16 câu hỏi văn hóa kinh doanh có đáp án chi tiết

33 4.3K 14
16 câu hỏi văn hóa kinh doanh có đáp án chi tiết

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1) Văn hóa kinh doanh là gì? Nêu các nhân tố cấu thành văn hóa kinh doanh? Văn hóa kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hóa vào hoạt động kinh doanh, là cái mà các chủ thể kinh doanh áp dụng hoặc tạo ra trong quá trình hình thành nên những nền tảng có tính ổn định và đặc thù trong hoạt động kinh doanh của họ. *Nhân tố cấu thành: +) Triết lý kinh doanh +) đạo đức kd +) Văn hóa doanh nhân( đạo đức, tài năng, phong cách lãnh đạo), +) Các hình thức văn hóa khác ( mẫu mã sp, nghi lễ kd, biểu tượng, khẩu hiệu, lịch sử phát triển ) 2) Phân biệt Triết lý,TLKD,TLDN? Vai trò TLKD trong phát triển DN? Giải pháp nào phát huy TLKD Việt Nam hiện nay? Triết lý: là những tư tưởng có tính triết học (tức là sự phản ánh đã đạt đến trình độ sâu sắc và khái quát cao) đc con ng` rút ra từ cuộc sống của mình và chỉ dẫn, định hướng cho hành động của con ng`. Triết lý KD: là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn KD thông qua con đg` trải nghiệm , suy ngẫm, khái quát hoá của các chủ thể KD và chỉ dẫn cho hoạt động KD. Triết lý DN: là lý tưởng, là phương châm hành động, là hệ giá trị và mục tiêu chung của DN chỉ dẫn cho hoạt động nhằm làm cho DN đạt hiệu quả cao trong KD. • Phân biệt: 1 - Giống nhau: + Đều đc hình thành qua sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, đc mọi ng` thừa nhận. + Đều định hướng cho hoạt động của con ng`, có phạm vi ảnh hưởng sâu rộng, tầm khái quát cao tới các chủ thể. • Khác nhau: - Triết lý: + Phạm vi: ả/h tới mọi mặt của đời sống con ng` như: triết lý sông, triết lý marketing… + Triết lý k phải chỉ là sp của các nhà triết học chuyên nghiệp. - Triết lý KD: + Phạm vi: ả/h tới các chủ thể hoạt động trong lĩng vực KD (HẸP HƠN TRIẾT HỌC), áp dụng chung cho các cá nhân, tổ chức KD. + Có tính chuyên môn. + Là sp của n~ ng` làm việc trong lĩnh vực kinh tế. - Triết lý DN: + Là sự cụ thể hoá triết lý KD vào trong hoạt động sống của 1 tổ chức, cơ quan. + Áp dụng cho từng DN. + Đc hình thành từ các nhà lãnh đạo và sáng lập DN. + Là lý tưởng, phương châm hành động ,là hệ giá trị mục tiêu chung của DN ,chỉ dẫn cho hoạt động KD nhằm làm cho DN đạt hiệu quả cao trong KD. 2 Vai trò của triết lý kinh doanh Triết lý kinh doanh là một lực lượng hướng dẫn ,tạo sức mạnh to lớn cho thành công của doanh nghiệp. Triết lý kinh doanh có vai trò: Thiết lập một tiếng nói chung hoặc môi trường của doanh nghiệp. Đảm bảo nhất trí về mục đích trong doanh nghiệp .Định rõ mục đích của doanh nghiệp và chuyển dịch các mục đích này thành các mục tiêu cụ thể. Nội dung của triết lý kinh doanh là điều kiện hết sức cần thiết thiết lập các mục tiêu và soạn thảo các chiến lược một cách hiệu quả. Một kế hoạch mang tính chiến lược bắt đầu với việc xác định một triết lý kinh doanh một cách rõ ràng. Triết lý kinh doanh được xem là bước chuẩn bị đầu tiên trong quản lý của doanh nghiệp mà cụ thể là quản lý chiến lược. Triết lý kinh doanh là cơ sở hoặc tiêu chuẩn để phân phối nguồn lực của tổ chức Sứ mệnh hay mục đích của doanh