Tôi có nhiều băn khoăn suy nghĩ là làm thế nào để dạy một bàiđọc là tốt nhất và sử dụng những phương pháp nào hiệu quả nhất, tôi xin đưa ra một sốkinh nghiệm nhằm giúp học sinh nắm được
Trang 1SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TÂY NINH PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CHÂU THÀNH
-
Sáng kiến kinh nghiệm:
PHƯƠNG PHÁP DẠY TỐT
MỘT TIẾT ĐỌC TIẾNG ANH 8
Trang 2TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài: Kinh nghiệm “Phương pháp dạy tốt một tiết đọc tiếng Anh 8”
Họ và tên giáo viên: Trần Thị Hồng Mai
Đơn vị công tác: Trường THCS Thị Trấn Châu Thành
1 Lý do chọn đề tài:
Tiếng Anh, ngày nay giữ một vai trò quan trọng đối với cách mạng khoa học kỹthuật Tiếng Anh ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều người đối với việc học mộtngoại ngữ và kích thích sự ham muốn của nhiều ngưới ở mọi lứa tuổi Nắm bắt được nhucầu đó, luật giáo dục 2005 (điều 5) qui định “phương pháp giáo dục phải phát huy tínhtích cực, tự giác, chủ động, tư duy, sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học nănglực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và có ý chí vươn lên”
Trong quá trình giảng dạy thực tế ở trường THCS Thị Trấn, tôi thấy các em tiếpcận một bài đọc rất khó khăn và còn nhiều hạn chế Do vậy, để giúp học sinh học mộtbài đọc như thế nào là tốt nhất và hiệu quả nhất, đó là mối quan tâm hàng đầu của tôikhiến tôi quyết định thực hiện đề tài: Kinh nghiệm “Phương pháp dạy tốt một tiết đọc tiếng Anh 8”
2 Đối TƯỢNG phương pháp nghiên cứu:
a) Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 8 trường THCS Thị Trấn
b) Phương pháp nghiên cứu:
- Đọc, nghiên cứu tài liệu.
- Dự giờ đồng nghiệp.
- Kiểm tra, đối chiếu, so sánh kết quả của học sinh.
3 Đề tài đưa ra giải pháp mới:
- Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn học sinh học một bài
đọc
Trang 3- Hướng dẫn học sinh lớp 8 học một bài đọc dể hiểu và đạt hiệu quả cao.
- Vận dụng các thủ thuật và kết hợp việc đổi mới phương pháp dạy học vào nội
dung của từng bài đọc
- Khắc sâu trí nhớ học sinh thông qua các bài tập thực hành và liên hệ thực tế.
4 Hiệu quả áp dụng:
- Giúp học sinh hứng thú học tập bộ môn, thông qua các kỹ năng đọc các em có
thể pháp triển toàn diện cả bốn kỹ năng, nhằm nâng cao chất lượng trong việc học mộtmôn ngoại ngữ
- Các tiết học trở nên sinh động và sôi nổi hơn.
- Các em học sinh yếu kém có thể trả lời những câu hỏi đơn giản.
- Học sinh tích cực tư duy và vận dụng kiến thức đã học vào các dạng bài tập đọc
khác nhau
- Tiết dạy đạt hiệu quả hơn.
- Giúp học sinh liên hệ giữa bài đọc với thực tế cuộc sống.
5 Phạm vi áp dụng:
- Aùp dụng cho tất cả các tiết “ đọc” 2 khối 8 + 9 nói riêng và cho tất cả học sinh
Trang 4NỘI DUNG ĐỀ TÀI
KINH NGHIỆM“PHƯƠNG PHÁP DẠY TỐT MỘT TIẾT ĐỌC TIẾNG
ANH 8”.
A.MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài:
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đặt ra những yêu cầu mới cho pháttriển kinh tế xã hội giai đoạn hiện nay, đòi hỏi đội ngũ lao động kế cận có trình độ, cónăng lực, có tính năng động, tích cực, sáng tạo, biết vận dụng tri thức Do đó, ngành giáodục có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển con người
Trước vai trò quan trọng đó, ngành giáo dục đã có những thay đổi về sách giáo khoa,về phương pháp giảng dạy Đổi mới phương pháp giáo dục là một đòi hỏi cấp bách và cơbản, là một cuộc sống cách mạng trong toàn ngành trong giai đoạn hiện nay nhằm nângcao chất lượng dạy và học
Nhằm đáp ứng mục đích yêu cầu của việc đổi mối nội dung – phương pháp giảng dạyđem lại hiệu quả thiết thực nhất cho học sinh THCS Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã đổimới sách giáo khoa cho phù hợp hơn Trong chương trình tiếng Anh THCS được biênsoạn theo từng chủ điểm, các chủ điểm được thiết kế rõ 4 kỹ năng : nghe, nói, đọc vàviết một cách riêng biệt trong mỗi đơn vị bài học
Là giáo viên dạy bộ môn Tiếng Anh, tôi nhận thấy rằng học sinh phải được rènluyện để phát triển toàn diện cả bốn kỹ năng cơ bản này Mặt khác, trong quá trình dạybộ môn Tiếng Anh, đọc là một kỹ năng cơ bản rất được chú trọng và rất cần thiết trongviệc dạy và học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng Đọc vừa là mục đích, vừa làphương tiện hữu hiệu và cần thiết cho học sinh có thề nắm vững, củng cố kiến thức ngônngữ, mở rộng vốn từ vựng cũng như hiểu sâu thêm văn phong, cách sử dụng ngôn ngữmình đang học Do đó, trong quá trình giảng dạy, đòi hỏi giáo viên có phương pháptruyền đạt phù hợp với từng đối tượng, để học sinh tiếp thu bài tốt hơn Đối với học sinhlớp 8 bậc THCS, thông qua việc đọc hiểu các đoạn văn theo chủ điểm của từng bài, các
em có thể nắm bắt được nhiều thông tin cần thiết cho việc trau dồi thêm ngôn ngữ tiếng
Trang 5Anh Nhờ các đoạn văn ngắn này các em có thể kiểm tra lại các dữ kiện có liên quanchặt chẽ với những hoạt động trong cuộc sống thường ngày Hoặc từ các bài khóa, các
em có thể tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi hoặc làm sáng tỏ một vấn đề nào đó Nếuhọc sinh không phát huy được kỹ năng đọc hiểu thì các em rất khó tiếp thu và ghi nhớđược thông tin một cách bền vững và lâu dài Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảngdạy tiếng Anh tại trường THCS tôi nhận thấy rằng kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh của họcsinh nhìn chung còn hạn chế Vì vậy, để chuyển đổi được những thông tin trong các bàiđọc hiểu thành kiến thức chung cho học sinh trong cuộc sống thường ngày chưa thật sựđạt hiệu quả cao Điều này ảnh hưởng không tốt đến quá trình học tiếng Anh của họcsinh Để giải quyết được những khó khăn này, giáo viên cần phải quan tâm đến nhữngthủ thuật, phương pháp dạy đọc hiểu tiếng Anh cho học sinh đặc biệt là học sinh lớp 8 Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS Thị Trấn, tôi nhận thấy các em học một bài đọcrất khó khăn, hoặc qua các bài kiểm tra viết (bài kiểm tra 1 tiết hoặc học kì), đa phần các
em bỏ qua bài đọc hiểu, có em làm bài tập đọc hiểu này sơ sài, máy móc, không hiểu rõnội dung chính bài đọc
Để khắc phục tình trạng trên và đồng thời áp dụng được nhu cầu, mục tiêu giáodục bộ môn Tiếng Anh Tôi có nhiều băn khoăn suy nghĩ là làm thế nào để dạy một bàiđọc là tốt nhất và sử dụng những phương pháp nào hiệu quả nhất, tôi xin đưa ra một sốkinh nghiệm nhằm giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản và các dạng bài tập đọc hiểu, để học sinh đạt hiệu quả tốt hơn trong quá trình học tập Và trên đây cũng là những lý
do tôi chọn đề tài: Kinh nghiệm “Phương pháp dạy tốt một tiết đọc tiếng Anh 8”
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh lớp 8 (chủ yếu lớp 8A1, 8A3 và 8A4)trường THCS Thị Trấn Châu Thành Tây Ninh được trực tiếp áp dụng giảng dạy ở các tiếtđọc Tiếng Anh 8
II Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài này được nghiên cứu trong phạm vi dạy đọc hiểu các bài khóa tiếng Anhlớp 8 tại trường THCS Thị Trấn Châu Thành
- Chú trọng vào việc nghiên cứu và vận dụng các bước dạy và các thủ thuật trongtiết dạy đọc hiểu tiếng Anh 8
III Phương pháp nghiên cứu:
a.Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
o Nghiên cứu tài liệu: tham khảo sách giáo viên, sách bồi dưỡngthường xuyên, tài liệu workshop và các tài liệu có liên quan
Trang 6o Quán triệt các công văn, chỉ đạo của Bộ, Sở, Phòng Giáo Dục &Đào tạo, kế hoạch của trường và của tổ chuyên môn.
b Phương pháp điều tra, đối chiếu:
Bằng nhiều phương pháp khác nhau: dự giờ các đồng nghiệp, thực nghiệm, kiểm trađối chiếu kết quả học tập của học sinh => rút ra được phương pháp dạy học tốt nhất chohọc sinh
Trang 7B. NỘI DUNG
I Cơ sở lý luận:
Từ sau nghị định Trung ương 2 (khóa VIII) và đặc biệt là sau Đại hội Đảng IX vànghị định Trung ương 6, khoá IX, chỉ thị 40 của ban Bí thư Trung ương Đảng, cùng vớicác văn bản chỉ đạo của nhà nước, Bộ giáo dục và đào tạo, nền giáo dục Việt Nam đạtđược nhiều thành tựu đáng kể trong các mặt phổ cập giáo dục và nâng cao dân trí trongđào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài
Trong chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/ 2006/
QĐ – BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục & Đào Tạo cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy, sáng tạo của học sinh, phù hợp vớiđặt trưng môn học, đặc điểm của đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồidưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụngkiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và tráchnhiệm học tập cho học sinh”
Theo quan điểm của một số chuyên gia như Colvin &ø Root (1981), Havernson &Haynes (1982), Mc Gee (1977), Thornis (1980) vv… Người giáo viên dạy tiếng Anh cầnchú ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc dạy đọc và đọc hiểu đó lànhững khả năng như: Khả năng tập trung của học sinh, khả năng đọc hiểu lời hướng dẫn,khả năng đọc một mình và đọc với người khác, khả năng quan hệ với những người bạncùng học, khả năng nhận ra ý tưởng do tranh thể hiện vv… Các khả năng này có thể đạtđược trong quá trình rèn luyện trong các hoạt động đọc Kết quả đến nhanh hay chậm tùythuộc vào kiến thức cơ bản mà học sinh đã có trước trong việc học tiếng mẹ đẻ, sứckhoẻ, và sự nhanh nhạy trong khả năng nghe nhìn Ngoài ra còn có một số yếu tố kháctác động đến việc học đọc của học sinh như trình độ nhận thức của học sinh không đồngđều Vì vậy các em cần được hướng dẫn kỹ trong việc đọc các bài khóa, để từ đó tăngthêm sự quan tâm trong chủ đề của bài khóa Nhiều học sinh cảm thấy ngợp hoặc sợ khiphải đọc những bài khóa dài và có nhiều từ mới Nhìn chung học sinh thường có thóiquen đọc hiểu từng từ trong bài chứ chưa chú ý đến việc đọc hiểu tổng quát theo ý trongbài Nói một cách khác là học sinh có khuynh hướng tập trung vào việc giải mã các từtrong ngôn ngữ mới trong khi lại hạn chế sự chú ý đến việc hiểu nghĩa của bài khóa Khảnăng suy luận, nói và sự hiểu biết về các khái niệm như từ, cụm từ, câu và các khái niệmkhác có tác động tích cực đến sự thành công của việc đọc ban đầu Mức độ hiểu các bàikhóa tùy thuộc vào khả năng, tư chất học tiếng của học sinh
Trang 8Vậy để việc dạy đọc một bài khóa tiếng Anh có hiệu quả, giáo viên cần phải chú ýđến nhiều đối tượng học sinh để từ đó đưa ra những biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém,kích thích được sự sáng tạo, năng động ở học sinh khá giỏi làm sao cho tiết học đọc trởnên sống động, lôi cuốn Giáo viên cần biết kết hợp các kỹ năng nói, viết hợp lý trongtiết dạy đọc để học sinh có thể phát biểu những ý kiến, quan điểm, nhận xét của mình vềđoạn văn.
Mặt khác, năm học 2010 – 2011 “ Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng caochất lượng giáo dục”, năm học tiếp tục thực hiện 3 cuộc vận động “ học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị 06 – CT/TW của bộ Chính trị, cuộc vậnđộng“mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong tràothi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” để nâng cao chất lượng Dovậy, giáo viên ở mọi bộ môn học khác nhau đều trang bị cho học sinh của mình hệ thốngnhững kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để giúp các em phát triển toàn diện về đạo đức và trítuệ, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa
II Cơ sở thực tiễn:
Để đáp ứng nhu cầu về chất lượng mà ngành giáo dục đã đặt ra và tình huống thựctế ở trường, đa số học sinh chưa có phương pháp học tập thực sự hiệu quả Một số họcsinh thường xao lãng, ít quan tâm đến việc học của mình, một số em ít có thời gian họctập ở nha vì còn phải phụ giúp cha mẹ mưu sinh, một số lớn học sinh có hoàn cảnh khókhăn nên các em có ít sách tham khảo để nâng cao vốn từ ngoài sách giáo khoa cungcấp Mặt khác, các em có ít điều kiện để giao tiếp bằng tiếng Anh và các em cũng ngạigiao tiếp, trao đổi nhau bằng tiếng Anh ngoài giờ học
Qua nhiều năm dạy khối 8 và 9, tôi nhận thấy đây là hai khối lớp có các kỹ năngnghe, nói, đọc, viết được phân chia rạch ròi và cụ thể nhất Mỗi kỹ năng đều khó hơnhẳn so với lớp 6 và 7 Đối với kỹ năng đọc được thể hiện rất rõ rệt ở từng bài Các emkhông phải chỉ đơn thuần đọc một bài đọc hoặc một bài đối thoại ngắn, đơn giản với yêucầu cũng rất đơn giản như điền từ, mà các em phải đọc hẳn một bài khóa hoặc bài đốithoại dài, sau đó phải nắm thật chắc nội dung toàn bài đọc để trả lời câu hỏi hoặc chọncâu đúng sai, tùy theo yêu cầu của từng bài.Tức là các em phải có trình độ đọc hiểutương đối mới có thể đáp ứng nổi yêu cầu kiến thức này
Tuy nhiên qua thực tiễn giảng dạy, tôi thấy rõ một điều đa số các em rất yếu kỹnăng này Thậm chí cứ đến tiết đọc, có nhiều em tỏ ra rất căng thẳng và không có hứngthú học tập, chỉ một vài em khá giỏi hoặc một vài em đã tham khảo sách hướng dẫn họctốt ở nhà là tham gia xây dựng bài Như vậy chứng tỏ rằng học sinh học chưa đều các kỹnăng, kỹ năng đọc chưa được học sinh đầu tư nhiều như các kỹ năng khác
Trang 9Do đó, trong quá trình giảng dạy bộ môn Tiếng Anh 8 , tôi đã rút ra được một sốkinh nghiệm để hướng dẫn học sinh lớp 8 học tốt hơn với kỹ năng đọc, nhằm giúp các emnắm được kiến thức cơ bản và các dạng bài đọc, từ đó các em củng cố lại kiến thức đãhọc và làm các bài tập đọc đạt kết quả tốt hơn.
Từ thực tế trên, tôi đã quyết định thực hiện đề tài này nhằm giúp cho các em cảithiện phần nào những khó khăn , trở ngại khi các em học kỹ năng này và với mong muốnđóng góp một phần nhỏ bé vào việc cố gắng nâng cao dần chất lượng giảng dạy bộ mônTiếng Anh trong nhà trường một cách thực tế
III Nội dung vấn đề:
1 Vấn đề đặt ra:
Được phân công giảng dạy môn tiếng Anh 8A1, 8A3 và 8A4với tổng số học sinh là
113, trình độ học tập của các em chênh lệch khá cao giữa học sinh khá giỏi và học sinhyếu kém Do đó, học sinh yếu kém không thể học theo kịp những học sinh khá giỏi.Nguyên nhân:
+ Mất kiến thức cơ bản ở lớp dưới, không xác định được thì, dạng câu
+ Vốn từ vựng của các em còn hạn chế nhiều
+ Các em ngại khó, không chuẩn bị bài, không thuộc bài
Để đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả cần đảm bảo những nguyên tắc sau:+ Gây hứng thú cho học sinh và giảng giải rõ ràng
+ Tôn trọng học sinh và việc học của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh
+ Thường xuyên có đánh giá và phản hồi phù hợp với học sinh
+ Chỉ rõ mục tiêu và thách thức trí tuệ đối với học sinh
+ Xác định cho học sinh khả năng tự chủ, tìm kiếm con đường độc lập nhằm thônghiểu bài học và tự kiểm tra
+ Thầy phải luôn tìm hiểu rõ về học sinh nhằm đưa ra sự hướng dẫn phù hợp
Để dạy một bài đọc thế nào là tốt nhất và sử dụng những phương pháp nào là hiệu quảnhất , ngay từ đầu giáo viên cần dựa vào tình huống bài đọc, giáo viên có thể đưa ra sựgợi ý, hoặc một số thủ thuật nhỏ nhằm giúp cho học sinh có hứng thú với môn học và dễdàng hiểu và nắm bài thật chắc, nhanh hơn và chính xác hơn
Mỗi giai đoạn dạy đọc có mục đích khác nhau nên giáo viên cần sử dụng các loại thủthuật khác nhau và phù hợp với học sinh của mình nhằm đạt được hiệu quả giảng dạy caonhất Giáo viên cần bám sát vào chuẩn kiến thức kỹ năng, mục tiêu bài học và quyếtđịnh sử dụng loại bài tập nào cho phù hợp với từng giai đoạn cụ thể của bài dạy, mặtkhác sự chuẩn bị đa dạng bài tập luyện đọc thì sẽ tránh cho học sinh khỏi sự nhàm chán,tẻ nhạt, đơn điệu trong giờ học Bên cạnh đó giáo viên phải tạo được sự hứng thú đối với
Trang 10học sinh khá giỏi, đồng thời tạo cảm giác tự tin cho các em học yếu, tạo cơ hội cho họcsinh thực hành đọc hiểu ở nhiều thể loại khác nhau
Cuối cùng, giáo viên cần khắc sâu trí nhớ của học sinh thông qua các dạng bài tập thực hành và liên hệ thực tế
2 Các giải pháp chủ yếu:
Trước những khó khăn nêu trên, với cương vị là một giáo viên bộ môn tôi xin đưa ramột số kinh nghiệm để hướng dẫn học sinh lớp 8 học tốt một tiết đọc
+ Giới thiệu bài đọc ngắn gọn, súc tích
+ Dùng tranh ảnh, dụng cụ trực quan để giới thiệu từ mới, tình huống bài đọc
+ Đảm bảo cho học sinh nắm được cấu trúc ngữ pháp mới để các em dễ hiểu bài hơntrong khi đọc
+ Đưa ra một số câu hỏi gợi mở hoặc các câu đoán trước khi đọc
+ Đưa ra các dạng bài tập phù hợp với các bước (while-reading / post-reading)
+ Khắc sâu trí nhớ học sinh thông qua các bài tập thực hành và liên hệ thực tế
3 Quá trình thực hiện:
Trong bài dạy đọc thông thường đi theo phương pháp Communication Approach và theo The PPP Framework:
1 Pre-reading stage (Giai đoạn giới thiệu bài -> trước khi đọc)
2 While-reading (Giai đoạn luyện tập -> trong khi đọc)
3 Post-reading (Giai đoạn vận dụng -> sau khi đọc)
Một số trò chơi có thể thực hiện như: brainstorming, word square, hangman, kim’s game,
…vv
Ví dụ 1: Warm up: (English 8 - Unit 4 Lesson 4 :Read )
Trang 11Ví duï 2: Warm up: (English 8 - Unit 5 Lesson 4 :Read )
Chatting :
1 Do you like learning English?
2 How many new words do you try to learn a day?
3 What do you do when you read a new word?
4 How do you learn or remember a new word?
Ví duï 3: Warm up: (English 8 - Unit 6 Lesson 4 :Read )
Jumbled words:
racchtaeriojnmaipexailnnessmsimbuanthauolgh
characterjoinaimexplainbusinessmanalthough
Ví duï 4: Warm up: (English 8 - Unit 7 Lesson 4 :Read )
Guessing the words:
a A place where you can buy vegetables and fruits -> grocery store
b A place where you can buy everything -> supermarket / market
c A place where you can buy books? -> bookstore / bookshop
d A place you can come to eat -> restaurant / foodstall / …
e A place you can come to see the movies -> movie therter
f A person who comes to the store and buy something -> customer
Trang 12b Pre – reading activities (các hoạt động trước khi đọc)
Đây là hoạt động rất cần thiết cho học sinh Thiếu hoạt động này chắc chắn học sinhkhông ít khó khăn khi làm một bài tập đọc hiểu
b.1 Giới thiệu bài đọc:
- Hoạt động này rất quan trọng nhằm cung cấp cho học sinh thông tin về bài đọc
- Lời giới thiệu cần ngắn gọn, súc tích, gây hứng thú và tạo được sự lôi cuốn họcsinh vào bài đọc Mặt khác, giáo viên cần giúp học sinh liên hệ giữa bài đọc với kiếnthức đã học
b.2 Những phương pháp giới thiệu một bài đọc:
- Sử dụng dụng cụ trực quan: giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh để thu hút sự
chú ý của học sinh về chủ điểm chính của bài đọc nhằm tạo không khí hào hứng cho họcsinh
- Giới thiệu từ mới: giới thiệu từ mới cho học sinh trước khi đọc là cần thiết nhưng
không phải giảng hết mọi từ mới có trong bài đọc Vì đây là bước nhằm để cho học sinhhiễu nhanh, nắm nội dung bài đọc
+ Giáo viên có thể dùng một số cách sau để giới thiệu từ mới:
o Sử dụng dụng cụ trực quan như: tranh ảnh (pictures), vật thật (real things), điệu bộ (mine).
o Dùng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa (synonym /
antonymn).
o Dịch sang tiếng Việt (translation).
o Giải thích bằng tiếng mẹ đẻ (explanation)
Sau khi giới thiệu từ mới, giáo viên có thể kiểmtra lại từ vựng của học sinh bằng một trò chơi nhỏ
(games: matching, Rub out and remember, What and Where, Slap the board, …v v.) sao cho phù hợp với vốn từ
mới đã giới thiệu
b.3 Giới thiệu cấu trúc ngữ pháp mới:
- Giáo viên nên ôn lại hoặc giới thiệu các cấu trúc ngữ pháp có trong bài đọc
b.4 Các hoạt động hướng học sinh vào bài đọc :
- Giáo viên cần giới thiệu tổng quát về chủ đề sắp đọc, dùng các dữ kiện có liênquan đến kinh nghiệm sống của học sinh qua một số hoạt động như: Đặt câu hỏi gợi mởvà giúp học sinh đoán trước được nội dung tổng quát của bài đđđọc Giáo viên nên đặt cáccâu hỏi gợi mở theo trình tự các diễn biến của sự kiện hay trình tự lý luận trong bài đđọc.Các câu hỏi này thể hiện cấu trúc cơ bản của bài đọc và là phương tiện để giúp học sinh
Trang 13đoán trước được nội dung của bài đọc, từ đó các em chuyển sang việc đọc bài văn mộtcách tự nhiên hơn.
b.5 Các ví dụ minh hoạ :
Ví dụ 1: Pre – reading ( English 8 - Unit 4 Read )
Pre – teach vocabulary:
- cruel (adj.) (picture)
Checking vocabulary: Matching ( the words with their meaning)
T/F statements prediction:
1 Little pea’s father was a poor farmer
2 Her father got married again after his wife died
3 Her new mother was very nice to her
4 Little pea worked hard all day
5 She didn’t have new clothes to take part in the festival
6 The prince fell in love with her when he met her
Ví dụ 2: Pre – reading ( English 8 - Unit 4 Read )
Pre – teach vocabulary:
- well-paying job : Công việc có thu nhập cao (translation)
- typhoon (n) : (Trận) bão lớn ( example)
- flood (n) : lũ lụt (situation)
- drought (n) : hạn hán (antonym)
- migrant (n) : dân di cư (explanation)
Checking vocabulary: ROR
The scene.
• Do you live in the city or in the country ?
• What do you like about the city ?
• Besides “advantages”, there are some disadvantages in cities
• According to you What is the most urgent problem ?
Trang 14(=> overpopulation).
• Today we are going to read a text about “Migration to cities”
Find the word (in the passage) that means
:
1 of the countryside a urban
2 as many as needed b tragedy
3 become greater or larger c rural
4 a great pressure d plentiful
5 a terrible event e increase
6 of the city or city life f strain
Answer key :1c 2d 3e 4f 5b 6a
Ví duï 3: Pre – reading ( English 8 - Unit 10 Read )
Pre- teach vocabulary:
- a tire (picture)
- to refill (explanation) - a pipe (drawing)
- to melt ≠ to freeze - a deposit (translation) Checking vocabulary :Rub out and remember. Open prediction: - What do people do with used things? - What can they make from them? a) Car tires: - -
b) Milk bottles: -
-c) Glass:
-d) Drink
cans: -e) Household and garden waste:
- Ví duï 4: Pre – reading ( English 8 - Unit 5 Read )
Pre-teach vocabulary:
- mother tongue (n) (explanation)
- (to) come across (explanation)
Checking vocabulary : Slap the board
Trang 15-> Suggestion:
+ make sentences + highlight
+ read + copy many times
+ underline + stick everywhere at home
c While – reading activities ( các hoạt động trong khi đọc)
- Giáo viên cần tổ chức các hoạt động cho học sinh rèn luyện kỹ năng đọchiểu Trong giai đoạn này cũng cần kết hợp những kỹ năng như nói, viết để rèn luyện kỹnăng đọc hiểu cho học sinh Đối với các bài khóa trong chương trình sách giáo khoa rất
đa dạng, phong phú về các chủ điểm Vì vậy, giáo viên nên cho học sinh thực hành theolối đọc mở rộng (extensive reading) nhằm mục đích khích lệ các em tự tin hơn khi tiếpxúc với các văn bản chuẩn xác Bằng cách đọc mở rộng học sinh sẽ cảm thấy dù trình độngôn ngữ của mình còn hạn chế nhưng vẫn có thể hiểu một cách khái quát được thông tinqua ngôn ngữ thực dùng trong cuộc sống
Hình thức luyện tập ở giai đoạn này là để tìm hiểu, khai thác nội dung bài khoávà tuỳ theo nội dung của từng bài sẽ có những dạng câu hỏi và yêu cầu khai thác khácnhau Vì vậy, giáo viên cần phải khích lệ học sinh đọc thầm để hiểu nội dung bài khóa.Đọc lớn tiếng chỉ giúp học sinh luyện cách phát âm mà thôi Tuy nhiên, giáo viên có thểcho học sinh nghe bài khóa một hoặc hai lần để các em có thể dễ dàng hơn trong việcthực hành nói (trả lời câu hỏi) về nội dung của đoạn văn
Trong khi dạy đọc hiểu, giáo viên cần nêu một số câu hỏi để hướng dẫn học sinhđọc hiểu nội dung thông tin trong bài, đồng thời cũng để kiểm tra mức độ hiểu bài củahọc sinh để từ đó giáo viên có thể giải thích thêm về các chi tiết mà học sinh chưa rõ Vìvậy những câu hỏi cần hướng sự chú ý của học sinh đến những ý tưởng chính của cácđoạn văn và giúp học sinh hiểu ý nghĩa của bài văn Giáo viên chú ý không nên đặtnhững câu hỏi quá khó để thách thức học sinh mà nên nêu ra những câu hỏi dễ hiểu hoặcdạng câu hỏi “Yes/No question” để kiểm tra khả năng hiểu bài của học sinh Mục đíchchính là nhờ hệ thống câu hỏi giúp học sinh hiểu bài Một vấn đề khác, giáo viên cần lưu
ý đến là việc tổ chức hoạt động đọc hiểu làm sao để cho tất cả các thành viên trong lớpcùng tham gia vào việc trả lời các câu hỏi Vì lẽ đó nên giáo viên cần tổ chức lớp thànhhoạt động nhóm để thảo luận và tìm ra các câu trả lời Đây là cơ hội cho học sinh cùnghọc chung, thảo luận và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập
Các bài tập và thủ thuật phổ biến ở giai đoạn này thường có những dạng sau:
How to learn new words worswors
Trang 16C.1 Đọc trả lời câu hỏi có sẵn trong sách giáo khoa: Học sinh có thể làm việc
theo cặp, theo nhóm (Hỏi – Đáp)
C.2 Đọc trả lời câu hỏi do giáo viên soạn ra tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của lớp mình dạy: Các câu hỏi được sử dụng như một kỹ năng trong lớp học trong việc dạy
tiếng Anh Có 3 loại câu hỏi:
o Yes / No questions
o Alternative questions
o Wh – questions
C.3 Một số bài tập phát triễn kỹ năng đọc hiểu: Sau khi kiểm tra mức độ đọc hiểu
học sinh bằng cách cho các câu hỏi, giáo viên cần đưa ra một số bài tập khác để học sinhluyện tập những gì đã học trong bài đọc:
o Find the word in the passage that means
o True or False? / True or False, then correct the falsesentences
o Multiple choice
o Gap –filling exercises
o Matching exercises
o Complete the table
C.4 Một số ví dụ minh hoạ về các hoạt động trong khi đọc
Ví dụ 1: While – reading ( English 8 - Unit 4 Read )
Reading Correcting T/F statements
1 Little pea’s father was a poor farmer
2 Her father got married again after his wife died
3 Her new mother was very nice to her
4 Little pea worked hard all day
5 She didn’t have new clothes to take part in the festival
6 The prince fell in love with her when he met her
-> Correction:
1/ T ; 2/ T ; 4/ T ; 6/ T
3/ F -> her new mother was cruel to her
5/ F -> a fairy gave her beautiful clothes
Asking and answering the questions: (Đây là dạngcâu hỏi có sẵn trong SGK)
o The questions (2/P42)
1 Who was Little Pea?