1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Thực hiện dạy học,kiểm tra đánh giá theo chuẩn KTKN đối với bộ môn Tiếng Anh

6 426 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 138,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN VĂN TRỖI TỔ CM ANH –NHẠC –MỸ THUẬT CHUYÊN ĐỀ THẢO LUẬN THỰC HIỆN DẠY HỌC,KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KT-KN ĐỐI VỚI BỘ MÔN TIẾNG ANH NGƯỜI THỰC HIỆN: MAI XUÂN THỦY DUY XUYÊN ,THÁNG 2 NĂM 2011 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN VĂN TRỖI TỔ CM ANH –NHẠC –MỸ THUẬT CHUYÊN ĐỀ THẢO LUẬN THỰC HIỆN DẠY HỌC,KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KT-KN ĐỐI VỚI BỘ MÔN TIẾNG ANH I.Sự cần thiết phải thực hiện dạy học,kiểm tra đánh giá môn Tiếng Anh theo chuẩn KT-KN ( theo hướng giao tiếp) Lâu nay chúng ta vẫn thường xuyên áp dụng việc đổi mới phương pháp giảng dạy tiếng anh .Tuy nhiên kết quả nhìn chung chưa có gì khả quan.Học sinh và sinh siên chúng ta hiện nay được xã hội đánh giá là giỏi tiếng anh về ngữ pháp nhưng giao tiếp rất hạn chế thậm chí rất ngại giao tiếp.Vậy làm thế nào để học sinh chúng ta mạnh dạn giao tiếp và sử dụng tiếng anh một cách tự nhiên và thường xuyên hơn.Vẫn biết rằng môi trường giao tiếp là hết sức quan trọng . Học sinh ở thành phố thì bao giờ nói tiêng anh cũng tốt hơn học sinh nông thôn.Có rất nhiều nguyên nhân vừa chủ quan vừa khách quan nhưng vấn đề then chốt vẫn nằm ở khâu kiểm tra đánh giá.Do nội dung đánh giá nặng về ngữ pháp,kỹ năng đánh giá là viết,hình thức đánh giá phần lớn là trắc nghiệm.Do vậy giáo viên dù có tâm huyết đến đâu cũng phải lo dạy sao cho học sinh nắm vững ngữ pháp có kỹ năng làm bài kiểm tra theo hương đó.Gần đây Bộ Giáo Dục đá có chủ trương đổi mới cách đánh giá học sinh theo hướng giao tiếp .Tôi thiết nghĩ nếu chúng ta thực hiện một cách khoa học và động bộ khâu kiểm tra đánh giá thì quá trình dạy học dù muốn hay không,sớm hay muộn gì cũng phải thay đổi một cách tự nhiên theo hướng giao tiếp. Theo PPGD truyền thống, học ngoại ngữ thường được coi như một quá trình truyền thụ kiến thức từ thầy sang trò thì với việc sử dụng phương pháp thực hành giao tiếp, việc dạy và học ngoại ngữ giờ đây được xem như một quá trình khám phá, thâm nhập cuộc sống trong đó người học dần sử dụng ngôn ngữ phù hợp với những mục đích giao tiếp cụ thể. Đây là mô hình dạy học lấy người học làm trung tâm, trong đó cả thầy và trò đều cùng chia sẻ trách nhiệm dạy và học. Song song với việc nhấn mạnh vào mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp ở người học, việc lựa chọn các hoạt động học tập sao cho có ích, phù hợp với nhu cầu của người học và phải đặt vào trong những bối cảnh thật mà người học có nhiều khả năng sẽ gặp phải trong cuộc sống hàng ngày luôn được đề cao. II. Những thuận lợi và khó khăn hiện nay: Thực tế cho thấy, PPGD tiếng Anh theo khuynh hướng giao tiếp sẽ rất hiệu quả đối với những lớp học có ít học sinh hơn ( dưới 25 em). Vì vậy, rất khó áp dụng cho một lớp học có sĩ số quá đông như hiện nay. Bộ sách giáo khoa hiện chúng ta đang giảng dạy có nhiều phần nhiều điểm không phù hợp . Hiệu quả của những giờ thực hành giao tiếp còn thấp .Ngoài việc phải vận dụng có nghệ thuật PPGD như đã nêu trên, một tiết học muốn thành công còn phải phụ thuộc rất nhiều yếu tố bên ngoài, trong đó cơ sở vật chất, thiết bị sự chuẩn bị của giáo viên và trình độ tiếp thu vận dụng của học sinh . Hiện nay, Chúng ta đang daỵ theo chuẩn KTKN ,tuy nhiên việc việc kiểm tra đánh giá theo chuẩn KTKN còn nhiều bất cập . Tôi ví dụ theo Chuẩn kỹ năng kiến thức Tiếng Anh 8 (trang 94)có nêu như sau: Hết lớp 8, học sinh có khả năng sử dụng những kiến thức tiếng Anh đã học trong phạm vi chương trình để: Nghe: Nghe hiểu được nội dung chính và nội dung chi tiết các đoạn độc thoại / hội thoại trong phạm vi các nội dung chủ điểm đã học trong chương trình. Hiểu được các đoạn văn có độ dài khoảng 80-100 từ ở tốc độ tương đối chậm. Nói: Hỏi - đáp, miêu tả, kể, giải thích về các thông tin liên quan đến cá nhân các hoạt động học tập, sinh hoạt vui chơi, giải trí. Thực hiện một số chức năng giao tiếp cơ bản: thông báo, trình bày, diễn đạt lời đề nghị, chấp nhận hoặc từ chối lời đề nghị, diễn đạt lời hứa, Đọc: Đọc hiểu được nội dung chính và nội dung chi tiết các văn bản với độ dài khoảng 110-140 từ, xoay quanh các chủ điểm có trong chương trình. Viết: Viết theo mẫu và có gợi ý đoạn văn có độ dài khoảng 60-80 từ về nội dung liên quan đến các chủ điểm đã học hoặc để phục vụ các nhu cầu giao tiếp đơn giản như viết thư cám ơn, viết lời mời, Tuy nhiên, trên thực tế ,việc tổ chức kiểm tra của ta chưa theo chuẩn này. Thế nhưng vẫn phải dạy theo chuẩn KTKN từng bài như Bộ đã quy định .Vậy là vẫn dạy một đường ,kiểm tra một nẻo Và còn rất nhiều những yếu tố trở ngại đến quá trình thực hiện như điều kiện gia đình,môi trường giao tiếp, năng lực người dạy, khả năng tiếp thu thích ứng và vận dựng của HS vv III. Những giải pháp thực hiện: 1. Phải thực sự đổi mới cách kiểm tra đánh giá: Phần này Ngành ta đang thực hiện( đã có riêng một đợt SHCM ngành với một tập hợp đề kiểm tra của các trường trong huyện), tuy nhiên cần tiếp tục nghiên cứu,rút kinh nghiệm,bổ sung và cải tiến nhiều hơn nữa để từng bước hoàn chỉnh.Hơn nữa ,hiện nay Sở GD-ĐT đang triển khai cuộc thi biên soạn đề kiểm tra theo chuẩn KTKN . Tôi nghĩ đây sẽ là động lực để chúng ta có nhiều đầu tư và hoàn chỉnh Ngân hành ĐềKT theo hướng mới. 2. Giáo viên phải nắm vững chuẩn KNKT: Giáo viên phải nắm vững chuẩn KNKT đối với từng khối lớp .Từ đó, xây dựng chuẩn KNKT cụ thể cho từng học kỳ, từng đợt kiểm tra, từng bài học và từng tiết học. 3. Điều chỉnh một số tiết dạy trong giới hạn cho phép: Cần hội ý trong nhóm chuyên môn để thống nhất điều chỉnh một số tiết cho phù hợp Ví dụ như: Unit 11 theo tôi nên chia lại như sau: Lesson 1: Getting started – Listen and Read Lesson 2: Speak - Language Focus 3,4 Lesson 3: Listen - Language Focus 1,2 Lesson 4: Read Lesson 5: Wrtie Bởi vì: Trong bài này phần Speak HS sẽ được học “Request” Nên cho các em luyện tập với Do/ Would you mind + V+ ing ? Do you mind if I + V1 ? Would you mind if I + Ved / V2 ? Trong LF 3,4 là phù hợp nhất. Ngược lại phần Listen HS sẽ được học ” present participle phrase” và “ past participle phrase “ nên cho HS luyện tập với “ Ing and-ed participles” trong LF 1,2 sẽ phù hợp hơn - Nếu theo PPCT của PGD đã gởi trước đây thì có rất nhiều bài ở Lớp 8 và 9 cần điều chỉnh ở hai tiết này. 4. Sự chuẩn bị đầu tư của giáo viên trong từng tiết học theo chuẩn KTKN Việc áp dụng giảng dạy vừa theo hướng giao tiếp đồng thời phải đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng là vấn đề không đơn giản và rất cần sự trao đổi để rut kinh nghiệm. Nó đòi hỏi sự công phu của giáo viên trong khâu chuẩn bị cũng như sự kết hợp nhuần nhuyễn của người thầy trong vai trò là người tổ chức các hoạt động trên lớp. Trước tiên là cụ thể hóa chuẩn KTKN trong từng tiết học. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể ở một sổ tiết dạy mà tôi đã thực hiện và thấy có hiệu quả xin được trình bày để thầy cô cùng xem xét và trao đổi và góp ý để rút kinh nghiệm. Ví dụ: Unit 11. Traveling around Vietnam . Tổng số 6 tiết ( Ta phân lại thành 5 tiết) 1. Mục tiêu: Sau khi hoàn thành bài học, học sinh có thể: - Diễn đạt mối quan tâm của mình với người khác. - Đưa lời đề nghị và chấp nhận/từ chối lời đề nghị. - Viết tường thuật một sự việc đã xảy ra. 2. Trọng tâm ngôn ngữ: - ed and -ing participles - Would/Do you mind if ?; Would/Do you mind verb-ing ? 3. Từ vựng: theo chủ đề du lịch - Tên một số danh lam thắng cảnh của Việt Nam: Ha long Bay, Nha Trang, Sapa, - Từ liên quan miêu tả các địa điểm du lịch: water fall, canoe, limestone, stream, magnificent, sunbath, oceanic institude, paddle, rescue, 4. Kĩ năng cần đạt: - Nói được câu đề nghị xã giao. - Nghe hiểu chỉ đường đơn giản. - Đọc hiểu các quảng cáo du lịch đơn giản. - Viết tường thuật một sự việc, câu truyện theo từ và tranh gợi ý. *Lưu ý: + Học sinh trung bình: Do phần Listen 4. Tapecript dài và khó. Giáo viên có thể điều chỉnh dạng bài tập dễ hơn như nghe điền từ thiếu, hoặc tìm nhưng đoạn hội thoại về hỏi và chỉ đường đơn giản để đọc cho học sinh làm bài nghe. Unit 11 : Period 65 TRAVELING AROUND VIETNAM Lesson 1 : Getting start - Listen and Read P : T : I/ Aims : Reading for details about how to express Ss’ interest 1 .Objective: By the end of the lesson , Ss will be able to use some expression to express their interest. 2. Language focus: Do/ Would you mind + V+ ing ? Do you mind if I + V1 ? Would you mind if I + Ved / V2 ? 3. Vocabulary: Theme tourism - Name some famous landscapes in Vietnam: Ha Long Bay, Nha Trang, temple of literature,Ngo mon gate,Nha Rong Harbor ,Hoi an 4. Skills to be achieved: Reading for details about how to express Ss’ interest II/ Materials: Cassette, pictures Unit 11 : Period 66 TRAVELING AROUND VIETNAM Lesson 2 : Speak -Language focus3,4 P : T : I/ Aims: Practice in making suggestions and using “ mind” to make requests 1. Objective: By the end of the lesson , Ss will be able to make and respond to formal requests, using “mind” and make suggestions 2. Language focus: Do/ Would you mind + V+ ing ? Do you mind if I + V1 ? Would you mind if I + Ved / V2 ? 3. Vocabulary: Theme tourism - Name some famous landscapes in Vietnam: Ha Long Bay, Nha Trang, temple of literature,Ngo mon gate,Nha Rong Harbor ,Hoi an 4. Skills to be achieved:- Make and respond to formal requests. - In the proposed social statement. II/ Materials: 4 card boards, a mapped dialogue chart. Unit 11 : Period 67 TRAVELING AROUND VIETNAM Lesson 3 : Listen Language focus 1,2 P : T : I/ Aims: Listen for details about the place directions and information about some places of interest in Vietnam 1. Objective: By the end of the lesson , Ss will be able to get information from simple tourist advertisements. 2. Language focus: - present participle phrase - past participle phrase 3. Vocabulary: - Tourist information center, pagoda,temple,position 4. Skills to be achieved:- Listen to understand simple directions. - Listen to understand simple directions. - Practice in making sentences with present participle phrase and past participle phrase II/ Materials: Pictures, cassette, a route map. Unit 11 : Period 68 TRAVELING AROUND VIETNAM Lesson 4 : Read P : T : I/ Aims : Reading for details about some places of interest in Vietnam, make some suggestions 1.Objective: By the end of the lesson Ss will be able to make some suggestions on some tourist sites in Vietnam to foreign tourists 2. Language focus: What should he/she go in Vietnam? He/She shuold go 3. Vocabulary: Theme tourism - accommodation., slope, giant, jungle, tribe ,tribal, limestone,mountain climb,(to) sunbathe, a florist, (to) import ≠(to) export, magnificent, oceanic institude 4. Skills to be achieved: - Reading advertisements travel simple, - Making some suggestions on some tourist sites in Vietnam to foreign tourists II/ Materials: Text book, posters, pictures. Unit 11 : Period 69 TRAVELING AROUND VIETNAM Lesson 5 : Write P : T : I/ Aims: To help Ss practice in writing a narrative using a guided composition 1.Objective: By the end of the lesson , Ss will be able to know how to write a narrative 2. Language focus: Ordering statements 3. Vocabulary: a canoe,(to) paddle, (to) hire, (to) over turn, (to) rescue 4. Skills to be achieved: - Write an incident report, a story in words and pictures suggest. II/ Materials: Pictures , gap fill chart , card boards Từ MĐYC của bài dạy ,ta gắn vào mục tiêu cần đạt về KTKN cho từng phần cụ thể .Ví dụ Unit 11 : Period 65 TRAVELING AROUND VIETNAM Lesson 1 : Getting start - Listen and Read P : T : I/ Aims : Reading for details about how to express Ss’ interest 1 .Objective: By the end of the lesson , Ss will be able to use some expression to express their interest. 2. Language focus: Do/ Would you mind + V+ ing ? Do you mind if I + V1 ? Would you mind if I + Ved / V2 ? 3. Vocabulary: Theme tourism - Name some famous landscapes in Vietnam: Ha Long Bay, Nha Trang, temple of literature,Ngo mon gate,Nha Rong Harbor ,Hoi an 4. Skills to be achieved: Reading for details about how to express Ss’ interest II/ Materials: Cassette, pictures III/ Ways of working: individual, pair , group work . IV/ Anticipated problems: V/ Procedure: 1/Getting Started: * Ss can name some famous landscapes in Vietnam 2/Listen and Read : * Ss can listen and read for details about how to express Ss’ interest a/Vocabulary: b/Listen : c/Read : 3/ Language notes: * Ss will be able to use some expression to express their interest. 5. Người thầy phải luôn sáng tạo : Muốn tạo được một môi trường học tập năng động và hấp dẫn trong đó có sự phối hợp tích cực của thầy và trò. Với vai trò là người điều khiển trong quá trình dạy học, người dạy phải tạo ra mọi tình huống, mọi khả năng để hướng dẫn các hoạt động của người học trong giờ học. Người dạy cần vận dụng mọi thao tác và phương tiện, cử chỉ điệu bộ để tăng cường thúc đẩy các hoạt động giao tiếp. Các phương tiện dạy học được phát huy triệt để. Học ngoại ngữ là quá trình nhận biết các kiến thức và rèn luyện các kỹ năng, vì vậy khi giảng dạy tiếng Anh, ngườidạy cần thiết kế, phân bố thời gian hợp lý giữa các khâu giảng, giữa thời lượng truyền đạt kiến thức mới và thời lượng cho người học thực hành. Tăng cường thực hành theo nhóm, theo cặp nhằm tạo điều kiện cho người học phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, giảm được tâm lý ngại ngùng, tăng tính chủ động, tính hợp tác giữa người học; học lẫn nhau và luyện được cách học tập, làm việc đồng đội, tập thể. Người dạy với vai trò là người đạo diễn đồng thời là diễn viên, tham gia như một thành viên của hoạt động. Cần thiết kế các dạng bài tập theo hướng tạo tính chủ động sáng tạo cho người học và tuỳ theo trình độ của người học. Đối với những học sinh trung bình thì tăng cường đưa bài tập thực hành theo hướng “nhận biết - bắt chước - tư duy ”. Đối với học sinh khá giỏi thì áp dụng thực hành theo hướng “nhận biết - liên hệ - tư duy sáng tạo”. Nên đa dạng hoá các hoạt động dạy học bằng cách xen kẽ các trò chơi nhằm tạo hứng thú học tập cho người học, mỗi GV cần có những thủ thuật động viên khích lệ tính chủ động suy nghĩ của học sinh. Cần theo dõi quá trình học tập của học sinh và có những phản hồi kịp thời nhằm giúp học sinh phát huy những điểm mạnh và hạn chế, sửa chữa những điểm yếu, giúp học sinh cảm thấy tự tin muốn học và không cảm thấy tiếng Anh là một môn học khó. Người dạy phải biết kết hợp uyển chuyển trong vai trò là người truyền tải kiến thức mới, là người giúp đỡ giảm độ khó cho học sinh , là người hướng dẫn và củng cố kiến thức toàn bài. 6. Tăng thời lượng thực hành: Điều chỉnh thời gian bằng cách tăng thời lượng thực hành cho phần”Post”(further practice). Như thế HS sẽ được thực hành nhiều hơn với những hoạt động như : role play, write it up,interview Trên đây là một số vấn đề trong quá trình triển khai thực hiện “Dạy học ,kiểm tra đánh giá Tiếng Anh theo KTKN hướng giao tiếp”mà tôi gặp phải .Nay đưa ra đây để các thầy cô tham khảo,nhận xét từ đó rút ra được những giải pháp phù hợp với yêu cầu chung của Ngành đồng thời phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị mình,HS nơi mình đang công tác.Rất mong nhận được góp ý xây dựng của các đồng nghiệp. Mai Xuân Thủy . CM ANH –NHẠC –MỸ THUẬT CHUYÊN ĐỀ THẢO LUẬN THỰC HIỆN DẠY HỌC,KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KT-KN ĐỐI VỚI BỘ MÔN TIẾNG ANH I.Sự cần thiết phải thực hiện dạy học,kiểm tra đánh giá môn Tiếng Anh. HỌC CƠ SỞ NGUYỄN VĂN TRỖI TỔ CM ANH –NHẠC –MỸ THUẬT CHUYÊN ĐỀ THẢO LUẬN THỰC HIỆN DẠY HỌC,KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KT-KN ĐỐI VỚI BỘ MÔN TIẾNG ANH NGƯỜI THỰC HIỆN: MAI XUÂN THỦY DUY XUYÊN. chất, thiết bị sự chuẩn bị của giáo viên và trình độ tiếp thu vận dụng của học sinh . Hiện nay, Chúng ta đang daỵ theo chuẩn KTKN ,tuy nhiên việc việc kiểm tra đánh giá theo chuẩn KTKN còn nhiều

Ngày đăng: 26/04/2015, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w