thu khách hàng về số sản phẩm, hàng hóa đã bán ra
Bên Có : Kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lại vào bên Nợ Tài khoản
511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, hoặc Tài khoản 512 “Doanh thu bánhàng nội bộ” để xác định doanh thu thuần trong kỳ báo cáo
Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ.
Trang 162.3 Giảm giá hàng bán
a) Khái niệm
Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ được doanh nghiệp (bên bán) chấp thuậnmột cách đặc biệt trên giá đã thỏa thuận trong hóa đơn, vì lý do hàng bán bị kém phẩmchất, không đúng quy cách hoặc không đúng thời hạn đã ghi trong hợp đồng kinh tế
Kế toán sử dụng Tài khoản 532 – “Giảm giá hàng bán” để phản ánh.
Bên Nợ : Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng do
hàng bán kém, mất phẩm chất hoặc sai quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế
Bên Có : Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán sang Tài khoản 511
hoặc Tài khoản 512
Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ
3 Kế toán giá vốn hàng bán
3.1 Khái niệm
Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của số sản phẩm (hoặc gồm cả chi phímua hàng phân bổ cho hàng hóa đã bán ra trong kỳ – đối với doanh nghiệp thương mại),hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành và đã được xác định là tiêu thụ vàcác khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ
Có 4 phương pháp tính giá thực tế xuất kho:
Phương pháp bình quân gia quyền
Trang 17 Phương pháp nhập trước – xuất trước.
Phương pháp nhập sau – xuất trước
Tính theo giá thực tế đích danh
3.2 Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho:
Trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên:
Trị giá hàng tồn
Trị giá hàng tồn đầu kỳ +
Trị giá hàng nhập trong kỳ -
Trị giá hàng xuất trong kỳ
Trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ: cuốitháng tính trị giá vốn hàng xuất bán trong kỳ tính theo công thức sau:
Tài khoản 632 – “Giá vốn hàng bán”.
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụbất động sản (BĐS) đầu tư, giá thành sản xuất của sản phẩm đã bán trong kỳ; các chiphí trực tiếp của các dịch vụ đã cung cấp, chi phí khác được tính vào hoặc ghi giảm giávốn hàng bán trong kỳ kế toán
Bên Nợ :
Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ
Chi phí sản xuất chung cố định tính vào giá vốn hàng bán
Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thườngvật chất
Chi phí tự xây dựng, tự chế tài sản cố định (TSCĐ) vượt trên mức bìnhthường không được tính vào nguyên giá TSCĐ
Trang 18Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Bên Có :
Giá vốn hàng bán đã bị trả lại
Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳsang Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
3.6 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Khi xuất kho sản phẩm bán trực tiếp cho khách hàng trong kỳ thì kế toán ghi:
Có TK 157 – Trị giá hàng gửi đi bán
Khi nhập lại kho hoặc gởi lại kho của khách hàng số sản phẩm đã bán bị trả lạithì kế toán ghi nhận:
Có TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Cuối năm tài chính, nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập nămnay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán nămtrước thì khoản chênh lệch lớn hơn được trích bổ sung thêm, khi đó kế toán ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Trang 19 Ngược lại, nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay nhỏhơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước thìkhaỏn chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập, kế toán sẽ ghi:
Nợ TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán
Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn hàng bán của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụđược xác định là đã bán được trong kỳ vào bên Nợ Tài khoản 911 “Xác định kết quảkinh doanh”, kế toán ghi nhận:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
4.2 Chứng từ sử dụng
• Bảng thanh toán lương
• Phiếu xuất kho
• Bảng tính và phân bổ khấu hao
• Các hóa đơn mua dịch vụ
4.3 Sổ chi tiết
• Kế toán mở sổ chi tiết tài khoản 641 để theo dõi chi “ chi phí bán hàng”
4.4 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 641 – “Chi phí bán hàng”.
Tài khoản 641 có 7 tài khoản cấp 2 :
Tài khoản 6411 – Chi phí nhân viên bán hàng
Tài khoản 6412 – Chi phí vật liệu, bao bì
Tài khoản 6413 – Chi phí dụng cụ, đồ dùng
Trang 20Tài khoản 6414 – Chi phí khấu hao TSCĐ.
Tài khoản 6415 – Chi phí bảo hành sản phẩm
Tài khoản 6417 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
Tài khoản 6418 – Chi phí khác bằng tiền
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 641 – “Chi phí bán hàng”:
Bên Nợ : Tập hợp các chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên Có :
Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng (nếu có)
Kết chuyển chi phí bán hàng trong kỳ vào bên Nợ Tài khoản 911 “Xác địnhkết quả kinh doanh” để tính kết quả kinh doanh trong kỳ hoặc vào bên Nợ Tài khoản
1422 – “Chi phí chờ kết chuyển”
Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ
4.5 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Tính tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bộ phận bán hàng,đóng gói, bảo quản, vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ, kế toán hạch toán:
Nợ TK 641 (6411) – Chi phí nhân viên bán hàng
Có TK 334 – Tiền lương
Trích kinh phí công đoàn (KPCĐ), bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế(BHYT) với tỷ lệ quy định hiện hành theo tiền lương nhân viên phục vụ quá trình tiêuthụ để tính vào chi phí thì kế toán ghi:
Nợ TK 641 (6411) – Chi phí nhân viên bán hàng
Có TK 338 (3382, 3383, 3384) – KPCĐ, BHXH, BHYT
Trị giá thực tế vật liệu phụ, bao bì xuất dùng phục vụ cho hoạt động bán hàngđược hạch toán:
Nợ TK 641 (6412) – Chi phí vật liệu, bao bì
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho hoạt động bán hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 641 (6414) – Chi phí khấu hao TSCĐ
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ
Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bộ phận bán hàng như chi phí điện,nước mua ngoài, cước phí điện thoại, fax, chi phí bảo dưỡng TSCĐ thuê ngoài, hoahồng trả đại lý…, kế toán ghi:
Nợ TK 641 (6417) – Chi phí dịch vụ mua ngoài
Trang 21Nợ TK 133 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có)
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ vào Tài khoản
911 “Xác định kết quả kinh doanh”, kế toán ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
và các khoản phí, lệ phí khác); chi phí dự phòng (dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dựphòng phải thu khó đòi); chi phí dịch vụ mua ngoài (tiền điện, nước, điện thoại, fax, bảohiểm tài sản, cháy nổ, …); chi phí khác bằng tiền (chi phí tiếp khách, hội nghị, công tácphí, chi phí kiểm toán, …)
5.2 Chứng từ sử dụng
• Bảng thanh toán lương
• Phiếu xuất kho
• Bảng tính và phân bổ khấu hao
• Các hóa đơn mua dịch vụ
Trang 225.3 Sổ chi tiết
• Kế toán mở sổ chi tiết tài khoản 642 để theo dõi chi “ chi phí quản lý doanh nghiệp”
5.4 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 642 – “Chi phí quản lý doanh nghiệp”.
Tài khoản 642 có 8 tài khoản cấp 2 :
Tài khoản 6421 – Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp
Tài khoản 6422 – Chi phí vật liệu quản lý
Tài khoản 6423 – Chi phí đồ dùng văn phòng
Tài khoản 6424 – Chi phí khấu hao TSCĐ
Tài khoản 6425 – Thuế, phí và lệ phí
Tài khoản 6426 – Chi phí dự phòng
Tài khoản 6427 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
Tài khoản 6428 – Chi phí khác bằng tiền
Bên Nợ :
Tập hợp các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ
Bên Có :
Các khoản ghi giảm chi phí quản lý (nếu có)
Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ vào bên Nợ Tài khoản 911
“Xác định kết quả kinh doanh” để tính kết quả kinh doanh trong kỳ hoặc vào bên NợTài khoản 1422 – “Chi phí chờ kết chuyển”
Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ.
5.5 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Căn cứ vào các bảng phân bổ (bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ vậtliệu và công cụ dụng cụ, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ) và các chứng từ gốc có liênquan, kế toán phản ánh chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ như sau:
Tính tiền lương, tiền ăn giữa ca và các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên
bộ phận quản lý doanh nghiệp, kế toán hạch toán:
Nợ TK 642 (6421) – Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp
Có TK 334 – Tiền lương
Trang 23 Trích kinh phí công đoàn (KPCĐ), bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế(BHYT) với tỷ lệ quy định hiện hành theo tiền lương thực tế phải trả cho nhân viên
bộ máy quản lý và khối văn phòng của doanh nghiệp, kế toán ghi:
Nợ TK 642 (6421) – Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp
Có TK 338 (3382, 3383, 3384) – KPCĐ, BHXH, BHYT
Giá trị vật liệu xuất dùng chung cho quản lý doanh nghiệp như: xăng, dầu,
mỡ để chạy xe, phụ tùng thay thế để sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ dùng chung cho toàndoanh nghiệp được hạch toán:
Nợ TK 642 (6422) – Chi phí vật liệu quản lý
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Chi phí về công cụ, dụng cụ (CCDC) xuất dùng phục vụ cho hoạt động quản
lý điều hành chung toàn doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 642 (6423) – Chi phí đồ dùng văn phòng
Có TK 153 – Giá thực tế xuất kho CCDC loại phân bổ 1 lần
Có TK 1421 (242) – Phân bổ chi phí CCDC đã xuất dùng thuộcloại
phân bổ nhiều lần
Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho hoạt động quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 642 (6424) – Chi phí khấu hao TSCĐ
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ
Thuế môn bài, thuế nhà đất, … phải nộp cho Nhà nước, kế toán ghi:
Nợ TK 642 (6425) – Thuế, phí và lệ phí
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Lệ phí giao thông, lệ phí qua cầu phà, lệ phí vệ sinh đô thị, … phải nộp, ghi:
Nợ TK 642 (6425) – Thuế, phí và lệ phí
Có các TK 111, 112, …
Tiền điện, nước mua ngoài, cước phí điện thoại, fax, tiền thuê nhà, thuêngoài bảo dưỡng sửa chữa TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp, kế toán ghi:
Nợ TK 642 (6427) – Chi phí dịch vụ mua ngoài
Nợ TK 133 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 141, 331, 335, …: trả định kỳ
Có TK 142, (242): Phân bổ chi phí trả trước về tiền thuê nhà, chiphí
Trang 24Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
6 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
6.1 Khái niệm
Doanh thu hoạt động tài chính là các khoản thu nhập về tiền lãi, tiền bản quyền, cổtức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp
Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm: tiền lãi (lãi cho vay, lãi tiền gửi, …); thu nhập
từ cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản (bằng sáng chế, bản quyền tác giả, phần mềm vi tính, …); cổ tức, lợi nhuận được chia; thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn; thu nhập chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng;
Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có)
Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang Tài khoản 911
Bên Có :
Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ
Trang 25Tiền lãi (lãi cho vay, lãi tiền gởi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư)
cổ tức lợi nhuận được chia
Chiếc khấu thanh toán được hưởng
Lãi do chuyển nhượng chứng khoán, các khoản đầu tư
Lãi tỷ giá hối đoái
Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ.
6.5 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Phản ánh doanh thu cổ tức, lợi nhuận được chi phát sinh trong kỳ từ hoạt độnggóp vốn cổ phần, liên doanh, kế toán ghi:
Nợ các TK 111, 112, 138, 152, 156, 133, …
Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con
Nợ TK 222 – Vốn góp liên doanh
Nợ TK 223 – Đầu tư vào công ty liên kết
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Thu tiền lãi từ đầu tư chứng khoán, lãi cho vay hay lãi từ tiền gửi ngân hàng:
Nợ các TK 111, 112, 131, 138, …
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Số tiền chiết khấu thanh toán được hưởng do thanh toán tiền mua hàng trướcthời hạn được người bán chấp thuận, kế toán hạch toán:
Nợ các TK 111, 112, 331
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Hàng kỳ, xác định và kết chuyển doanh thu tiền lãi đối với các khoản cho vayhoặc mua trái phiếu nhận lãi trước, ghi:
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Số tiền lãi thu được do cuối kỳ đánh giá lại các tài khoản có gốc ngoại tệ, ghi:
Nợ TK 413 (4131) – Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần phát sinh trong kỳ vàoTài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, kế toán ghi:
Nợ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Trang 267 Kế toán chi phí hoạt động tài chính
7.1 Khái niệm
Chi phí hoạt động tài chính là các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán, …; khoản lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, đầu tư khác,khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, …
Chiếc khấu thanh toán cho người mua
Các khoản lỗ do nhượng bán các khoản đầu tư
Lỗ tỷ giá hối đoái
Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán
Bên có:
Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán
Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ chi phí và các khoản lỗ về họat động tài chính sang TK 911 để xác định kết quả hoạt động kinh doanh
Tài khoản 635 không có số dư cuối kì.
7.5 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Phản ánh chi phí hoặc khoản lỗ về hoạt động đầu tư tài chính phát sinh, ghi:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có các TK 111, 112, 141, 121, 128, 221, 222, …
Trang 27 Định khoản lãi tiền vay đã trả và phải trả, kế toán ghi:
Trường hợp số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạnphải lập năm nay lớn hơn số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn
đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn hạch toán :
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có TK 129 – Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
Có TK 229 – Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
Trường hợp số dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn, dài hạnphải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn, dài hạn
đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước thì số chênh lệch phải được hoàn nhập:
Nợ TK 229 – Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
Nợ TK 129 – Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Khoản lỗ – Nếu có)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Theo tỷ giá trên sổ kế toán)
Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào chi phí tàichính được hạch toán:
Trang 28Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Nếu lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 413 (4131) – Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ vào Tài khoản
911 “Xác định kết quả kinh doanh”, kế toán ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 635 – Chi phí tài chính
8 Kế toán thu nhập khác
8.1 Khái niệm
Thu nhập khác là những khoản thu nhập ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh tạo
ra doanh thu của doanh nghiệp Thu nhập khác bao gồm: thu nhập từ nhượng bán, thanh
lý TSCĐ; thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng; thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ; các khoản thuế được Ngân sách Nhà nước hoàn lại; thu các khoản
nợ phải trả không xác định được chủ; các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có); thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp; các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán, năm nay mới phát hiện ra, …
8.2 Chứng từ sử dụng
• Biên bản phạt vi phạm hợp đồng,biên lai nộp thuế, hợp đồng bảo hiểm
• Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng
Trang 29Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ.
Chênh lệch do đánh giá lại vật tư, tài sản khi đem góp vốn liên doanh, đầu tưdài hạn khác
Thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng
Thu các khoản nợ khó đòi xảy ra
Các khoản thuế được ngân sách nhà nước hoàn lại
Thu các khoản nợ phải trả không xác định được
Thu nhập từ quà biếu tặng
Các khoản thu nhập khác
Tài khoản 711 – “Thu nhập khác” không có số dư cuối kỳ.
8.4 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Khi có khoản thu nhập về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, kế toán ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
Có TK 711 – Thu nhập khác
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (Nếu có)
Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp được hạch toán: