1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

29 câu hỏi ôn tập Đường Lối có đáp án

72 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 94,54 KB

Nội dung

- Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng giúp công tác chuẩn bị giành độclập dân tộc diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trong cả nước, cổ vũ và thúc đẩymạnh mẽ phong trào cách mạ

Trang 1

1 Phương châm kháng chiến: toàn dân, toàn diện 1

2 Kinh tế tri thức CNH – HĐH với kinh tế tri thức 4

3 Nội dung chuyển hướng chỉ đạo chiến lược (39,45) 5

4 CNH trước thời kỳ đổi mới 8

5 Vai trò của NAQ trong việc thành lập Đảng 10

6 Nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên 13

7 Kinh tế thị trường và Kinh tế thị trường định hướng XHCN Ở VN 17

8 Mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành thành phần chính trị 23

9 Nguồn nhân lực của VN trong thời kỳ CNH-HĐH 25

10 Nền văn hóa thống nhất và đa dạng 26

11 Khuyến khích người dân làm giàu theo PL 28

12 Thực hiện xóa đói, giảm nghèo 29

13 CNH nông nghiệp nông thôn 29

14 Yêu cầu, nhiệm vụ đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới 31

15 Toàn cầu hóa kinh tế 32

16 Cơ chế tập trung, cơ chế hóa tập trung 35

17 Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường 37

18 Đề cương văn hóa VN 39

19 Nhận thức mới của Đảng về đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay.41 20 Lao động và việc làm với chính sách XH 41

21 Quy định về kết hợp mục tiêu KT với mục tiêu XH 41

Trang 2

22 Giáo dục đào tạo – KHCN là quốc sách hàng đầu 43

23 Tại sao trong giai đoạn 1939- 1945, Đảng ta đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu? 44

24 Trình bày nội dung chuyển hướng chiến lược trong những năm 1939-1945 Trong những nội dung trên, nội dung nào quan trọng nhất, tại sao? 45

25 Tại Đại hội VI (12/1986), Đảng ta đã đánh giá Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa khép kín,hướng nội, thiên về công nghiệp nặng? Theo anh (chị)

mô hình này có phù hợp với Việt Nam hay không? Tại sao? 47

26 Vì sao ở Việt Nam, công nghiệp hóa phải gắn với Hiện đại hóa? Sự gắn kết này có phải là đặc điểm riêng của Việt Nam không? Tại sao? 48 27.Phân tích đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Theo anh (chị) đặc trưng nào phản ánh rõ nhất bản chất chủ nghĩa xã hội của nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay? 50 28.Vì sao văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh

tế - xã hội? Lấy ví dụ thực tiễn 51 29.Phân tích quan điểm: “Nền văn hóa của ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc" 52

Trang 3

Đề cương lý thuyết môn đường lối

1 Phương châm kháng chiến: toàn dân, toàn diện.

thành và phát triển qua các giai đoạn :

- GĐ 1945-1950: đây được coi là GĐ đầu của cuộc k/c chống Pháp Đường lối củaĐảng ta đã bước đầu t/hiện qua Chỉ thị Kháng chiến-Kiến quốc (25-11-1945)

- GĐ 1951-1954 + Tình hình TG và chiến tranh Đông Dương từ năm 1946-1951

đã có những biến chuyển sâu sắc Đường lối CM có những bước p/t mới

kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính

> Kháng chiến toàn dân: không phân chia đảng phái, tôn giáo, dân tộc, giới tính,

lứa tuổi; hễ là người Việt Nam phải đứng lên đánh thực dân Pháp; thực hiện mỗingười dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài

+ Phương châm kháng chiến toàn dân “Bất kì đàn ông, đàn bà, không phân chiatôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kì người già, người trẻ Hễ là người Việt Nam thìphải đứng lên đánh thực dân Pháp’’, thực hiện mỗi người dân một chiến sĩ, mỗilàng xóm một pháo đài

+ Cuộc kháng chiến này là cuộc kháng chiến của nhân dân, do nhân dân, vì nhândân Cách mạng chỉ giành được thắng lợi khi mà huy dộng được quần chúng nhândân tham gia

+ Xuất phát từ truyền thống đoàn kết đấu tranh của dân tộc ta qua các thời kì lịch

Trang 4

cách mạng là sự nghiệp của toàn dân, có phát huy sức mạnh toàn dân thì chúng tamới có thể đánh địch toàn diện và lâu dài.

+ Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, phát triển từng bước: Toàn dân và dânquân, du kích bổ sung cho quân đội chính quy Dân quân nhiều làng, nhiều tổ hợplại cùng đánh, có thể thành bộ đội du kích địa phương, bộ đội du kích địa phươngtiến bộ, họp lại cùng đánh, có thể thành quân đội chính quy

+ Năm 1950 đánh dấu một bước phát triển mới trong cuộc kháng chiến của nhândân ta Thắng lợi của chiến dịch Biên giới đánh dấu bước phát triển vượt bậc vềquân đội Chiến dịch Điện Biên Phủ được coi là chiến dịch tấn công lớn nhất của tatrong kháng chiến chống Pháp và là một trong những thắng lợi oanh liệt nhất tronglịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta

 Vận dụng quan điểm toàn dân trong công cuộc đổi mới ngày nay:

- Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăngcường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất

- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vìnhân dân

> Kháng chiến toàn diện: đánh địch về mọi mặt như chính trị, quân sự, kinh tế, văn

hóa, ngoại giao Trong đó:

- Về chính trị: thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng Đảng, chínhquyền, các đoàn thể nhân dân; đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng

tự do, hòa bình

Trang 5

- Về quân sự: thực hiện vũ tranh toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân,tiêu diệt địch giải phóng nhân dân và đất đai, thực hiện chiến tranh du kích tiến lênvận động chiến, đánh chính quy, triệt để dùng du kích, vận động chiến, bảo toànthực lực, kháng chiến lâu dài… vừa đánh vừa vũ trang thêm, vừa đào tạo thêm cánbộ.

- Về kinh tế: tiêu thổ kháng chiến, xây dựng kinh tế tự cung tự cấp, tập trung pháttriển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp quốc phòng

- Về văn hóa: xóa bỏ văn hóa thực dân, phong kiến, xây dựng nền văn hóa dân chủmới theo ba nguyên tắc dân tộc, khoa học, đại chúng

- Về ngoại giao: thực hiện thêm bạn, bớt thù, biểu dương thực lực Nhân dân ta liênhiệp với dân tộc Pháp, chống phản động Pháp, sẵn sàng đàm phán nếu Pháp côngnhận Việt Nam độc lập

> Kháng chiến lâu dài (trường kỳ) để chống âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của

Pháp, để có thời gian phát huy yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” của ta, chuyểnhóa tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch, đánhthắng địch

> Dựa vào sức mình là chính: tự cấp, tự túc, tự lực cánh sinh, không ỷ lại về mọi

mặt vì ta đang bị bao vây bốn phía, khi nào có điều kiện ta sẽ tranh thủ sự giúp đỡcủa các nước

> Triển vọng kháng chiến: mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn, song nhất định

thắng lợi

=>Đường lối kháng chiến của Đảng với những nội dung cơ bản như trên là đúngđắn và sáng tạo, vừa kế thừa được kinh nghiệm của tổ tiên, đúng với các nguyên lý

Trang 6

về chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, phù hợp với thực tiễn đấtnước lúc bấy giờ.

=>Đường lối kháng chiến của Đảng được nhanh chóng thực hiện trên thực tế từsớm đã có tác dụng đưa cuộc kháng chiến nhanh chóng đi vào ổn định và phát triểnđúng hướng, từng bước đi tới thắng lợi vẻ vang

2 Kinh tế tri thức CNH – HĐH với kinh tế tri thức.

 Kinh tế tri thức: là nền KT trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng trithức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải,nâng cao chất lượng cuộc sống Những ngành KT có tác động to lớn tới sự

pt là những ngành dựa nhiều vào KT tri thức, vào thành tựu KH – CN

 CNH – HĐH gắn với phát triển KT tri thức:

a)Nội dung

Đại hội X của Đảng xác định: “Chúng ta tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnhquốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình CNH, HĐHđất nước theo định hướng XHCN gắn với phát triển kinh tế tri thức Phải coi kinh

tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và CNH, HĐH”

- Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiềuvào tri thức, kết hợp sử dụng nguôn vốn tri thức của con người Việt nam với vốntri thức mới nhất của nhân loại

- Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng Tăng trưởng kinh tế trong mỗibước phát triển của đất nước, tùy từng vùng địa phương, từng dự án kinh tế xã hội

- Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực, lãnh thổ

Trang 7

- Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động của tất cả các ngành, lĩnhvực nhất là các ngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh cao.

b) Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức:

- Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, giải quyết đồng

bộ các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn

- Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ

- Phát triển kinh tế vùng: có ý nghĩa quan trọng vì vậy chú trọng khai thác có hiệuquả các lợi thế so sánh của từng vùng, tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các vùngtrong cả nước

- Phát triển kinh tế biển, phải xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tếbiển toàn diện, có trọng điểm, trọng tâm nhằm khai thác tối đa thế mạnh của quốcgia đồng thời bảo đảm an ninh, quốc phòng và hợp tác quốc tế

- Chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ, gắn liền với phát triển kinh tế trithức

- Bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên

3 Nội dung chuyển hướng chỉ đạo chiến lược (39,45)

 Hoàn cảnh lịch sử:

Trang 8

+ Tháng 9-1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ Đế quốc Pháp tham chiến.+ Mặt trận nhân dân Pháp tan vỡ Đảng Cộng sản Pháp bị đặt ra ngoài vòng phápluật

 Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược:

- Hoàn chỉnh qua ba hội nghị:

+ Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 6 (11-1939) mở đầu sự chuyểnhướng

+ Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 7 (11-1940) tiếp tục bổ sungnội dung chuyển hướng

Trang 9

+ Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941) hoàn chỉnh nộidung chuyển hướng.

- Nội dung:

+ Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu: mâu thuẫn chủ yếu ở nước ta đòihỏi được giải quyết cấp bách là mâu thuẫn giữa dân tộc ta với bọn đế quốc, phát xítPháp-Nhật Ban Chấp hành Trung ương quyết định tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổđịa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” bằng khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của bọn

đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo”, “Chia lại ruộng đất công cho côngbằng và giảm tô, giảm tức”…

+ Vấn đề dân tộc được giải quyết trong khuôn khổ từng nước Đông Dương

+ Thành lập Việt Nam Độc lập đồng minh (còn gọi là Việt Minh) để đoàn kết, tậphợp lực lượng cách mạng nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc thay cho hình thứcmặt trận trước đó; đổi tên các hội phản đế thành hội cứu quốc

+ Xác định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng

và nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại; ra sức phát triển lực lượng cách mạng (baogồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang), xúc tiến xây dựng căn cứ địa cáchmạng

+ Xác định phương châm và hình thái k/n ở nước ta: lãnh đạo cuộc khởi nghĩa từngphần trong từng địa phương giành thắng lợi mở đường cho một cuộc tổng khởinghĩa to lớn.( đi từ k/n từng phần đến tổng k/n)

Trang 10

+ Chú trọng công tác xây dựng Đảng nhằm nâng cao năng lực tổ chức và lãnh đạocủa Đảng, đồng thời chủ trương gấp rút đào tạo cán bộ cho cách mạng và đẩymạnh công tác vận động quần chúng.

=> Đường lối giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, nhận thức nhiệm vụ giảiphóng dân tộc lên cao hơn hết thảy, tập hợp rộng rãi mọi người Việt Nam yêu nướctrong Mặt trận Việt Minh, xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng ở cả nôngthôn và thành thị, xây dựng căn cứ địa cách mạng và lực lượng vũ trang, nâng caohơn nữa năng lực tổ chức và lãnh đạo của Đảng là tinh thần chung của quá trìnhchuyển hướng chỉ đạo chiến lược Đảng quyết định chọn nhiệm vụ giải phóng dântộc lên hàng đầu, là nội dung quan trọng hơn nhất trong nội dung chuyển hướngchỉ đạo cách mạng của Đảng năm 1939-1945 Bởi vì vấn đề dân tộc chính là vấn

đề cấp bách nhất lúc đó, nó không chỉ là sự tự do mà còn là sự tự tôn của một dântộc Đảng đã sớm nhận biết được vấn đề đó, vì vậy Đảng xác định cần phải tậptrung vào giải phóng dân tộc trước, nó chính là động lực để giúp cho cách mạngđược tiến hành trôi chảy và giành thắng lợi

* Ý nghĩa: vận dụng sang tạo quan điểm Mác-leenin h/c thực tiễn VN 2 là tiếp tục

hoàn thiện tư tưởng giải phóng dân tộc

- Quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến lược được hoàn chỉnh góp phần giải quyếtmục tiêu hàng đầu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc, đưa đến những chủtrương, sự chỉ đạo đúng đắn để thực hiện mục tiêu đó

- Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược giúp cho nhân dân ta có đường hướng đúng

để tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lậpcho dân tộc và tự do cho nhân dân

Trang 11

- Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng giúp công tác chuẩn bị giành độclập dân tộc diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trong cả nước, cổ vũ và thúc đẩymạnh mẽ phong trào cách mạng của quần chúng vùng lên đấu tranh giành chínhquyền:

+ Lực lượng cách mạng đã tích cực xây dựng các tổ chức cứu quốc của quầnchúng, đẩy nhanh việc phát triển lực lượng chính trị và phong trào đấu tranh củaquần chúng

+ Đảng đã chỉ đạo việc vũ trang cho quần chúng cách mạng, từng bước xây dựnglực lượng vũ trang nhân dân làm cơ sở đưa tới sự ra đời của Việt Nam Giải phóngquân sau này

+ Đảng Cộng sản Đông Dương cũng chỉ đạo việc lập các chiến khu và căn cứ địacách mạng, tiêu biểu là căn cứ Bắc Sơn – Vũ Nhai và căn cứ Cao Bằng

4 CNH trước thời kỳ đổi mới.

1 CNH trước thời kỳ đổi mới.

a Mục tiêu và phương hướng của CNH XHCN.

+ Sự thay đổi nhận thức về CNH trước đổi mới

Trang 12

+ Sự thay đổi tư duy về CNH gắn với các kỳ đại hội Đảng (VI-X).

+ Làm rõ mục tiêu và quan điểm của Đảng về CNH trong gđ hiện nay

 Chủ trương nhằm đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH.

- Mục tiêu:

+ Xây dựng một nền kinh tế XHCN cân đối và hiện đại

+ Bước vào xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của CNXH

 Đây là 2 mục tiêu cơ bản, lâu dài

- Phương hướng

+ Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý:

-ĐH IV xác định: ưu tiên pt công nghiệp nặng 1 cách hợp lý trên cơ sở ptnông nghiệp và công nghiệp nhẹ

-ĐH V có sự điều chỉnh: trong chặng đường đầu coi nông nghiệp là mặt trậnhàng đầu, xây dựng và phát triển công nghiệp nặng cần làm có mức độ, vừa sứcnhằm phục vụ thiết thực, có hiệu quả cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ

+ Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp và nông nghiệp

+ Ra sức phát triển công nghiệp nặng trên cơ sở phát triển công nghiệp nhẹ

+ Ra sức phát triển công nghiệp trung ương, đồng thời đẩy mạnh phát triển côngnghiệp địa phương (ĐH IV)

Trang 13

b) Đặc trưng chủ yếu của công nghiệp hoá thời kỳ trước đổi mới

- Công nghiệp hóa theo mô hình nền kinh tế khép kín, hướng nội và thiên về pháttriển công nghiệp nặng, gắn với cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp

- Chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên đất đai và nguồn viện trợ của cácnước xã hội chủ nghĩa

- Nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí, không quan tâm đến hiệu quả kinh tế xãhội

2 Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân

a) Kết quả thực hiện chủ trương và ý nghĩa

Kết quả: Hình thành nhiều khu công nghiệp, nhiều ngành công nghiệp Nhiều khu

công nghiệp lớn đã hình thành, nhiều cơ sở đầu tiên của các ngành công nghiệpnặng quan trong như điện, than, cơ khí, Đào tạo và phát triển nguồn cán bộ khoahọc kỹ thuật đáng kể

Với kết quả này đã tạo cơ sở ban đầu để nức ta phát triển nhanh hơn trong các giaiđoạn tiếp theo

b) Hạn chế và nguyên nhân

Hạn chế:

- Cơ sở vật chất kỹ thuật còn hết sức lạc hậu, thiếu đồng bộ

- Lực lượng sản xuất trong nông nghiệp còn kém phát triển

Đất nước rơi vào tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển,

rơi vào khủng hoảng kinh tế -xã hội

Trang 14

Nguyên nhân:

- Khách quan: do đặc điểm đất nước

- Chủ quan: do nhận thức về công nghiệp hóa còn nhiều hạn chế

5 Vai trò của NAQ trong việc thành lập Đảng.

Trả lời:

Sự thất bại của phong trào yêu nước chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX, đầuthế kỷ XX đã chứng tỏ con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tưtưởng tư sản đã bế tắc Cách mạng VN lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc vềđường lối,về giai cấp lãnh đạo.Nhiệm vụ lịch sử đặt ra là phải tìm 1 con đường CMmới,vs 1 giai cấp có đủ tư cách đại biểu cho quyền lợi của dân tộc,của nhân dân,có

đủ uy tín và năng lực để lãnh đạo cuộc CM dân tộc,dân chủ dẫn đến thành công.VàNguyễn Ái Quốc đã làm được điều đó

* Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc tìm ra con đường cứu nước.

- 6/1911: NAQ ra đi tìm đường cứu nước trước sự thất bại của phong trào yêunước trong nước

- 1911-1920: Khảo sát các nước thuộc địa và các nước chính quốc trên TG,thamgia những phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân,tham gia Đảng Xã hộiPháp(12/1920),gửi bản yêu sách 8 điểm đến Hội nghị Vécxay

-7/1920: NAQ đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc

và vấn đề thuộc địa của Leenin và tìm thấy trong Luận cương của Lenin con đườngcách mạng vô sản là con đường cứu nước,giải phóng dân tộc VN.NAQ đã đến vs

Trang 15

tế Cộng sản và tham gia thành lập ĐẢng CS Pháp(12/1920), cùng vs việc thựchiện nhiệm vụ đvs phong trào cộng sản quốc tế,NAQ tích cực truyền bá Chủ nghĩaMác- Lenin,vạch phương hướng chiến lược CMVN và chuẩn bị điều kiện để thànhlập Đảng Cộng sản VN.

*Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc chuẩn bị những điều kiện về chính trị tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- NAQ đã chuẩn bị về chính trị,tư tưởng cho sự ra đời của Đảng Cộng sản VN (sau 1920-1930)

+ Về chính trị: sau khi tìm được con đường cứu nước,NAQ tích cực tham gia hội

nghị, diễn đàn, viết báo,tham gia phong trào công nhân để tuyên truyền về vấn đềdân tộc,thuộc địa; đồng thời tiếp tục nghiên cứu về chủ nghĩa Mác-Lenin

Năm 1922: NAQ sáng lập ra tờ báo Người cùng khổ

Năm 1923-1924: NAQ sang Liên Xô tham dự 1 số hội nghị như Hội nghị Quốc tếnông dân, Đại hội Quốc tế cộng sản,Đại hội của Công hội Đỏ,… NAQ còn thamgia viết bài cho báo Sự thật và Tạp chí Thư tín quốc tế

+Về tư tưởng: thể hiện qua 2 tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) và

Đường kách mệnh (1927) đã vạch trần tội ác của thực dân Pháp nói riêng và chủnghĩ thực dân nói chung, kêu gọi các dân tộc thuộc địa đoàn kết để cùng chống lại

kẻ thù chung và kêu gọi sự đoàn kết giữa thuộc địa với thuộc địa,giữa thuộc địa vớicách mạng vô sản ở chính quốc NAQ khẳng định; Muốn thắng lợi thì cách mạngphải có 1 lãnh đạo,Đảng có vững mạnh,CM mới thành công,các dân tộc thuộc địamuốn giải phóng dân tộc phải đi theo con đường cách mạng vô sản

2 tác phẩm này có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn đối vs CMVN

Trang 16

+xuất phát từ hoàn cảnh đó,NAQ đã chủ động đề nghị Quốc tế cộng sản cử mình

về Quảng Châu,TQ để chủ trì Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản

+Dưới sự chủ trì của NAQ,Hội nghị thành công,lập ra 1 Đảng duy nhất là ĐảngCộng Sản VN

-Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng:

+Các văn kiện được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản VN như:Chính cương vắn tắt của Đảng, sách lược vắn tắt của Đảng,Chương trình tóm tắtcủa Đảng hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam

Trang 17

+ Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là cương lĩnh giải phóng dân tộc đúngđắn và sáng tạo,là cơ sở để Đảng lãnh đạo CMVN.

=> Tóm lại, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã gắn liền với vai trò vĩ đại của lãnh

tụ Nguyễn Ái Quốc, thể hiện rõ ở các vấn đề sau đây:

-Thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên tiếp thu học thuyết chủ

nghĩa Mác-Lênin, đồng thời, hướng cách mạng Việt Nam đi theo con đường đó vàgiúp cách mạng Việt Nam thoát khỏi bế tắc đường lối cứu nước Người đầu tiêngắn chặt ngọn cờ độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội cho sự nghiệp cách mạngViệt Nam

-Thứ hai, bằng phương pháp cách mạng đầy tính khoa học, sáng tạo và tinh thần

cống hiến quên mình, Nguyễn Ái Quốc đã tạo ra hệ thống giao thông liên lạc bímật, rất chặt chẽ, đa chiều từ nước ngoài về Việt Nam và ngược lại Kết quả làNgười đã truyền bá thành công chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam, đánh lùi các tưtưởng cứu nước sai trái Tuyển chọn và đào tạo nên đội ngũ cán bộ cộng sản đầutiên cho cách mạng Việt Nam

- Thứ ba, bằng uy tín và sự chuẩn bị chu đáo của mình, Nguyễn Ái Quốc đã thống

nhất thành công các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, thành lập ra Đảng Cộng sảnViệt Nam Tạo sự thống nhất về tư tưởng, chính trị và tổ chức trong phong trào đấutranh cách mạng Đây là những điều kiện thiết yếu để đưa cách mạng Việt Nam điđến thành công

- Thứ tư, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đồng nghĩa với việc Nguyễn Ái Quốc đã

phá tan sự đơn độc tồn tại lâu đời, thiết lập nên sự đoàn kết, thống nhất hành độnggiữa cách mạng Việt Nam với cách mạng các nước Đông Dương Đặc biệt là đưacách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăn khít của cách mạng thế giới

Trang 18

6 Nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên.

Ngày 3-2-1930 Tại hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Cửu Long-HươngCảng-Trung Quốc do Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị đã thông qua cương lĩnhchính trị của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo Đây được coi là cương lĩnhchính trị đầu tiên của Đảng Nội dung của cương lĩnh bao gồm những vấn đề sau:

1-Đường lối chiến lược của Đảng Cộng Sản Việt Nam:

Đây là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Chỉ ra cho cách mạng Việt Nam

là phải làm cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng Cách mạng tư sảndân quyền đánh đổ đế quốc Pháp giải phóng dân tộc, thổ địa cách mạng chốngphong kiến lấy lại ruộng đất cho nông dân

2- Nhiệm vụ:

- Nhiệm vụ về chính trị:

+ Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến tay sai làm cho nước ViệtNam hoàn toàn độc lập, lập ra chính phủ công nông binh và tổ chức quân đội côngnông

Trang 19

3 Lực lượng cách mạng

Toàn thể dân tộc Việt Nam, cương lĩnh chủ trương thu phục tập hợp quần chúngnông dân, công nhân khỏi ảnh hưởng tư sản, làm cho giai cấp công nhân lãnh đạocách mạng dựa vào hạng dân cày nghèo lãnh đạo đất nước Đối với phú nông, tiểuchủ, tư bản Việt Nam chưa rõ mặt phản động thì lôi kéo họ về phía cách mạnghoặc làm cho họ trung lập Lực lượng nào tỏ rõ bộ mặt phản cách mạng thì cầnphải đánh đổ

- Cương lĩnh đã xác định được nội dung cơ bản nhất của cách mạng Việt Nam

- Phù hợp với xu thế phát triển thời đại mới, giải quyết được đường lối và giai cấplãnh đạo đã trở thành ngọn cờ tập hợp các tầng lớp cách mạng, đấu tranh chốngPháp

Trang 20

- Cương lĩnh đánh dấu bước phát triển về chất của cách mạng Việt Nam chứng tỏgiai cấp công nhân và đội tiên phong là Đảng đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam

đi đến thắng lợi

* Điểm sáng tạo của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng:

- Cương lĩnh giải quyết được mẫu thuẫn: xã hội Việt Nam tồn tại hai mẫu thuẫn đó

là mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân và địa chủ phong kiến, mâu thuẫn dân tộcgiữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp Cương lĩnh cũng chỉ ra rằngmâu thuẫn dân tộc là quan trọng nhất cần phải được giải quyết ngay sau khi giảiquyết xong mâu thuẫn dân tộc thì mới giải quyết mâu thuẫn giai cấp

- Cương lĩnh cũng đã giải quyết được đường lối cách mạng đó là cách mạng vô sảnkết thúc bằng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền

2) so sánh với luận cương chính trị 10/1930 của Trần Phú:

* Giống nhau:

-Cả 2 văn kiện đều xác định được tích chất của cách mạng VN(Đông Dương) là :

CM tư sản dân quỳên và CMXHCN, đây là 2 nhiệm vụ CM nối tiếp nhau không cóbức tường ngăn cách

-Đều xác định mục tiêu của CNVN(ĐD)là độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày-Khẳng định lực lượng lãnh đạo CMVN là đảng cộng sản , đảng lấy chủ nghĩaMac-Lenin làm nền tảng mà đội quân tiên phong là giai cấp công nhân

-Khẳng định CMVN là 1 bộ phận khăng khít của CMTG, giai cấp vô sản VN phảiđoàn kết với VSTG nhất là vô sản Pháp

Trang 21

-Xác định vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân

Như vậy sở dĩ có sự giống nhau đó là do cả 2 văn kiện đều thấm nhuần chủ nghĩaMác-Lênin và cách mạng vô sản chiụ ảnh hưởng của CM tháng 10 Nga

*Khác nhau:

-Xác định kẻ thù& nhiệm vụ , mục tiêu của CM:

+Trong cương lĩnh chính trị xác định kẻ thù, nhiệm vụ của CMVM là đánh đổ đếquốc và bọn phong kiến tư sản ,tay sai phản cách mạng (nhiệm vụ dân tộc và dânchủ)

+Nhiệm vụ dân tộc được coi là nhiệm vụ hàng đầu của CM, nhiệm vụ dân chủcũng dựa vào vấn đề dân tộc để giải quyết

Như vậy mục tiêu của cương lĩnh xác định: làm cho VN hoàn toàn độc lập, nhândân đượcc tự do, dân chủ , bình đẳng,tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc Việt gianchia cho dân cày nghèo, thành lập chính phủ công nông binh và tổ chức cho quanđội công nông,thi hành chính sách tự do dân chủ bình đẳng còn trong Luận cươngchính trị thì xác định: đánh đổ phong kiến đế quốc để làm cho Đông Dương hoàntoàn độc lập đua lại ruộng đất cho dân cày, nhiệm vụ dân chủ và dân tộc được tiếnhành cùng 1 lúc có quan hệ khăng khít với nhau

+Vịêc xác định nhiệm vụ như vậy của Luận cương đã đáp ứng những yêu cầukhácg quan đồng thưòi giải quyết 2 mâu thuẫn cơ bản trong xã hội VN lúc đó làmâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp đang ngày càng sâu sắc

+Tuy nhiên luận cương chưa xác định được kẻ thù , nhiệm vụ hàng đầu ở 1 nướcthuộc địa nửa phong kiến.Như vậy Mục tiêu của luận cương hướng tới giải quyết

Trang 22

đựợc quyền lợi của giai cấp công nhân VN chứ không phải là toàn bộ giai cấptrong xã hội

+Lực lượng CM:t rong cương lĩnh chính trị xác định lực lượng cách mạng là giai

cấp công nhân và nông dân nhưng bên cạnh đó cũng phải liên minh đoàn kết vớiTTS, lợi dụng hoặc trung lập Phú nông trung tiểu địa chủ ,TSDT chưa ra mặt phảncách mạng

+Như vậy ngoài việc xác định lực lượng nòng cốt của cách mạng là giai cấp côngnhân thì cương lĩnh cũng phát huy được sức mạnh của cả khối đoàn kết dân tộc,hướng vào nhiệm vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc còn trong luận cương thì xácđịnh động lực của CM là CN&ND, chưa phát huy được khối đoàn kết dân tộc, pháthuy sức mạnh của TS,TTS,trung tiểu địa chủ

7 Kinh tế thị trường và Kinh tế thị trường định hướng XHCN Ở VN.

 Ưu điểm và hạn chế của Kinh tế thị trường? Nêu ví dụ?

Trả lời:

- Khái niệm về nền kinh tế thị trường:Kinh tế thị trường là cách tổ chức nền kinh tế

- xã hội, trong đó các quan hệ kinh tế của các cá nhân, các doanh nghiệp đều biểuhiện qua quan hệ mua, bán hàng hoá, dịch vụ trên thị trường và thái độ cư xử củatừng thành viên chủ thể kinh tế là định hướng vào việc tìm kiếm lợi ích của chínhmình theo sự dẫn dắt của giá cả thị trường Khi đó tất cả các quan hệ kinh tế trong

Trang 23

quá trình tái sản xuất xã hội đều được tiền tệ hoá, các yếu tố của sản xuất đều là đốitượng mua - bán và hàng hoá.

- Ưu điểm của kinh tế thị trường:

+ Ưu điểm: Kinh tế thị trường luôn tạo ra cơ hội cho mọi người sáng tạo, luôn tìmcách để cải tiến lối làm việc và rút ra những bài học kinh nghiệm về thành cônghay thất bại để phát triển không ngừng Kinh tế thị trường tạo ra cơ chế đào tạo,tuyển chọn, sử dụng người quản lý kinh doanh năng động, có hiệu quả và đào thảicác nhà quản lý kém hiệu quả.Kinh tế thị trường tạo ra môi trường kinh doanh tự

do, dân chủ trong kinh tế bảo vệ lợi ích người tiêu dùng

+ VD: Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế tự do cạnh tranh Doanh nghiệp muốnđứng vững được trên thị trường phải luôn luôn đổi mới về sản phẩm, về tổ chứcquản lý Do vậy, nó luôn tạo ra lực lượng sản xuất cho xã hội, tạo ra sự dư thừahàng hoá để cho phép thoả mãn nhu cầu ở mức tối đa

- Nhược điểm:

+ Kinh tế thị trường chú trọng đến những nhu cầu có khả năng thanh toán, khôngchú ý đến những nhu cầu cơ bản của xã hội.Kinh tế thị trường, đặt lợi nhuận lênhàng đầu, cái gì có lãi thì làm, không có lãi thì thôi nên nó không giải quyết đượccái gọi là “hàng hoá công cộng” (đường xá, các công trình văn hoá, y tế và giáodục )

+ Trong nền kinh tế thị trường có sự phân biệt giàu nghèo rõ rệt và khoảng cáchgiàu nghèo ngày càng tăng: giàu ít, nghèo nhiều, bất công xã hội

+ Suy đồi đạo đức, không còn lương tâm do chạy theo lợi nhuận mà làm mọi thứ(hàng giả, hàng kém chất lượng, thực phẩm ôi thiu…)

Trang 24

Do tính tự phát vốn có, kinh tế thị trường có thể mang lại không chỉ có tiến bộ màcòn cả suy thoái, khủng hoảng và xung đột xã hội nên cần phải có sự can thiệp củaNhà nước Sự can thiệp của Nhà nước sẽ đảm bảo hiệu quả cho sự vận động của thịtrường được ổn định, nhằm tối đa hoá hiệu quả kinh tế, bảo đảm định hướng chínhtrị của sự phát triển kinh tế, sửa chữa khắc phục những khuyết tật vốn có của kinh

tế thị trường, tạo ra những công cụ quan trọng để điều tiết thị trường ở tầm vĩ mô.Bằng cách đó Nhà nước mới có thể kiềm chế tính tự phát của kinh tế thị trường,đồng thời kính thích đối với sản xuất thông qua trao đổi hàng hoá dưới hình thứcthương mại

- Đặc trưng:

Thứ nhất, về mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:Thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”,phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuậtcủa chủ nghĩa xã hội; nâng cao đời sống nhân dân, đưa con người thoát khỏi mọi

áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng heo lao động, có cuộc sống ấm

no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân Đây là hai trong sốsáu đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới

Thứ hai, về phương hướng phát triển trong nền kinh tế thị trường: phát triển nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiềuthành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo Kinh tế nhànước được xem là công cụ giúp Nhà nước điều tiết nền kinh tế, định hướng cho sựphát triển vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.Muốn được như vậy kinh tế nhà nước phải nắm được các vị trí then chốt của nềnkinh tế bằng trình độ khoa học, công nghệ tiên tiến chứ không phải dựa vào cơ chếbao cấp, xin, cho hay độc quyền kinh doanh

Trang 25

Thứ ba, về phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối chủ yêu theokết quả lao động, hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội Đồng thời phân phối theo mứcđóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo pháttriển kinh tế gắn kết chặt chẽ với phát triển xã hội, văn hóa, giáo dục và đào tạo,giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người.