nghiệp là một môi trường bên trong có ảnh hưởng đến các bộ phận chuyên môn như sản xuất, kinh doanh, quản trị nhân sự Giải pháp nào phát huy TLKD Việt Nam hiện nay: Tăng cường nghiên cứu, giảng dạy và quảng bá triết lý kinh doanh. Nhà nước tiếp tục đổi mới hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường tạo ra môitrường kinh doanh thuận lợi, công bằng, minh bạch.Khuyến khích các doanh nhân, doanh nghiệp chú trọng việc xây dựng triết lýkinh doanh, triết lý doanh nghiệp và kiên trì vận dụng, phát huy nó vào trong hoạt động kinh doanh. 3) Phân tích các nội dung chính và hình thức thể hiện một văn bản triết lý doanh nghiệp? Vì sao ở nước ta ít công ty quốc doanh có triết lý kinh doanh của mình? Một vb triết lý DN gồm 3 ND cơ bản: 3 1. Sứ mệnh và các mục tiêu cơ bản của DN: - Bất kỳ 1 vb triết lý DN thường bđ = việc nêu ra sứ mệnh of dn hay còn gọi là tôn chỉ MĐ of nó. Đây là phần ND có tính khái quát cao, giàu tính triết học. - Sứ mệnh và các mục tiêu cb của dn. Là bản tuyên bố lý do tồn tại of dn. - Sứ mệnh là phát biểu of dn mô tả dn là ai? Dn làm n~ gì? Làm vì ai? Và làm ntn? mục tiêu định hướng of dn là gì? • Phương thức hành động: - mỗi dn có tính đặc thù cao, phụ thuộc vào thị trường, triết học vầ các tư tưởng kd và về hoạt động kd, công tác quản trị dn of các nhà lãnh đạo. Trong nd có điểm chung là hệ thống các giá trị và biện pháp quản lý of dn. - Hệ thống các giá trị của dn là niềm tin căn bản thường k đc nói ra của n~ làm việc trong dn, giá trị này bao gồm: - N~ nguyên tắc of dn. - Lòng trung thành và cam kết. - HD n~ hành vi ứng xử mong đợi ý nghĩa to lớn of sứ mệnh giúp tạo ra 1 môi trường làm việc trong đó có n~ mục đích chung. - Mỗi công ty thành đạt đều có các giá trị văn hóa của nó. Hệ thống giá trị là cơ sở để quy định xác lập nên các tiêu chuẩn đạo đức trong kinh doanh của công ty. • Bp và pc quản lý: Tổ chức, qlý dn là nhiệm vụ trung tâm và có vai trò quyết định đối vs việc thực hiện sứ mệnh và các mục tiêu lâu dài của dn.pc và bp qlý của mỗi cty thành đạt đều 4 có đặc thù sự khác biệt lớn đối vs các cty khác.Nguyên nhân của sự khác biẹt này xuất phát từ nhiều yếu tố như thị trường, môi trường kd, vh dân tộc và đặc biệt là tư tưởng triết học về qlý của ng` lãnh đạo. Triết lý về quản lý dn là cơ sở để lựa chọn, đề xuất các bp qlý ,qua đó nó củng cố 1 pc qlý kd đặc thù của cty. • Nguyên tắc tạo 1 pc ứng xử giao tiếp và hoạt động kd đặc thù của dn: Dn tồn tại nhờ môi trường kd nhất định, trong đó có các mqh vs XH bên ngoài. Cần duy trì, phát triển các mqh để phục vụ cho việc kd mục tiêu quan trọng của dn nhằm tạo ra môi trg thuận lợi và nguồn lực phát triển cho dn. 2. Hình thức thể hiện của triết lý dn: Đc thể hiện bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau. - N` vb triết lý dn đc in ra trg các cuốn sổ nhỏ fát cho nviên, một số dn có triết lý kd dưới dạng 1 câu khẩu hiệu ,triết lý đc rút gọn trg 1 chữ, bài hát, công thức… - Tính chất triết học của vb triết lý dn khác nhau giữa các chủ thể cty và còn phụ thuộc vào nền vh dân tộc của họ. - Văn phong của các vb triết lý dn thường giản dị mà hùng hồn, ngắn gọn, sâu lắng, dễ hiểu, dễ nhớ. Để tạo ấn tượng, có công ty nêu triết lý kinh doanh nhấn mạnh vào tính độc đáo, khác thường của mình. 4) Phân biệt DĐKD &TNXH cua DN Khái niệm “đạo đức kinh doanh” và “trách nhiệm xã hội” thường hay bị sử dụng lẫn lộn. Trên thực tế, khái niệm trách nhiệm xã hội được nhiều người sử dụng như là một biểu hiện của đạo đức kinh doanh. Tuy nhiên, hai khái niệm này có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. 5 Nếu trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội thì đạo đức kinh doanh lại bao gồm những quy định và các tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi trong thế giới kinh doanh. Trách nhiệm xã hội được xem như một cam kết với xã hội trong khi đạo đức kinh doanh lại bao gồm các quy định rõ ràng về các phẩm chất đạo đức của tổ chức kinh doanh, mà chính những phẩm chất này sẽ chỉ đạo quá trình đưa ra quyết định của những tổ chức ấy. Nếu đạo đức kinh doanh liên quan đến các nguyên tắc và quy định chỉ đạo những quyết định của cá nhân và tổ chức thì trách nhiệm xã hội quan tâm tới hậu quả của những quyết định của tổ chức tới xã hội. Nếu đạo đức kinh doanh thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên trong thì trách nhiệm xã hội thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên ngoài. Tuy khác nhau nhưng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đạo đức kinh doanh là sức mạnh trong trách nhiệm xã hội vì tính liêm chính và sự tuân thủ đạo đức của các tổ chức phải vượt xa cả sự tuân thủ các luật lệ và quy định. Có nhiều bằng chứng cho thấy trách nhiệm xã hội bao gồm đạo đức kinh doanh liên quan tới việc tăng lợi nhuận. Các vụ tranh cãi về các vấn đề đạo đức hoặc trách nhiệm đạo đức thường được dàn xếp thông qua những hành động pháp lý dân sự . Với tư cách là một nhân tố không thể tách rời của hệ thống kinh tế - xã hội, doanh nghiệp luôn phải tìm cách hài hoà lợi ích của các bên liên đới và đòi hỏi, mong muốn của xã hội. 6 Khó khăn trong các quyết định quản lý không chỉ ở việc xác định các giá trị, lợi ích cần được tôn trọng, mà còn cân đối, hài hoà và chấp nhận hy sinh một phần lợi ích riêng hoặc lợi nhuận. Chính vì vậy, khi vận dụng đạo đức vào kinh doanh, cần có những quy tắc riêng, phương pháp riêng là đạo đức kinh doanh, và các trách nhiệm ở phạm vi và mức độ rộng lớn hơn, trách nhiệm xã hội. 5) Hãy trình bày những vấn đề đạo đức trong quản trị nguồn nhân lực? lấy ví dụ? Vấn đề đạo đức trong quản lý nguồn nhân lực liên quan đến các vấn đề cơ bản sau: - Đạo đức trong tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng lao động. Trong hoạt động tuyển dụng và bổ nhiệm nhân sự sẽ xuất hiện một vấn đề khá nan giải, đó là tình trạng phân biệt đối xử. Phân biệt đối xử xuất phát từ định kiến về phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo, địa phương, vùng văn hóa, tuổi tác - Đạo đức trong đánh giá người lao động. Đó là hành vi mà người quản lý đánh giá người lao động trên cơ sở định kiến. Nghĩa là người quản lý dùng ấn tượng của mình về đặc điểm của nhóm người đó để xử sự và đánh giá người lao động thuộc về nhóm đó. Các nhân tố như quyền lực, ganh ghét, thất vọng, tội lỗi và sợ hãi là những điều kiện duy trì và phát triển sự định kiến. 7 - Đạo đức trong bảo vệ người lao động. Đảm bảo điều kiện lao động an toàn là hoạt động có đạo đức nhất trong vấn đề bảo vệ người lao động. Người lao động có quyền làm việc trong một môi trường an toàn. Mặt khác xét từ lợi ích, khi người làm công bị tai nạn rủi ro thì không chỉ ảnh hưởng xấu đến bản thân họ mà còn tác động đến vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp 6) Nêu các biện pháp marketting phi đạo đức? cho ví dụ? Các biện pháp marketing phi đạo đức. + Quảng cáo phi đạo đức: Quảng cáo phóng đại, thổi phồng sản phẩm vượt quá mức hợp lý, có thể tạo nên trào lưu hay cả chủ nghĩa tiêu dùng sản phẩm đó, không đưa ra được những lý do chính đáng đối với việc mua sản phẩm, ưu thế của nó với sản phẩm khác. Quảng cáo và bán hàng trực tiếp cũng có thể lừa dối khách hàng bằng cách che dấu sự thật trong một thông điệp. Ví dụ như một người bán hàng mong muốn bán những sản phẩm bảo hiểm y tế có thể sẽ liệt kê ra một danh sách dài các bệnh mà sản phẩm trên có thể chữa trị, nhưng lại không đề cập đến vấn đề sản phẩm này thậm chí không chữa nổi những bệnh thông thường nhất. Một dạng lạm dụng quảng cáo khác là đưa ra những lời giới thiệu mơ hồ với những từ ngữ không rõ ràng khiến khách hàng phải tự hiểu những thông điệp ấy. Những lời nói khôn ngoan này thường rất mơ hồ và giúp nhà sản xuất tránh mang 8 tiếng lừa đảo. Quảng cáo có hình thức khó coi, phi thị hiếu, sao chép lố bịch, làm mất đi vẻ đẹp của ngôn ngữ, làm biến dạng những cảnh quan thiên nhiên. Những quảng cáo nhằm vào những đối tượng nhạy cảm như người nghèo, trẻ em, trẻ vị thành niên làm ảnh hưởng đến sự kiểm soát hành vi của họ và những quảng cáo nhồi nhét vào người tiêu dùng những tư tưởng về tình dục, bạo lực và quyền thế. Đó là những quảng cáo mang theo sự xói mòn nền văn hoá. + Bán hàng phi đạo đức Bán hàng lừa gạt, sản phẩm được ghi “giảm giá”, “thấp hơn mức bán lẻ dự kiến” trong khi chưa bao giờ bán được mức giá đó. Hoặc là ghi nhãn “sản phẩm giới thiệu” cho sản phẩm bán đại trà. Hoặc là giả vờ bán thanh lý. Tất cả những điều đó làm cho người tiêu dùng tin rằng giá được giảm phần lớn và đi đến quyết định mua. Bao gói và dán nhãn lừa gạt: Ghi loại “mới”, “đã cải tiến”, “tiết kiệm” nhưng thực tế sản phẩm không hề có những tính chất này, hoặc phần miêu tả có cường điệu về công dụng của sản phẩm, hoặc hình dáng bao bì, hình ảnh quá hấp dẫn gây hiểu lầm đáng kể cho người tiêu dùng. Nhử và chuyển kênh: Đây là biện pháp marketing dẫn dụ khách hàng bằng một “mồi câu” để phải chuyển kênh sang mua sản phẩm khác với giá cao hơn. Lôi kéo: Là biện pháp marketing dụ dỗ người tiêu dùng mua những thứ mà lúc đầu họ không muốn mua và không cần đến bằng cách sử dụng các biện pháp bán hàng gây sức ép lớn, lôi kéo tinh vi, bất ngờ hoặc kiên trì.Chẳng hạn như các nhân viên bán hàng được huấn luyện riêng và những cách nói chuyện với bài bản được soạn 9 sẵn một cách kỹ lưỡng, những lập luận thuộc lòng để dụ dỗ người mua hàng. Bán hàng dưới chiêu bài nghiên cứu thị trường: Sử dụng các cuộc nghiên cứu thị trường nhằm tạo ra một đợt bán điểm hay để thành lập một danh mục khách hàng tiềm năng. Hoặc sử dụng các số liệu nghiên cứu thị trường để xây dựng một cơ sở dữ liệu thương mại phục vụ mục tiêu thiết kế sản phẩm. Hoạt động này đòi hỏi ngầm thu thập và sử dụng thông tin cá nhân về khách hàng, do đó đã vi phạm quyền riêng tư của người tiêu dùng. Hoạt động nghiên cứu thị trường còn có thể bị lợi dụng để thu thập thông tin bí mật hay bí mật thương mại. Sử dụng những biện pháp thiếu văn hóa khác để hạ uy tín của doanh nghiệp đối thủ như gièm pha hàng hóa của đối thủ cạnh tranh, hoặc đe dọa người cung ứng sẽ cắt những quan hệ làm ăn với họ. Các hành vi này gây thiệt hại cho người tiêu dùng không chỉ trước mắt mà còn cả lâu dài. @Ví dụ: Quảng cáo nhằm vào trẻ em Chiến lược quảng cáo của nhiều hãng đều nhằm vào đối tượng các em vì tuy các em không làm ra tiền nhưng lại là động lực quan trọng thúc đảy cha mẹ tiêu tiền. Với chiến lược dân số này nay, gia đình thường có ít con nên các ông bố, bà mẹ có điều kiện tập trung cho con cái, không tiếc con mà nhiều khi chiều con 1 cách quá đang. Lợi dụng đặc điểm này nhiều nhà kinh doanh đã tấn công các em nhằm moi tiền bố mẹ. Thâm độc hơn, nhiều hãng sản xuất thuốc lá đã chuẩn bị cho thị trường tương lai của mình bằng cách kích thích, quảng cáo, khuyến khích trẻ em hút thuốc. Họ biết rằng những trẻ em hút thuốc từ bé sẽ trở thành người 10 [...]... Tìm hiểu thực trạng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam nói chung hoặc một doanh nghiệp nói riêng không thể không xem xét các nguồn đầu vào của văn hóa doanh nghiệp, trong đó phải kể đến nguồn từ văn hóa dân tộc, văn hóa vùng và văn hóa cá nhân - đặc biệt là văn hóa của người đứng đầu tổ chức Văn hóa doanh nghiệp trước hết ảnh hưởng rất sâu đậm bởi văn hóa dân tộc.Xem xét ảnh hưởng của văn hóa dân tộc người... còn có nơi có lao động cưỡng bức và lao động bóc lột Nhưng câu nói này vẫn có ý nghĩa triết lý vì nó phản ánh mức độ tác động nhất định của văn hóa ông chủ tới văn hóa của các nhân viên trong cùng một DN Chính vì vậy mà gần đây các diễn đàn thường bàn nhiều về văn hóa doanh nhân và danh hiệu doanh nhân văn hóa Về cơ bản các khái niệm này cũng dựa trên các cơ sở lý luận về văn hóa cá nhân trong văn hóa. .. định vấn đề đạo đức bằng trả lời câu hỏi quan điểm, triết lý, mục tiêu… * xác định mức độ vấn đề đạo đức: 11) Văn hóa doanh nghiệp là gì? Hãy trình bày các cấp độ văn hóa doanh nghiệp? Văn hoá doanh nghiệp là hệ thống của các giá trị do doanh nghiệp sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động kinh doanh, trong mối quan hệ với môi trường xã hội và tự nhiên của mình Văn hóa doanh nghiệp là những tính cách,... rất thuận lợi để phát triển kinh doanh và làm ăn thịnh vượng, nếu gặp khó khăn hay đi xuống thì vẫn có thể vực lại được Nhưng không có văn hóa thì không thể cứu vãn 27 16) Văn hóa dân tộc ảnh hưởng như thế nào đến văn hóa DN? Nói tới văn hóa cũng là nói tới một dân tộc, một quốc gia Văn hóa dân tộc cũng in đậm dấu ấn của nó trong cách thức cai trị, quản lý đất nước, quản lý doanh nghiệp của mỗi quốc... cũng có thể có văn hoá tiêu cực, làm kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp đó, thậm chí làm cho doanh nghiệp phải phá sản Điều đó tuỳ thuộc vào mỗi doanh nghiệp chú trọng tới việc xây