Văn hóa doanh nghiệp yếu có tác dụng tiêu cực đến doanh nghiệp như thế nào? Cho ví dụ?

Một phần của tài liệu 16 câu hỏi văn hóa kinh doanh có đáp án chi tiết (Trang 26)

như thế nào? Cho ví dụ?

Văn hóa doanh nghiệp mạnh có tác dụng rất tích cực đến 1 doanh nghiệp, nó giúp thu hút nhiều nhân tài cũng như giữ nhân tài, họ cùng nhau lao động khi đã thống nhất các mục tiêu giúp công ty làm ăn tốt hơn. 1 nền vhdn mạnh sẽ tạo ra năng lượng và động lực, cho phép mọi

người cảm thấy giá trị và thể hiện bản thân một cách tự do. Sự phấn khích và năng lượng này sẽ gây ra sẽ là một ảnh hưởng tích cực có ảnh hưởng đến tất cả doanh nghiệp. Một nền văn hóa vững chắc có thể làm cho người lao động nhìn về phía trước để làm việc, họ sẽ làm việc chăm chỉ hơn, và nỗ lực nhiều hơn vào công việc bất kỳ. Nó làm cho tất cả mọi người hiệu quả hơn và thành công trong công việc. Từ nhân viên cấp dưới thấp nhất đến các giám đốc điều hành cao nhất, một nền văn hóa mạnh mẽ giúp tất cả mọi người.

=> Doanh nghiệp sẽ phát triển mạnh mẽ lâu dài, bền vững.

15) Văn hóa doanh nghiệp yếu có tác dụng tiêu cực đến doanh nghiệp như thế nào? Cho ví dụ? nào? Cho ví dụ?

Muốn xây dựng văn hoá doanh nghiệp một cách tốt đòi hỏi phải có sự nỗ lực của tất cả các thành viên, sự khởi xướng, cổ vũ, động viên của lãnh đạo. Với cách hiểu đúng đắn tổng thể về văn hoá doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp cần đưa ra mô hình cụ thể và cách thức để đưa giá trị văn hoá vào doanh nghiệp mình và phải có một nền văn hoá của riêng mình thì mới tồn tại

vững chắc, đạt hiệu quả kinh doanh cao. Nếu tất cả các doanh nghiệp đều có nền văn hoá giống nhau sẽ rất khó phát triển, vì nó chỉ mang tính chất ổn định chứ không thể có sự đột phá. Trong đó có các nhà quản lý, vẫn giữ tư tưởng bảo thủ, hoặc vì không có điều kiện, hay vì không muốn thay đổi, nên đã trở thành lạc hậu với bên ngoài. Thiếu những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong thời kỳ đổi mới, họ dễ bị thua lỗ, bộc lộ nhiều sai sót trong kinh doanh với các đối tác nước ngoài. Những người này, đã góp phần làm nền văn hóa kinh doanh kém năng động, chậm hoà đồng trong tiến trình hội nhập, ảnh hưởng đến hình ảnh của mình thương trường quốc tế. Xuất phát từ thực tế là nhiều doanh nghiệp thành công không phải bằng con đường làm ăn chân chính, đã làm một số doanh nhân mất lòng tin, mặt khác, môi trường kinh doanh của Việt Nam chưa ổn định, chưa ủng hộ những doanh nhân làm ăn nghiêm chỉnh. Điều này nảy sinh tư tưởng làm ăn gian dối, đánh quả, chụp giật… trong các doanh nhân, thậm chí còn có quan niệm rằng, ở Việt Nam chỉ có làm ăn lắt léo mới có thể trụ được trên thương trường. Cách nghĩ như vậy, về lâu dài sẽ ảnh hưởng nguy hiểm đến nền tảng đạo đức xã hội. Văn hoá luôn luôn tồn tại. Có thể có văn hoá tích cực, sẽ đưa doanh nghiệp phát triển lành mạnh, đi lên, nhưng cũng có thể có văn hoá tiêu cực, làm kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp đó, thậm chí làm cho doanh nghiệp phải phá sản. Điều đó tuỳ thuộc vào mỗi doanh nghiệp chú trọng tới việc xây dựng văn hoá như thế nào cho phù hợp với công ty mình. Có thể nói rằng, văn hoá doanh nghiệp là cái còn thiếu khi doanh nghiệp đã có tất cả và là cái còn lại khi doanh nghiệp không còn gì nữa. Nếu doanh nghiệp có văn hoá thì sẽ rất thuận lợi để phát triển kinh doanh và làm ăn thịnh vượng, nếu gặp khó khăn hay đi xuống thì vẫn có thể vực lại được. Nhưng không có văn hóa thì không thể cứu vãn.

Một phần của tài liệu 16 câu hỏi văn hóa kinh doanh có đáp án chi tiết (Trang 26)