Về phía doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển cho các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ ở Việt Nam hiện nay.DOC (Trang 31 - 32)

- S2T4: Dựa trên sự

3.3.1.Về phía doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.

3. Lựa chọn phương án chiến lược

3.3.1.Về phía doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.

Để có thể mở rộng kênh phân phối đối phó với các đối thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng khắc phục được nguồn vốn hạn hẹp của mình. Có hai cách để giải quyết vấn đề này:

- Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam là các tổ hợp HTX, các công ty TNHH, điều này làm hạn chế cho các doanh nghiệp trong việc huy động và mở rộng vốn để đầu tư phát triển. Với việc thị trường chứng khoán Việt Nam đã được hình thành, đang tăng trưởng và dần đi vào ổn định, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần phải tận dụng điều này nhanh chóng cổ phần hoá các doanh nghiệp của mình để huy động vốn từ bên ngoài. Đây là một giải pháp mang tính xu thế. - Bên cạnh đó các doanh nghiệp bán lẻ nội địa cũng nên liên kết, liên danh, góp vốn với nhau. Từ đó xây dựng được một khối cộng đồng bán lẻ nội địa tạo sức mạnh lớn cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Khi liên kết chặt chẽ thành một khối các doanh nghiệp Việt Nam có thể chia sẻ các nguồn lực với nhau để có thể hoàn thành các dự án đầu tư lớn. Đồng thời một tổ chức, hiệp hội các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam sẽ tạo nên một lợi thế làm đối trọng với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Bên cạnh đó quyền lợi của các doanh nghiệp bán lẻ nội địa sẽ được đảm bảo

hơn khi xảy ra tranh chấp hoặc nguy cơ thâu tóm của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài.

- Với nguồn vốn còn hạn hẹp của mình các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cũng cần phải có sự phân bổ nguồn lực một cách hợp lý, tránh thất thoát lãng phí

Bên cạnh việc khắc phục những điểm yếu về vốn họ cũng phải đẩy mạnh việc phát triển và nghiên cứu thị trường để tìm ra những khu vực, những phân đoạn thị trường trọng điểm. Những mảng thị trường này về cơ bản phải là những mảng thị trường mà nhu cầu thị trường lớn, còn bỏ ngỏ hay các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có lợi thế trên thị trường đó. Đây là một việc hết sức quan trọng vì nó tránh được đầu tư dàn trải gây thất thoát, lãng phí nguồn vốn và có thể thu hồi vốn nhanh. Sau khi phát hiện ra thị trường mới các doanh nghiệp bán lẻ nội địa cũng cần nhanh chóng tìm kiếm mặt bằng thuận lợi, tranh thủ thuê mặt bằng, xin cấp phép đầu tư xây dựng để tận dụng lợi thế của người đi trước trên những mảng thị trường mới .

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển cho các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ ở Việt Nam hiện nay.DOC (Trang 31 - 32)