dựng văn hoá như thế nào cho phù hợp với công ty mình Có thể nói rằng, văn hoá doanh nghiệp là cái còn thiếu khi doanh nghiệp đã có tất cả và là cái còn lại khi doanh nghiệp không còn gì nữa Nếu doanh nghiệp có văn hoá... văn hóa doanh nghiệp và văn hóa cộng đồng xã hội 3 Các quy định về văn hóa Không cần biết định nghĩa văn hóa doanh nghiệp là gì thì doanh nghiệp nào cũng có các yếu tố văn hóa DN một cách tự nhiên ở các mức độ khác nhau Chắc chắn ban lãnh đạo DN nào cũng đều quan tâm tới văn phòng, nhà máy và không gian làm việc cho mọi nhân viên DN nào mà chẳng có điều lệ, các quy định, nội quy… ban hành bằng văn bản,... quan hệ cộng đồng… Cũng có nhiều DN chỉ cần làm giàu bằng bất cứ giá nào theo lý lẽ tự nhiên của kinh doanh Nhưng điều này chứng tỏ giá trị tiền bạc mà DN theo đuổi mới chỉ là biểu hiện của sự giàu có về vật chất, chứ chưa phải là sự giàu có về tinh thần và văn hóa Lập luận lại, có tiền thì có thể mua được nhiều thứ có giá trị văn hóa như: văn phòng tráng lệ, đội bóng lớn, đội văn nghệ, các tác phẩm... 15) Văn hóa doanh nghiệp yếu có tác dụng tiêu cực đến doanh nghiệp như thế nào? Cho ví dụ? Muốn xây dựng văn hoá doanh nghiệp một cách tốt đòi hỏi phải có sự nỗ lực của tất cả các thành viên, sự khởi xướng, cổ vũ, động viên của lãnh đạo Với cách hiểu đúng đắn tổng thể về văn hoá doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp cần đưa ra mô hình cụ thể và cách thức để đưa giá trị văn hoá vào doanh nghiệp mình và phải có. .. thành một nền văn hóa trong quản lý và kinh doanh Trong công tác quản lý, VHDN đã trở thành công cụ quan trọng làm cho mọi người trong doanh nghiệp tự giác thực hiện những nhiệm vụ của mình với tinh thần trách nhiệm cao Đạo đức, chữ tín trong kinh doanh được tôn trọng Thứ ba: Tố chất văn hóa của người lao động trong doanh nghiệp và sự đáp ứng yêu cầu về văn hóa của mỗi nhân viên trong doanh nghiệp VHDN... thành một tố chất văn hóa trong mọi ứng xử của người lao động và ngược lại, doanh nghiệp cũng coi việc đáp ứng yêu cầu về văn hóa của mỗi nhân viên trong doanh nghiệp là nhiệm vụ tất yếu và thường xuyên trong quản lý Thứ tư: Doanh nghiệp đã quan tâm đến sự phát triển của văn hóa xã hội đồng thời tự nguyện hỗ trợ văn hóa xã hội VHDN đã được đặt trong một môi trường tổng thể về văn hóa, xã hội của đất . 1) Văn hóa kinh doanh là gì? Nêu các nhân tố cấu thành văn hóa kinh doanh? Văn hóa kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hóa vào hoạt động kinh doanh, là cái mà các chủ thể kinh doanh. bàn nhiều về văn hóa doanh nhân và danh hiệu doanh nhân văn hóa. Về cơ bản các khái niệm này cũng dựa trên các cơ sở lý luận về văn hóa cá nhân trong văn hóa doanh nghiệp và văn hóa cộng đồng. Văn hóa doanh nghiệp là gì? Hãy trình bày các cấp độ văn hóa doanh nghiệp? Văn hoá doanh nghiệp là hệ thống của các giá trị do doanh nghiệp sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động kinh doanh,

Ngày đăng: 05/07/2015, 06:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 10) Hãy trình bày khái quát phân tích hành vi đạo đức trong kinh doanh?

  • 14) Văn hóa doanh nghiệp nào mạnh có tác dụng tích cực đến doanh nghiệp như thế nào? Cho ví dụ?

  • Văn hóa doanh nghiệp mạnh có tác dụng rất tích cực đến 1 doanh nghiệp, nó giúp thu hút nhiều nhân tài cũng như giữ nhân tài, họ cùng nhau lao động khi đã thống nhất các mục tiêu giúp công ty làm ăn tốt hơn. 1 nền vhdn mạnh sẽ tạo ra năng lượng và động lực, cho phép mọi người cảm thấy giá trị và thể hiện bản thân một cách tự do. Sự phấn khích và năng lượng này sẽ gây ra sẽ là một ảnh hưởng tích cực có ảnh hưởng đến tất cả doanh nghiệp. Một nền văn hóa vững chắc có thể làm cho người lao động nhìn về phía trước để làm việc, họ sẽ làm việc chăm chỉ hơn, và nỗ lực nhiều hơn vào công việc bất kỳ. Nó làm cho tất cả mọi người hiệu quả hơn và thành công trong công việc. Từ nhân viên cấp dưới thấp nhất đến các giám đốc điều hành cao nhất, một nền văn hóa mạnh mẽ giúp tất cả mọi người.

  • => Doanh nghiệp sẽ phát triển mạnh mẽ lâu dài, bền vững.

  • 15) Văn hóa doanh nghiệp yếu có tác dụng tiêu cực đến doanh nghiệp như thế nào? Cho ví dụ?

  • Muốn xây dựng văn hoá doanh nghiệp một cách tốt đòi hỏi phải có sự nỗ lực của tất cả các thành viên, sự khởi xướng, cổ vũ, động viên của lãnh đạo. Với cách hiểu đúng đắn tổng thể về văn hoá doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp cần đưa ra mô hình cụ thể và cách thức để đưa giá trị văn hoá vào doanh nghiệp mình và phải có một nền văn hoá của riêng mình thì mới tồn tại vững chắc, đạt hiệu quả kinh doanh cao. Nếu tất cả các doanh nghiệp đều có nền văn hoá giống nhau sẽ rất khó phát triển, vì nó chỉ mang tính chất ổn định chứ không thể có sự đột phá. Trong đó có các nhà quản lý, vẫn giữ tư tưởng bảo thủ, hoặc vì không có điều kiện, hay vì không muốn thay đổi, nên đã trở thành lạc hậu với bên ngoài. Thiếu những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong thời kỳ đổi mới, họ dễ bị thua lỗ, bộc lộ nhiều sai sót trong kinh doanh với các đối tác nước ngoài. Những người này, đã góp phần làm nền văn hóa kinh doanh kém năng động, chậm hoà đồng trong tiến trình hội nhập, ảnh hưởng đến hình ảnh của mình thương trường quốc tế. Xuất phát từ thực tế là nhiều doanh nghiệp thành công không phải bằng con đường làm ăn chân chính, đã làm một số doanh nhân mất lòng tin, mặt khác, môi trường kinh doanh của Việt Nam chưa ổn định, chưa ủng hộ những doanh nhân làm ăn nghiêm chỉnh. Điều này nảy sinh tư tưởng làm ăn gian dối, đánh quả, chụp giật… trong các doanh nhân, thậm chí còn có quan niệm rằng, ở Việt Nam chỉ có làm ăn lắt léo mới có thể trụ được trên thương trường. Cách nghĩ như vậy, về lâu dài sẽ ảnh hưởng nguy hiểm đến nền tảng đạo đức xã hội. Văn hoá luôn luôn tồn tại. Có thể có văn hoá tích cực, sẽ đưa doanh nghiệp phát triển lành mạnh, đi lên, nhưng cũng có thể có văn hoá tiêu cực, làm kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp đó, thậm chí làm cho doanh nghiệp phải phá sản. Điều đó tuỳ thuộc vào mỗi doanh nghiệp chú trọng tới việc xây dựng văn hoá như thế nào cho phù hợp với công ty mình. Có thể nói rằng, văn hoá doanh nghiệp là cái còn thiếu khi doanh nghiệp đã có tất cả và là cái còn lại khi doanh nghiệp không còn gì nữa. Nếu doanh nghiệp có văn hoá thì sẽ rất thuận lợi để phát triển kinh doanh và làm ăn thịnh vượng, nếu gặp khó khăn hay đi xuống thì vẫn có thể vực lại được. Nhưng không có văn hóa thì không thể cứu vãn.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan