Đề thi học sinh giỏi huyện Khoái Châu môn Hóa 8 năm 2013 - 2014(có đáp án)

5 4.3K 25
Đề thi học sinh giỏi huyện Khoái Châu môn Hóa 8 năm 2013 - 2014(có đáp án)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN KHOÁI CHÂU (Đề thi gồm có 01 trang) ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2013 - 2014 Môn: Hóa học - Lớp 8 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu I (5,0 điểm). 1. Cho các chất BaO, KMnO 4 , SO 3 , Al 2 O 3 , Fe 2 O 3 , KClO 3 , P 2 O 5 , CuO, CaCO 3 . Những chất nào: a. Nhiệt phân thu được O 2 ? b. Tác dụng với H 2 O ? c. Tác dụng với H 2 ? Viết các phương trình phản ứng xảy ra (ghi điều kiện, nếu có) và cho biết chúng thuộc loại phản ứng hóa học nào? 2. Bằng phương pháp hóa học, phân biệt 4 chất rắn màu trắng đựng trong 4 lọ gồm: canxi oxit, điphotpho pentaoxit, natri oxit, canxi cacbonat. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra (ghi điều kiện, nếu có). 3. Cho sơ đồ biến đổi sau : A 1 → A 2 → A 3 → A 4 → A 5 . Biết rằng: A 1 là oxit, A 3 là oxit của kim loại T trong đó oxi chiếm 27,586% về khối lượng, A 5 là muối clorua của kim loại T. a. Xác định công thức hóa học của các chất A 1 , A 2 , A 3 , A 4 , A 5 và viết lại sơ đồ. b. Viết phương trình hóa học biểu diễn các biến đổi trên (ghi điều kiện, nếu có). 4. Trong giờ thực hành, một bạn học sinh làm thí nghiệm như sau: Cho một viên Zn nhỏ vào ống nghiệm chứa dung dịch H 2 SO 4 , nhận thấy nhiệt độ của ống nghiệm tăng dần. Thể tích H 2 thu được tương ứng với thời gian đo được như sau: Thể tích (ml) 5 15 50 75 83 89 92 93 Thời gian (phút) 1 2 3 4 5 6 7 8 Qua bảng trên, hãy cho biết: a. Thể tích khí H 2 thu được trong quá trình thí nghiệm thay đổi như thế nào? b. Hãy giải thích vì sao ở thời gian từ phút thứ 2 đến phút thứ 4 phản ứng hóa học xảy ra nhanh hơn so với những thời điểm khác. Câu II (5,0 điểm). 1. Hòa tan hết 13,1 gam hỗn hợp X gồm Na và K vào 108 gam nước, sau phản ứng thu được 120,6 gam dung dịch Y. a. Xác định khối lượng mỗi kim loại trong X. b. Lấy toàn bộ lượng khí sinh ra ở trên cho đi qua 16,2 gam ZnO nung nóng với hiệu suất đạt 75%, sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Tính m? 2. Độ tan của CuSO 4 ở nhiệt độ t 1 là 22 gam, ở nhiệt độ t 2 là 34,2 gam. Lấy 671 gam dung dịch CuSO 4 bão hòa ở nhiệt độ t 2 hạ xuống nhiệt độ t 1 . Tính số gam CuSO 4 kết tinh tách ra. 3. Biết 8,96 lít hỗn hợp R gồm hiđro và metan (CH 4 ) có tỉ khối so với không khí là 0,431. Đốt cháy lượng R trên với 38,4 gam khí oxi. Phản ứng xong, làm lạnh để hơi nước ngưng tụ hết được hỗn hợp khí M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích các khí đo ở đktc. a. Xác định % thể tích các khí trong R. b. Xác định % khối lượng của các khí trong M. (Cho: Mg= 24; O= 16; Na= 23; H= 1; Cu= 64; S= 32; Zn= 65; Fe= 56; Ca= 40; Ba= 137; K= 39, C= 12). Họ và tên thí sinh:………………….………………………Số báo danh:………………… Chữ ký của giám thị số 1:…………………………………. Ghi chú: Thí sinh không sử dụng tài liệu, bảng tính tan, bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học. ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM - THANG ĐIỂM ĐỀ THI HSG HUYỆN KHOÁI CHÂU NĂM HỌC 2013- 2014 Môn: Hóa học 8 CÂU NỘI DUNG ĐIỂM CÂU I (5,0 đ) 1. (1,75 điểm) Cho các chất BaO, KMnO 4 , SO 3 , Al 2 O 3 , Fe 2 O 3 , KClO 3 , P 2 O 5 , CuO, CaCO 3 . Những chất nào: a. Nhiệt phân thu được O 2 ? b. Tác dụng với H 2 O ? c. Tác dụng với H 2 ? Viết các phương trình phản ứng xảy ra (ghi điều kiện, nếu có) và cho biết chúng thuộc loại phản ứng hóa học nào? a. Các chất bị nhiệt phân tạo O 2 : KClO 3 , KMnO 4 2KMnO 4 o t → K 2 MnO 4 + MnO 2 + O 2 ↑ (1) 2KClO 3 o 2 t MnO → 2KCl + 3O 2 ↑ (2) (1), (2) là phản ứng phân hủy 0,5 điểm b. Các chất tác dụng với H 2 O: BaO, SO 3 , P 2 O 5 BaO + H 2 O → Ba(OH) 2 (3) SO 3 + H 2 O → H 2 SO 4 (4) P 2 O 5 + 3H 2 O → 2H 3 PO 4 (5) (3), (4), (5) là phản ứng hóa hợp 0,75 điểm c. Các chất tác dụng với H 2 : CuO, Fe 2 O 3 CuO + H 2 o t → Cu + H 2 O (6) Fe 2 O 3 + 3H 2 o t → 2Fe + 3H 2 O (7) (6), (7) là phản ứng thế. 0, 5 điểm 2. (1,0 điểm) Bằng phương pháp hóa học, phân biệt 4 chất rắn màu trắng đựng trong 4 lọ gồm: canxi oxit, điphotpho pentaoxit, natri oxit, canxi cacbonat. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra (ghi điều kiện, nếu có). Lấy mẫu thử Hòa tan các mẫu vào nước, mẫu không tan là CaCO 3 , tan tạo dung dịch trắng sữa là CaO, tan tạo dung dịch không màu là Na 2 O và P 2 O 5 . CaO + H 2 O → Ca(OH) 2 (1) Na 2 O + H 2 O → 2NaOH (2) P 2 O 5 +3H 2 O → 2H 3 PO 4 (3) 0, 5 điểm Dùng quỳ tím cho vào 2 dung dịch sau phản ứng (2), (3). Quỳ tím hóa đỏ là H 3 PO 4 nên chất ban đầu là P 2 O 5 , quỳ tím hóa xanh là NaOH nên chất ban đầu là Na 2 O ( HS có thể làm cách khác) 0, 5 điểm Cho sơ đồ biến đổi sau : A 1 → A 2 → A 3 → A 4 → A 5 . Biết rằng: A 1 là oxit, A 3 là oxit của kim loại T trong đó oxi chiếm 27,586% về khối lượng, A 5 là muối clorua của kim loại T. a. Xác định công thức hóa học của các chất A 1 , A 2 , A 3 , A 4 , A 5 và viết lại sơ đồ. b. Viết phương trình hóa học biểu diễn các biến đổi trên (ghi điều kiện, nếu có). 3 (1,25 điểm) a. Gọi công thức oxit là T x O y Có: = + 16y 27,586 x.T 16y 100 Xác định được: T = y 42. x , phù hợp với x = 3; y = 4; T = 56 CT của A 3 là Fe 3 O 4 0,5 điểm Sơ đồ: H 2 O → O 2 → Fe 3 O 4 → Fe → FeCl 2 (A 1 ) (A 2 ) (A 3 ) (A 4 ) (A 5 ) 0,25 điểm b. PTHH: 2H 2 O dp → 2H 2 ↑ + O 2 ↑ 2O 2 + 3Fe o t → Fe 3 O 4 Fe 3 O 4 + 4H 2 o t → 3Fe + 4H 2 O Fe + 2HCl → FeCl 2 + H 2 ↑ 0,5 điểm 4 (1,0 điểm) Trong giờ thực hành, một bạn học sinh làm thí nghiệm như sau: Cho một viên Zn nhỏ vào ống nghiệm chứa dung dịch H 2 SO 4 , nhận thấy nhiệt độ của ống nghiệm tăng dần. Thể tích H 2 thu được tương ứng với thời gian đo được như sau: Thể tích (ml) 5 15 50 75 83 89 92 93 Thời gian (phút) 1 2 3 4 5 6 7 8 Qua bảng trên, hãy cho biết: a. Thể tích khí H 2 thu được trong quá trình thí nghiệm thay đổi như thế nào? b. Hãy giải thích vì sao ở thời gian từ phút thứ 2 đến phút thứ 4 phản ứng hóa học xảy ra nhanh hơn so với những thời điểm khác. a. Thể tích H 2 tăng dần theo thời gian. 0,5 điểm b. Đây là phản ứng tỏa nhiệt, từ phút thứ 2 đến phút thứ 4, axit đạt đến nhiệt độ thích hợp, ngoài ra axit còn đủ đặc nên phản ứng xảy ra nhanh hơn so với thời điểm khác. 0,5 điểm Hòa tan hết 13,1 gam hỗn hợp X gồm Na và K vào 108 gam nước, sau phản ứng thu được 120,6 gam dung dịch Y. a. Xác định khối lượng mỗi kim loại trong X. b. Lấy toàn bộ lượng khí sinh ra ở trên cho đi qua 16,2 gam ZnO nung nóng với hiệu suất đạt 75%, sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Tính m? a. Ta có: 2 H m 13,1 108 120,6 0,5(gam)= + − = Nên: 2 H n 0,25(mol)= Gọi a, b lần lượt là số mol Na,K trong X 2Na + 2H 2 O → 2NaOH + H 2 ↑ a 0,5a (mol) 2K + H 2 O → 2KOH + H 2 ↑ b 0,5b (mol) 0,5 điểm CÂUII (5,0 đ) 1 (2,0 điểm) Ta có: 23a +39b = 13,1 0,5a + 0,5b = 0,25    Giải hệ pt: a= 0,4, b=0,1 m Na = 0,4. 23 = 9,2 (gam) m K = 3,9 (gam) 0,5 điểm b. Theo câu a: 2 H ZnO n 0,25(mol) 16,2 n 0,2(mol) 81 = = = H 2 + ZnO o t → Zn + H 2 O 0,5 điểm Nhận thấy ZnO hết, H 2 dư. n Zn = 0,2.75% = 0,15 (mol) nên m Zn = 9,75 (gam) n ZnO dư = 0,05.81 = 4,05 (gam) Xác định được: m = 13,8 (gam) ( HS có thể làm cách khác) 0,5 điểm 2 (1,0 điểm) Độ tan của CuSO 4 ở nhiệt độ t 1 là 22 gam, ở nhiệt độ t 2 là 34,2 gam. Lấy 671 gam dung dịch CuSO 4 bão hòa ở nhiệt độ t 2 hạ xuống nhiệt độ t 1 . Tính số gam CuSO 4 kết tinh tách ra. * Ở t 2 o C, 4 CuSO S =34,2(gam) suy ra khối lượng dung dịch bão hòa là: m dd = 34,2 + 100 = 134,2 gam Trong 134,2 g dung dịch bão hòa CuSO 4 có 34,2 g CuSO 4 và 100 g H 2 O Trong 671 g dung dịch bão hòa CuSO 4 có x g CuSO 4 và y g H 2 O x = = = 4 CuSO 671.34,2 m 171(gam) 134,2 y = 2 H O m = 550 (gam) 0,5 điểm Gọi a là số gam CuSO 4 kết tinh tách ra khi hạ nhiệt độ t 2 xuống t 1 Khối lượng các chất có trong dung dịch t 1 o C là: = − 4 CuSO m (171 a)gam 2 H O m = 500 gam Ta có: 171 .100 22 500 a− = => a= 61 gam Vậy có 61 gam CuSO 4 kết tinh. ( HS có thể làm cách khác) 0,5 điểm Biết 8,96 lít hỗn hợp R gồm hiđro và metan (CH 4 ) có tỉ khối so với không khí là 0,431. Đốt cháy lượng R trên với 38,4 gam khí oxi. Phản ứng xong, làm lạnh để hơi nước ngưng tụ hết được hỗn hợp khí M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích các khí đo ở đktc. a. Xác định % thể tích các khí trong R. b. Xác định % khối lượng của các khí trong M. 3 (2,0 điểm) M − TB = 0,431. 29 = 12,5 gam n hh khi = 8,96 =0,4(mol) 22,4 áp dụng phương pháp đường chéo ta có CH 4 16 10,5 → 3phần 12,5 H 2 2 3,5 → 1phần => số mol CH 4 : n= 0,3mol số mol H 2 : n = 0,1mol Ở đktc, tỉ lệ số mol là tỉ lệ thể tích:  % CH 4 = 0,3.100 .100% 75% 0,4 =  % H 2 = 25% 1,0 điểm 2 O 38,4 n = =1,2(mol) 32 bd 2H 2 + O 2 o t → 2H 2 O 0,1mol 0,05mol CH 4 + 2O 2 o t → CO 2 + 2H 2 O 0,3mol 0,6mol 0,3mol Hỗn hợp khí còn trong M gồm CO 2 và khí O 2 (dư) 2 CO n = 0,3 mol 2 O n dư = 1,2 – (0,6 + 0,05) = 0,55 mol Do đó 2 CO m = 0,3. 44=13,2 gam 2 O m = 0,55 . 32 = 17,6 gam Vậy: 2 CO 13,2 %m = .100%=42,9% 30,8 % 2 O m = 57,1% ( HS có thể làm cách khác) 1,0 điểm PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KHOÁI CHÂU . & ĐÀO TẠO HUYỆN KHOÁI CHÂU (Đề thi gồm có 01 trang) ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2013 - 2014 Môn: Hóa học - Lớp 8 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu I . tuần hoàn các nguyên tố hoá học. ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM - THANG ĐIỂM ĐỀ THI HSG HUYỆN KHOÁI CHÂU NĂM HỌC 201 3- 2014 Môn: Hóa học 8 CÂU NỘI DUNG ĐIỂM CÂU I (5,0 đ) 1. (1,75 điểm) Cho các chất. loại phản ứng hóa học nào? 2. Bằng phương pháp hóa học, phân biệt 4 chất rắn màu trắng đựng trong 4 lọ gồm: canxi oxit, điphotpho pentaoxit, natri oxit, canxi cacbonat. Viết phương trình hóa học của

Ngày đăng: 05/07/2015, 08:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan