1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Định hướng phát triển cho các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ ở Việt Nam hiện nay.DOC

36 1,7K 22
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 254,5 KB

Nội dung

Định hướng phát triển cho các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ ở Việt Nam hiện nay

Trang 1

Lời mở đầu

Ngày 17/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổchức thương mại thế giới WTO Đây là một mốc quan trọng đánh dấu giai đoạnphát triển mới của Việt Nam Trong những năm vừa qua chúng ta đã đạt đượcnhiều thành tựu lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội Tuy nhiên với những cơhội và thách thức mà WTO đặt ra cho Việt Nam thì chúng ta còn rất nhiều việcphải làm Trước tiên và quan trọng nhất đó là phải củng cố lại các ngành được coi

là thế mạnh và truyền thống của Việt Nam Bên cạnh đó cũng phải xây dựng vàphát triển những ngành nghề mà VN còn chưa có và còn yếu và non trẻ Các ngànhsản xuất của chúng ta nói chung còn yếu, nhỏ và chưa tập trung Mối lo đối với cácngành này không chỉ là làm sao để sản xuất cho tốt, sản phẩm chất lượng cap màcòn là làm sao để có thể đi vào thị trường, có thể tiêu thụ được sản phẩm Muốntiêu thụ được sản phẩm, họ phải thông qua hệ thống phân phối để sản phẩm đếnđược tay người sử dụng Trong khi đó hệ thống phân phối của Việt Nam vẫn cònyếu, chủ yếu thông qua các kênh phân phối truyền thống, khối lượng sản phẩmđược lưu thông qua kênh phân phối hiện đại vẫn còn rất ít Chính vì vậy một vấn đềđặt ra là làm sao để phát triển được ngành bán lẻ còn rất non trẻ của Việt Namtrong khi nó đang phải đối mặt với một thực tế là “những người khổng lồ” trongngành bán lẻ trên thế giới đang có mặt tại Việt Nam và sắp tới có thêm nhiều

“người khổng lồ” nữa xuất hiện Đây là một vấn đề cấp bách cần được nghiên cứu,giải quyết một cách cẩn thận Với mong muốn có một cái nhìn sâu sắc hơn vềngành bán lẻ Việt Nam và đề xuất định hướng phát triển mang tính chiến lược cho

các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam Chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Định hướng phát triển cho các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ ở Việt Nam hiện nay” Do khả năng hiểu biết còn nhiều hạn chế chắc chắn đề tài sẽ còn nhiều thiếu

sót Chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến bổ sung để đề tàiđược hoàn thiện hơn

Trang 2

I Lý luận chung về bán lẻ:

Bán lẻ là một loại trung gian thương mại đóng vai trò quan trọng trong lưuthông hàng hoá, là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng Nó tồn tại trongmối quan hệ tác động với rất nhiều các yếu tố của thị trường hàng hoá và dịch vụ

Vì vậy để có được cái nhìn rõ nét hơn về bán chúng ta lần lượt khi xem xét các kháiniệm về: bán lẻ, vai trò của bán lẻ, thị trường bán lẻ, doanh nghiệp bán lẻ và cácyếu tố tác động đến các doanh nghiệp bán lẻ này

1 Các khái niệm

1.1 Bán lẻ

Bán lẻ là tất cả các hoạt động có liên quan đến việc bán hàng hoá hay dịch vụtrực tiếp cho người tiêu thụ cuối cùng, để họ sử dụng cho bản thân chứ không phảikinh doanh

Có nhiều tổ chức như: nhà sản xuất, nhà bán buôn, nhà bán lẻ thực hiện cácchức năng bán lẻ, nhưng phần lớn công việc bán lẻ là do những nhà bán lẻ chuyênnghiệp thực hiện

Các nhà bán lẻ thuộc đủ loại quy mô, hình thức và luôn xuất hiện thêmnhững kiểu bán lẻ mới Các chức năng phân phối do các nhà bán lẻ thực hiện cóphối hợp theo nhiều cách khác nhau để tạo ra các dạng mới của định chế bán lẻ Cóthể phân loại những nhà bán lẻ theo một số các tiêu thức sau:

Theo những mặt hàng mà nhà bán lẻ bán người ta chia ra thành: cửa hàngchuyên doanh, cửa hàng bách hoá, siêu thị, cửa hàng tiện dụng, và cửa hàng caocấp

- Cửa hàng chuyên doanh: bán các dòng sản phẩm hẹp và chuyên sâu

- Cửa hàng bách hoá: bày bán những mặt hàng khác nhau, mỗi mặt hàng làmột quầy riêng

- Siêu thị: là những trung tâm bán lẻ lớn, chi phí thấp, tự phục vụ, giá thấp,doanh số bán cao

- Cửa hàng tiện dụng: là cửa hàng bán lẻ nhỏ, bán một số mặt hàng phục vụnhu cầu thường xuyên của người tiêu dùng

Theo phương pháp hoạt động của nhà bán lẻ chia thành: Bán lẻ qua cửa hàng

và bán lẻ không qua cửa hàng Bán hàng không qua cửa hàng có nhiều hình thức

2

Trang 3

như: đặt hàng qua thư, máy bán hàng, mua hàng qua máy tính, qua điện thoại vàbán lẻ tại nhà

Theo hình thức sở hữu chia ra thành: Bán lẻ độc lập, chuỗi tập đoàn, hợp tác

xã bán lẻ, hợp tác xã tiêu thụ và các đại lí độc quyền kinh tiêu,

- Của hàng độc lập do một cá nhân làm chủ và tự quản lí

- Chuỗi tập đoàn thường gồm nhiều cửa hàng bán lẻ thuộc cùng một chủ sởhữu, bán những mặt hàng tương tự như nhau và việc mua bán có sự điều hành tậptrung

- Hợp tác xã bán lẻ gồm một số các nhà bán lẻ độc lập liên kết lại và thànhlập một tổ chức thu mua và có tổ chức tập trung và điều hành các công việc bánhàng và quảng cáo thống nhất

- Hợp tác xã tiêu thụ là tổ chức bán lẻ do chính khách hàng lập ra

- Các đại lí độc quyền kinh tiêu là những liên kết theo hợp đồng giữa cácbên chủ quyền (nhà sản xuất, nhà bán bán buôn hay tổ chức dịch vụ) và bên nhậnquyền (các nhà bán lẻ) muốn mua quyền sở hữu và quyền kinh doanh sản phẩm

Xét theo lĩnh vực phân phối ta có thể phân chia bán lẻ thành hai hình thứckênh chính đó là: kênh phân phối truyền thồng và kênh phân phối hiện đại Trong

đó kênh phân phối truyền thống bao gồm: Các chợ, cửa hàng thực phẩm, người bándạo… Đây là kênh phân phối của các cá nhân, tư nhân với hình thức kinh doanhnhỏ lẻ Còn kênh phân phối hiện đại thì bao gồm: Các trung tâm thương mại, cácsiêu thị, mạng lưới cửa hàng tiện lợi, khu thương mại-dịch vụ, trung tâm hội chợ-triển lãm… Đây là hình thức bán lẻ hàng hoá theo loại hình thương mại hiện đại Như vậy có nhiều cách phân loại hệ thống bán lẻ theo các tiêu thức khácnhau, tuy nhiên trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu chúng tôi đi sâu vào phân

tích bán lẻ theo lĩnh vực phân phối

1.1 Vai trò của bán lẻ

Bán lẻ đóng vai trò quan trọng trong kênh phân phối, nó là cầu nối giữa nhàsản xuất và người tiêu dùng Nói đến vai trò của bán lẻ cũng chính là ta đang nóitới vai trò của các nhà bán lẻ, những chủ thể của tác động, nhờ có các nhà bán lẻ

mà bánh xe lưu thông hàng hoá trở lên nhanh nhạy hơn

Trước hết ta nhận thấy bán lẻ có vai trò rất quan trọng đối với các nhà sảnxuất, có thể thấy qua các sơ đồ lưu chuyển hàng hoá sau :

Trang 4

Sơ đồ 1: lưu chuyển hàng hóa

Hàng hóa được sản xuất ra để đến được tay người tiêu dùng thì nhà sản xuấtphải thực hiện đến chín lần tiếp xúc Số lần tiếp xúc lớn sẽ gây rất nhiều những khókhăn như: Vấn đề tập trung được nguồn lực để mở rộng quy mô, những khó khăntrong quản lý kênh, trong hoạt động xúc tiến bán hàng Những vấn đề này sẽ ảnhhưởng trực tiếp đến lợi nhuận của họ

Sơ đồ 2: Lưu chuyển hàn hóa

Nhờ tối thiểu hóa số lần tiếp xúc thoả mãn thị trường lên các nhà bán lẻ đãgiúp cho việc lưu thông hàng hoá trở nên dễ dàng hơn Bên cạnh đó, các nhà bán lẻcòn có những lợi thế về quan hệ tiếp xúc thị trường, kinh nghiệm, sự chuyên mônhoá và quy mô hoạt động Chính vì thế trong rất nhiều lĩnh vực để các nhà bán lẻphân phối sản phẩm đến tay khách hàng sẽ đem lại cho nhà sản xuất lợi ích nhiều

Khách hàng

Khách hàng

Khách hàng

Khách hàng Nhà bán lẻ

Trang 5

hơn so với khi tự nó làm lấy Vì vậy mặc dù lợi nhuận của mình sẽ bị chia sẻ nhưngcác nhà sản xuất vẫn sử dụng các nhà bán lẻ trong kênh phân phối của mình

Bên cạnh đó, các nhà bán lẻ cũng đóng một vai trò quan trọng đối với kháchhàng Khi có các nhà bán lẻ tham gia phân phối hàng hoá thì khách hàng đượchưởng rất nhiều lợi ích như: Họ có thể mua được hàng hoá một cách nhanh chóng,chủng loại hàng hoá đa dạng, được hưởng các dịch vụ hậu mãi phong phú…Nhưvậy sẽ không còn khác biệt về thời gian, địa điểm và quyền sở hữu giữa nhà sảnxuất và người tiêu dùng Mặc dù vẫn còn có những hạn chế: Thông tin phản hồi từphía khách hàng đến nhà sản xuất đôi khi không được phản ánh đúng, nhà sản xuấtphải bỏ ra một khoản chi phí cho các nhà bán lẻ Tuy nhiên sự có mặt của các nhàbán lẻ như là một nhu cầu tất yếu, làm cho cung và cầu thị trường thị trường phùhợp nhau một cách trật tự và có hiệu quả Giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm đếnngười tiêu dùng với đùng mức giá mà họ có thể mua, đúng chủng loại mà họ cần,đúng thời gian và địa điểm mà họ yêu cầu

Cầu bán lẻ ở đây là những người tiêu dung, họ có rất nhiều các nhu cầu vềhàng hoá và dịch vụ nhằm thoả mãn những mong muốn của mình

Trang 6

Trên thị trường bán lẻ, các nhà bán lẻ đóng vai trò là người đại diện mua chocác khách hàng của họ Khi lựa chọn mua hàng hoá từ nhà sản xuất, họ phải xemnhững sản phẩm ấy có thu hút được khách hàng của họ hay không! Và từ đó họquyết định nên kinh doanh những mặt hàng nào nhằm đáp ứng một cách tốt nhấtnhu cầu của người tiêu dùng Chính vị thế trên thị trường bán lẻ, người tiêu dùng làngười chấp nhận giá còn các nhà bán lẻ là ngưòi quyết định giá bán Mức giá mà họđưa ra là dựa trên cơ sở: Mức giá mua vào, chi phí lưu thông và khả năng thanhtoán của khách hàng.

1.3 Doanh nghiệp bán lẻ và các yếu tố tác động đến doanh nghiệp bán lẻ

Doanh nghiệp bán lẻ bao gồm các tổ chức mua hàng hoá để bán lại hoặc chothuê nhằm mục đích kiếm lời

Các yếu tác động đến doanh nghiệp bán lẻ bao gồm có các yếu tố thuộc môitrường vĩ mô và các yếu tố thuộc môi trường ngành Các yếu tố thuộc môi trường

vĩ mô ở đây là: Môi trường kinh tế, môi trường chính trị pháp luật, môi trường vănhoá xã hội, môi trường nhân khẩu học Còn các yếu tố thuộc môi trường ngành là:Các doanh nghiệp bán lẻ tiềm ẩn, nhà sản xuất, sản phẩm thay thế, các doanhnghiệp bán lẻ trong ngành và người tiêu dùng Các yếu tố này có tác động lớn đếnhoạt động bán lẻ của doanh nghiệp Nó mang lại những cơ hội và cả những tháchthức cho doanh nghiệp Chính vì thế doanh nghiệp cần phải có những phân tíchđánh giá để có thể tận dụng được những cơ hội, đương đầu với thách thức từ đó cóđược những hướng đi hợp lí để phát triển tốt hơn

II- Thực trạng ngành bán lẻ Việt Nam hiện nay

1 Tổng quan về thị trường bán lẻ Việt Nam

Trong thị trường bán lẻ Việt Nam cả nước mới có khoảng 200 siêu thị, 32 trungtâm thương mại, 1000 cửa hàng nhỏ bán hàng tự chọn Với các siêu thị có vốn đầu

tư trong nước như Coopmart(15 siêu thị); Siêu thị Sài Gòn, Intimex (2 siêu thị)…

Và các siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài như : Metro cash&carry (8 trung tâmphân phối); Bourbon(Big C 10 siêu thị); Parkson(10 trung tâm thương mại) Xét vềmối tương quan giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoàicòn nhiều chênh lệch Khi mà các nhà phân phối trong nước được đánh giá là cònnhiều điểm yếu cả về vốn, hậu cần, tính chuyên nghiệp Trong khi các đối thủ nước

6

Trang 7

ngoài với kinh nghiệm quản lý, hậu cần hiện đại, đặc biệt là tiềm lực tài chính rồidào Một vài ví dụ là Metro (một trong 5 nhà phân phối hàng đầu thế giới), hayTesco(Anh) một tập đoàn bán lẻ đứng thứ 2 thế giới với doanh số gần 400 tỷ USD.Bên cạnh đó còn phải kể đến Walmart và Carrefoul hai nhà bán lẻ nhất nhì thế giới.Điều đó khẳng định cường độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường bán lẻViệt Nam Mà quan trọng là cạnh tranh giữa các nhà bán lẻ trong nước và các nhàbán lẻ nước ngoài.

Cùng với sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, thị trường bán lẻ ở Việt Namcũng đang trên đà phát triển Thị trường bán lẻ Việt Nam được giới kinh doanhđánh giá là một thị trường đầy tiềm năng Với doanh thu mỗi năm đạt hơn 2 tỷUSD, tốc độ tăng trưởng đến 30 %/năm, đặc biệt tại khu vực phía nam tới 85%người dân thành thị thường xuyên mua sắm tại các siêu thị và các trung tâm thươngmại Theo kết quả công bố của công ty nghiên cứu thị trường AT Kearney (Công ty

tư vấn và quản lý AT kearney –http:// www.atkearney.com/ một trong những công

ty nghiên cứu quản lý lớn nhất thế giới đã lập ra chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu(GRDI) vào năm 1995, kể từ năm 2001 công ty tiến hành công bố bản nghiên cứuthường niên về độ hấp dẫn đầu tư bán lẻ ở 30 thị trường đang trỗi dậy thông qua chỉ

số GRDI) Vào đầu năm 2006 thì Việt Nam là một trong 10 thị trường bán lẻ pháttriển nhanh nhất thế giới Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc để trở thành thịtrường bán lẻ hấp dẫn thứ ba không chỉ ở Châu Á mà cả thế giới sau Ấn Độ vàNga Cũng theo kết quả công bố này Việt Nam còn được đánh giá sẽ trở thành mộttrong 7 thị trường tiêu dùng sôi động nhất thế giới đến năm 2020

Trên thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay chúng ta có thể thấy một vài xuhướng đang diễn ra

Trước tiên là xu hướng tiêu dùng hiện đại ngày càng tăng Với quy mô thịtrường hơn 84 triệu dân, trong đó hơn một nửa dân số dưới 30 tuổi và họ thích muasắm Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao (năm 2006 là 8.17%) Thu nhập bìnhquân của người dân không ngừng tăng lên, xu hướng tiêu dùng đang thay đổi Vớimức chi tiêu tiêu dùng trung bình 500.000 VND (khoảng 31 USD/tháng) củakhoảng 70.29% dân số trong độ tuổi từ 22-25, người tiêu dùng Việt Nam đang làmthay đổi bộ mặt thị trường tiêu dùng trong nước Với sự phát triển của thị trườngbán lẻ theo xu hướng hiện đại qua hệ thống siêu thị, các trung tâm thương mại vàcác cửa hàng tiện ích, thị trướng bán lẻ Việt Nam càng tỏ ra hấp dẫn hơn khi tỷ

Trang 8

trọng thương mại hiện đại mới chiểm khoảng 15% trong khi tại Mỹ là 90% vàTrung Quốc là 56%.

Thứ hai là xu hướng liên kết giữa các doanh nghiệp phân phối với nhau( liên kết ngang) và xu hướng liên kết giữa các doanh nghiệp phân phối và các nhàsản xuất ( liên kết dọc) Các doanh nghiệp áp dụng thành công liên kết ngang nhưSaigon coop-Satra; Saigon coop-Tập đoàn Phú Thái Và việc liên kết dọc đơn cửnhư giữa Saigon coop với Pepsi cola

Thứ ba là việc các nhà phân phối hiện tại và các nhà phân phối mới đang đầu

tư mạnh mẽ vào thị trường bán lẻ trong nước Vào đầu tháng 12/2006 chỉ trongvòng một tuần đã có nhiều siêu thị có quy mô lớn khai trương Metro cash&carry

mở trung tâm thứ 7 với vốn đầu tư 15 triệu USD, Coop mart khai trương mô hìnhkinh doanh mới: Siêu thị kết hợp với trung tâm mua sắm, giải trí, ăn uống Vissanthiết lập hệ thống siêu thị mini từ hơn 30 cửa hàng có sẵn Tập đoàn chuyên kinhdoanh giày dép và phụ kiện trang sức của Mỹ Nine West đã khai trương cửa hàngđầu tiên tại Hà Nội

Như vậy với việc Việt Nam sắp phải mở cửa hoàn toàn thị trường cho cácnhà phân phối nước ngoài, cùng với sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam, sẽhứa hẹn nhiều thành công, nhiều cơ hội và cả thách thức đối với các doanh nghiệptrong nước và cả các doanh nghiệp nước ngoài

2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành bán lẻ Việt Nam 2.1 Các yếu tố vĩ mô

2.1.1 Các yếu tố kinh tế

Môi trường kinh tế là một yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng rất lớn tới thị trường bán

lẻ của Việt Nam đặc biệt là hệ thống bán lẻ hiện đại Để đánh giá những ảnh hưởngnày chúng ta cần chú ý tới những yếu tố của môi trương vĩ mô như:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng tăng nhanh là là một công cụ kinh tế được lượng hoá trongquá trình tính toán dùng để đánh giá mức độ phát triển và tiềm năng kinh tế củamỗi quốc gia Khi tốc độ tăng trưởng cao, những tác động của nó là rất lớn trên mọiphương diện của đời sống kinh tế và xã hội, đời sống nhân dân được cải thiện, nhucầu ngày càng tăng cao đặc biệt là trong các hoạt động tiêu dùng Do vậy có thểthấy khi tốc độ ngày càng cao đó chính là một dấu hiệu tốt cho các doanh nghiệpbán lẻ khi quyết định tham gia vào thị trường ngành tìm kiếm cơ hội và lợi nhuận

8

Trang 9

Theo thống kê tốc độ tăng trưởng kinh tế thực tế năm 2001 đến năm 2006 ta có:

Bảng1 tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2001-2006

(nguồn niên giám thống kê năm 2006)

Từ số liệu này ta có thể thấy trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởn có xuthế ngày càng tăng, xu thế này đánh dấu một bước phát triển mới, những biếnchuyển mới trong nền kinh tế Việt Nam Tốc độ tăng trưởng bình quân năm trongthời kỳ 2001- 2004 đã đạt 7,25% Đặc biệt trong năm 2005 tốc độ tăng trưởng đạtmức cao nhất trong 5 năm gần đây Sang đến năm 2006 tốc độ tăng trưởng kinh tế,theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng trưởng kinh tế cả nước năm

2006 đạt 8,17% tốc độ tăng trưởng tuy có xu hướng giảm đi nhưng vẫn ở mức cao,bên cạnh đó những tiền để về cơ sở vật chất và các điều kiện phát triển cũng đượccủng cố nhiều nó là cơ sở cho các năm phát triển sau này

Theo Báo cáo cũng đưa ra dự báo năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế củaViệt Nam tiếp tục tăng cao, có thể đạt khoảng 8,7% Có thể thấy thị trường kinh tếViệt Nam ngày càng thể hiện tiềm năng và sức hấp dẫn của mình với các doanhnghiệp trong nước cũng như thế giới Rất nhiều cơ hội của nền kinh tế được mở racho các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường

Tốc độ này cũng chính là yếu tố phản ánh tốc độ phát triển của ngành Khi kinh

tế phát triển đới sống được cải thiện mọi hoạt động trong ngành bán lẻ cũng từ đó

có những cơ sỏ cho sự phát triển

Thu nhập bình quân:

Từ những số liệu về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế ta có thể thấy cùng với

nó thu nhập của người dân cũng ngày càng được cải thiện Sự tăng về thu nhập củangười dân là yếu tổ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng và sức mua của khách hàngtrong thị trường bán lẻ Thu nhập bình quân cũng chính là yếu tố mà những nhàphân phối đặc biệt là những doanh nghiệp bán lẻ hiện đại phải chú ý trong quyếtđịnh khi tham gia vào thị trường này Khi thu nhập của người dân tăng lên kèmtheo đó là những nhu cầu của họ cũng tăng lên một cách nhanh chóng những đòihỏi cần phải đáp ứng ngày càng cao đặc biệt là trong hoạt động tiêu dùng sinh hoạthàng ngày Khi đó, những nhu cầu không chỉ là “ăn no mặc ấm” nữa mà thay vào

đó là nhu cầu: “ăn ngon mặc đẹp” và cao hơn nữa mức gia tăng của nhu cầu tỉ lệthuận với mức thu nhập bình quân của mỗi người Đây chính là một cơ hội tốt chocác doanh nghiệp cung ứng hàng hoá tiêu dùng của Việt Nam Ngành bán lẻ là mộtngành mà cơ hội của nó là rất lớn trong thị trường này Việt Nam trong giai đoạn

Trang 10

hiện nay chúng ta thấy nó cũng không nằm ngoài vòng quay của thế giới, thu nhậpcuả người dân cũng ngày càng được nâng cao, đời sống của người dân cũng ngàycàng được cải thiện:

Theo kết quả khảo sát, mức sống hộ gia đình năm 2004 do Tổng cục Thống kêtiến hành, trong năm 2003- 2004, thu nhập bình quân trong cả nước đạt 484 nghìnđồng/người/tháng, tăng 36% so với năm 2001-2002, trong đó 4 vùng có mức tăngcao là: Tây Nguyên (60,1%), Đông Bắc Bộ (42,5%), đồng bằng sông Hồng,(38%)Tây Bắc (37,1%)

Tính chung thời kỳ 2002-2004, mức tăng thu nhập là 16,6%, nếu loại trừ yếu tốtăng giá thì thu nhập thực tế thời kỳ này 11%, trong đó thu nhập bình quân ở khuvực thành thị đạt 795.000VND/người/tháng, khu vực nông thôn đạt377.000VND/người/tháng

Năm 2005 mức thu nhập bình quân đầu người đạt trên 640USD/người/năm(tương đương với khoảng 10triệu đồng), năm 2006 mặc dù chịu nhiều thiệt hại dothiên tai dịch bệnh đặc biệt là dịch cúm gia cầm nhưng thu nhập bình quân cả nướcvẫn đạt được mức 630USD/người/năm Mức thu nhập xu thế ngày càng tăng quacác năm đặc biệt trong những năm gần đây

Theo ước tính năm 2007 nền kinh tế Việt Nam có rất nhiều triển vọng đáng chú

ý nhất là việc ra nhập WTO sẽ tạo nhiều cơ hội cho tăng trưởng và xuất khẩu, GDP

có thể đạt 970tỷ USD và cùng với nó thu nhập bình quân sẽ tăng cao có thể lên đến715USD/người/ năm tăng 80USD so với năm 2006

Nền kinh tế ngày càng phát triển, đi cùng với nó là sự phân chia giàu nghèo tỉ lệ

hộ giàu có ngày càng tăng Khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm thu nhập ngàycàng tăng, sự gia tăng nàu cũng ảnh hưởng rất lớn tới cây phân phối của các doanhnghiệp khi xác định đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ hiện đại Có thể nói trong tương laithị trường bán lẻ việt nam sẽ chia làm ba phân khúc chính: “thu nhập cao (hàng xaxỉ), thu nhập trung bình (siêu thị hiện có), thu nhập thấp (các thị trường giảm giá)cách phân chia này có thể tạo ra một chú ý trong quá trình tìm ra hướng đi cho cácdoanh nhiệp hiện tại

Như vậy những yếu tố về môi trường kinh tế có thể nhận thấy nó tác động rấtlớn và là một yếu tố quyết định mà các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bán

lẻ cần phải chú ý khi quyết định đầu tư hay tìm ra những giải pháp phù hợp chodoanh nghiệp mình trong giai đoạn hiện nay để đáp ứng một cách tối ưu những nhucầu của khách hàng

2.1.2 Các yếu tố chính trị pháp luật

Nếu như trước đây, người dân thế giới biết đến Việt Nam là đất nước của chiến tranh, của sự nghèo đói thì ngày nay họ còn biết đến Việt Nam như là một trong

những nước an toàn nhất thế giới, thân thiện nhất thế giới Tình hình chính trị ổn

định chính là một nhân tố cực kỳ quan trọng tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt

10

Trang 11

Nam liên tục tăng trưởng và ổn định trong những năm vừa qua Với điều kiện thuậnlợi như vậy, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có thể hoàn toàn yên tâm để triển khai các dự án đầu tư của mình mà không phải lo ngại nhiều về vấn đề an ninh, yếu

tố rủi ro do chính trị bất ổn định

Bên cạnh đó, nhà nước và chính quyền địa phương cũng có những chính sách

ưu đãi tích cực để hỗ trợ các doanh nghiệp này Vừa qua, thủ tướng chính phủ

Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thông qua “đề án phát triển ngành dịch vụ thương mại” do Bộ Thương Mại soạn thảo và trình lên.Cũng trong thời gian này hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố HCM cũng có những quyết định, chính sách để bảo vệ ngành bán lẻ trong nước.Theo đó, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước sẽ được hỗ trợ, ưu đãi về mặt bằng kinh doanh, các thủ tục cấp phép kinh doanh, và việc chính phủ sẽ có những chính sách bảo hộ đối với ngành bán lẻ trongkhuôn khổ hiệp ước đã cam kết với các nước và WTO Chúng ta có 3 năm để thực hiện đầy đủ cam kết với WTO, khoảng thời gian này tuy không nhiều nhưng cũng

có thể đủ để các doanh nghiệp Việt Nam hoàn tất khâu chuẩn bị, xây dựng được hệ thống bán lẻ đủ mạnh để đối phó với các tập đoàn bán lẻ của nước ngoài đang chuẩn bị xâm nhập thị trường Việt Nam Tuy nhiên một vấn đề mà các doanh nghiệp bán lẻ trong nước đang lo ngại đó chính là sự thiếu thống nhất và đồng bộ trong việc ra quyết định cũng như quản lý hành chính giữa các bộ, ban ngành và địaphương Hiện nay Bộ thương mại phụ trách về ngành bán lẻ nhưng việc ra quyết định lại phụ thuộc vào Bộ kế hoạch & đầu tư, trường hợp tương tự cũng xảy ra khi chính quyền địa phương không thực hiện đúng, đầy đủ các chỉ thị của thủ tướng chính phủ Đơn cử như trường hợp: ông Bộ trưởng bộ Kế hoạch đầu tư Võ Hồng Phúc mới ký quyết định cấp phép đầu tư cho một số tập đoàn bán lẻ nước ngoài tại những vị trí có thể nói là “rất đẹp” trong khi ông bộ trưởng bộ thương mại Trương Đình Tuyển đang đi công tác tại nước ngoài Những bất cập này cần phải được khắc phục nhanh chóng để các doanh nghiệp bán lẻ trong nước tạo được lợi thế nhất định trước khi các tập đoàn bán lẻ có 100% vốn nước ngoài chính thức vào Việt Nam Ở một số nước đi trước như: Trung Quốc, Hàn Quốc chỉ cho phép các tập đoàn bán lẻ nước ngoài xây dựng mạng lưới của mình tại những nơi cách xa trung tâm thành phố, những vị trí trọng điểm, đông dân cư được ưu tiên cho các nhà bán lẻ nội địa Và chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm này

Nhìn chung hệ thống pháp luật của nước ta còn khá nhiều hạn chế Hành lang

pháp luật chưa thực sự tạo những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc cấp phép hoạt động hay trong những trường hợp xảy ra tranh chấp Nó là một nhân tố làm hạn chế các doanh nghiệp đầu tư và cạnh tranh một cách công bằng Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần phải lưu tâm đến những điều này, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật nhưng cũng cần đề phòng các doanh nghiệp, tổ chức khác lợi dụng sơ hở của pháp luật để ảnh hưởng đến quyền lợi của mình

Trang 12

2.1.3 Các yếu tố nhân khẩu học

Theo kết quả khảo sát của tập đoàn tư vấn danh tiếng A.T Kearney khẳngđịnh Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn thứ ba thế giới, đang trong tầm ngắmcủa các đại gia bán lể toàn cầu Thực tế nào chứng minh cho điều đó?

Quy mô dân số của Việt Nam đạt mức 84.108 triệu người năm 2006, tốc độtăng dân số được đánh giá vẫn ở mức cao, dân số ở nông thôn chiếm phần lớn Bêncạnh đó các trung tâm thương mại và các siêu thị lớn ở tập trung chủ yếu ở cácthành phố lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng…Theo đánh giá của cácchuyên gia ngành phân phối của các trung tâm siêu thị lớn ở TP Hồ CHí Minh và

Hà Nội mới chỉ đáp ứng được 20 - 30% nhu cầu tiêu dùng của khách hàng có mứcsống trên trung bình 70-80% còn lại vẫn phải vào các trợ và các cửa hàng nhỏ lẻmua sắm (ở các tỉnh 95% mua sắm ở chợ) Ở các khu vực thành thị phía Nam cótới 85% người dân thường xuyên mua sắm tại các siêu thị, trung tâm thương mại.Với tỷ lệ người biết chữ cao nên rất dễ thông tin bằng hình thức viết, đây là điểmlợi thế để người dân dễ dàng tiếp nhận những dịch vụ tiện ích

Người tiêu dùng có mức chi tiêu từ 500 ngàn đồng trở nên tập trung chủyếu ở độ tuổi từ 22- 55 tuổi; trong đó, người tiêu dùng độ tuổi 22-35 có mức tiêudùng chiếm tới 39.91%, mức cao nhất trong các độ tuổi Kế đến là 36-55 tuổi, cómức chi tiêu từ 500 ngàn đồng trở lên chiếm 34.38% Như vậy, những người trong

độ tuổi tạo ra thu nhập (22-55) la những người chi tiêu nhiều nhất chiếm 70.29%,điều này rất có lợi trong việc duy trì và phát triển bền vững thi trường bán lẻ tạiViệt Nam

Bên cạnh đó, khi đời sống ngày càng được nâng cao, thi hiếu và thói quen vềmua sắm của người Nam sẽ có nhiều thay đổi lớn Đặc biệt là giới trẻ, đang đánhdấu ảnh hưởng của mình lên xu hướng tiêu dùng của cả xã hội- xu hướng tiêu dùnghiện đại

Như vậy nhu cầu thị trường Việt Nam là rất lớn đối với các doanh nghiệpngành bán lẻ, đây là thuân lợi mà các doanh nghiệp cần phải tận dụng

2.2 Phân tích môi trường kinh doanh bán lẻ

Để phân tích môi trường kinh doanh bán lẻ nhóm nghiên cứu sử dụng công

cụ phân tích là mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter ( giáo sư hàng đầu vềchiến lược kinh doanh)

12

Đối thủ tiềm ẩn

cấp

Sản phẩm thay thế Đối thủ hiện tại

Trang 13

2.2.1 Nhà cung cấp

Nhà cung cấp ở đây bao gồm các nhà sản xuất trong nước và các nhà sảnxuất ở nước ngoài ( hàng ngoại nhập )

Các nhà cung cấp trong nước: Hiện nay số lượng các nhà sản xuất trong

nước là khá lớn đặc biệt là các nhà sản xuất sản phẩm tiêu dùng Tuy nhiên quy mô

và chất lượng sản phẩm hàng hoá là chưa cao Mới chỉ có rất ít các sản phẩm đạttiêu chuẩn quốc tế Chính vì thế hiện nay xảy ra hiện tượng các sản phẩm hàng hoácủa Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc đưa các sản phẩm của mình vào trongcác giỏ hàng hoá của các siêu thị lớn, các trung tâm thương mại của nước ngoàinhư Metro, Big C…Ban đầu khi mà các đại gia này mới nhảy vào thị trường ViệtNam, họ dễ dàng chấp nhận các sản phẩm nội địa với những điều kiện dễ dàng,nhưng sau đó ngày một khó hơn Ví dụ như đòi hỏi mức chiết khấu cao, thời hạnthanh toán dài, khắt khe hơn trong lựa chọn hàng…Khi Việt Nam thực hiện AFTA,mức thuế giảm mạnh, hệ thống phân phối nước ngoài có xu hướng nhập hàng từcác nước ASEAN nhiều hơn.Vì thế, nguy cơ hàng trong nước không thể chen chânvào các siêu thị nước ngoài là có thật Với sức ép lớn như vậy các nhà sản xuấttrong nước cần phải có cái nhìn tỉnh táo hơn trong hướng đi dài hạn của mình Mộtgiải pháp đặt ra là họ phải hợp tác với các nhà phân phối trong nước Xét về mặtchiến lược, ai nắm hệ thống phân phối, người đó điều khiển sản xuất Cho nên khi

mà các nhà phân phối nước ngoài vào, họ có nhiều khả năng kéo theo các nhà sảnxuất của nước họ theo Những điều này nói lên rằng “tiếng nói” của các nhà cungcấp nội địa là không cao Chính vì vậy sức ép của họ lên các nhà phân phối trongnước là không lớn Bằng chứng là khi mà G7 Mart kêu gọi các nhà sản xuất trongnước hợp tác thì hầu hết nhận được sự đồng ý của họ, chỉ có duy nhất một công tysản xuất sữa lớn của Việt Nam không bắt tay hợp tác mà thôi

Các nhà cung ứng nước ngoài: Trong xu hướng chung là toàn cầu hoá, thị

trường Việt Nam với 84 triệu dân, khả năng và mức độ tiêu dùng ngày càng cao,đang tạo nên một lực hút vô cùng lớn đối với hàng hoá nước ngoài Và tất nhiênnhững hàng hóa nay muốn xâm nhâp vào thị trường Việt Nam phải thông qua hệthống phân phối đã có mặt tại Việt Nam hiện nay hoặc chuẩn bị thâm nhập Họ cóquyền lựa chọn nhà phân phối cho mình với ưu thế là hàng hoá chất lượng cao, bảođảm hơn cho người tiêu dùng Nhưng như đã nói ở trên “phân phối điều khiển sảnxuất” thì lợi thế tương đối của họ so với nhà phân phối là không lớn Có thể với

Trang 14

các nhà phân phối của Việt Nam thì họ sẽ có tiếng nói hơn một chút nhưng cuộcchiến trong lĩnh vực phân phối hiện đại vẫn chưa ngã ngũ thì áp lực từ nhà cungứng nước ngoài lên các nhà phân phối trong nước vẫn còn yếu ớt Hiện tại với sự

đa dạng về chủng loại mẫu mã hàng hoá như hiện nay thì “nhà cung ứng vẫn cầnnhà phân phối hơn”

Về nhà cung ứng chúng ta đánh giá thêm một áp lực nữa, đó là áp lực đến từ

các nhà cung ứng cơ sở vật chất hạ tầng Giá cho thuê các cơ sở kinh doanh của

Việt Nam được đánh giá là khá rẻ và linh động, Hiện giá cho thuê tại Việt Nam ởmức trung bình 30 USD/m2/tháng ( có thể dao động từ 9-140 USD/m2/tháng), thấphơn nhiều so với các trung tâm kinh tế trong khu vực như Bắc Kinh, Hồng Kông,Thượng Hải, Singapore, Đài Loan hay Thái Lan và chỉ cao hơn Philippines , Ấn Độ

và Indonesia…Nhưng nhu cầu thuê thì lại quá lớn, cung không đáp ứng nổi cầu(nhiều trung tâm thương mại đang được xây dựng để cho thuê lại nhưng vẫn khôngđủ) Điều này gây áp lực lớn đến các nhà phân phối bởi nếu tự xây dựng mới địađiểm kinh doanh đòi hỏi chi phí rất lớn, chi phí dành cho các khoản khác sẽ bị hạnchế, không tạo ra được lợi thế cạnh tranh Để tránh áp lực này, một số nhà bán lẻnhư G7 mart đã chọn giải pháp liên kết cải tạo các cửa hàng bán lẻ đủ tiêu chuẩn đểtạo nên một chuỗi các cửa hàng khổng lồ

Như vậy đánh giá chung áp lực từ phía nhà cung cấp là trung bình và không thực

sự đáng lo ngại với các nhà bán lẻ Việt Nam hiện tại

2.2.2 Đối thủ tiềm ẩn

Đối thủ tiềm ẩn là những doanh nghiệp hiện chưa có mặt trong ngành nhưngtrong tương lai có thể tham gia trong ngành Càng nhiều hãng mới gia nhập ngành,các doanh nghiệp sẽ càng gặp khó khăn trong việc nắm giữ thị phần và tạo lợinhuận Do đó mức độ nguy hiểm từ sự gia nhập của đối thủ tiềm ẩn càng cao, mối

đe doạ tới lợi ích của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại Chính vì vậy, thông tin

về các đối thủ tiềm ẩn đặc biệt quan trọng khi doanh nghiệp hoạch định chiến lược Hiện trong ngành xuất hiện những đối thủ tiềm ẩn đó là các tập đoàn bán lẻ lớn

của nước ngoài như: Wal-mart, carrefour, Tesco….Bên cạnh đó có những đối thủ tiềm ẩn ở trong nước như FPT…

Có thể đánh giá chung về các đối thủ tiềm ẩn đến từ nước ngoài như sau: Đây làcác tập đoàn bán lẻ đa quốc gia Họ có tiềm lực mạnh về tài chính, thương hiệu,phương pháp quản lý và bán hàng tốt, có kinh nghiệm trong việc đầu tư ra nướcngoài

Để có thể đánh giá đầy đủ và toàn diện áp lực từ phía đối thủ tiềm ẩn chúng tađánh giá trên 3 phương diện:

Sức hấp dẫn của ngành ( sức hấp dẫn càng lớn thì áp lực càng cao )

14

Trang 15

Việt Nam là thị trường hấp dẫn thứ 3 trên thế giới! Tại sao lại có thể đánh giá đượcnhư vậy? Qua việc tham khảo ý kiến và tìm hiều chúng tôi đưa ra 5 lý do để thấyrằng thị trường bán lẻ VN hiện nay là rất hấp dẫn

+ Thứ nhất: Với dân số 84 triệu người, nhu cầu tiêu dùng của người dân VN làrất lớn

+ Thứ 2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế VN trong những năm vừa qua là cực kỳ

ấn tượng ( bảng 1- tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2001-2006 ) Điều nàyhứa hẹn một tương lai tươi sáng cho nền kinh tế Việt Nam và cho thị trường bán lẻViệt Nam

+ Thứ 3: Hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam mới chỉ chiếm 10% tổngdoanh thi ngành bán lẻ Cả một mảng thị trường rộng lớn ( 90% còn lại ) đang chờđón sự “xâm lược” của hệ thống kênh phân phối hiện đại

+ Thứ 4: Kết quả hoạt động của những “người đi trước” là Metro Cash andCarry, Big C… được đánh giá là tốt và rất thành công Các đại gia khác có cơ sở để

mà yên tâm đi theo con đường của họ và “áp dụng đại trà” tại thị trường béo bở này+Thứ 5: Hệ thống bán lẻ nội địa còn manh mún, nhiều bất cập, năng lực cạnhtranh còn hạn chế Đây là thời điểm tốt để các “đối thủ tiềm ẩn” nhảy vào nhậpcuộc mà không phải sợ sự phản kháng quá mạnh mẽ từ các đối thủ trong ngành

Đó chính là những yếu tố hấp dẫn nhất đối với bất kỳ nhà đầu tư nào muốnnhảy vào thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay “ Khoảnh khắc vàng” của thị trườngbán lẻ Việt Nam đã điểm, cơ hội này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn ( khoảng

từ 5-10 năm) và chắc chắn các “đại gia bán lẻ” sẽ không bỏ lỡ thời cơ này

Rào cản gia nhập ngành: ( rào cản càng thấp thì áp lực càng cao)

Trong 4 yếu tố : kỹ thuật và bí quyết công nghệ, thương mại, tài chính, nguồn

lực khan hiếm thì tài chính là yếu tố có tính chất quyết định một doanh nghiệp có

thể tham gia vào thị trường này hay không Ngành bán lẻ hiện đại là một ngành đặctrưng, không phải ai cũng có thể tham gia vào thị trường này Nó đòi hỏi một lượngvốn đầu tư khá lớn Nói như vậy nhưng theo chúng tôi với các tập đoàn bán lẻ đaquốc gia thì đó không phải là một trở ngại lớn Bên cạnh đó yếu tố thương mạicũng lại là một điểm mạnh của họ Với thương hiệu nổi tiếng, uy tín lâu năm và thịphần lớn trên trường quốc tế, họ có đủ tự tin để đầu tư tại bất kỳ đâu Như vậy, ràocản gia nhập ngành là không cao lắm

Sự phản kháng của các doanh nghiệp trong ngành: Sài Gòn co-op mart, G7

mart … trong thời gian gần đây và hiện tại vẫn đang ráo riết triển khai kế hoạch mởrộng hệ thống phân phối của mình Đây chính là những bước đi cần thiết để cácdoanh nghiệp bán lẻ trong nước tạo ra lợi thế trước khi các tập đoàn bán lẻ hàngđầu thế giới xâm nhập thị trường Việt Nam Theo ông Đặng Lê Nguyên Vũ - chủtịch hội đồng quản trị của G7 mart , G7 mart sẽ là đối trọng của các tập đoàn bán lẻnước ngoài Điều này cho thấy sự phản kháng của các doanh nghiệp trong ngành làrất quyết liệt trước động thái gia nhập ngành của các đối thủ tiềm ẩn Liên hệ với

Trang 16

Trung Quốc hay Hàn Quốc, những nước đã từng trải qua thời kỳ giống như thờiđiểm hiện tại của Việt Nam, các nhà bán lẻ của họ cũng đã phản ứng quyết liệt với

sự tham gia của các đại gia nước ngoài Ở Hàn Quốc, Wal-mart đã từng thất bại và

họ có tiếp tục thất bại ở Việt Nam? Câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ Chỉ có một điềuchắc chắn, các nhà bán lẻ Việt Nam sẽ không dễ dàng chịu lép vế trước các tậpđoàn bán lẻ nước ngoài

Như vậy đánh giá chung về áp lực đến từ phía đối thủ tiềm ẩn là rất cao Nó

là mối đe dộa thực sự đối với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, không phải trongtương lai xa mà ở tương lai gần Rất gần !

2.2.3 Khách hàng

Với hệ thống siêu thị và các trung tâm thương mại, khách hàng họ hướngtới là những người tiêu dùng cuối cùng Cùng với sự phát triển của xã hội, thì thóiquen tiêu dùng của người dân cũng thay đổi, đặc biệt ở các thành phố lớn như HàNội, TP Hồ Chí Minh nên việc đi mua sắm ở các trung tâm thương mại và siêu thịtrở thành thói quen Đối với những người có thu nhập cao thì việc mua sắm ở cácsiêu thị trở nên tiện dụng hơn vì ở các siêu thị hàng hoá rất nhiều chủng loại đựơcbày bán đẹp mắt, mua hàng tự chọn theo sở thích mà không bị ai làm phiền, mộtcái tiện lợi đặc biệt là mua hàng ở đây không phải trả giá… Nhưng với nhữngngười có thu nhập thấp thì việc mua hàng ở các siêu thị hay trung tâm thương mạivẫn còn một vấn đề rất xa lạ với họ, nếu có vào thì cũng chỉ là đi xem cho biết màthôi Bởi vì giá hàng hoá ở các siêu thị trung tâm thương mại được đánh giá là caohơn bên ngoài từ 10 đến 40% Có thể nói khách hàng của hệ thống phân phối hiệnđại chủ yếu vẫn là người co thu nhập tương đối cao

Với hệ thống các siêu thị và trung tâm thương mại mọc lên ngày càng nhiềubên cạnh đó hệ thống phân phối truyền thống đã được dự báo là sẽ bị lấn át nhưng

nó vẫn chiếm tỷ trọng áp đảo nên việc lựa chọn các địa điểm mua hàng của ngườitiêu dùng là rất nhiều Tuy xu hướng tiêu dùng đã có sự thay đổi theo hướng hiệnđại nhưng người dân vẫn còn thói quen mua hàng ở chợ, hàng rong và rất nhiềungười còn thấy thích thú khi mua hàng được trả giá mặc dù không rẻ hơn so vớitrong siêu thị Cùng với đà phát triển của đất nước, đời sông nhân dân ngày càngnâng cao khiến người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng sản phẩm, antoàn vệ sinh thực phẩm, yếu tố dinh dưỡng…Vì vậy đây là điều mà các doanhnghiệp bán lẻ cần quan tâm

Khách hàng chủ yếu là những cá nhân, mua hàng với số lượng nhỏ, đến cácsiêu thị họ là người chấp nhận giá và so với quy mô tương đối của các siêu thị là rấtnhỏ Người tiêu dùng hiện nay đã có nhưng sự hiểu biết nhất định, và cũng đã có

16

Trang 17

hội bảo vệ người tiêu dùng nhưng họ không thể liên kết lại với nhau để tạo ra sức

ép đối với các doanh nghiệp Vì khách hàng là người mua đơn lẻ nên chi phíchuyển đổi khách hàng gần như là không có

Như vậy ta có thể thấy rằng khách hàng hay người tiêu dùng cuối cùng gâysức ép không đáng kể tới các doanh nghiệp trong hệ thống phân phối hiện đại Tuyvậy trong thời gian tới khi đời sống được nâng cao hơn cùng với xu thế hội nhậpcần chú ý tới khách hàng bởi vì lúc đó khách hàng sẽ quyết định tới sự thành côngcủa từng doanh nghiệp

2.2.4 Sản phẩm thay thế

Các doanh nghiệp bán lẻ việt Nam tổ chức phân phối hàng hoá theo hìnhthức kênh phân phối hiện đại với các hệ thồng: Siêu thị, trung tâm thương mại, cửahàng tiện lợi, khu thương mại- dịch vụ…Do đó sản phẩm thay thế của các doanhnghiệp bán lẻ ở đây chính là kênh phân phối truyền thống với hình thức là :Cácchợ, cửa hàng thực phẩm, mgười bán dạo… Ở việt Nam hiện nay kênh phân phốitruyền thống chiếm một tỉ lệ rất lớn là 90% trong tổng sản lượng bán lẻ cả nước,trong khi đó kênh phân phối hiện đại mới chỉ chiếm có 10% Do đó hàng hoá đượcphân phối chủ yếu là qua kênh phân phối truyền thống

Theo khảo sát mới đây của vụ chính sách thị trường trong nước của BộThương Mại cho thấy: Tỉ lệ các chợ truyền thống đang hoạt động có hiệu quả vẫnchiếm tới 97,7% Tuy phải cạnh tranh với nhiều loại hình phân phối hiện đại nhưngtrong thời gian qua số lượng chợ truyền thống được xây dựng hoặc cải tạo tiếp tụctăng nhanh với sự đa dạng về loại hình và cấp độ Hàng bán qua siêu thị mới chỉchiếm 10% so với 40% qua các chợ và 44% qua các cửa hàng truyền thống Bêncạnh đó theo số liệu điều tra thăm dò ý kiến người tiêu dùng thì có tới 90% các bànội trợ Việt Nam vẫn mua đồ ở các chợ truyền thống Như vậy ta thấy kênh phânphối truyền thống vẫn giữ một vai trò quan trọng trong hệ thống bán lẻ Do tácđộng của những yếu tố: Thói quen mua sắm, điều kiện về thu nhập của người dâncòn thấp, sự chênh lệch về mức giá giữa hàng hoá được cung cấp bởi kênh phânphối hiện đại và kênh truyền thống, chình vì thế mà nó gây ra áp lực khá lớn đốivới các doanh nghiệp bán lẻ

Tuy nhiên trong xu hướng phát triển hiện nay thì áp lực này có xu hướng giảmdần Cơ sở để ta có đánh giá trên là do xu hướng phát triển của hệ thống bán lẻ khi

Trang 18

các điều kiến sống ngày càng được nâng cao và trong môi trường cạnh tranh toàncầu Cùng với mức thu nhập tăng cao của người dân thì nhu cầu tiêu dùng hàng hoácũng không ngừng biến đổi Người ta nhu cầu hàng hoá chất luợng cao hơn với cácdịch vụ khác đi kèm, vì thế nên kênh phân phối hiện đại được đông đảo người tiêudùng đón nhận Bên cạnh đó để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoàithì việc cải tạo và phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam là tất yếu, hình thứcphân phối truyền thống sẽ được hiện đại dần, điều đó được thể hiện: Trong thờigian qua tốc độ đầu tư của các tập đoàn bán lẻ và kinh doanh siêu thị không ngừnggia tăng (Điển hình như: sự đột phá của G7mart với hơn 500 cửa hàng tiện ích, 70trung tâm phân phối và 9.500 cửa hàng thành viên chính thức đi vào hoạt động; Sàigon Co.op “lên đời “ 20 cửa hàng tiên nghi hiện đại ; Citimart của Đông Hưngcũng gấp rút ra mắt 10 cửa hàng tiện nghi len lỏi tại các khu chung cư cao cấp…)bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng ngành 30%/năm cho thấy một tiềm năng rất lớntrong lĩnh vực này Trên thực tế số lượng các cửa hàng ở TPHCM và Hà Nội ởkênh phân phối truyền thống đang giảm từ 45.346 cửa hàng xuống còn 44.638 cửahàng là một minh chứng cho xu hướng biến đổi mới Như vậy con số chênh lệchtheo ti lệ 9:1 sẽ nhanh chóng bị thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng của kênh phânphối hiện đại và giảm tỉ trọng của kênh phân phối truỳên thống.

2.2.5 Cạnh tranh nội bộ

Trên thị trường bán lẻ Việt Nam các doanh nghiệp bán lẻ có vốn đầu tư trongnước như: Coopmart (Liên hiệp HTX thương mại TP.HCM) với hệ thông gần 20siêu thị, là nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam Tập đoàn Phú Thái; Hệ thống cửa hàngG7mart (của Trung Nguyên); Hệ thống của hàng tiện lợi V-mart (của vinamilk);Hapro mart (Tổng công ty thương mại Hà Nội); Satra( Tổng công ty thương mạiSài Gòn) Và các tập đoàn bán lẻ của nước ngoài như: Metro Cash&Carry, BigC…

Để đánh giá áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong một ngành chúng

ta xem xét trên các khía cạnh như: Đặc điểm cầu của ngành, về cấu trúc ngành, và

về rào cản rút lui khỏi ngành

Trước hết: trên thị trường bán lẻ hiện nay và nội bộ các nhà bán lẻ trongnước nói riêng thì áp lực cạnh tranh đang ngày càng cao, khi các doanh nghiệpkhông ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình

18

Ngày đăng: 01/09/2012, 11:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2: Lưu chuyển hàn hóa - Định hướng phát triển cho các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ ở Việt Nam hiện nay.DOC
Sơ đồ 2 Lưu chuyển hàn hóa (Trang 4)
Sơ đồ 1: lưu chuyển hàng hóa - Định hướng phát triển cho các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ ở Việt Nam hiện nay.DOC
Sơ đồ 1 lưu chuyển hàng hóa (Trang 4)
Sơ đồ4: Sơ đồ mạng nhện biểu diễn 5 áp lực cạnh tranh - Định hướng phát triển cho các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ ở Việt Nam hiện nay.DOC
Sơ đồ 4 Sơ đồ mạng nhện biểu diễn 5 áp lực cạnh tranh (Trang 21)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w