1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thị trường bán lẻ ở Việt Nam.doc

80 5K 69
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Nghiên cứu thị trường bán lẻ ở Việt Na

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây thị trường bán lẻ ở Việt Nam luôn được xếp vào topnhững thị trường tiềm năng nhất thế giới, thị trường bán lẻ nội địa vốn đã sáng giá lại càngtrở nên hấp dẫn hơn Các thương hiệu bán lẻ quốc tế xuất hiện ngày càng nhiều, đồng thờicác kế hoạch mở rộng địa bàn hoạt động của các nhà thương mại trong và ngoài nước liêntiếp được công bố Điều này càng tạo sự phân hóa giữa các hình thức phân phối hàng hóa:truyền thống và hiện đại

-o0o -Sau hơn một thập kỷ phát triển, bất chấp tỷ trọng trong tổng doanh thu bán lẻ cònthấp, siêu thị vẫn là nỗi ám ảnh đối với các chợ truyền thống, nhất là ở khu vực đô thị, vì tốc

độ phát triển của chúng Trên thực tế, các siêu thị đang ngày càng chăm chút hơn về sảnphẩm, dịch vụ, ngay cả với khâu bán thực phẩm tươi sống Điều này cho thấy siêu thị khôngchỉ mong muốn thu hút người đi mua sắm hàng tuần mà còn cả những người đi chợ hàngngày

Trong khi đó hoạt động kinh doanh ở chợ đang ngày càng chịu một sức ép nặng nềhơn, tuy sức mua của người tiêu dùng tăng nhưng doanh số của kênh phân phối ở chợ lạigiảm mạnh Một vấn đề lớn cần đặt ra là mạng lưới chợ từ nhiều năm qua đã phát triển khásâu rộng và văn hóa chợ đã trở nên hết sức gần gũi, ăn sâu vào đời sống văn hóa, tập quántiêu dùng của người dân, chưa kể nếu biết khai thác, chợ còn là “khẩu vị lạ, độc đáo” đối vớikhách du lịch quốc tế

Vậy trong cuộc chiến giữa chợ truyền thống và siêu thị hiện đại, ai sẽ dành phầnthắng? Phải chăng chợ truyền thống sẽ bị diệt vong hoàn toàn? Để trả lời những câu hỏi trênnhóm đã đi vào nghiên cứu thị trường bán lẻ ở Việt Nam nói chung, ở TP HCM nói riêngthông qua hai định chế bán lẻ cơ bản là siêu thị và chợ truyền thống

Vì thời gian có hạn và tầm hiểu biết còn hạn chế, bài nghiên cứu không tránh phảinhững sai sót, rất mong nhận được sự góp ý của Th.S Phan Thanh Sơn để bài nghiên cứuhoàn thiện hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁN LẺ

1.1 Thế nào là bán lẻ?

Bán lẻ là tất cả những hoạt động liên quan đến việc bán các sản phẩm vật chất và cácdịch vụ trực tiếp cho người sử dụng cuối cùng đáp ứng nhu cầu cá nhân, gia đình và các

tổ chức không kinh doanh

Bán lẻ bao gồm việc bán hàng hóa từ một địa điểm cố định, như khu bách hóa tổnghợp, hoặc Ki-ốt, qua đường bưu điện, hoặc trong những số lượng nhỏ để người mua có thểtiêu thụ trực tiếp Bán lẻ có thể còn bao gồm cả dịch vụ hỗ trợ như phân phối/đưa hàng.Người mua hàng có thể là cá nhân hoặc tổ chức

Trong thương mại, người bán lẻ mua hàng hóa và sản phẩm với khối lượng lớn từ nhàsản xuất hoặc nhà nhập khẩu, hoặc thông qua người bán buôn, sau đó bán ra với khối lượngnhỏ hơn cho người tiêu dùng cuối cùng Người bán lẻ nằm ở đoạn cuối của chuỗi cung cấp

Nó là hình thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng nhằm thoả mãn nhu cầu cánhân của họ, từ đây hàng hoá kết thúc quá trình lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng cánhân; giá trị hàng hoá được thực hiện đầy đủ Thông thường, bán lẻ được tiến hành trongmạng lưới thương nghiệp bán lẻ (các cửa hàng, cửa hiệu, quầy hàng, kiôt, quán hàng, nhà

ăn, xe hàng lưu động, vv.) Trong lĩnh vực bán lẻ, mỗi lần chỉ bán một số lượng nhỏ, nhưngcũng có trường hợp bán lẻ những lô hàng lớn, chẳng hạn bán hàng cho những đơn vị tiêudùng tập thể (trường học, trại điều dưỡng, tổ chức ) Doanh số bán lẻ là tổng mức lưuchuyển hàng hoá bán lẻ xã hội

1.2 Vai trò của bán lẻ.

1.2.1 Đem hàng hóa đến với người tiêu dùng.

Một nhà sản xuất sẽ gặp rất nhiều khó khăn để có thể tiếp cận được khác hhàng củamình nếu không thông qua hệ thống bán lẻ Vì không một nhà sản xuất nào có đủ khả năng

để hàng hóa của mình có thể len lỏi mọi ngóc ngách từ thành thị cho đến nông thôn màkhông qua trung gian Bản thân người tiêu dùng cũng vậy, với nhu cầu ít của mỗi người

họ sẽ tìm đến các cửa hàng bán lẻ cho thuận tiện hơn là tìm đến tận nơi nhà sản xuất

1.2.2 Phản hồi( Feedback).

Chính số lượng bán hàng mỗi ngày, nhu cầu của người tiêu dùng ra sao thông quadoanh số thu mua từng mặt hàng trong các hệ thống phân phối bán lẻ giúp nhà sản xuất nắmbắt được sở thích, thị hiếu khách hàng của mình Từ đó giúp họ đưa ra các chiến lược sảnphẩm sao cho phù hợp thị trường

Thông qua hệ thống bán lẻ hàng hóa, mà người tiêu dùng được tiếp cận trực tiếp vớisản phẩm, được tận tay sờ, chạm vào sản phẩm nên dễ dàng bỏ tiền để có sản phẩm đó Nếu

Trang 3

nhà sản xuất không có hệ thống bán lẻ, chỉ thông qua quảng cáo thì người tiêu dùng khóchấp nhận sản phẩm của họ Có thể nói bán lẻ đã giúp cho nhu cầu thị trường được thỏamãn.

1.2.3 Chia lẻ.

Là việc nhà bán buôn phải thông qua nhà bán lẻ để bán hàng hoá và dịch vụ của minh

Do đó từ một khối lượng hàng hoá ban đầu mà nhà bán buốn có thể chia lẻ ra cho nhiều nhàbán lẻ để họ mang đến cho người tiêu dùng Như vậy các nhà bán lẻ sẽ thông qua khu vựcbán hàng của mình mà cung cấp sản phẩm một lượng sản phẩm chứ không bán lớn như nhàbán buôn hay nhà sản xuất

1.2.4 Dự trữ.

Có những mặt hàng khi sản xuất ra thì kho dự trữ hàng hóa là điều làm cho các nhàsản xuất lo lắng nhất Như một công ty sản xuất xe hơi hàng đầu ở Nhật, bình quân mộtngày cho xuất xưởng 1000 chiếc xe hơi, họ sẽ làm gì với sản lượng hàng hóa khổng lồ củamình nếu không có hệ thống bán lẻ cả nước “ giữ hộ”

Ngoài ra, bán lẻ là hệ thống dự trữ tài chính của các nhà sản xuất Bởi hiện nay khôngphải lúc nào các nhà phân phối cũng giao tiền ngay sau khi nhận hàng từ nhà sản xuất, màphải sau một thời gian bán hàng, luân chuyển tiền, thì đồng vốn mới quay trở lại vào tay nhàsản xuất

1.3 Các định chế bán lẻ ở Việt Nam.

1.3.1 Specialty store – Cửa hàng chuyên doanh.

Cửa hàng chuyên kinh doanh là một loại cửa hàng chuyên kinh doanh mộtnhóm mặthàng nhấtđịnh, theo hai hướng chuyên doanh hẹp (là loại cửa hàng chỉ bán một nhóm sảnphẩm của một nhà cung cấp, như cửa hàng chuyên bán sữa củaVinamilk) hay chuyên doanhrộng (là loại cửa hàng bán cùng một loại sản phẩm của nhiều nhà cung cấp, như ở ViệtNam thì có cửa hàng thegioididong.com chuyên bán các loại điện thoại của nhiều hãng)

Đến các cửa hàng chuyên doanh này người mua sẽ được lựa chọn nhiều sản phẩmcùng chủng loại được bày bán tại đây với số lượng phong phú, nhiều mẫu mã Ngoài rakhách hàng sẽ được cửa hàng tư vấn, được hướng dẫn tận tình… tuy nhiên giá sẽ cao hơnnhững cửa hàng bán lẻ khác Những cửa hàng chuyên doanh này dễ đi vào lòng người tiêudùng nhờ hình ảnh, nhãn hiệu của mình cộng với một đội ngũ nhân viên bán hàng chuyênnghiệp

Điểm khác biệt của cửa hàng chuyên doanh so với cửa hàng bách hoá tổng hợp(Department store) và siêu thị (Supermarket) là cửa hàng chỉ bán chuyên sâu một nhómhàng, và nếu chỉ tính riêng trong nhóm mặt hàng này thì các hình thức khác cũng không đadạng bằng

Trang 4

1.3.2 Department store – Cửa hàng bách hóa tổng hợp.

Là loại cửa hàng kinh doanh rất nhiều chủng loại mặt hàng Có thể nói đến đây ngườitiêu dùng dễ dàng kiếm được món hàng mà mình đang cần Đây là loại cửa hàng có cấu trúccao hơn các cửa hàng bình thường với trang thiết bị hiện đại, hòan hảo, dịch vụ miễn phí

Hiện nay tại Việt Nam số lượng các cửa hàng bách hóa tổng hợp khá nhiều, bởi ngườitiêu dùng rất thích đến các cửa hàng có nhiều mặt hàng do sự thuận tiện của nó Tuy nhiêncác cửa hàng bách hóa tổng hợp thường gặp nhiều rủi ro hơn các cửa hàng khác bởi

số lượng hàng hóa tồn kho thường lớn Ở Việt Nam các cửa hàng chuyên doanhthường được bố trí tại các tầng của một tòa nhà nào đó Mặt hàng thường được trưng bày là

nữ trang,mỹ phẩm, quần áo thời trang, thiết bị dụng cụ trong nhà

Department store đầu tiên xuất hiện trên thế giới là ở Pháp Department store BonMarche hoạt động vào năm 1838 dưới sự điều hành của 1 doanh nhân người Pháp tênAristide Boucicaut Đến 1852 các sản phẩm hàng hoá được bày bán đa dạng trong 1 tòa nhà

Ở đây các hàng hóa hóa được bán với giá cố định kèm theo các dịch vụ ưu đãi như là kháchhàng có thể đổi hoặc trả lại hàng hoá trong khoảng thới gian xác định

Đến nay Department store có thể được xem là 1 loại hình bán lẻ thịnh hành nhất ở hầuhết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển Sự phát triển không chỉ dừnglại ở 1 cửa hàng, ở 1 khu vực mà nó đã phát triển lên thành các chuỗi ở nhiều khu vực, nhiềuquốc gia trên thế giới như David Jones (Úc), Marcy (Mỹ), Sears(Mỹ), Pillars (Mỹ),

1.3.3 Chain store – Chuỗi cửa hàng.

Là một hệ thống các cửa hàng giống nhau về mặt hàng hóa kinh doanh (90% hàng hóabuôn bán là giống nhau, còn khoảng 10% là các mặt hàng khác do mỗi cửa hàng tự quyếtđịnh và về sở hữu, quản lý thì thống nhất từ một công ty mẹ Cũng có một khái niệm khácđịnh nghĩa chuỗi cửa hàng như là một chuỗi bán lẻ gồm hệ thống các cửa hàng bán lẻ giốngnhau ( về hình thức, cơ cấu tổ chức,quản lý…) và thuộc quyền sở hữu của cùng một công ty

mẹ, hoặc thuộc sở hữu của một cá nhân hay công ty khác hoạt động dưới hình thức nhượngquyền(franchising) hay hợp đồng (contract)với công ty mẹ

Với số lượng cửa hàng mà nhỏ hơn 10 được xem là chuỗi nhỏ, lớn hơn 10 được xem

là chuỗi lớn Một hệ thống các cửa hàng giống nhau từ hàng hóa đến cách bài trí sẽ rất dễ đivào lòng người tiêu dùng

Lợi thế của chuỗi cửa hàng:

- Lợi thế quy mô: càng bán nhiều thì càng giảm được chi phí, gồm : phí vận chuyển

giảm, discount lớn, được hưởng các khoản xúc tiến (promotion) từ nhà sản xuất

- Hưởng được lợi từ một chính sách Marketing chung của công ty mẹ.

Trang 5

- Phân tán được rủi ro ở các thị trường khác nhau.

- Hình ảnh cửa hàng được người tiêu dùng chấp nhận.

- Sức mạnh của cửa hàng đối với các đối tác có khuynh hướng tăng lên

Các hình thức của chuỗi cửa hàng:

- Business chains: Là hệ thống các cơ sở (địa điểm) kinh doanh giống nhau, cung

cấp cùng một loại sản phẩm hoặc dịch vụ, sự thống nhất về quản lý, nguồn cung cấp,chương trình đào tạo, nhân sự Chúng có thể là một phần của công ty đơn nhất, hoặc hoạtđộng dưới dạng nhượng quyền (franchising )

- Restaurant chains: Là một sự tập hợp của các nhà hàng có mối liên quan, thường

thì cùng tên, khác địa điểm, cùng thuộc sở hữu của cùng một công ty hay thông qua các hợpđồng nhượng quyền Đặc trưng của loại hình này là được xây dựng theo một khuônkhổ thống nhất, thực đơn được chuẩn hóa, và loại hình kinh doanh tiêu biểu của mô hìnhnày đó là hệ thống các cửa hàng thức ăn nhanh

1.3.4 Discount Store – Cửa hàng giảm giá.

Cửa hàng giảm giá thực chất là một dạng của cửa hàng bách hoá tổng hợp (departmentstore), chuyên bán các sản phẩm với giá rẻ hơn các nhà bán lẻ truyền thống Hầu hết các cửahàng loại này thường mang đến cho khách hàng sự đa dạng về chủng loại hàng hoá Tuynhiên cũng có một số cửa hàng giảm giá chỉ chuyên bán một số loại mặt hàng nhất địnhnhư trang sức, các thiết bị và dụng cụ điện…Cũng cần nói rõ ở đây các cửa hàng giảm giákhông phải là dạng cửa hàng một đô ( Dollar Store) – loại cửa hàng chuyên bán sản phẩmvới giá một đô hoặc thấp hơn Bởi vì, tại cửa hàng giảm giá người ta có thể mua nhiều loạinhãn hiệu hàng hoá và giá cả cho từng chủng loại cũng có nhiều khác biệt

Ngày nay cửa hàng giảm giá xuất hiện khá phổ biến tại Mỹ và nhiều quốc gia trêntoàn thế giới Nhưng có lẽ cũng ít ai biết là sự ra đời của loại cửa hàng này là trong giaiđoạn chiến tranh thế giới thứ hai, khi mà một loạt các nhà bán lẻ tại Mỹ đã bắt đầu thấy lợiích của chiến thuật giảm giá để hấp dẩn nhiều khách hàng hơnđể rồi từ đó tằn lợi nhuậnnhờ tính quy mô

1.3.4 Supermarket -Siêu thị.

Siêu thị là một cửa hàng tự phục vụ được chia ra nhiều khu vực, bộ phận cung cấpnhiều loại mặt hàng khác nhau như: thức ăn, quần áo, mỹ phẩm, đồ dùng gia đình,… Nó cóqui mô lớn và có nhiều sự lựa chọn hơn là cửa hàng báchhóa truyền thống

Ở Việt Nam, siêu thị là một loại hình giải trí văn hoá nhằm thỏa mãn nhu cầu nhìnngắm và chọn lựa của người dân – là hình thức bán lẻ giành cho mọi đối tượng xã hội Tuychỉ mới phát triển tại Việt Nam năm 1994, từ 10 siêu thị ở 4/64 tỉnh thành phố thì 10 năm

Trang 6

sau đã có khoảng 150 siêu thị đang hoạt động tại 25 tỉnh thành Tốc độ tăng trưởng hàngnăm của kênh phân phối hiện đại này khoảng15%-20% Từ chỗ chỉ chiếm dưới 3% thị phầnbán lẻ, siêu thị đã tăng lên khoảng trên 20% và tốc độ này vẫn chưa dừng lại Người tiêudùng Việt Nam đã có xu hướng chuyển từ mua sắm tại chợ truyền thống sang mua sắm tạisiêu thị Ở Tp.Hồ Chí Minh và Hà Nội hiện nay có trên 80% hộ gia đình có thói quen đi chợhảng ngày Chỉ hơn 10% hộ thích đi siêu thị thay cho đi chợ hàng tuần nhưng nếu chỉ đi 1lần/tháng thì con số tăng lên tới hơn 60% Một số siêu thị mà người dân đến như Maximak,Big C, Metro, Citimart,… mỗi siêu thị có những đặc trưng và ưu điểm riêng.

1.3.5 Dollar Store – Cửa hàng một đô.

-Khái niệm: Cửa hàng một đô là loại cửa hàng chỉ bán những món hàng có giá trị thấp

từ một USD trở xuống

- Sản phẩm kinh doanh (thường thấy trong các cửa hàng một đô).

* Dụng cụ làm sạch: bọt biển, bình xịt, giẻ lau, dụng cụ hốt rác…

* Dụng cụ nhỏ: tua-vít, cờ-lê,đèn pin, móc khóa, dây thừng

* Dụng cụ nhà bếp: dao, đồ bóc vỏ, chén, đĩa…

* Dụng cụvăn phòng nhỏ: bút, giấy, kẹp giấy, tẩy

* Dụng cụ trang trí trong các ngày lễ:đồ trang trí lễ giáng sinh, trứg phục sinh…

* Dụng cụ làm vườn; kéo tỉa hoa…

* Và nhiều mặt hàng thông dụng có giá trị nhỏ khác như xà bông, đèn pin

- Khách hàng:

* Khách hàng của cửa hàng một đô là mọi thành phần trong xã hội, nhưng đa phần

họ có thu nhập không cao có thể cho rằng là thấp

* Họ cũng chỉ mua sản phẩm khi họ cần, hoặc sản phẩm hết bất ngờ, không có yếu

tố mua nhiều để giảm giá hay mua dự trữ

* Độ tuổi của họ cũng rất khác biệt ( ví dụ một em nhỏ thì có thể mua tập vở, mộtngười nội trợ thì có thể mua chén đĩa…)

* Họ có thể ở thành thị, nhưng thường cửa hàng loại này phù hợp với người dân vùngnông thôn hơn

Trang 7

1.3.6 Hypermarket – Siêu siêu thị.

-Khái niệm: Hypermarket là sự kết hợp của Siêu thị (supermarket) và cửa hàng bách

hoá tổng hợp (Department store) Khách hàng sẽ hoàn toàn bị choáng ngợp bởi một khônggian rộng lớn khoảng từ 45,000 dến 65,000 m2 và có thể rộng hơnvới hàng trăm nghìnchủng loại hàng hoá và dịch vụ mà khách hàng cho dù đi cả ngày cũng không thể nào đi hết

-Sản phẩm: vì là sự kết hợp của hai mô hình bán lẻ quy mô lớn nên hàng hóa của

hypermarket là sự cộng lại của mô hình này đồng thời còn có thêm những loại hàng hoá,dịch vụ mà các hình thức kia có thể không có như trạm xăng, cửa hàngthuốc, dịch vụ sữa xe

là một ví dụ Còn về giá cả, thì các Hypermarket không có khác biệt gì so với supermarket vàDepartment Store

-Khách hàng: Khách hàng của hypermarket là những người có thu nhập cao,

họ thường đến hypermarket vào những ngày cuối tuần để mua sắm và hưởng các dịch vụ màloại hình này mang lại, cũng xin nói thêm là các hypermarket thường chỉ nằm vùng ngoại ô,

vì nó quá rộng nên không thích hợp trong khu vực nội thành

2 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM

2.1 Cơ hội và thách thức của thị trường bán lẻ Việt Nam

2.1.1 Cơ hội của thị trường bán lẻ Việt Nam

Sức thu hút của thị trường bán lẻ Việt Nam

Quy mô thị trường bán lẻ VN năm 2007 khoảng 20 tỉ USD và đạt tốc độ tăng trưởngbình quân 8%/năm Kênh bán lẻ hiện đại có tỉ trọng 13%, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng bìnhquân hàng năm rất cao - khoảng 30% Sang năm 2008 với quy mô thị trường trên 83 triệudân, với doanh số là 55 tỷ USD, và có tổng trị giá thị trường bán lẻ trị giá hơn 40 tỷ USD/năm (số liệu của Tổng cục Thống kê) Chỉ số lòng tin của người tiêu dùng (ConsumerConfidence Index)- Việt Nam xếp thứ 5 trên toàn thế giới và người tiêu dùng Việt Nam dẫnđầu thế giới về tiêu dùng hàng kỹ thuật cao Riêng tại TPHCM và Hà Nội, kênh bán lẻ hiệnđại có tỉ trọng khoảng 28% (năm 2008) và dự kiến lên đến 37% vào năm 2010

ổn định, theo đó nhu cầu tiêu dùng cũng ngày một tăng lên Năm ngoái, tăng trưởng GDP là8,4% và tiêu dùng thông qua thương mại hơn 45 tỷ USD Số liệu thống kê gần đây nhất chothấy, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2008 ước

Trang 8

tính đạt 447,3 nghìn tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước Qua đó cho thấy, tiềmnăng phát triển hệ thống phân phối ở nước ta là rất lớn

Mặt khác sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ VN còn do áp lực cạnh tranh giữa các hệthống bán lẻ chưa nhiều và VN có đến 65% dân số là người tiêu dùng trẻ, chi tiêu mạnh tay.Tầng lớp trung lưu với thu nhập 250USD/tháng trở lên đang tăng nhanh Riêng tầng lớptrung lưu thu nhập trên 500USD/tháng chiếm trên 1/3 số hộ gia đình ở thành thị Chính vìthế, sức hút của thị trường bán lẻ VN tăng nhanh khi năm 2007, VN xếp hạng 2 trên thế giớisau Ấn Độ, nhưng tháng 6.2008 - theo xếp hạng của Cty tư vấn Mỹ A.T.Keaney (Tổ chứcNghiên cứu thị trường hàng đầu tại Hoa Kỳ), về chỉ số phát triển kinh doanh bán lẻ toàn cầuthì Việt Nam đã đứng số 1, được coi là thị trường đầu tư bán lẻ hấp dẫn nhất trong số 30nước thuộc nhóm thị trường đang nổi lên Trong danh sách Top 10 thị trường bán lẻ hấp dẫnnhất, sau Việt Nam là Ấn Độ, giữ vị trí thứ ba là Nga và thứ tư là Trung Quốc; tiếp đến là

Ai Cập, Morocco, Ả-rập Saudi, Chile, Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ Trong các nước ASEAN,Malaysia đứng thứ 13, Indonesia ở vị trí 15, Thái Lan là 24 và Philippines xếp thứ 26

Theo các chuyên gia của A.T Kearney, Việt Nam đạt được bước tiến ấn tượng trongnăm nay là nhờ kinh tế tăng trưởng mạnh, thể chế chính sách đang cải tiến theo hướng thânthiện với nhà đầu tư nước ngoài và đặc biệt là nhu cầu của người tiêu dùng về những môhình bán lẻ hiện đại

Theo Mike Moriarty, trưởng bộ phận nghiên cứu về tiêu dùng và bán lẻ của A.T.Kearney, quy mô thị trường bản lẻ ở Việt Nam còn nhỏ, song vẫn rất hấp dẫn bởi áp lựccạnh tranh chưa lớn, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên dưới 8% Bên cạnh đó,người tiêu dùng Việt Nam thuộc hàng trẻ nhất ở châu Á và ngày càng mạnh tay chi tiêu.A.T Kearney bắt đầu công bố GRDI từ năm 2001, trong đó đánh giá về độ hấp dẫn của thịtrường bán lẻ ở những nền kinh tế mới nổi, dựa trên 25 yếu tố khách nhau, bao gồm cả rủi

ro kinh tế, chính trị, mức độ hấp dẫn cũng như bão hòa của thị trường bán lẻ , mức bão hòacủa thị trường bán lẻ và sự khác nhau giữa tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) và tăngtrưởng bán lẻ Hiện nay không nước nào trong số 10 thị trường bán lẻ hàng đầu năm 1995

còn giữ được ngôi vị của mình Song Linh (theo Reuters, The Economic Times)

Theo Bộ Công Thương, hiện nay một số tập đoàn, DN phân phối,bán lẻ quốc tế đanghoàn thiện hồ sơ,chuẩn bị đăng ký kinh doanh tại Việt Nam như: Dairy Farm (Singapore) đãnộp đơn xin thành lập DN 100% vốn; Lotte (Hàn Quốc) vào Việt Nam qua hình thức liêndoanh; 2 tập đoàn hàng đầu thế giới là Wal – Mart (Mỹ) và Carrefour (Pháp) cũng đang bắtđầu để ý tới thị trường Việt Nam Đây là những thông tin đáng mừng cho sự phát triển củathị trường bán lẻ Việt Nam nhưng lại là đáng lo đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nướcbởi từ lúc này sự cạnh tranh sẽ gay gắt hơn bao giờ hết Các tập đoàn bán lẻ lớn của nướcngoài như Metro của Đức, Casino của Pháp, Parkson đều đã có mặt ở Việt Nam Một tậpđoàn bán lẻ của Canada cũng đã công bố kế hoạch khai trương chuỗi cửa hàng tiện lợi mangtên Circle K ở Việt Nam

Thế mạnh của các nhà bán lẻ Việt Nam:

Trang 9

 Số lượng tăng nhanh chóng

 Lớp DN mới, trẻ, được đào tạo tốt;

 Năng động, sáng tạo; đa dạng hoạt động

 Tiềm năng phát triển và cơ hội

 Được quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước và Hiệp hội ngành hàng

 Hiểu biết về văn hóa, truyền thống, tâm lý của người tiêu dùng

 Phản ứng kịp thời, nhanh nhạy trước biến động của thị trường

 Bước đầu sử dụng có hiệu quả các hoạt động

Số lượng các DN nước ngoài và DN mới tham gia vào thị trường bán lẻ đã và sẽ tănglên: có cơ hội hợp tác, chia sẻ công nghệ, thông tin, kinh nghiệm

Khi phát triển song song hai mô hình bán lẻ truyền thống và hiện đại:

 Tiềm năng phát triển mạnh mẽ của bán lẻ hiện đại: phong cách sống mới; thunhập và tiêu dùng tăng lên; người tiêu dùng Việt Nam trong thời đại hội nhập;

đa dạng các loại hình bán lẻ hiện đại (từ siêu thị, đại siêu thị, chuỗi cửa hàngchuyên doanh, tiện lợi… đến trung tâm thương mại tổng hợp) vv …

 Sức sống và sự thu hút của bán lẻ truyền thống ở Việt Nam: nét văn hoá riêng,phong cách “cổ điển”, sản phẩm tươi mới và giá cả cạnh tranh, người tiêudùng ở khu vực nông thôn vv …

 Hội nhập kinh tế quốc tế: Ứng dụng công nghệ thông tin; Thương mại điện tử;Các phương thức bán hàng qua điện thoại, qua mạng…

2.1.2 Thách thức của thị trường bán lẻ Việt Nam

Bà Vũ Thị Nga, Trưởng ban Bảo vệ người tiêu dùng, cho biết: “Nhiều doanh nghiệpkinh doanh hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc nên không thực hiện nghĩa vụ bảo hành Một

số doanh nghiệp lại thực hiện nghĩa vụ bảo hành không đầy đủ như, vi phạm thời gian sửachữa, bắt người tiêu dùng phải chịu chi phí sửa chữa, vận chuyển…”

Thị trường kinh doanh bán lẻ dù đang phát triển nhanh chóng nhưng phần lớn vẫn chỉtập trung ở khu vực thành thị Loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại vẫn chưa đến đượcnhiều với người tiêu dùng Việt Nam

Tác dụng hỗ trợ nông dân, các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp sản xuất lớn thayđổi cung cách sản xuất theo hướng bài bản chỉ là một phần nhỏ, mà bên cạnh đó, việc các hệthống siêu thị của nước ngoài đang và sẽ “làm mưa làm gió” trên thị trường tiêu dùng trongnước là một điều hết sức nguy hại

Trang 10

Thay mặt Hiệp hội bán lẻ Việt Nam, bà Loan khẳng định: “Trong thời gian tới, phânphối bán lẻ truyền thống sẽ thu dần phạm vi hoạt động, vẫn tồn tại chợ truyền thống, cửahiệu tạp hóa, nhưng số lượng sẽ ít đi Đồng thời phát triển các loại hình kinh doanh mớicùng với sự phát triển của công nghệ thông tin".

Một vài chuyên gia đang dự đoán rằng suy thoái kinh tế sẽ “nghèo hóa” hàng triệungười Việt Nam những người vừa thoát khỏi đói nghèo gần đây nhờ vào quá trình phát triển

và đô thị hóa nhanh chóng

Ở phương diện người tiêu dùng, thu nhập trung bình mỗi hộ dân đang gia tăng vàtrong khi những người giàu ngày càng giàu hơn thì có một tầng lớp trung lưu mới nổi đượchình thành

Theo số liệu của ACNielsen, tổng giá trị tăng trưởng của ngành hàng tiêu dùng nhanh

là 20% trong tháng 12/2008 so với trước đó một năm và tỉ lệ tăng trưởng 4% cách đây mộtnăm Lạc quan về viễn cảnh việc làm, giá cả thức ăn và năng lượng cho 6 tháng tới có thểnói đang ngày càng phân cực và những người đi mua sắm ngày càng thắt lưng buộc bụnghơn trong một vài tháng đầu năm 2009 theo Nielsen Vietnam Omnibus tháng 1-2/2009, chitiêu dịp Tết trong năm nay đã giảm so với cùng kỳ năm trước với hầu như 50% trong tổng

số cho biết họ đã cắt giảm chi tiêu ít hơn trong Tết này so với Tết năm ngoái Có một điềuthú vị là 10% cho biết họ chi tiêu nhiều hơn trong những ngày nghỉ lễ Tết năm nay Và 40%

số người Việt Nam được khảo sát cho biết họ quan tâm tới giá cả hơn so với trước Ngườitiêu dùng nói rằng mọi thứ trở nên đắt đỏ hơn và họ có ít tiền mặt hơn để tiêu xài cho dịpTết vừa qua 1/3 người dân chi tiêu giảm xuống đối với những ngành hàng tiêu dùng nhanh(FMCG) ngoại trừ thực phẩm và nói rằng họ giảm chi tiêu ở tất các các kênh mua sắm siêuthị, chợ và tiệm tạp hóa Người tiêu dùng Việt Nam còn cho biết trong vòng 6 tháng tới, họ

sẽ giảm mức chi tiêu đối với những ngành hàng không phải ăn uống như đồ dùng trong nhà,hàng điện tử, hàng chăm sóc mặt và quần áo và cả các hoạt động giải trí Hơn phân nửa sốngười được khảo sát nói rằng họ sẽ giảm chi tiêu tiền điện thoại, tiền điện, xăng dầu và chiphí sinh hoạt nói chung Hơn một nửa có ý định sẽ giảm chi tiêu trong 6 tháng tới với ngànhhàng thức ăn nhanh và nước ngọt có ga (Vneconomy.vn)

Trong thời gian qua, chúng ta có giảm thiểu một chút do lạm phát nhưng về lâu dài,thị trường Việt Nam vẫn là thị trường nóng bỏng

Thương mại thế giới sẽ suy giảm xuống mức gần 9%, theo dự báo của Tổ chứcthương mại thế giới (WTO) Bị tác động mạnh mẽ nhất sẽ là các nước phát triển, thươngmại sẽ bị rơi xuống 10% Các nước nghèo xuất khẩu sẽ giảm 2-3%, WTO cảnh báo tìnhtrạng suy thoái kinh tế sẽ còn tiếp tục suy sụp, nhưng những quyết định thương mại sẽ là

“một công cụ tiềm năng” để phục hồi, tổng giám đốc WTO, Pascal Lamy nhận định: Đây làlần suy giảm thương mại lớn nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai, đồng thời ông kêu gọicác nhà lãnh đạo toàn thế giới đấu tranh chống lại chủ nghĩa bảo hộ

Thương mại là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu được thảo luận tại cuộchọp của các quan chức chính phủ các nước G20 tại London vào ngày 2.3 vừa qua Ngài

Trang 11

Lamy cảnh báo rằng việc sử dụng biện pháp bảo hộ đã tăng lên, với những hậu quả nguyhiểm: “ hàng nghìn việc làm liên quan đến thương mại đã bị mất Chính phủ phải tránh đểđưa tình trạng này trở nên tồi tệ hơn khi trở lại với phương pháp bảo hộ, một phương phápkhông thật sự bảo vệ được quốc gia nào và đe dọa nghiêm trọng hơn tới việc làm”

2.2 Thực tế thị trường bán lẻ Việt Nam

2.2.1 Nhận định về các doanh nghiệp bán lẻ trong nước

Việt Nam mới chỉ có một số đơn vị có phương thức kinh doanh và phân phối tươngđối chuyên nghiệp như: Tổng công ty Thương mại Sài Gòn Satra với 40 doanh nghiệp (DN)trực thuộc, Tổng công ty thương mại Hà Nội, chuỗi siêu thị Citimax, Fivimart, hệ thốngMaxi Mart, CoopMart

Thực tế cho thấy các đơn vị bán lẻ trong nước còn chưa nhiều, lại thiếu tính chuyênnghiệp và vốn ít; hệ thống hậu cần như kho bãi, xe chuyên dùng, nguồn hàng rời rạc, thiếuđồng bộ và chưa đạt chuẩn; hạ tầng giao thông kém Hầu hết các nhà phân phối bán lẻ đều

ở quy mô nhỏ, yếu về năng lực, hạn chế về mặt hàng phục vụ, nguồn nhân lực chưa đượcđào tạo cơ bản Vì thế, việc mở thị trường bán lẻ cho các doanh nghiệp nước ngoài với trình

độ văn minh thương mại cao là một thách thức rất lớn để tồn tại và phát triển

Bên cạnh đó, Chính phủ hầu như chưa phát huy được vai trò của mình trong việcđịnh hướng cũng như giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước Điển hình là việc cấp giấy phéphoạt động cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài nhìn lại ta sẽ thấy hầu hết những siêu thị,trung tâm thương mại nước ngoài đều chọn được những vị trí đẹp nhất, gần vị trí trung tâm,nơi tập trung dân cư, giao thông thuận tiện, mặt bằng rộng

Khó khăn đối với doanh nghiệp và hộ kinh doanh Việt Nam đó là năng lực cạnhtranh của từng doanh nghiệp yếu vì đại bộ phận các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, trình độquản lý lạc hậu, phương thức kinh doanh chưa tiên tiến, cơ sở hạ tầng kinh doanh chưa hiệnđại, chiến lược kinh doanh chưa được quan tâm đúng mức

Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong đào tạo, tổ chứccung ứng…

Đồng thời, tính liên kết giữa các doanh nghiệp yếu như: liên kết dọc giữa nhà sảnxuất-nhà bán buôn-nhà bán lẻ; liên kết ngang giữa nhà bán buôn với nhà bán buôn, nhà bán

lẻ với nhà bán lẻ; liên kết giữa nhà phân phối với các nhà cung ứng dịch vụ ngân hàng…

Đối với DN bán lẻ Việt Nam trong những năm qua, chúng ta rất tiến bộ và tăngtrưởng đáng khích lệ Cụ thể, từ hình thức bán lẻ truyền thống chúng ta đã bắt nhịp hìnhthức bán lẻ hiện đại thông qua các siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, cácchuỗi cửa hàng mang tính chuyên ngành như may mặc, điện máy, nội thất Trong những

Trang 12

hình thức như vậy thì các DN Việt Nam cũng cần nỗ lực phấn đấu hết sức để làm sao họctập những điểm mạnh, ưu điểm của hệ thống phân phối của các nhà bán lẻ nước ngoài.

Với phẩm chất của DN Việt Nam, trong thời kỳ hội nhập với rất nhiều doanh nhântrẻ, năng động, được đào tạo bài bản và với một quyết tâm cùng với sự khéo léo Đặc biệtđối với DN bán lẻ chúng ta có lợi thế là hiểu biết về văn hóa, lịch sử, truyền thống cũng nhưtập quán mua sắm, tiêu dùng của người Việt Nam cùng sự linh hoạt của các DN vừa và nhỏtrong lĩnh vực này Mặc dù sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức rất lớn nhưng DN trongnước sẽ khẳng định được mình

Một câu hỏi được đặt ra là tại sao các nhà sản xuất trong nước và nước ngoài lại phảitìm đến các nhà phân phối và bán lẻ nước ngoài như Diethlem, Metro, Big C, Lotte, v.v.thay vì các đối tác trong nước?

Câu trả lời đó chính là chất lượng và hiệu quả phân phối Các doanh nghiệp này đãthực hiện chuyên nghiệp và hữu hiệu các chức năng cơ bản và quan trọng của kênh phânphối đó là nghiên cứu, chiêu thị, tiếp xúc, làm thích ứng, đàm phán, kho vận, đầu tư và chấpnhận rủi ro Ngoài ra, các nhà phân phối và bán lẻ này sở hữu 3 chữ E rất quan trọng đó là

sự thông thạo (expertise), vốn (equity) và kinh nghiệm toàn cầu (experience) trong lãnh vựcphân phối và bán lẻ Các nhà phân phối và bán lẻ Việt Nam chỉ phân phối và bán lẻ tronglãnh thổ Việt Nam do vậy thiếu sự thông thạo về các mô hình phân phối và bán lẻ đã vàđang áp dụng trên thế giới Cùng với sự thiếu thông thạo là sự thiếu hiểu biết về thông tincủa các nhà phân phối và bán lẻ nước ngoài So với các đồng nghiệp nước ngoài, các nhàphân phối và bán lẻ Việt Nam không có tiềm lực tài chính đủ mạnh vì chỉ tham gia phânphối và bán lẻ tại thị trường Việt Nam Mặc khác, họ lại hoạt động độc lập và thiếu sự liênkết do vậy không huy động được nguồn tài chính đủ mạnh để cạnh tranh Cuối cùng đó làthiếu kinh nghiệm trong quản lý phân phối và bán lẻ cũng như trình độ nhân lực phục vụcho ngành phân phối và bán lẻ còn yếu kém

Nhìn bề ngoài ta có thể nhận thấy sự bùng nổ của các nhà phân phối và bán lẻ ViệtNam với sự gia tăng với tốc độ chóng mặt về số lượng các cửa hiệu (stores) của CoopMart,Vinatex, Hapro, G7, Citimart, v.v nhằm chiếm lĩnh những mặt bằng tốt chuẩn bị đón đầuvới làn sóng của các nhà phân phối và bán lẻ nước ngoài tuy nhiên sẽ là chưa đủ và khônghiệu quả nếu các doanh nghiệp này không hoàn thiện thực chất các yếu tố 3E kể trên

Nếu không nhìn vào tên, có lẽ chẳng ai nhận ra sự khác biệt giữa các siêu thị Co.opMart, Big C hoặc Citimart…Nhỏ hơn một chút là các hệ thống: Hapro, Maximark… Tuynhiên, những hệ thống này cũng chưa cho thấy lý do để thuyết phục khách hàng đến với họ

mà không phải là những siêu thị khác Dường như những siêu thị của Việt Nam chỉ đơnthuần tạo nên nơi mua sắm có gắn máy lạnh, nhiều hàng hoá và… phải xếp hàng khi thanhtoán Thấp hơn một chút nữa là các cửa hàng tiện dụng Tại Việt Nam, chúng ta biết đếncác hệ thống như Shop & Go, Fresh Mart (Tập đoàn CP, Thái Lan), G7 Mart… Ngoài ra,tại thị trường Việt Nam tồn tại những mô hình bán lẻ theo kiểu chuyên biệt: Nguyễn Kim,Best Caring, Viễn Thông A…Đây có thể là một xu hướng khả dĩ để đương đầu với sự cạnhtranh khốc liệt Bởi chính độ chuyên biệt đã xác định rõ nhóm khách hàng Chẳng hạn, tới

Trang 13

Nguyễn Kim nghĩa là khách hàng muốn mua hàng điện máy gia dụng Sự chuyên biệt hoá sẽgóp phần hình thành chân dung khách hàng mục tiêu Tuy nhiên, dường như sự khác biệtgiữa các đối thủ cùng phân khúc này cũng thật sự chưa rõ ràng Một loại hình nữa là: trungtâm thương mại Với nhữngn tên tuổi: Diamond Plaza, Zen Plaza, Parkson… tập trung vàonhóm khách hàng cao cấp ở những đô thị lớn Chính nhóm này sẽ cạnh tranh quyết liệt vớinhau để tồn tại Đây là nhóm có đội quản lý chuyên nghiệp, chất lượng, dịch vụ và thươnghiệu lớn Bản thân nhóm này cũng có nhiều chiêu thức marketing để thu hút khách hàngmục tiêu của mình Trong khi đó, Metro Cash & Carry có thể được xem là mô hình cungcấp sỉ những mặt hàng thiết yếu khác biệt nhất hiện nay ở Việt Nam.

Metro làm marketing bài bản, chuẩn mực Họ xác định nhóm khách hàng của mìnhrất rõ ràng bằng cách xác lập 90.000 hội viên Đây là nhóm khách hàng có thu nhập trungbình cao Quan trọng là Metro kết hợp với nhà cung cấp để có mực giá rẻ nhất có thể Đó là

lý do mà Metro dường như không có đối thủ tại Việt Nam

Tóm lại, các nhà bán lẻ Việt Nam ít nhiều cũng đã có sự chuẩn bị về công tácmarketing Tuy nhiên, những chuẩn bị của họ dường như chưa đủ mà chỉ cần nhìn vào cáchđịnh vị khách hàng cũng có thể nhận thấy nhiều nỗi lo

Điểm yếu của các DN phân phối ở Việt Nam là tính chuyên nghiệp chưa cao, do chỉ

có khoảng 4-5% nhân lực được đào tạo chuyên ngành 60-70% DN phân phối chưa sử dụngcông nghệ thông tin vào lĩnh vực quản lý và khoảng 20% đơn vị mới xây dựng website vớinội dung đơn giản, ít được cập nhật

Theo một nghiên cứu mới đây của Tập đoàn IBM, thách thức lớn nhất mà ngành bán

lẻ VN đang phải đối mặt là sự xuất hiện của nhật kí điện tử (blog), diễn đàn trực tuyến vàthế giới ảo…Cụ thể, ông Andrew Ma, Giám đốc phụ trách Giải pháp ngành bán lẻ của IBMChâu Á - Thái Bình Dương trong một hội thảo về ngành bán lẻ VN mới đây đã cho hay, với

sự xuất hiện của blog, diễn đàn trực tuyến, internet…đã làm cho phạm vi và cách thức tiếpxúc khách hàng của doanh nghiệp (DN) bán lẻ trở nên đa dạng và rộng hơn - sự thuận tiệnmọi lúc mọi nơi và công nghệ ảo hóa đã và đang tác động mạnh đến ngành bán lẻ VN,tương lai của ngành nằm ở khả năng hợp nhất thực tế và môi trường ảo của DN để đáp ứngnhu cầu khách hàng Nói về tác động của internet tới ngành bán lẻ ông Andrew Ma cho biếthiện tại trên thế giới đã có nhiều DN áp dụng công nghệ ảo hóa vào kinh doanh, tiến hànhtạo mẫu và phát triển sản phẩm trên nền sản phẩm Cuộc sống thứ hai (Second Life) nhưthiết lập mạng internet 3 chiều, khởi động mạng internet 3D, kinh doanh ảo EBO và các môitrường ảo khác

Theo đó, ban đầu chỉ có vài DN gia nhập thế giới ảo như Sony, Reebok, Nissan…nhưng đến nay đã có rất nhiều hãng áp dụng thành công công nghệ ảo hóa vào kinh doanhbán lẻ, tăng cao lợi nhuận như Sears, Adidas, American Apparel, Apple và Samsung Tại

VN, theo khảo sát của IBM, các hệ thống bán lẻ lớn như Metro CashCary, Big C, Parkson…

đã vận hành các giải pháp công nghệ tiến tiến dành cho ngành bán lẻ, còn các DN VN hiệnchỉ có một số tiến hành dùng thí điểm Riêng đối với việc gia nhập kinh doanh trong thế giới

ảo thì vẫn còn xa lạ tại thị trường VN

Trang 14

“Chúng tôi cho rằng đây là thời điểm để DN bán lẻ VN đánh giá lại thị trường, xácđịnh rõ đối thủ cạnh tranh của mình là ai để kịp thời chọn các giải pháp kinh doanh theo xuhướng bán lẻ hiện đại” - ông Andrew Ma nói.

“Đây là cơ hội đồng thời cũng là thách thức mới của DN, bởi đối thủ cạnh tranh bâygiờ có thể là bất kỳ ai, ở bất cứ nơi đâu Khách hàng ngày càng có nhiều thông tin, đòi hỏicao hơn và có sức mạnh lớn hơn” - ông Andrew Ma cho biết thêm

Bên cạnh đó, IBM cho rằng sự xuất hiện các chuỗi cửa hàng chuyên biệt và sự cómặt của các tập đoàn bán lẻ toàn cầu tại thị trường VN cũng góp phần thay đổi diện mạo thịtrường Các cửa hàng VN muốn cạnh tranh buộc phải cải tiến dây chuyền cung ứng, cải tiếnqui trình kinh doanh để nâng cao năng suất, hiệu quả

DN bán lẻ nước ngoài có tính chuyên nghiệp rất cao Họ sử dụng công nghệ hiện đại,

Với mạng lưới các điểm bán lẻ khá dày đặc, phân bố khắp nơi đang trở thành một lợithế cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh Việt Nam Hơn ai hết, các doanh nghiệp và hộ kinhdoanh Việt Nam gắn bó về văn hóa, hiểu biết về tập quán, nhu cầu của người tiêu dùng ViệtNam và có cơ hội để học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến, phương thức kinh doanh hiệnđại cũng như có thêm động lực trong việc đổi mới và phát triển kinh doanh

Hơn nữa, trong cam kết, để có thời gian cho doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị, Chínhphủ đã thực hiện việc mở cửa theo lộ trình, áp dụng kiểm tra nhu cầu kinh tế khi cấp phép từ

cơ sở bán lẻ thứ hai trở lên đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không mở cửahoặc mở cửa theo lộ trình đối với một số hàng hóa

Để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng cho các DN, Hiệp hội các nhàbán lẻ Việt Nam đã ra mắt vào ngày 5/10/2007 với khoảng 130 DN tham gia Vai trò củaHiệp hội là đảm bảo môi trường kinh doanh cho các nhà sản xuất, cung cấp hàng hóa dịch

vụ cho các nhà bán lẻ, bảo vệ quyền và ích chính đáng cho DN hội viên; bảo vệ quyền lợicho người tiêu dùng

Trang 15

Khó khăn của các doanh nghiệp nước ngoài:

Thị trường bán lẻ Việt Nam với quy mô khoảng 20 tỷ USD và thu nhập đầu ngườidưới 1.000 USD/năm; Quy mô thị trường nhỏ, thời gian thu hồi vốn chậm sẽ cản bước tiếncủa những doanh nghiệp nước ngoài Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầukhiến sức mua sụt giảm mạnh trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam Các doanhnghiệp phân phối lớn hiện phải đối phó với những khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chínhđưa lại và sẽ không để mắt đến những thị trường mới trong một vài năm tới

Thông thường hệ thống bán lẻ muốn phát triển phải có vị trí kinh doanh thuận tiện làmặt đường đồng nghĩa với việc phải có tiềm lực tài chính rất mạnh, đó là chưa kể các nhàbán lẻ nước ngoài muốn thiết lập các chuỗi siêu thị tại Việt Nam Vấn đề này thật khôngđơn giản vì phân bổ đất đai cho hạ tầng thương mại của Việt Nam còn chật hẹp, giá thuê lạiquá cao Tại các tòa nhà thương mại cao cấp ở trung tâm với giá thuê dao động 65 - 150USD/m2/tháng, tại các vị trí không trung tâm có giá thuê khoảng 25 - 60 USD/m2/tháng

Phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam

Một loạt sự kiện trong nước và thế giới đang diễn ra khẳng định một điều: người bán

lẻ, người tiêu dùng Việt Nam đang là tâm điểm của thế giới kinh doanh hiện nay Nhiều nhàđầu tư đang nhắm đến Việt Nam…

Ngày 01.01.2009 là thời điểm mà Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ theo lộ trìnhcam kết khi gia nhập WTO của Việt Nam Dư luận "đồn đoán" nhiều về số phận của cácdoanh nghiệp phân phối, bán lẻ trong nước sẽ bị ảnh hưởng, khi các doanh nghiệp 100%vốn nước ngoài được tham gia vào lĩnh vực này Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyêngia thương mại trong và ngoài nước cho thấy sẽ không có biến động lớn trên thị trường ngaysau ngày mở cửa

Các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ trong nước nói chung, có lợi thế rất lớn về "sânnhà" với sự thông thuộc, am hiểu một cách sâu sắc văn hóa, thói quen tiêu dùng của ngườiđịa phương, trong khi "nhập gia tùy tục" không phải là chuyện đơn giản mà những "vị kháchlạ" có thể làm tốt trong ngày một ngày hai; ngoài ra các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ ViệtNam còn rất nhiều không gian để phát triển khi mà các đại gia bán lẻ nước ngoài chỉ tậptrung vào những tỉnh, thành phố lớn Vì vậy, nếu biết tận dụng thế mạnh này, liên tục tiếpcận, nắm bắt nhu cầu ngày càng cao và khắt khe của khách hàng, tiến hành đồng bộ các giảipháp để trang bị những điều kiện cần thiết có thể thỏa mãn được những nhu cầu đó, thì cácdoanh nghiệp phân phối, bán lẻ Việt Nam hoàn toàn có cơ hội và khả năng thích ứng

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ Việt Nam có lợi thế vượt trội khiphát triển mô hình cửa hàng tiện lợi; còn các doanh nghiệp nước ngoài khó có khả năng thaotúng phân khúc thị trường này do có nhiều hạn chế từ hiểu biết về tập quán, về thị hiếu, thunhập đến thời gian đầu tư và thu hồi vốn, địa điểm bán lẻ, trong khi các doanh nghiệpphân phối, bán lẻ Việt Nam lại rất dễ thực hiện thông qua việc cải tạo, mua đứt, thuê hoặcsáp nhập cửa hàng, kể cả các bà buôn thúng, bán mẹt, chỉ cần cải tạo các cơ sở đó thành

Trang 16

điểm bán lẻ tiện lợi đã có mạng lưới bán lẻ rộng khắp, do đó tương lai các doanh nghiệpphân phối, bán lẻ Việt Nam có nhiều thuận lợi để tồn tại và phát triển.

Kết quả khảo sát người tiêu dùng tại Hà Nội và TPHCM của AGROINFO cho thấy,các nhà bán lẻ trong nước đang đáp ứng tốt hơn sự kỳ vọng của người tiêu dùng trong một

số tiêu chí Trường hợp của chuỗi siêu thị Co.opMart là một ví dụ điển hình Chuỗi siêu thịCo.opMart được người tiêu dùng đánh giá khá cao khi đáp ứng được phần lớn các tiêu chí

mà họ kỳ vọng nhiều như giá cả cạnh tranh, thanh toán nhanh gọn, gần nhà và thuận tiện vềgiao thông so với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài là Metro Cash & Carry và Big C Điều này

rõ ràng là một tín hiệu đáng mừng cho ngành kinh doanh bán lẻ của Việt Nam trong bốicảnh thị trường sắp tới

2.2.2.2 Khó khăn

Khó khăn đối với doanh nghiệp và hộ kinh doanh Việt Nam đó là năng lực cạnhtranh của từng doanh nghiệp yếu vì đại bộ phận các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, trình độquản lý lạc hậu, phương thức kinh doanh chưa tiên tiến, cơ sở hạ tầng kinh doanh chưa hiệnđại, chiến lược kinh doanh chưa được quan tâm đúng mức

Đồng thời, tính liên kết giữa các doanh nghiệp yếu như: liên kết dọc giữa nhà sảnxuất-nhà bán buôn-nhà bán lẻ; liên kết ngang giữa nhà bán buôn với nhà bán buôn, nhà bán

lẻ với nhà bán lẻ; liên kết giữa nhà phân phối với các nhà cung ứng dịch vụ ngân hàng…trong đó các doanh nghiệp Việt Nam có 3 điểm yếu lớn sau:

Tài chính: Đây là yếu tố không cần bàn cãi nhiều

Hậu cần (logistics): Kinh doanh siêu thị hiện đại đòi hỏi một hệ thống hậu cầnchuyên nghiệp Tổng giám đốc của Metro Cash&Carry cho biết Metro đã chi gần 20-25triệu euro trang bị hệ thống cung ứng hàng (kho lạnh, xe chuyên dụng, thiết bị kiểm tra, bảoquản hàng hóa ) theo chuẩn của Metro toàn cầu và chi gần 800.000 euro cho công tác huấnluyện Trong khi đó, ở các siêu thị của Việt Nam, các giám đốc siêu thị vẫn còn tranh cãivới nhau về việc trung tâm phân phối hoặc nhà cung cấp không giao đủ hàng bán trong dịp

lễ, Tết mà chưa có biện pháp nào để khắc phục tình trạng này Việc điều phối các xe giaohàng đúng loại, đúng nơi, đúng thời điểm vẫn còn được điều hành, quản lý khá đơn giản.Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh mà còn làm gia tăng chi phí laođộng cũng như quản lý

Tính chuyên nghiệp: Kinh doanh bán lẻ hiện đại đòi hỏi nhà quản lý có những công

cụ hỗ trợ để đưa ra các quyết định Đối với một hệ thống siêu thị, bộ phận mua hàng đóngvai trò khá quan trọng Chuyên viên mua hàng chuyên nghiệp có thể điều đình với nhà cungcấp trên tất cả mọi phương diện từ giá cả, số lượng, thời gian giao nhận hàng, các chươngtrình tiếp thị, khuyến mãi, quy cách bao bì, đóng gói Thậm chí họ có thể tư vấn lại cho nhàcung cấp nên sản xuất hàng như thế nào, tiếp thị, quảng bá ra sao Tuy nhiên, ở khâu này,dường như các chuyên viên mua hàng của các nhà bán lẻ nước ngoài tỏ ra lấn lướt Giámđốc một doanh nghiệp dệt may kể rằng ông chào hàng ở Metro, bộ phận mua hàng ở đây

Trang 17

trình bày cho ông xem tất cả những quy chuẩn của ngành hàng, mẫu mã, màu sắc, kích cỡ,phần trăm cho tiếp thị quảng cáo, những điều khoản hỗ trợ của bên mua và những yêu cầuvới nhà cung cấp Tất cả được vi tính hóa, cập nhật và trình bày rõ ràng, minh bạch chonhà cung cấp tham khảo Trong khi đó, khi ông làm việc với các siêu thị Việt Nam, quátrình thương lượng diễn ra rất sơ sài Cho nên khi bộ phận mua hàng từ chối bán hàng củadoanh nghiệp, ông hoàn toàn cảm thấy không thể nào “tâm phục, khẩu phục”.

Từ ba điểm yếu lớn nhất này của hệ thống bán lẻ Việt Nam, có thể thấy trong mộttương lai không xa, việc doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam bị chi phối và mất dần thị phần vềtay các nhà bán lẻ nước ngoài là điều khó tránh khỏi

Sự đổ bộ của các doanh nghiệp nước ngoài:

Tập đoàn Best Denki, một trong 5 “đại gia” bán lẻ điện máy lớn nhất Nhật Bản đã

“tăm tia” thị trường Việt Nam Best Denki hiện sở hữu 570 chuỗi siêu thị tại Nhật và 40 siêuthị ở Singapore, Malaysia, Hồng Kông (Trung Quốc), Indonesia, Với kinh nghiệm 55 nămthành lập và gần hai năm hoạt động theo phương thức nhượng quyền thương mại với một

DN Việt Nam, Best Denki đã sẵn sàng liên doanh để trực tiếp tham gia thị trường này ÔngC.J Raij, Giám đốc bộ phận kinh doanh tiếp thị và phát triển thị trường nước ngoài của BestDenki cho biết, với mong muốn trực tiếp đầu tư và được tham gia kinh doanh tại thị trườngbán lẻ điện máy ở Việt Nam, Best Denki và các đối tác vừa kết thúc giai đoạn đàm phán vàđang hoàn tất thủ tục, chuẩn bị thành lập liên doanh trong lĩnh vực này

Ngoài ra, không thể không kể đến những tên tuổi đã có mặt và chiếm thị phần đáng

kể ở thị trường bán lẻ Việt Nam như: South Asia Investments Pte (Singapore), hệ thống siêuthị Big C (Pháp), Metro Cash & Carry (Đức), Zen Plaza (Nhật Bản), Diamond Plaza (HànQuốc), Parkson (Tập đoàn Lion, Malaysia), Các tập đoàn này không chỉ tập trung tại cácthành phố có sức mua lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội mà còn mở rộng phạm vi hoạtđộng đến các tỉnh thành tại miền Trung, miền Tây Metro Cash & Carry - nhà phân phốilớn thứ 5 thế giới, một trong hai tập đoàn phân phối có mặt đầu tiên tại Việt Nam - mới đây

đã đưa 2 trung tâm phân phối tại Hải Phòng và Đà Nẵng vào hoạt động, nâng tổng số trungtâm phân phối của tập đoàn này tại VN lên con số 7 Big C sau khi khai trương siêu thị ở HàNội cũng đang tiếp tục kế hoạch đầu tư 120 triệu USD để mở các siêu thị tại Cần Thơ, ĐàNẵng và mở thêm nhiều siêu thị tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; Tập đoàn Parkson cũng có

dự định xây dựng 10 trung tâm mua sắm

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay một số tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới đãđến khảo sát thị trường và bày tỏ ý định đầu tư vào Việt Nam, trong đó có tập đoàn bán lẻhàng đầu thế giới với doanh số gần 40 tỷ USD là Tesco (Anh) Ngoài ra, hai nhà bán lẻ nổitiếng là WalMart và Carrefoul cũng đang “lăm le” đầu tư Theo ông Tham Tuck Choy, Tổnggiám đốc Parkson tại Việt Nam: “Với hơn 80 triệu dân, trong đó đa phần là giới trẻ, thunhập của người dân ngày càng cao, nhu cầu tiêu dùng đa dạng , Việt Nam luôn được đánhgiá là thị trường đầy tiềm năng”

Trang 18

3 PHÂN TÍCH 4 MÔ HÌNH BÁN LẺ ĐẶC TRƯNG TẠI VIỆT NAM

3.1 Siêu thị - siêu thị Coop Mart

3.1.1 Sơ lược về Coop Mart

Theo Bộ Công Thương, hoạt động dịch vụ phân phối, bán lẻ, đóng góp khoảng15% GDP cả nước hàng năm Với hơn 90 triệu dân và hàng chục triệu du khách mỗi năm,thị trường bán lẻ Việt Nam khá lớn và hấp dẫn đối với các nhà phân phối nước ngoài

Hệ thống Co.opMart là chuỗi siêu thị bán lẻ trực thuộc Saigon Co.op, đơn vị nàyhiện đang sở hữu 47 siêu thị bao gồm 22 siêu thị tại TP.HCM và và 25 siêu thị tại các tỉnh,thành phố lớn khác trong cả nước Các siêu thị Co.opMart có đặc điểm chung là thân thiện,gần gũi với khách hàng, mang đến cho khách hàng sự tiện lợi và nhiều dịch vụ tăng thêm

Có thể ví Saigon Co-op và chuỗi siêu thị Co.opMart như một cô gái được mến thương,không vì nhan sắc lộng lẫy, gia tài kết sù, học vấn siêu hạng, nhưng là nét bình dị, duyêndáng, đảm đang, ân cần, đầy tình người, đượm phong cách VN, Thương hiệu Co.opMart

đã trở thành một trong những thương hiệu có tên tuổi trên thị trường hệ thống bán lẻ bởiviệc luôn cố gắng hoàn thiện để đem đến sự phục vụ tốt hơn cho khách hàng Với gam màuxanh đỏ trắng (Mart màu đỏ, nhỏ nổi bật trên nền màu xanh của chữ Co.op, hai chữ ấy kếthợp hài hòa trên nền màu trắng) tạo nên một phong cách riêng,độcđáo cho thương hiệu.Ngoài ra, với slogan (khẩu hiệu): “Bạn của mọi nhà" và "Nơi mua sắm đáng tin cậy" nó đãtrở nên có sức sống thật sự, tồn tại trong "bộ nhớ" của người tiêu dùng chứ không chỉ trênbăng rôn, tờ bướm quảng cáo hay các bản tin hàng hoá thông thường

3.1.2 Sản phẩm kinh doanh

Hệ thống siêu thị Co.op Mart kinh doanh gần 30.000 mặt hàng, bao gồm: Thựcphẩm tươi sống tươi ngon, thực phẩm công nghệ đa dạng, đồ dùng phong phú với nhiềumẫu mã mới, hàng may mặc thời trang, chất lượng, giá phải chăng, cùng với dịch vụ kháchhàng phong phú, tiện lợi và sự thân thiện của nhân viên Co.opMart là lý do Co.opMart trởthành “Nơi mua sắm đáng tin cậy, bạn của mọi nhà” là kênh thông tin phản hồi nhanh diễnbiến giá cả thị trường cho các cơ quan điều hành thành phố, trở thành nhà bán lẻ chuyênnghiệp nhất trong hệ thống bán lẻ Việt Nam Các siêu thị của Co.opMart đều mang đặcđiểm chung là thân thiện, gần gũi với khách hàng, mang đến cho khách hàng sự tiện lợi vànhiều dịch vụ tăng thêm Với phương châm “Hàng hóa chất lượng, giá cả phải chăng, phục

vụ ân cần”,Co.opMart đã thâm nhập thị trường cả nước bằng phong cách Saigon kết hợp vớitừng nét đặc thù của địa phương, tập hợp giữa tập trung và sự linh hoạt, sáng tạo và cải tiếnkhông ngừng của mỗi đơn vị, mỗi cá nhân Thế nên, càng ngày Co.opMart càng được nhiềukhách hàng chọn lựa để đến mua sắm và thư giãn cùng gia đình mỗi ngày

Trang 19

nhập khẩu Ngay trong cùng một loại tiêu cũng có đến 2-3 nhà cung cấp khác nhau Trongkhi đó, tại siêu thị Co.op Mart khách hàng chỉ có hai sự lựa chọn: tiêu sọ hoặc tiêu đen đónggói sẵn

Co.opMart đã chứng tỏ mình xứng đáng là một hệ thống bán lẻ hàng đầu Việt Nam.Với mục tiêu là chuộng hàng nội, thúc đẩy tinh thần Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam,dùng hàng nội để thay thế cho hàng ngoại nhập cho nên khoảng 80% trong số hơn 20.000mặt hàng thường xuyên có trong chuỗi siêu thị là hàng Việt Nam chất lượng tốt, giá cả phùhợp với mặt bằng thu nhập chung của xã hội và thậm chí không cao hơn các cửa hàng tạphóa Nếu trước đây doanh thu hàng Việt Nam của toàn hệ thống siêu thị Co.op Mart chỉkhoảng 70%, thì nay đã trên 90% Như vậy có thể thấy hàng sản xuất trong nước đã thuyếtphục được người tiêu dùng “Khác với sự lấn lướt của hàng ngoại những năm trước, tỉ trọnghàng nội tăng dần cùng thời gian, trong nhiều nhóm hàng, hàng Việt còn đóng vai trò chủđạo Chẳng hạn ở ngành vải sợi, 95% quần áo trẻ em, trung niên, giới trẻ đều là hàng nội,hàng ngoại chỉ xuất hiện ở dòng áo thun nam, trong khi trước đây cơ cấu ngành hàng này40% là hàng ngoại, với tỷ trọng chiếm đến 90% số lượng mặt hàng, chiếm 95% doanh thutrong hệ thống, hàng Việt đang ngày càng chiếm ưu thế tại chuỗi siêu thị Co.opMart, Co.opFood và cửa hàng Co.op.”, Bà Bùi Hạnh Thu - phó tổng giám đốc Saigon Co.op cho hay

- Thực phẩm tươi sống và chế biến nấu chín: Đây là 1 trong những nét đặc trưng

của Hệ thống Co.opMart, với tiêu chí: phục vụ nhanh và đáp ứng nhu cầu về giảm bớt thờigian cho các bà nội trợ Hệ thống Co.opMart cung cấp cho người nội trợ những sản phẩmngon, sạch và tiện lợi, bao gồm:

Trái cây được mua từ nhiều nguồn khác nhau, từ những quả nho tươi, cam vàngnhập từ Mỹ, Uc hay đến những trái cây từ các vùng miền của Việt Nam như : ổi, sari, sầuriêng, xoài cát Hòa Lộc, …phong phú và đa dạng trong từng chủng loại

Hàng hóa được trưng bày tại khu vực dành riêng trong các tủ lạnh, tủ mát và tủ cấpđông ở nhiệt độ luôn ổn định để đảm bảo cho hàng hóa luôn tươi ngon và bắt mắt Bên cạnh

đó, hàng hóa luôn được nhân viên chăm sóc thường xuyên và sẵn sàng tư vấn cho khách

Trang 20

hàng lựa chọn những thực phẩm ngon, cách nấu các món ăn phục vụ cho thực đơn hàngngày

- Thực phẩm công nghệ: Co.opmart có những nhà cung cấp và các đối tác chiến

lược như Bibica, Vissan, Pepsi Co, Dầu Tường An, Đồ Hộp Hạ Long,… Đó là Bánh kẹoKinh Đô, Bột ngọt Ajinomoto, Đường Biên Hòa, Nước suối Lavie, Dầu ăn Neptune, Nướcngọt Pepsi, Sữa Vinamilk, Sữa Cô gái hà Lan, Thực phẩm đóng hộp Vissan…Hệ thốngCo.opMart luôn đảm bảo cung cấp những mặt hàng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu hàngngày của quý khách hàng

Quy trình mua hàng và kiểm soát chất lượng hàng hóa luôn được chú trọng, với cáchàng hóa thuộc nhóm thực phẩm, việc đảm bảo hạn sử dụng, nhãn hàng hóa và thông tinhướng dẫn sử dụng luôn được quan tâm

- Hóa phẩm: Nhiều chủng loại hàng hóa từ những nhà cung cấp hàng đầu như

Unilever, P&G, Mỹ phẩm Saigon, Mỹ Hảo… luôn đem lại những mặt hàng thiết yếu phục

vụ hàng ngày cho ngừơi tiêu dùng Các sản phẩm như Bột giặt, nước xả, dầu gội, sữa tắm,

xà bông, nước rửa chén … hàng tuần đều có các chương trình khuyến mãi dành riêng chongười tiêu dùng với nhiều giải thưởng hấp dẫn Ngoài các sản phẩm thông dụng, Co.opMartcòn có những sản phẩm chăm sóc chuyên biệt hơn cho các nhu cầu đa dạng của khách hàng.Bạn có thể tìm thấy trên các kệ hóa phẩm những sản phẩm như : Gel dưỡng tóc, thuốcnhuộm tóc, kem dưỡng da tay, sữa dưỡng thể, kem dưỡng gót chân hay các sản phẩm chămsóc răng miệng

Việc hình thành các khu vực bán hàng phục vụ cho ba mẹ và em bé, Mỹ phẩm dànhcho Nam giới là nét mới của hệ thống Co.opMart, hàng hóa được trưng bày đẹp, phong phúhợp lý tạo thuận lợi cho việc mua sắm Đội ngũ nhân viên tư vấn của Saigon Co.op và chínhnhà cung cấp luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng ngay tại thời điểm mua hàng, các thông tinhàng hóa và sử dụng sản phẩm được cung cấp chi tiết và kịp thời giúp khách hàng đễ dànglựa chọn sản phẩm sử dụng

- Hàng may mặc: Các thương hiệu hàng đầu Việt Nam như Việt Tiến, Việt Thắng,

Piere Cardin, An Phước và các nhà cung cấp sản phẩm may mặc nổi tiếng khác đều có mặttại khu may mặc của Co.opMart để đáp ứng nhu cầu mặc đẹp của quý khách hàng Hànghóa đẹp, chất lượng cao, giá cả hợp lý và chủng loại phong phú Các chương trình khuyếnmãi thường xuyên đem lại nhiều quyền lợi cho người tiêu dùng

Đội ngũ nhân viên phục vụ và các nhân viên của nhà cung cấp sẵn sàng tư vấn giúpkhách hàng lựa chọn những kiểu quần áo hợp thời trang, cùng với các dịch vụ cộng thêmkhông thu phí như cắt lai, thu nới size Khu trưng bày các sản phẩm may mặc được đầu tưrất chuyên nghiệp với quầy kệ đẹp, tiện lợi cho việc lựa chọn mua sắm

-Đồ dùng: Hàng hóa chất lượng, giá cả phải chăng đó là những tiêu chí lựa chọn

hàng đầu để Co.opMart lựa chọn phục vụ cho khách hàng, với các thương hiệu nổi tiếng:Happy Cook, Nhôm Kim Hằng, Supor, Phalê Việt Tiệp, Nhựa Phát Thành…Hàng hóa đa

Trang 21

dạng, phong phú với hàng ngàn chủng lọai hàng hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạngcủa người tiêu dùng

Hàng hoá trong khu đồ dùng được trưng bày theo từng nhóm các sản phẩm phục vụcác tiện ích của gia đình như : đồ dùng gia đình, trang bị cho nhà bếp, thuận tiện cho việcmua sắm và lựa chọn cho căn bếp của gia đình Các bà nội trợ thích trang trí còn có thể tìmthấy nhiều sản phẩm xinh xắn, kiểu dáng lạ, đẹp, bắt mắt để chăm chút cho căn nhà củamình như: tô, dĩa, chén kiểu bằng gốm sứ, thủy tinh, phalê, bình hoa, bộ ly, các loại đồ kiểuđộc đáo với mẫu mã đa dạng phong phú, thường xuyên cập nhật hàng mới sẽ làm cho buổimua sắm của quý khách thêm thú vị Các sản phẩm phục vụ cho việc trang trí căn nhà củangười tiêu dùng : các sản phẩm phale, hoa trưng bày

-Nhãn hàng Co.opMart: Việc xây dựng hơn 300 sản phẩm dưới nhãn hiệu Coop

Mart (7/2010) cũng góp phần tạo nên dấu ấn thương hiệu.Việc cung cấp các mặt hàng thựcphẩm tươi sống và chế biến của các nhà cung cấp đạt tiêu chuẩn và đồng thời tạo ra hàngtrăm mặt hàng riêng, mang thương hiệu Co.opMart, như canh chua gà lá giang, cá rô, lóckho tộ, mướp đắng, cà chua nhồi thịt, cá bống, cá diêu hồng, lươn om thời trang SGC vàmạnh nhất là các mặt hàng thực phẩm khô, đông lạnh và chế biến sẵn nhãn hiệu Co.opMartluôn thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu mua sắm đa dạng của người tiêu dùng, phù hợp bữa ăn giađình trong tuần và cuối tuần, được các bà nội trợ ưa thích (http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1368&Chitiet=13498&Style=1)

Saigon Co.op đã xây dựng hình ảnh Co.opMart là một siêu thị hiện đại văn minhcủa phương thức bán hàng tự chọn, vừa có nét giản dị gần gũi trong kinh doanh và các dịch

vụ đi kèm Sự khác biệt mà các nhà bán lẻ Việt Nam nói chung và Co.opMart nói riêng đã

khai thác khá thành công là: Mô hình kết hợp giữa tự chọn và có phục vụ, sự có mặt củanhân viên mậu dịch giúp đỡ, tư vấn cho khách hàng chọn lựa sản phẩm phù hợp, điều nàykhông có tại các cửa hàng tự chọn các nước khác; Phục vụ tận nhà cũng được xem như một

ưu việt của các siêu thị; Lựa chọn mặt hàng kinh doanh phù hợp với thị hiếu, khẩu vị từngvùng với giá cả hợp lý phù hợp với khả năng thanh toán của đa số người dân cũng là sựkhác biệt cơ bản của siêu thị

3.1.3 Thị trường mục tiêu

Theo bà Loan, hàng hóa đến tay người tiêu dùng chủ yếu vẫn qua hệ thống chợ(khoảng 40%) và qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ độc lập (khoảng 44%) Hàng hóa qua hệthống phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi… chỉ mới chiếm khoảng 10% vìphần lớn hệ thống phân phối còn rất non trẻ, còn lại là 6% là do nhà sản xuất trực tiếp bánthẳng Như vậy, kênh mua sắm truyền thống vẫn tiếp tục đóng vai trò then chốt trong đờisống hàng ngày của người Việt Nam, chiếm 68% doanh thu từ các tiệm tạp hóa cả nước Rõràng kênh mua sắm truyền thống vẫn giữ được chỗ đứng riêng và các kênh thương mại bán

lẻ hiện đại sẽ cần chiến đấu đề giành được một phần của miếng bánh đó.(http://vneconomy.vn/201008130854051P0C19/tieu-thu-hang-viet-van-manh-ai-nay-lam.htm)

Trang 22

Quy mô thị trường ngày càng mở rộng hơn, hiện VN có gần 400 siêu thị, trung tâm

thương mại nhưng có tới hơn 8.000 chợ các loại, sự chênh lệch là rất lớn Và bình quân mỗi

hệ thống siêu thị có 2.000-3.000 nhà cung cấp hàng hóa là các DN, cơ sở sản xuất trongnước Siêu thị đang trở thành kênh quảng bá thương hiệu quan trọng cho hàng VN và là mộttrong những mục tiêu mà nhiều DN nhắm tới Người dân đang dần chuyển thói quen từmua, bán ở chợ truyền thống sang các trung tâm thương mại và siêu thị Thêm nữa, ViệtNam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nên hình thức phân phốikhông qua chợ sẽ trở nên phổ biến hơn bao giờ hết http://daibieunhandan.vn/?TabId=66&CatID=27&ContentID=95430

Mô hình chuỗi siêu thị Co.opMart là sự kết hợp giữa chợ truyền thống với phongcách bán hàng văn minh, hiện đại Định vị của Co.op Mart là trở thành người bạn thân thiếtcủa người tiêu dùng và để tạo nét đặc trưng cho Co.opMart, Saigon Co.op đã phân khúckhách hàng mà Co.opMart nhắm đến là tầng lớp dân cư có thu nhập trung bình và thấp,khách hàng đã lập gia đình là chủ yếu và cán bộ công nhân viên- đối tượng chiếm số đôngcủa xã hội, ngoài ra Co.opMart còn nhắm đến những bà nội trợ bận rộn với công việc ít cóthời gian nấu nướng cho bữa ăn của gia đình Xác định thị trường mục tiêu của Coop Mart

là thành phố Hồ Chí Minh, các thành phố và thị xã, thị trấn có đông dân cư trong cả nước

Do đó, việc phát triển Coop Mart có chọn lọc theo thứ tự, ưu tiên cho những địa bàn có tiềmlực kinh tế mạnh, sức mua cao Đến nay Saigon Coop đã phát triển 47 siêu thị, trong đó 22 ởthành phố và 25 ở các tỉnh thành khác trong cả nước

Những đối tượng khách hàng đến với hệ thống siêu thị Co.opMart là ai?

o Đa số là những người nội trợ đủ mọi thành phần lứa tuổi

o Họ thường là những người có thu nhập trung bình khá trở lên

o Họ là những người không thích sự ồn ào náo nhiệt của việc mua sắm ngoài chợ

o Họ không thích trả giá

o Họ là những người mua sắm bốc đồng, vì có thể họ đến siêu thị là đi cùng với bạn bè, hoặc chỉ để ngắm nhưng có thể một mặt hàng nàođó khiến họ không thể kiềm lại cái cảm giác thích mua sắm bốc đồng của mình

o Họ là những người bận rộn

o Họ là những người quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm

o Họ thường ở khu vực thành phố

Dẫn lời bà Nguyễn Thị Hạnh: hiện nay doanh số kinh doanh hàng Việt Nam của

chúng tôi ngày càng tăng, có nghĩa là chúng tôi đã xác định đối tượng phục vụ chủ yếu của

hệ thống siêu thị Co.op Mart là những người có thu nhập trung bình – khá Đây là đối tượngtiêu dùng vừa quan tâm đến chất lượng hàng hoá, vừa đòi hỏi hàng hoá phải có giá cả hợp

lý Chúng tôi đánh giá hiện nay hàng sản xuất trong nước có chất lượng tốt và giá cả có thể

Trang 23

đáp ứng được khả năng chi tiêu của đa số người tiêu dùng Việt Nam Đó là chiến lược kinhdoanh chính của chúng tôi Vì vậy, khi triển khai chương trình “Người Việt Nam ưu tiêndùng hàng Việt Nam”, thì chúng tôi nhận thấy rất phù hợp với tiêu chí kinh doanh của hệthống siêu thị Co.op Mart từ khi thành lập đến nay Và chúng tôi tin rằng điều này sẽ khôngảnh hưởng nhiều đến doanh số Điều mà chúng tôi quan tâm nhất là luôn nhắc nhở, và đồngthời cũng yêu cầu nhà cung cấp cam kết, đảm bảo ổn định chất lượng, mặt khác cũng cầnphải thường xuyên cải tiến mẫu mã hàng hoá, có giá cả hợp lý để giữ vững được niềm tincủa người tiêu dùng Để từ đó người tiêu dùng Việt Nam sẽ ngày càng sử dụng hàng sảnxuất trong nước nhiều hơn.

Cũng theo bà Hạnh:” Việc các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thâm nhập vào thị trường

Việt Nam tạo ra sự cạnh tranh có thể nói là rất gay gắt đối với các doanh nghiệp bán lẻ trongnước, trong đó có SaiGon Co.op Chính vì vậy mà ngay từ rất lâu rồi chúng tôi đã chuẩn bịmột chiến lược cho mình Một trong những điều mà chúng tôi nghĩ rằng nó là lợi thế và thếmạnh của mình đó là chúng tôi đã đầu tư phát triển thương hiệu từ hơn 10 năm nay, hiệnnay có thể nói người tiêu dùng Việt Nam đã quen với thương hiệu Co.op Mart Tôi đánhgiá cao tiềm năng của thị trường nông thôn, vì trên 70% dân cư đang sống ở đây Vì vậy đây

là một thị trường rất hấp dẫn, và sắp tới chúng tôi sẽ phát triển hệ thống siêu thị Co.op Mart

ở các địa phương của các tỉnh, thành phố Thực tế, hiện nay có một số tỉnh chưa thật sựmang lại hiệu quả đầu tư như mong muốn, song chúng tôi vẫn xem đây là chiến lược lâudài Ngoài việc phục vụ mục đích kinh doanh, với vai trò là một tổ chức kinh tế tập thể,chúng tôi xem đó là nhiệm vụ chính trị quan trọng cần phải hoàn thành Mỗi khi đầu tư vàomột địa bàn mới, chúng tôi mong muốn đem đến cho người tiêu dùng một phương tiện muasắm hiện đại, an toàn, văn minh hơn, và tôi mong muốn các siêu thị Co.op Mart trong tươnglai có thể thay đổi thói quen mua sắm ở các chợ truyền thống của người dân.”

Hệ thống siêu thị Coop Mart được đông đảo người tiêu dùng tin yêu, tín nhiệm vàđang từng bước vươn ra chiếm lĩnh thị trường trong cả nước, đã khẳng định được vị trí Nhàbán lẻ hàng đầu tại Việt Nam liên tiếp năm năm liền; nằm trong Top 500 Nhà bán lẻ hàngđầu châu Á - Thái Bình Dương 6 năm liền (2004-2009)theo bình chọn của Tạp chí Bán lẻchâu Á Đây là niềm tự hào của hệ thống siêu thị HTX thành phố Hồ Chí Minh và phongtrào HTX Việt Nam Thời gian tới nỗ lực và thử thách sẽ còn lớn hơn những gì đã trải qua,

do đó phải chuẩn bị đối phó với các biến động chưa lường hết trong bối cảnh hộp nhập, đòihỏi phải chấp nhận quy luật cạnh tranh của thị trường để tiến lên Dựa trên truyền thống củaĐơn vị Anh hùng, Saigon Coop kiên quyết giữ vững là mô hình, là biểu tượng có tính thuyếtphục nhất cho sự phát triển phong trào HTX cả nước và phong trào HTX châu Á-Thái BìnhDương

3.1.4 Chiến lược Marketing

P1: Product

Co.opMart đã chủ động hợp tác cùng với các doanh nghiệp, nhà sản xuất, hợp tác

xã và nông dân trong việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm hàng tiêu dùng cũng như nôngsản khác nhau Không chỉ Co.opMart mà nhiều siêu thị khác đánh giá hiện nay hàng sản

Trang 24

xuất trong nước có chất lượng tốt và giá cả có thể đáp ứng được khả năng chi tiêu của đa sốngười tiêu dùng Việt Nam Thế nên chiến lược của Co.opMart là đưa hàng Việt vào trongsiêu thị, khuyến khích ngưởi Việt dùng hàng Việt Phù hợp với nhu cầu của khách hàngtrong thị trường mục tiêu là vừa quan tâm đến chất lượng hàng hoá, vừa đòi hỏi hàng hoáphải có giá cả hợp lý Co.opMart hướng đến đa phần là các khách hàng đã lập gia đình vàcác khách hàng trẻ, bận rộn với công việc Vì vậy, bên cạnh các sản phẩm truyền thống của

1 siêu thị, Co.op Mart còn mở rộng hệ thống nhà ăn ngay tại siêu thị của mình, cũng nhưcung cấp các món ăn đã làm sẵn hoặc đã qua chế biến khá đa dạng và phong phú, mang đến

sự lựa chọn thỏa mái cho các bà nội trợ cũng như các khách hàng không có nhiều thời giannấu nướng cho bữa ăn của gia đình

Thủ tục đưa hàng vào bán tại Co.opMart rất rõ ràng và từng chủng loại hàng hóanhư thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô, hàng đồ chơi, vải sợi phải thỏa mãn các điềukiện: Hàng hóa hợp thị hiếu người tiêu dùng, đầy đủ quy định về chất lượng, vệ sinh an toànthực phẩm, nhãn mác, bao bì, hàng hóa đủ để đáp ứng nhu cầu, có thể giao hàng nhiều tỉnhthành

Ðể đa dạng hóa nguồn hàng, mặt hàng, trong đó chú trọng kinh doanh các sảnphẩm do các nhà sản xuất trong nước làm ra, Co.opMart đã chọn lọc 1.000 nhà cung cấp,trong tổng số 2.000 nhà mua hàng theo các dạng sỉ, lẻ, gối đầu, ứng trước, gia công, tùykhách mà có chế độ khuyến mãi với giá cả linh hoạt Bộ phận mua hàng và nghiệp vụ muahàng được chuẩn hóa theo chức năng và chuyên nghiệp trong chọn lọc, xét duyệt chủng loạihàng hóa, tổ chức thu mua tận gốc và tiếp nhận hàng hóa từ các tỉnh, các nhà cung cấp.Thực hiện tốt chính sách kinh doanh, trong đó ưu tiên mua hàng của doanh nghiệp trongnước, Co.opMart thường xuyên có 500 nhà cung cấp cho năm ngành hàng: hóa phẩm, thựcphẩm chế biến công nghệ, đồ dùng gia đình, may mặc, như HTX rau Anh Ðào (Ðà Lạt),thủy hải sản Sài Gòn, Agifish, Vissan, Trường An, Happy Cook, Việt Tiến, Nhà Bè, ThànhCông, Vinamilk, Kinh Ðô, P/S, v.v Các nhà cung cấp sẵn sàng hạ giá từ 5 đến 10%, theoyêu cầu của Co.opMart Ngoài ra Co.opMart còn triển khai và thực hiện có hiệu quả chiếnlược giá, chiến lược hàng hóa và mua hàng cùng với việc xây dựng các tiêu chí đầu tư xâydựng các Co.opMart Co.opMart còn ưu tiên những DN có chính sách kinh doanh năngđộng, có chính sách giá tốt cho khách hàng, ưu tiên hàng sản xuất địa phương

Quy trình mua hàng và kiểm soát chất lượng hàng hóa luôn được chú trọng, với cáchàng hóa thuộc nhóm thực phẩm, việc đảm bảo hạn sử dụng, nhãn hàng hóa và thông tinhướng dẫn sử dụng luôn được quan tâm Với các mặt hàng thực phẩm tươi sống và chế biến,Co.opMart chú trọng khai thác nguồn hàng của các nhà cung cấp đạt tiêu chuẩn đồng thờitạo ra hàng trăm mặt hàng riêng, mang thương hiệu Co.opMart, như canh chua gà lá giang,

cá rô, lóc kho tộ, mướp đắng, cà chua nhồi thịt, cá bống, cá diêu hồng, lươn om phù hợpbữa ăn gia đình trong tuần và cuối tuần, được các bà nội trợ ưa thích

Khi được hỏi thì có 94% khách hàng quan tâm đến chất lượng sản phẩm được bántại siêu thị Điều này hoàn toàn phù hợp với những mong muốn của người tiêu dùng về cácloại thực phẩm có giá cả hợp lý và đảm bảo được về mặt chất lượng Vì thế nên để bảo vệsức khỏe người tiêu dùng, Co.opMart ký hợp đồng với Trung tâm 3, thường xuyên kiểm tra

Trang 25

an toàn thực phẩm trong các siêu thị Triển khai các hoạt động quảng bá, phát tài liệu, cẩmnang mua sắm đến tận nhà của hàng chục nghìn khách hàng thân thiết.http://www.tgvn.com.vn/print Content.aspx?ID=4123

Chính sách chất lượng

1 Hệ thống Co.opMart - Nơi mua sắm đáng tin cậy - Bạn của mọi nhà

Với mục tiêu mục tiêu chất lượng:“hàng hóa chất lượng, giá cả phải chăng, phục

vụ ân cần, luôn mang lại giá trị tăng thêm cho khách hàng”.

 Hàng hóa phong phú và chất lượng

 Giá cả phải chăng

 Phục vụ ân cần

 Luôn đem lại các giá trị tăng thêm cho khách hàng

"Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp được chúng tôi quan tâm ngay từ khi thành lập Saigon Co-op đến nay Cách đây 14 năm, Saigon Co-op đã đi đầu trong việc hình thành

hệ thống siêu thị bán lẻ, và ở khía cạnh phục vụ chu đáo, đem lại lợi ích cho khách hàng.” Dẫn lời của bà Thu

2 Saigon Co.op luôn ưu tiên chọn những sản phẩm của nhà sản xuất có chứng chỉ ISO-9000 hoặc một hệ thống quản lý chất lượng tương đương, tối thiểu là nhà sản xuất

có hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn

3 Saigon Co.op là mái nhà thân yêu của toàn thể cán bộ nhân viên Mọi hoạt động của

Co.opmart luôn hướng đến cộng đồng xã hội

Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ quản lý, xây dựng hình ảnh Coop Mart nơi muasắm tiện lợi an toàn và thân thiện thông qua việc không ngừng cải tiến đầu tư, đổi mới trangthiết bị phục vụ kinh doanh như hệ thống thang máy, thang cuốn, tủ đông, tủ lạnh, kho mát,cổng từ chống trộm, thiết bị chống sét lan truyền, camera quan sát, cải tạo và lắp đặt mới hệthống đèn tiết kiệm năng lượng, hệ thống tủ trữ thực phẩm Tổng kinh phí đầu tư mỗi nămlên đến hàng trăm tỷ đồng

Để đảm bảo vệ sinh an toản thực phẩm, hệ thống Co.opMart thiết lập một bộ phậnkiểm soát xuyên suốt từ trước, trong và sau bán hàng Bên cạnh đó, định kỳ Hệ thốngCo.opMart còn ký hợp đồng tư vấn và dịch vụ với các cơ quan chức năng như Chi cục Tiêuchuẩn đo lường chất lượng , Trung tâm y tế dự phòng và Trung tâm dịch vụ phân tích thínghiệm tiến hành lấy mẫu hàng hóa phân tích các chỉ tiêu lý tính, hóa tính và vi sinh Với hệthống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000, chứng chỉ HACCP công tác đảmbảo chất lượng và VSATTP , Co.opMart luôn hướng đến mục tiêu bảo vệ sức khỏe và đemlại bữa ăn ngon cho người tiêu dùng

Trang 26

Với nhân viên của siêu thị

Nhân viên bán hàng: vui vẻ, thân thiện, ân cần, nhã nhặn, trung thực bạn có thể hỏihỏi nhân viên về một món hàng hay thực phẩm họ sẽ hướng dẫn một cách cặn kẽ hay đưa ra những lời khuyên đúng đắn Cũng có thể tự do lựa chọn hàng hóa mà không sợ bị người bánhàng khó chịu vì bị mất mở hàng hoặc trả giá quá sát…, được ngắm thỏa thích và học cách

sử dụng những mặt hàng mới từ các nhân viên bán hàng Ngoài ra, với bộ đồng phục xanh dương phù hợp với thương hiệu Co.opMart đã tạo cho nhân viên một phong cách chuyên nghiệp, lịch sự

Nhân viên quản lý: phong cách làm việc năng động do sự bổ sung liên tục nhân sự trẻ giữ các chức vụ chủ chốt, từ Giám Đốc siêu thị, Trưởng, phó phòng chuyên môn cho đếnthành viên trong Ban Tổng Giám Đốc (điều này có được nhờ sự ra đời khá đều đặn của các Co.opMart, góp phần tạo nên sự năng động trong toàn bộ máy); của việc " bảo toàn lực lượng " hay nói cách khác là không bị mất chất xám khi cử người sang các liên doanh hay đưa đi đào tạo ở nước ngoài Chính vì điều này sẽ làm cho khách hàng tin tưởng vào hệ thống bán hàng, bởi hệ thống này đã được phản lý bởi những người có chuyên môn

Với chiến lược thu hút và có chính sách đãi ngộ để giữ nhân tài qua việc mạnh dạntrả lương cao theo năng lực chuyên môn; đề bạt cán bộ trẻ qua thử thách và đào tạo vào cáccương vị quản lý; khuyến khích lực lượng trẻ tình nguyện đi xây dựng Coop Mart tỉnh và cóchính sách ưu đãi; chú ý rèn luyện nhân viên mới vừa có tầm vừa có tâm theo mục tiêu lýtưởng của tổ chức HTX SaigonCoop tranh thủ sự trợ giúp của phong trào HTX quốc tế, cácchương trình đào tạo của Chính phủ, của các tổ chức nước ngoài, các trường đại học vàtrung cấp kinh tế tại thành phố, mỗi đợt có 10-15 khoá học với tổng số lượt cán bộ nhânviên tham gia từ 500-700 người Đến nay SaigonCoop có 2 tiến sĩ, 12 thạc sĩ và hơn 25% sốcán bộ nhân viên tốt nghiệp đại học

Máy móc thiết bị, phục vụ bán hàng:

Máy tính tiền: Hệ thống máy tính tiền hiệnđạiđọc qua hệ thống mã vạch, mỗi mặthàng chỉ được tính trong vài giây, do đó khách hàng không cần phải chờ đợi lâu để có đượcmặt hàng mà mình mua Hiện nay, Co.opMartđã tăng cường 2-4 quầy thu ngân phụ cho mỗisiêu thị Mặt khác, Co.opMart còn bố trí một quầy thu ngân riêng cho những khách hàngmua dưới 10 sản phẩm, tăng cường lực lượng xếp hàng vào bao để thu ngân hoạtđộng nhanhtay hơn, tổ chức đóng gói sẵn một số sản phẩm, đồng thời bố trí người điều phối hài hoàlượng khách hàng thanh toán tại các quầy

Máy lạnh: Hệ thống máy lạnh được đặt khắp cả trong siêu thị Bạn có thể mua sắmbất kỳ lúc nào mà không sợ bị nóng hay bị lạnh, vì nó được lan tỏa khắp các khu vực, gianhàng, tạo không khí mát lạnh, dễ chịu cho người mua

Máy camera: Trong siêu thị, có lắp đặt camera quan sát, bố trí nhân viên bảo vệ giảlàm khách mua hàng trà trộn trong siêu thị, lắp đặt bộ từ bằng nhựa hoặc tem chống trộmbằng từ tính đính trên sản phẩm Loại bọ từ và tem từ tính này sẽ được một cổng từ kiểm

Trang 27

soát trong phạm vi phát sóng từ ở khoảng cách 0,9-1,5m, đặt ngay cổng ra vào của khu vựchàng tự chọn Nếu khách hàng quên thanh toán hoặc cất giấu các sản phẩm có gắn bọ từ -tem từ trong người, khi đi ngang qua cổng từ, còi báo động sẽ kêu “tít tít” Đối với hàngquần áo thường chọn hình thức gắn bọ từ bằng nhựa (tag) lên sản phẩm Bọ từ nhựa là mộtmiếng nhựa, được giữ bằng một đinh ghim Muốn tháo bọ nhựa ra khỏi sản phẩm phải dùngđến thiết bị Riêng các sản phẩm tiêu dùng khác như thực phẩm, hóa mỹ phẩm, chọn cáchdán tem từ có hình dán bên ngoài rất giống với tem của mã hàng, nhưng nếu đưa tay sờ lênmặt tem thì mới thấy cộm vì bên dưới loại tem này có gắn thiết bị cảm ứng từ Như vậy,khách hàng có thể yên tâm về hệ thống bảo mật, tránh tình trạng trộm cắp làm cho một sốngười lo ngại, không dám đi mua sắm

Thời gian phục vụ: Từ 8 giờ sángđến 10 giờ tối (cả chủ nhật và ngày lễ) Như vậy

khách hàng có thể lựa chọn thời gian hợp phù hợp nhất để đi mua sắm

Cách trình bày khu hàng: : Với việc trưng bày hàng hóa theo Concept

Co.opMart, hàng hóa luôn được trưng bày với tiêu chí : dễ thấy, dễ lấy và dễ chọn mua.Mỗi line hàng đều có bảng hướng dẫn nên rất dễ dàng cho việc quan sát và lựa chọn muahàng Xây dựng Concept Coop Mart là hệ thống ý tưởng kinh doanh và các quy định chuẩn

về kinh doanh siêu thị Coop Mart làm nền tảng cho việc phát triển chuỗi siêu thị, vừa tăngcường quản lý mua và phân phối tập trung, đồng thời vẫn phát huy tính chủ động của giámđốc siêu thị trong điều hành hoạt động bán ra và quản lý cán bộ nhân viên Các phươngpháp quản lý tiên tiến như ISO, HACCP cũng đã được cấp giấy chứng nhận Ứng dụng hệthống điện toán quản lý mới toàn diện, với kinh phí hơn 2 triệu USD, cho phép nối mạngquản lý chuỗi siêu thị Coop Mart trên toàn quốc.Cùng hệ thống phân phối lớn của nó vớimột thương hiệu tốt sẽ được khá một trở ngại cho bất kỳ nhà bán lẻ đến Việt Nam

Tầng trệt: mỹ phẩm, giày dép, hoa quả, thực phẩm từ thực phẩm tươi sốngđến thựcphẩm chế biến, đồ khô,… Còn có các món ăn được chế biến, đầu tư phong phú, các bà nộitrợ tha hồ lựa chọn cho bữa cơm gia đình vừa ngon lại vừa thuận tiện về thời gian Nếukhách hàng chưa ăn sáng có thể lưa chọn một trong những món ăn đã được bán sẵn ở tầngnày

Tầng 1: quần áo may sẵn, vải vóc; hàng điện,điện tử; dụng cụ nhà bếp, đồ nội thất, hàng nhựa gia dụng Chưa hết, còn có nhà sách, khu giải trí cho trẻ em Khách hàng có thể yên tâm vừa lựa chọn những mẫu áo,đồ dùng gia đình vừa có thể cho chúng chơi những trò chơi để chúng khỏi quấy rầy đến những người bên cạnh

Sản phẩm mang nhãn hàng riêng của hệ thống Co.opMart và các sản phẩm có mặttrong siêu thị được sản xuất từ các nhà máy đạt tiêu chuẩn kỹ thuật – chất lượng theo quyđịnh của cơ quan quản lý nhà nước, chính siêu thị chịu trách nhiệm với người tiêu dùng đểngười tiêu dùng an tâm vào chất lượng hàng hóa mà mình đã lựa chọn Bên cạnh đó, trongthời gian vừa qua, Saigon Co.op cũng tập trung vào hoạt động kinh doanh chủ đạo, khôngđầu tư dàn trải; tăng cường nguồn nhân lực và quản lý chặt chẽ nguồn vốn, chi phí…

P2: price

Trang 28

Mục tiêu của Co.opMart là cung cấp sản phẩm bán lẻ theo giá sỉ Trong số 20.000mặt hàng thường xuyên có trong siêu thị là hàng Việt Nam chất lượng tốt, giá cả phù hợpvới mặt bằng thu nhập chung của xã hội và thậm chí không cao hơn các cửa hàng tạp hóa.Điều này giúp cho Co.op Mart trở thành “bạn của mọi nhà” vì khi được hỏi thì có đến97,4% người tiêu dùng được hỏi quan tâm đến vấn đề giá cả trong các siêu thị.http://www.tgvn.com.vn/printContent.aspx?ID=4123

Thế mạnh các mặt hàng mang nhãn riêng của Co.opMart là giá cạnh tranh và chấtlượng tốt Viêc đưa ra các nhãn hiêu riêng giúp Co.opMart có thể thực hiện được “chiếnlược giá rẻ” Có thể nói đây là lợi thế cạnh tranh giữa các siêu thị với nhau trong nỗ lực thuhút khách hàng Một DN kinh doanh trong ngành hàng thực phẩm cho biết, trước đây, khisiêu thị Co.opMart chưa có nhãn hàng riêng cùng sản phẩm với họ, sản lượng tiêu thụ củacông ty này chiếm 70%, các nhãn hàng khác 30% Nhưng hiện nay sản lượng của công tygiảm xuống còn 30%, các nhãn hàng khác khác 20% Sở dĩ có sự chênh lệch mức tiêu thụkhá cao giữa nhà sản xuất với Co.opMart là do sản phẩm mang nhãn hàng riêng củaCo.opMart có giá bán rẻ hơn sản phẩm cùng loại từ 3 - 20% Theo bà Phạm Thị ThanhTuyền, Giám đốc hàng nhãn riêng siêu thị Co.opMart: “Lợi thế của Co.opMart là không mấtchi phí marketing hoặc một số phí khác như phí thuê nhân viên tiếp thị như các nhà sản xuấtkhác nên giá bán rẻ hơn Thế nhưng, lợi thế này vẫn chưa được khai thác đúng mức, chẳnghạn như hàng hoá của các công ty thành viên bán trong siêu thị Satra vẫn không rẻ hơn,hoặc có nhiều ưu đãi hơn so với nơi khác Ngay cả với Co.opmart, nhiều nguồn cung cấphàng hoá cho hệ thống này ở các tỉnh và TP.HCM là khác nhau, nên chưa thể khai thác tốtlợi thế quy mô để có mức giá rẻ hơn cho người tiêu dùng”

Ví dụ mặt hàng trứng hiện có ba nhà cung cấp chính là Công ty Ba Huân, VĩnhThành Đạt và CP và hiện nay có thêm nhãn hàng của Co.opMart Cả bốn sản phẩm nàytương đương nhưng giá bán của Co.opMart chỉ 19.000 đồng/vỉ/10 trứng, trong khi các nhãnhàng khác là 21.000 đồng”.Thậm chí, trứng của Vĩnh Thành Đạt - đơn vị gia công trứng choCo.opMart đóng mác riêng cũng phải cạnh tranh về giá với trứng của Co.opMart Trong khi

đó, việc Co.opMart làm nhãn hàng riêng, theo bà Tuyền giải thích là do “siêu thị muốn hỗtrợ, tiếp sức cho những DN đi sau, có thị phần nhỏ”.Tuy nhiên, chính sách này lại đang lànỗi lo của Công ty Ba Huân - một đối tác cung cấp hàng lâu năm của Co.opMart Công tynày mới đầu tư hàng chục tỷ đồng để nhập hai dây chuyền hiện đại để xử lý trứng gia cầmnên việc bị thu hẹp tỷ lệ tại siêu thị có thể dẫn đến dư thừa công suất Vì vậy, nhiều DN đềnghị được tự quyết định giá bán đối với những mặt hàng cùng loại với hàng nhãn hiệu riêngcủa các siêu thị Không chỉ chịu sự cạnh tranh về giá, nhiều DN cũng chia sẻ bức xúc vềnhững bất lợi khi “đối đầu” với chính nhà phân phối của mình Ngay cả vị trí trưng bàyhàng, nhiều DN trình bày: “Nhóm thực phẩm, khâu trưng bày hàng tại siêu thị Big C vàMetro sòng phẳng hơn vì họ cho nhà cung cấp thuê hẳn một line riêng với diện tích giốngnhau Còn một số siêu thị khác, sản phẩm của các nhà cung cấp phải chen chúc nhau với sốlượng ít hơn trên diện tích rất nhỏ so với hàng của siêu thị”

Kết quả khảo sát người tiêu dùng tại Hà Nội và TPHCM của AGROINFO cho thấy,các nhà bán lẻ trong nước đang đáp ứng tốt hơn sự kỳ vọng của người tiêu dùng trong một

số tiêu chí Trường hợp của chuỗi siêu thị Co.opMart là một ví dụ điển hình Chuỗi siêu thị

Trang 29

Co.opMart được người tiêu dùng đánh giá khá cao khi đáp ứng được phần lớn các tiêu chí

mà họ kỳ vọng nhiều như là nhân viên bán hàng nhiệt tình, thân thiện (41,8%) và thủ tụcthanh toán nhanh gọn (50%) Do có được những nguồn hàng tốt nên chiến lược cạnh tranhgiá của Co.opMart cũng rất hiệu quả Theo đánh giá của người tiêu dùng, Co.opMart làkênh phân phối có giá cả cạnh tranh hơn so với Big C (60,4%) Điều này rõ ràng là một tínhiệu đáng mừng cho ngành kinh doanh bán lẻ của Việt Nam trong bối cảnh thị trường sắptới

Gặp các bà nội trợ trong gia đình lao động, công chức, đến những người chuyênquản lý chi tiêu trong các liên doanh nước ngoài, họ đều có chung nhận xét: Giá cả các mặthàng trong siêu thị Co.opMart hợp lý, hàng hóa đa dạng, dễ mua

Mở cửa đồng thời với việc phải chia sẻ miếng bánh béo bở của thị trường bán lẻphát triển nhanh nhất Thế giới cho các đại gia bán lẻ trên khắp Thế giới, mỗi DN phải cóchiến lược kinh doanh riêng của mình để tạo ra nét đặc trưng và thế mạnh cạnh tranh; chiếnlược này có thể được điều chỉnh tùy vào tình hình thực tế của thị trường Saigon Co.op -Co.opMart tiếp tục đeo đuổi và thực hiện thật tốt phương châm hoạt động: hàng hóa chấtlượng, giá cả phải chăng, phục vụ ân cần Là một đơn vị kinh tế hợp tác xã, saigon coopmuốn khẳng định thêm một giá trị với người tiêu dùng đó là Co.opMart luôn là người bạnđồng hành trong những cơn bão giá Để nâng cao năng lực cạnh tranh, SaigonCo.op đã xâydựng chiến lược phát triển đến năm 2015, trong đó kế hoạch từ đây đến hết 2010 sẽ tậptrung vào việc phát triển mạng lưới siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện dụng, đầu tư vào chuỗicung ứng và hoạt động logistic, mạng điện toán, cấu trúc lại tổ chức bộ máy phù hợp vớitình hình mới, tiếp tục thực hiện các hình thức liên doanh liên kết với các DN trong và ngoàinước

những lợi thế nhất định Câu slogan Bạn của mọi nhà cũng khiến Co.opMart trở nên thân thuộchơn với người tiêu dùng Việt Nam Hệ thống phân phối lớn, thương hiệu tốt của Saigon Co.opMart

sẽ là một cản trở đối với bất kỳ thế lực bán lẻ nào đến Việt Nam Các siêu thị Co.opMart có đặcđiểm chung là thân thiện, gần gũi với khách hàng, mang đến cho khách hàng sự tiện lợi và nhiềudịch vụ tăng thêm

Chuỗi siêu thị của Co.opMart trong cả nước

Trang 30

Tên chính thức : Liên Hiệp Hợp Tác Xã Thương Mại TP Hồ Chí Minh

Tên giao dịchđối ngoại : Saigon Union of Trading Co-operatives

Tên viết tắt : Saigon Co.op

47 Co.opMart Bình Dương, Thị xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương Ngày thành

lập : 17/09/2010 Diện tích : 12.280m2, 1 trệt - 2 lầu Địa chỉ: : Đường 30 tháng 4, phường

Chánh Nghĩa, Thị xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương Điện thoại: : (0650) 38 18 667 Fax :

(0650) 38 18 669

46 Co.opMart Hóc Môn, Huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh Ngày thành lập : 06/08/2010 Diện tích : 1.800m2, 1 trệt Địa chỉ: : Đặng Thúc Vịnh, Xã Thới Tam Thôn, Huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh Điện thoại: : (08) 37 107 186 Fax : (08) 37 107 195

45 Co.opMart Quảng Ngãi, TP Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi Ngày thành lập : 09/07/2010 Diện tích : 7.000m2 Địa chỉ: : Hẻm 242 Nguyễn Nghiêm, Tổ 6, Phường

Nguyễn Nghiêm, Tp Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi Điện thoại: : (055) 3725 555 Fax :

(055) 3727 799

44 Co.opMart Sài Gòn, TP Hà Nội Ngày thành lập : 28/04/2010 Diện tích : 7500 m2 Địa chỉ: : Km số 10, Nguyễn Trãi, Hà Đông , Hà Nội Điện thoại: : (04) 62853939 Fax :

(04) 62853940

43 Co.opMart Phú Thọ, Q 11, TP HCM Ngày thành lập : 22/04/2010 Diện tích :

5500 m2 Địa chỉ: : Khu A, Chung cư Phú Thọ, P 15, Q 11, TP HCM Điện thoại: : (08)

38687007 Fax : (08) 38687008

42 Co.opMart Đà Nẵng, TP Đà Nẵng Ngày thành lập : 22/01/2010 Diện tích :

13000 m2 Địa chỉ: : 478 Điện Biên Phủ, Q Thanh Khê, TP Đà Nẵng Điện thoại: : (0511)

3771999 Fax : (0511) 3713616

41 Co.opMart Tân Biên, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai Ngày thành lập :

09/01/2010 Diện tích : 4000 m2 Địa chỉ: : Khu phố 5, P Tân Biên, TP Biên Hòa, tỉnh

Trang 31

Đồng Nai Điện thoại: : (061) 3880666 Fax : (061) 3880828

40 Co.opMart Rạch Miễu, TP HCM Ngày thành lập : 19/12/2009 Diện tích : 6.000 m2 Địa chỉ: : 48 Hoa Sứ, P.7, Q Phú Nhuận TP HCM Điện thoại: : (08) 35171368

Fax : (08) 35171367

39 Co.opMart BMC Hà Tĩnh, TP Hà Tĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh Ngày thành lập :

28/11/2009 Diện tích : 4.000 m2 Địa chỉ: : 2 Phan Đình Phùng, TP Hà Tĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh

Điện thoại: : (039) 3895555 Fax : (039) 3896568

38 Co.opMart Tân An, TP Tân An, Tỉnh Long An Ngày thành lập : 03/10/2009

Diện tích : 11.000 m2 Địa chỉ: : 01 Mai Thị Tốt, P 2, TP Tân An, Tỉnh Long An Điện thoại: : (072) 3526870 Fax : (072) 3526868

37 Co.opMart Kiên Giang, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang Ngày thành lập :

19/09/2009 Diện tích : 7.500 m2 Địa chỉ: : 1332 Nguyễn Trung Trực, P An Bình, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang Điện thoại: : (0773) 896666 Fax : (0773) 896999

36 Co.opMart Thanh Hà, TP.Phan Rang – Tháp Chàm - tỉnh Ninh Thuận Ngày

thành lập : 17/07/2009 Diện tích : 4.300m2 Địa chỉ: : TTTM Chợ Thanh Hà, Đường Trần

Phú, Phường Phủ Hà, Tp Phan Rang – Tháp Chàm, Tỉnh Ninh Thuận Điện thoại: : (0683) 826.600 Fax : (0683) 826.605

35 Co.opMart Bà Rịa, TX.Bà Rịa - tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Ngày thành lập : 22/05/2009 Diện tích : 7.400m2 Địa chỉ: : Phường Phước Trung, TX Bà Rịa, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Điện thoại: : (064) 3.739.359 Fax : (064) 3.739.368

34 Co.opMart Đồng Xoài, TX.Đồng Xoài - tỉnh Bình Phước Ngày thành lập : 19/05/2009 Diện tích : 6.400m2 Địa chỉ: : Khu TTTM Đồng Xoài, Phú Riềng Đỏ, P Tân Bình, TX Đồng Xoài – Tỉnh Bình Phước Điện thoại: : (0651) 3.865.555 Fax : (0651)

3.865.444

33 Co.opMart Suối Tiên, Q.9 - Tp.HCM Ngày thành lập : 19/01/2009 Diện tích : 7.000m2 Địa chỉ: : Toạ lạc tại Khu Du Lịch Suối Tiên, P.Tân Phú, Q.9, Tp.HCM Điện

thoại: : (08) 37.252.060 Fax : (08) 37.252.059

32 Co.opMart Nguyễn Ảnh Thủ, Q.12 - Tp.HCM Ngày thành lập : 16/01/2009

Diện tích : 4.000m2 Địa chỉ: : 167/2 Nguyễn Ảnh Thủ, P.Trung Mỹ Tây, Q.12, Tp HCM Điện thoại: : (08) 37.185.455 Fax : (08) 37.185.479

31 Co.opMart Tuy Lý Vương, Q.8 - Tp.HCM Ngày thành lập : 26/12/2008 Diện

tích : 1.800m2 Địa chỉ: : 40-54 Tuy Lý Vương, P.13, Q.8, Tp.HCM Điện thoại: : (08)

39.515.462 Fax : (08) 39.515.463

Trang 32

30 Co.opMart Buôn Ma Thuột, TP.Buôn Ma Thuột - tỉnh Đắclắk Ngày thành lập : 19/12/2008 Diện tích : 10.700m2 Địa chỉ: : 71 Nguyễn Tất Thành, P.Tân An, Tp.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắklắk Điện thoại: : (0500) 3.957.907 Fax : (0500) 3.957.905

29 Co.opMart Bến Tre, Tx.Bến Tre - Bến Tre Ngày thành lập : 06/12/2008 Diện

tích : 6.500m2 Địa chỉ: : 26A Trần Quốc Tuấn, P.4, TX.Bến Tre, tỉnh Bến Tre Điện thoại: :

(075) 3.511.322 - (075) 3.511.320 Fax : (075) 3.511

28 Co.opMart Huế, P.Phú Hòa, Tp Huế Ngày thành lập : 24/5/2008 Diện tích : 6460m2 Địa chỉ: : 06 Trần Hưng đạo, P.Phú Hòa, Tp Huế Điện thoại: : (054) 3.588.555

Fax : (054) 3.572.000

27 Co.opMart Hùng Vương, Q.5 - TP.HCM Ngày thành lập : 25/04/2008 Diện

tích : 978m2 Địa chỉ: : 96 Hùng Vương, P.9, Q.5, TP.HCM Điện thoại: : (08) 38.338.156 Fax : (08) 38.338.159

26 Co.opMart Vũng Tàu, TP.Vũng Tàu Ngày thành lập : 12/02/2008 Diện tích : 9.000m2 Địa chỉ: : 36 Nguyễn Thái Học, P.7, TP.Vũng Tàu Điện thoại: : (064) 3.576.212

Fax : (064) 3.576.201

25 Co.opMart Bình Tân, Q.Bình Tân - Tp.HCM Ngày thành lập : 31/01/2008

Diện tích : 8.000m2 Địa chỉ: : 158 đường số 19, Bình Trị Đông B, Q.Bình Tân, Tp.HCM Điện thoại: : (08) 37.626.706 Fax : (08) 37.626.701

24 Co.opMart Nhiêu Lộc, Q.3 - TPHCM Ngày thành lập : 18/12/2007 Diện tích : 1.600m2 Địa chỉ: : Tầng trệt cao ốc SCREC, P.12, Q.3, TPHCM Điện thoại: : (08)

62.904.804 - (08) 62.904.808 Fax : (08) 22.904.802

23 Co.opMart Tuy Hoà, Tp.Tuy Hoà - Phú Yên Ngày thành lập : 8/12/2007 Diện

tích : 6.000m2 Địa chỉ: : Ô phố B8, Khu dân dụng Duy Tân, P.4, Tp.Tuy Hoà - Phú Yên Điện thoại: : (057) 3.818.171 - (057) 3.818.164 Fax : (057) 3.818.170

22 Co.opMart Tam Kỳ, Tx.Tam Kỳ - Quảng Nam Ngày thành lập : 25/9/2007

Diện tích : 14.000m2 Địa chỉ: : 07 Phan Chu Trinh, P.Phước Hoà, Tx.Tam Kỳ - Quảng

Nam Điện thoại: : (0510) 2.220.230 - (0510) 2.220.231 (0510) 2.220.233 Fax : (0510)

2.220.240

21 Co.opMart Vị Thanh, Tx.Vị Thanh - Hậu Giang Ngày thành lập : 25/7/2007

Diện tích : 3600 m2 Địa chỉ: : 319 Trần Hưng Đạo, P.1, Tx.Vị Thanh - Hậu Giang Điện thoại: : (0711) 3.581.505 - (0711) 3.581.688 Fax : (0711) 3.580.742

20 Co.opMart Biên Hoà, Tp.Biên Hoà - Đồng Nai Ngày thành lập : 7/7/2007

Diện tích : 12.000m2 Địa chỉ: : 121 Quốc lộ 15, P.Tân Tiến, Tp.Biên Hoà - Đồng Nai Điện

Trang 33

thoại: : (0613) 3.949.989 - (0613) 3.949.988 Fax : (0613) 3.949.977

19 Co.opMart Phan Thiết, Tp.Phan Thiết - Bình Thuận Ngày thành lập :

30/4/2007 Diện tích : 11.000m2 Địa chỉ: : 1A Nguyễn Tất Thành, P.Bình Hưng, Tp.Phan Thiết - Bình Thuận Điện thoại: : (062) 3.835.440 - (062) 3.835.455 Fax : (062) 3.835.454

18 Co.opMart Long Xuyên, TP Long Xuyên - An Giang Ngày thành lập :

11/02/2007 Diện tích : 12.000 m2 Địa chỉ: : 12 Nguyễn Huệ A, P.Mỹ Long, TP Long Xuyên - An Giang Điện thoại: : (076) 3.940.002 - (076) 3.940.001 Fax : (076) 3.945.966

17 Co.opMart Pleiku, Tp Pleiku – Gia lai Ngày thành lập : 09/02/2007 Diện tích : 6.865m2 - 1 trệt 1 lầu Địa chỉ: : 21 Cách Mạng Tháng 8 – P.Hoa Lư – Tp Pleiku – Gia lai

Điện thoại: : (059) 3.720.001 - (059) 3.720.011 Fax : (059) 3.720.010

16 Co.opMart Vĩnh Long, Tx.Vĩnh Long Ngày thành lập : 04/02/2007 Diện tích : 11.190m2 - 1 trệt 2 lầu Địa chỉ: : Số 26 đường 3/2, P1, Tx.Vĩnh Long Điện thoại: : (070) 3.836.722 Fax : (070) 3.836.712

15 Co.opMart Phú Mỹ Hưng, Q.7 - TPHCM Ngày thành lập : 11/08/2006 Diện

tích : 4.600 m2 Địa chỉ: : KDC Mỹ Phước, đại lộ Nguyễn Văn Linh, P.Tân Phong, Q.7,

TPHCM Điện thoại: : (08) 54.120.084 - (08) 54.120.085 - (08) 54.120.086 Fax : (08)

54.124.944

14 Co.opMart Lý Thường Kiệt, Q.10 - TPHCM Ngày thành lập : 14/12/2006

Diện tích : 11.266 m2 Địa chỉ: : 497 Hòa Hảo, P.7, Q.10, TPHCM Điện thoại: : (08)

39.572.857 - (08) 39.572.856 - (08) 39.572.847 Fax : (08) 39.572.843

13 Co.opMart An Đông, Q.5, TPHCM Ngày thành lập : 24/06/2006 Diện tích : 1.326 m2 Địa chỉ: : 18 An Dương Vương, P.9, Q.5, TPHCM Điện thoại: : (08) 38.352.677

Fax : (08) 38.352.592

12 Co.opMart BMC, Q.Tân Phú - Tp HCM Ngày thành lập : 12/05/2006 Diện

tích : 3.220 m2 Địa chỉ: : 787 Lũy Bán Bích, P.Phú Thọ Hoà, Q.Tân Phú, TPHCM Điện thoại: : (08) 39.736.308 - (08) 39.736.305 - (08) 39.736.311 Fax : (08) 39.736.312

11 Co.opMart Mỹ Tho, TP Mỹ Tho - Tiền Giang Ngày thành lập : 21/01/2006

Diện tích : 7.000 m2 Địa chỉ: : 35 Ấp Bắc, P.5, TP Mỹ Tho - Tiền Giang Điện thoại: :

(073) 3.867.314 - (073) 3.867.308 Fax : (073) 3.867.311

10 Co.opMart Cần Thơ, Q.Ninh Kiều - TP.Cần Thơ Ngày thành lập : 19/08/2004

Diện tích : 4.500 m2 Địa chỉ: : 01 Hoà Bình, P.Tân An, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ Điện thoại: : (0710) 3.763.585 - (0710) 3.763.586 Fax : (0710) 3.763.587

Trang 34

9 Co.opMart Xa Lộ Hà Nội, Q.9 - Tp HCM Ngày thành lập : 30/04/2004 Diện

tích : 4.500 m2 Địa chỉ: : 191 Quang Trung, P.Hiệp Phú, Q.9, TPHCM Điện thoại: : (08)

37.307.233 - (08) 37.307.234 - (08) 37.307.551 Fax : (08) 37.307.240

8 Co.opMart Quy Nhơn - Tp.Qui Nhơn - Bình Định Ngày thành lập : 13/12/2003

Diện tích : trên 3.600 m2 Địa chỉ: : 07 Lê Duẩn, P.Lý Thường Kiệt, Tp.Qui Nhơn - Bình

Định Điện thoại: : (056) 3521.321 - (056) 3520.548 Fax : (056) 3521.307

6 Co.opMart Thắng Lợi, Q Tân Phú - Tp HCM Ngày thành lập : 29/12/2001

Diện tích : 4.000 m2 Địa chỉ: : 02 Trường Chinh, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TPHCM Điện thoại: : (08) 38.155.483 - (08) 38.155.484 - (08) 38.155.486 Fax : (08) 38.152.969

7 Co.opMart Nguyễn Kiệm - Q Phú Nhuận - Tp HCM Ngày thành lập :

01/09/2003 Diện tích : 6.000 m2 Địa chỉ: : 571-573 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TPHCM Điện thoại: : (08) 39.972.472 - (08) 39.972.477 Fax : (08) 39.972.479

5 Co.opMart Phú Lâm, Q.6 - Tp HCM Ngày thành lập : 17/09/2001 Diện tích : 4.000 m2 Địa chỉ: : 06 Bà Hom (vòng xoay Phú Lâm), P.13, Q.6, TPHCM Điện thoại: : (08) 37.514.798 - (08) 37.514.799 Fax : (08) 37.514.801

4 Co.opMart Đinh Tiên Hoàng, Q.Bình Thạnh - Tp HCM Ngày thành lập : 26/01/2000 Diện tích : 4.300 m2 Địa chỉ: : 127 Đinh Tiên Hoàng, P.3, Q.Bình Thạnh, TPHCM Điện thoại: : (08) 35.100.091 - (08) 35.100.090 Fax : (08) 38.418.227

3 Co.opMart Nguyễn Đình Chiểu, Q.3 - Tp HCM Ngày thành lập : 30/12/1999

Diện tích : 2.600 m2 Địa chỉ: : 168 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TPHCM Điện thoại: :

(08) 39.330.997 - (08) 39.301.435 Fax : (08) 39.301.386

2 Co.opMart Hậu Giang, Q.6 - Tp HCM Ngày thành lập : 18/01/1998 Diện tích : 2.000 m2 Địa chỉ: : 188 Hậu Giang, P.6, Q.6, TPHCM Điện thoại: : (08) 39.600.913 - (08) 39.600.255 Fax : (08) 39.600.254

1 Co.opMart Cống Quỳnh, Q.1 - Tp HCM Ngày thành lập : 09/02/1996 Diện

tích : trên 3.300 m2 Địa chỉ: : 189C Cống Quỳnh - P.Nguyễn Cư Trinh, Q1 - TPHCM Điện thoại: : (08) 38.325.239 - (08) 38.255.363 Fax : (08) 39.253.615

Khi đã hình thành chuỗi siêu thị, Co.opMart tiếp tục thiết lập tổng kho trung tâmphân phối để chủ động trong việc điều hành hàng hóa cho các siêu thị, đồng thời, nhà cungcấp cũng thuận lợi do đơn giản hóa khâu logistics cho các siêu thị của Coop Mart Sử dụng

hệ thống logistics với tổng kho phân phối, Coop Mart có thể lấn sang kênh bán lẻ truyềnthống, với vai trò như là nhà phân phối cho các nhà cung cấp Hợp nhất hoạt động quản lýhai kênh bán hàng truyền thống (traditional) và hiện đại (Modern Trade) giúp Coop Mart

mở rộng ảnh hưởng của mình đối với hệ thống phân phối Việt Nam Việc mở rộng hoạt

Trang 35

động bán lẻ ngoài hệ thống siêu thị Coop Mart sẽ thành công nếu họ giải quyết được mâuthuẫn bộ tam “Nhà sản xuất – Coop Mart – Nhà phân phối khác”.

Saigon Co.op cũng nâng cấp chất lượng phục vụ siêu thị bằng cách tăng tiện ích,tiện lợi cho khách mua hàng thông qua việc đa dạng hóa mô hình bán lẻ, như chuỗi Co.opFood và co.op với hơn 100 cửa hàng dành cho các bà nội trợ trong phạm vi gần, dần cạnhtranh trực diện với chợ Trái cây được mua từ nhiều nguồn khác nhau, từ những quả nhotươi, cam vàng nhập từ Mỹ, Uc hay đến những trái cây từ các vùng miền của Việt Namnhư : ổi, sari, sầu riêng, xoài cát Hòa Lộc, …phong phú và đa dạng trong từng chủng loại.Cùng với Co.op Mart, chuỗi cữa hàng này tiếp tục phát huy hiệu quả kinh tế, mang lại sựthuận tiện, gần gũi cho khách hàng khi đặt tại những khu vực dân cư đông đúc trong thànhphố cũng như các thị xã khác

Ngoài việc kinh doanh và phục vụ khách hàng tại những điểm cố định, hệ thống Co.opMartliên tục tổ chức những hoạt động bán hàng tại những khu vực vùng sâu, vùng xa , góp phầnnâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

Các hình thức dịch vụ như giao hàng tận nhà, đặt hàng qua điện thoại, lên lai miễnphí, v.v đều được đông đảo khách hàng ưa chuộng và đánh giá cao Để nâng cao chất lượngkinh doanh, Saigon Co.op chú trọng đến chiến lược nguồn nhân lực, cải tiến quy trình kinhdoanh, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động bán lẻ giúp gia tăng hiệu quảkinh doanh Đồng thời, vào tháng 4/2007, Saigon Co.op đã cho ra đời Công ty cổ phần đầu

tư phát triển Saigon Co.op (SCID) chuyên về phát triển và khai thác kinh doanh bất độngsản thương mại để tập trung nguồn lực chuyên nghiệp hóa hoạt động phát triển mạng lưới hệthống Co.opMart và Saigon Co.op

Chuỗi siêu thị Co.opMart được người tiêu dùng đánh giá khá cao khi đáp ứng đượcphần lớn các tiêu chí mà họ kỳ vọng nhiều như giá cả cạnh tranh, thanh toán nhanh gọn, gầnnhà và thuận tiện về giao thông so với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài là Metro Cash &Carry và Big C Điều này rõ ràng là một tín hiệu đáng mừng cho ngành kinh doanh bán lẻcủa Việt Nam trong bối cảnh thị trường sắp tới

Nắm bắt được thói quen, thị hiếu của người tiêu dùng, chuỗi siêu thị Co.opMartkhông cần một diện tích kinh doanh lớn như Metro hay Big C Do vậy việc bố trí các siêuthị gần khu dân cư đông đúc là điều hoàn toàn có thể và đáp ứng rất tốt thói quen của ngườitiêu dùng Việt Nam thích đi mua sắm gần nhà

Gần nhà và thuận tiện về giao thông cũng là những tiêu chí quan trọng lần lượtđược 88,9% và 79% người tiêu dùng quan tâm Các tiêu chí quan trọng khác là thủ tục thanhtoán nhanh gọn (88,2%), có bãi giữ xe rộng (74%) và hàng hóa được bài trí gọn gàng, ngănnắp (58,4%) Các tiêu chí ít được người tiêu dùng đánh giá cao là có nhiều chương trìnhkhuyến mại, tặng quà (31,9%), có dịch vụ vận chuyển hàng hóa (38,3%) và sự nhiệt tình,thân thiện của nhân viên bán hàng (37,4%) http://www.tgvn.com.vn/printContent.aspx?ID=4123

Trang 36

Có lần lượt 90,3% và 77,6% người tiêu dùng cho rằng Co.opMart là nơi mua sắmgần nhà và khá thuận tiện về giao thông Điều này hoàn toàn hợp lý bởi tại TPHCM, hệthống siêu thị của Co.opMart phân bố rộng khắp tại các quận huyện, tạo ra thói quen đi muasắm trong siêu thị để thay thế hình thức chợ/ tạp hóa đã in sâu trong văn hóa người ViệtNam Trong thời gian tới Co.opMart còn dự định sẽ thiết lập chuỗi siêu thị Co.opMart trải

rộng trên các tỉnh thành của đất nước như ở TPHCM (http://nghiencuumarketing.com)

Bán hàng qua mạng: Siêu thị Co.opMart đã thu được nhiều thành quả khi xây

dựng được một hệ thống siêu thị hiện đại và vô cùng tiện lợi cho người tiêu dùng khi ápdụng phương thức bán hàng trên mạng (siêu thị điện tử trên mạng) tại Co.opMart(www.saigon- coopmart.com.vn )…Nó đang khuấy động thị trường mua sắm qua mạng máytính Những chương trình khuyến mãi được đẩy lên mạng để thông tin cho mọi người và aicũng có thể tranh thủ đăng ký một gói hàng cuối năm bằng cách “nhấp chuột” Lượng hànghoá trên mạng cũng dần dần trở nên phong phú hơn trước nhờ sự phối hợp giữa cácđơn vịkinh doanh trên mạng với các nhà phân phối Các nhà sản xuất, nhà phân phối hàng tiêudùng cũng muốn có thêm một kênh phân phối mới bên cạnh các kênh phân phối truyềnthống hiện nay Đồng thời, khả năng chuyển tải thông tin về những chương trình khuyếnmãi qua mạng sẽ nhanh hơn việc chờ quảng cáo hoặc đăng tải thông tin trên các báo Kháchhàng muốn mua một sản phẩm nàođó chỉ cần điền vào đơn đặt hàng trên mạng, sau đó kiểm

tra lại đơn đặt hàng đã đủ chưa, nếu thừa thì delete còn thiếu thì update vào Có thể bổ sung

chi tiết của món hàng cần mua như màu sắc, kích cỡ, mùi vị… tạo sự thuận tiện cho ngườimua Co.opMart cũng miễn phí vận chuyển khu vực nội thành, chiết khấu cho khách đặthàng với số lượng lớn Với cách thức bán hàng này Co.opMart đã thu hút được một lượnglớn khách hàng trở thành khách hàng quen thuộc và thường xuyên, làm tăng doanh thu chosiêu thị

Cánh tay nối dài hệ thống siêu thị Co.opMart với người tiêu dùng- chuỗi cữa hàng tiện lợi Co.op Food

Từ cửa hàng chuyên doanh thực phẩm Co.op Food đầu tiên ra đời vào năm 2008,trong năm 2009 và 2010 mô hình cửa hàng Co.op Food tiếp tục được nhân rộng trên toànđịa bàn TP HCM, phấn đấu đạt 120 cửa hàng vào năm 2015

Lãnh đạo của hệ thống Saigon Co.op không ngần ngại tiết lộ mô hình “made inViet Nam” này Họ đã thuê một công ty tư vấn độc lập (công ty tư vấn The Pathfinder)nghiên cứu nhu cầu của người nội trợ Qua khảo sát 800 phụ nữ nội trợ, nhóm thực hiện đãnhận ra nhu cầu ngày của nhóm người nội trợ hiện đại:

 Người nội trợ chuyên: thường là phụ nữ lớn tuổi, kỹ năng nấu nướngtốt, quan niệm bữa ăn cần phải ngon, được chế biến từ những thực phẩm tươi, ngon.Rất quan tâm đến sức khỏe của bản thân và đại gia đình (chồng, con, cháu) Muốnthực phẩm an toàn và bổ dưỡng để giảm thiểu các nguy cơ về sức khỏe

 Người nội trợ không chuyên: thường là phụ nữ trẻ, kỹ năng nấu nướngkhông giỏi, quan niệm chỉ cần bữa ăn đủ dinh dưỡng và ngon miệng là đủ, không cầnquá cầu kỳ phức tạp Có nhiều hoài bão, ước mơ Muốn đơn giản hóa việc nấu nướng

Trang 37

để có thêm thời gian đầu tư cho sự nghiệp hay chăm sóc bản thân hay tận hưởngnhững giây phút quý báu bên chồng con.

Trong đó, nhóm người nội trợ không chuyên đang có xu hướng ngày càng tăng Từ

đó, công ty The Pathfinder đã phát triển mô hình Co.op Food từ thiết kế màu sắc, quầy kệ,

bố trí mặt bằng, danh mục hàng hóa, các phương tiện truyền thông đến người tiêu dùng,chọn địa điểm rất phù hợp với nhu cầu của đại đa số phụ nữ hiện đại: mở cửa từ 6 giờ sángđến 9 giờ tối với hàng hóa đa dạng (hàng tươi sống, sơ chế, chế biến, nấu chín, thực phẩmđông lạnh và công nghệ, hóa phẩm – đồ dùng hàng ngày) được chọn lọc với tiêu chí tươingon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với giá cả hợp lý Tùy theo địa bàn, khu vực, mỗicửa hàng sẽ cung cấp những thực phẩm theo nhu cầu của dân cư Ngoài ra, Co.op Food còncung cấp dịch vụ tư vấn món ăn hằng ngày, món ngon cuối tuần, đặt hàng qua điện thoại,giữ xe miễn phí, chấp nhận đổi trả hàng và chấp nhận thanh toán bằng phiếu quà tặng củaCo.opMart, được tích lũy điểm và hưởng mọi quyền lợi trong chương trình khách hàng thânthiết của hệ thống siêu thị Co.opMart Với diện tích dao động từ 100 đến 500m², mục tiêucủa cửa hàng là phục vụ dân cư nền trong khu vực trong bán kính 500m, rất phù hợp với sựphân bố của các khu dân cư trên địa bàn TP HCM, đặc biệt là các khu vực trung tâm vốn rấtđắt đỏ về giá mặt bằng

Thực tế cho thấy hiệu quả của chuỗi Co.op Food rất cao và mang đến cho ngườitiêu dùng rất nhiều sự tiện lợi Co.op Food đang thay đổi thói quen mua thực phẩm hàngngày của người nội trợ, có hơn 80% hộ dân chọn Co.op Food là nơi mua thực phẩm cho bữa

ăn hàng ngày với tần suất 20 - 21 lần/ tháng Hơn 90% khách hàng nữ đồng ý rằng Co.opFood đã làm cho cuộc sống của họ tốt đẹp hơn vì đã giúp tiết kiệm thời gian và giảm côngsức cho việc nội trợ một cách đáng kể Dự kiến đến năm 2012, Saigon Co.op sẽ cho ra đời

120 cửa hàng Co.op Food tại các khu vực dân cư http://doanhnhansaigon.vn/online/tin-tuc/ kinh-te/2009/07/1035272/bao-van-xa-bo/

Một số điểm mạnh trong mô hình của Co.op Food:

o Là cánh tay nối dài của hệ thống siêu thị Co.opMart, mở rộng thươnghiệu Co.op sang một loại hình bán lẻ mới – cung cấp thực phẩm chuyên doanh, gópphần khẳng định & duy trì vị thế dẫn đầu ngành bán lẻ Việt Nam

o Được thừa hưởng trình độ, kinh nghiệm, công nghệ và thương hiệu từCo.opMart nên ngay từ khi xuất hiện, Co.op Food có thể nhanh chóng tạo được niềmtin với người tiêu dùng

o Co.op Food nhấn mạnh vào yếu tố: an toàn và tiện lợi Đây là hai yếu

tố đang được rất nhiều người tiêu dùng quan tâm, nhất là khi chất lượng cuộc sốngngày càng nâng cao Trong đó, yếu tố tiện lợi được phân tích rất kỹ để tìm ra đến 8đặc tính của tiện lợi và Co.op Food khai thác hết các đặc tính này để phục vụ chongười tiêu dùng được trọn vẹn

Tuy vậy, vẫn có một số mô hình bán lẻ đang phát triển mạnh như chuỗi cửa hàngtiện lợi của Vissan, CP Mart, SagriFood, … Tận dụng lợi thế của công ty mẹ, các cửa hàng

Trang 38

của Vissan, CP Mart, SagriFood ít nhiều mang vóc dáng của cửa hàng chuyên doanh hơn làmột nhà bán lẻ đúng nghĩa Còn chuỗi cửa hàng thực phẩm Co.op Food là một sáng tạo rấtđáng chú ý trong lĩnh vực bán lẻ ở Việt Nam Đây là mô hình lai giữa siêu thị- cửa hàng tiệnlợi: kinh nghiệm và năng lực của siêu thị Co.opMart được kết hợp với khả năng đi sâu vàocác khu dân cư, chuyên doanh về hàng thực phẩm Sự ra đời của Coop Food nhằm: Hỗ trợthống bán lẻ thực phẩm truyền thống; Phục vụ lối sống quan tâm đến sức khỏe và tiết kiệmthời gian để tận hưởng giá trị cuộc sống; Phục vụ nhu cầu tiêu dùng thành phố hàng ngàyvới giải pháp thực phẩm an toàn, mang tính tiện lợi cao; Đáp ứng nhu cầu riêng của kháchhàng trong địa bàn - nguồn dân cư tại chỗ; Phong cách phục vụ quan tâm, thấu hiểu, chu đáo

& thân thiện

Saigon Co.op đang có ý định liên kết và cung cấp hàng hoá cho các cửa hàng bán lẻthông qua Trung tâm phân phối của Saigon Co.op đang được hình thành Saigon Co.op cũng

đã thí điểm mô hình này Bên cạnh hệ thống Co.op Mart, Saigon Co.op có chuỗi cửa hàngCo.op với quy mô từ 50 - 150 m2 Tuy nhiên, do điều kiện mới thí nghiệm nên SaigonCo.op chỉ phát triển được trong các cửa hàng của Hợp tác xã Thương mại Tp.HCM SaigonCo.op cũng đang suy nghĩ đến việc mở rộng trên cả nước

Người tiêu dùng ở Tp HCM luôn phải lựa chọn giữa Co-opMart và Big-C Khôngchỉ thị trường TPHCM, hầu hết khách hàng của các tỉnh thành đều chỉ biết mỗi Co-opMart.Điều này cho thấy rõ việc phân phối, điểu tiết các chi nhánh đến với các tỉnh thành cũng làphần quan trọng để nắm giữ lượng khách hàng lớn mà đối thủ cạnh tranh chưa nắm bắt kịp.Thu hút khách hàng và thỏa mãn nhu cầu của họ cả về mặt tinh thần là điều mà các doanhnghiệp luôn nổ lực hết mình để đạt được

Với tổng kho Trung tâm phân phối có diện tích trên 15.000m2 và kho Thực phẩmtươi sống trữ lạnh rộng 4.500m2, Saigon Co.op đã đảm bảo quản lý và kiểm soát tốt chấtlượng hàng hoá, điều phối và luân chuyển kịp thời hàng hoá trên toàn hệ thống Co.opMart

và các cửa hàng Co.op, không để xảy ra tình trạng sốt hàng vào những thời điểm nhạy cảm.Bên cạnh đó, một quy trình quản lý chất lượng chặt chẽ đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 cũngđược Saigon Co.op trang bị từ năm 2002 nhằm đảm bảo tốt việc kiểm soát và đánh giá chấtlượng hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống

Sự ra đời của Công ty phân phối Việt Nam (VDC) trong năm 2007 là kết quả củaliên doanh giữa 4 đại gia phân phối – bán lẻ lớn: Satra, Hapro, Saigon Coop và Phú Thái.Đây được coi là một bước đi mạnh mẽ của các nhà phân phối, bán lẻ trong nước để ứng phóvới sự cạnh tranh của các nhà phân phối, bán lẻ nước ngoài đã có hiện diện tại Việt Namhoặc chuẩn bị tham gia thị trường Xu hướng này sẽ ngày càng rõ nét trong thời gian tới, khimột số “đại gia” mua lại và thâu tóm các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành (khôngnhất thiết phải cùng trên thị trường liên quan – tương tự như trường hợp Kinh Đô)

Trước xu hướng tiêu dùng thay đổi Thêm nữa, sự chênh lệch về phương thức kinhdoanh, sự đa dạng hàng hóa, giá cả, nhãn hiệu, an toàn thực phẩm đã nghiêng cán cân lợithế về phía hệ thống phân phối hiện đại Trong đó dường như các nhà phân phối nước ngoài

Trang 39

đang chiếm thế áp đảo Có cảnh báo rằng chỉ cần một siêu thị Wal-mart ở trung tâmTP.HCM thì tất cả siêu thị của Saigon Co-op sẽ biến mất

Hệ thống quản trị của mạng lưới phân phối Việt Nam hiện nay vẫn còn thiếu tínhchuyên nghiệp Hệ thống phân phối nhiều tầng nấc đã đẩy chi phí và giá hàng hóa lên cao,gây thiệt hại cho người tiêu dùng và làm giảm tính cạnh tranh của các công ty phân phối củaViệt Nam Kinh nghiêm từ các nước cho thấy, hệ thống phân phối tốt phải đảm bảo ở tất cảcác khâu từ dự trữ, phân loại, bảo quản, vận chuyển cho đến bước chuẩn bị cho khâu bán lẻ.Muốn thực hiện được hệ thống phân phối đồng bộ thì đòi hỏi phải có nguồn tài chính mạnh

và hình thức quản lý phù hợp Tuy nhiêu, đối với các công ty Việt Nam có vẻ như là quásức

P4: Promotion

Thu hút khách hàng là thế mạnh của chuỗi siêu thị Coop Mart Là người bạn đồnghành 10 năm liền của các nhà sản xuất, tổ chức quảng bá thương hiệu Việt qua chương trìnhtrưng bày và bán hàng Việt Nam chất lượng cao trong hệ thống siêu thị Hàng năm, đã thuhút hàng ngàn nhà sản xuất tham gia với các chương trình khuyến mãi, giới thiệu sản phẩmmới thật hấp dẫn

Điểm nổi bật tạo nét đặc trưng của Coop Mart là triển khai các chương trình kháchhàng thân thiết, khách hàng thành viên Coop Mart, khách hàng VIP, được thực hiện xuyênsuốt đã thu hút ngày càng nhiều khách hàng tham gia chiếm 50% doanh số và 25% lượngkhách Cùng với các quyền lợi ưu đãi và các dịch vụ cộng thêm được cải tiến thường xuyên,

đã mang lại cho khách hàng nhiều tiện ích và niềm vui khi đến với siêu thị Coop Mart

CHƯƠNG TRÌNH KHÁCH HÀNG THÂN THIẾT

Đi đôi với việc luôn luôn tìm kiếm, “săn lùng” khách hàng mới, đơn vị này cũngkhông quên giữ chân khách hàng cũ Một điều khá quan trọng mà không phải doanh nghiệpnào cũng nhận thức được Vì thế, ngay từ cuối năm 1997, Co-opMart đã đi tiên phong trongviệc xây dựng chương trình “khách hàng thân thiết” và thẻ thành viên

1 Điều kiện đăng ký:

Khách hàng mua sắm trong khu tự chọn của hệ thống Siêu thị Co.opMart và chuỗi

Cửa hàng thực phẩm Co.opFood trên toàn quốc với hóa đơn từ 50.000 đồng trở lên đều

được đăng ký tham gia chương trình

Khi đăng ký, khách hàng vui lòng xuất trình giấy CMND hoặc Passport (dành cho người nước ngoài không có CMND)

2 Qui đổi điểm từ doanh số trên hóa đơn mua hàng:

10.000 đồng = 1 Điểm Mua Hàng (Chỉ tính phần doanh số làm tròn 10.000 đồng)

Trang 40

3 Cấp độ thẻ được xác định dựa trên Điểm Mua Hàng:

Khách Hàng Thân Thiết + 600 ĐMH = Thành Viên Co.opMart

Thành Viên Co.opMart + 1600 ĐMH = Thành Viên VIP

Tham gia các chương trình Khuyến mãi tặng Điểm

Thưởng, Mua hàng giảm giá đặc biệt và Đổi điểm lấy quà

được tổ chức thường xuyên trong năm

quà VIP Tặng 0,25 Điểm Thưởng cho mỗi Điểm Mua Hàng

tích lũy được (áp dụng từ khi VIP đạt 600 Điểm Mua Hàng)

x

Lưu ý là : Điểm và thông tin hồ sơ khách hàng được cập nhật chính xác sau khi phát sinh giao dịch 24 giờ Và chỉ có giá trị trong một năm (từ 01/01 đến 31/12) Sang năm tiếp theo, cấp độ thẻ được bảo lưu và thẻ được tái sử dụng để tích điểm Thẻ không phát sinh doanh số trong 02 năm liền sẽ bị khóa Sau khi khóa 01 năm, nếu khách hàng vẫn không có nhu cầu kích hoạt lại thì mã thẻ sẽ bị hủy vĩnh viễn

Co.opMart dường như là doanh nghiệp đứng đầu về các chương trình khuyễn mại,

bên cạnh những ngày lễ tết Co.opMart còn rất nhiều đợt khuyến mại khác nổi bật như:chương trình “Tự hào hàng Việt 2010”, tuần lễ “tiêu dùng xanh” (từ ngày 11.9 đến 18.9),

“hưởng ứng tháng khuyến mãi 2010”…ở chương trình “Tự hào hàng Việt 2010”, SaigonCo.op và 400 nhà cung cấp dành kinh phí hơn 45 tỉ đồng để thực hiện chương trình diễn ra

Ngày đăng: 22/09/2012, 16:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Trần Bình -Lê Tấn Kế - Phan Văn Khỏe thu tiền điện theo hình thức khoán sử dụng - Nghiên cứu thị trường bán lẻ ở Việt Nam.doc
r ần Bình -Lê Tấn Kế - Phan Văn Khỏe thu tiền điện theo hình thức khoán sử dụng (Trang 55)
Mô hình kết hợp chợ truyền thống và TTTM (nguồn: CBRE Việt Nam) - Nghiên cứu thị trường bán lẻ ở Việt Nam.doc
h ình kết hợp chợ truyền thống và TTTM (nguồn: CBRE Việt Nam) (Trang 73)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w