Thứ tư, về chức năng quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa:

+ Nhà nước thực hiện vai trò làm chủ của mình dưới sự lãnh đạo của Đảng thôngqua việc quản lý, điều tiết nền kinh tế bằng hiến pháp và pháp luật cùng với nhữngchính sách, kế hoạch, chiến lược nhằm phát triển kinh tế, đảm bảo quyền lợi chínhđáng của mọi người

+ Trong những đặc trưng đó phản ánh rõ nhất bản chất xã hội chủ nghĩa của nềnkinh tế thị trường của nước ta hiện nay là mục đích phát triển vì con người, vì xâydựng, hướng tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, ở đó con người làm chủ

xã hội Điều này khác biệt cơ bản với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa nơi mà tất cảđều vì lợi nhuận

I QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1 Cơ chế quản lý kinh tế Việt Nam thời kỳ trước đổi mới

a) Cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp.

- Đặc điểm:

Trang 26

· Thứ nhất, nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựatrên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết từ trên xuống dưới.

· Thứ hai, các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinhdoanh của các doanh nghiệp

· Thứ ba, quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị coi nhẹ

· Thứ tư, bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều trung gian vừa kém năng động vừa sinh

ra đội ngũ quản lý kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan liêu

- Kết quả:

· Trong thời kỳ kinh tế còn tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng thì cơ chế này cótác dụng nhất định, nó cho phép tập trung tối đa các nguồn lực kinh tế vào các mụctiêu chủ yếu trong từng giai đoạn và điều kiện cụ thể, đặc biệt trong quá trình côngnghiệp hóa theo hướng ưu tiên phát công nghiệp nặng

- Hạn chế:

· Thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm tiến bộ khoa học – công nghệ, triệt tiêu động lựckinh tế đối với người lao động, không kích thích tính năng động, sáng tạo của cácđơn vị sản xuất kinh doanh

· Nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng

- Nguyên nhân hạn chế của quá trình thực hiện cơ chế kế hoạch tập trung quan liêu, bao cấp:

· Không thừa nhận trên thực tế sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần trongthời kỳ quá độ, lấy kinh tế quốc doanh và tập thể là chủ yếu, muốn nhanh chóngxóa sở hữu tư nhân và kinh tế cá thể tư nhân; xây dựng nền kinh tế khép kín

Trang 27

b) Nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế

- Nhu cầu thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội

- Các chủ trương, chính sách đổi mới từng phần từ năm 1979 đến năm 1985 và nhucầu phải đổi21/11/2014 mới triệt để cơ chế kế hoạch tập trung quan liêu, bao cấp

2 Sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kỳ đổi mới

a) Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội VIII

- Kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản mà là thànhtựu phát triển chung của nhân loại

- Kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội

- Có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội ởnước ta

b) Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội IX đến Đại hội X

- Đại hội IX khẳng định: Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ởnước ta

Đại hội X làm rõ hơn về định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường

ở nước ta, thể hiện trên 4 tiêu chí

II TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA

Trang 28

1 Mục tiêu và quan điểm cơ bản

a) Thể chế kinh tế và thể chế kinh tế thị trường

- Thể chế kinh tế: là một hệ thống các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh cácchủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế

- Thể chế kinh tế thị trường: là một tổng thể bao gồm các bộ quy tắc, luật lệ và hệthống các thực thể, tổ chức kinh tế được tạo lập nhằm điều chỉnh hoạt động giaodịch, trao đổi trên thị trường

b) Mục tiêu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

- Mục tiêu cơ bản đến năm 2020: thúc đẩy kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế thànhcông, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện thắng lợi mục tiêu “dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, xây dựng và bảo vệ vữngchắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

- Mục tiêu cụ thể đến năm 2010:

· Từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật Phát huy vai trò chủ đạo củakinh tế nhà nước đi đôi với phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế và các loạihình doanh nghiệp Hình thành một số tập đoàn kinh tế, các tổng công ty đa sởhữu, áp dụng mô hình quản trị hiệu đại, có năng lực cạnh tranh quốc tế

· Đổi mới cơ bản mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các đơn vị sựnghiệp công

· Phát triển đồng bộ, đa dạng các loại thị trường cơ bản thống nhất trong cả nước,từng bước liên thông với thị trường khu vực và thế giới

Trang 29

· Giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, đảmbảo tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.

· Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và phát huy vai trò của Mặttrận Tồ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội cà nhân dân trong quản lý, phát triểnkinh tế - xã hội

c) Quan điểm về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

- Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan củakinh tế thị trường

- Đảm bảo tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế, giữa cácyếu tố thị trường

- Kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại, kinhnghiệm tổng kết từ thực tiễn đổi mới ở nước ta

- Chủ động, tích cực giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng vừalàm vừa tổng kết rút kinh nghiệm

- Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhànước

2 Một số chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

a) Thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩab) Hoàn thiện thể chế về sở hữu và các thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp

và các tổ chức sản xuất kinh doanh

Trang 30

c) Hoàn thiện thể chế đảm bảo đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển đồng bộcác loại thị trường.

d) Hoàn thiện thể chế gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trongtừng bước, từng chính sách phát triển và bảo vệ môi trường

e) Hoàn thiện thể chế về vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và sựtham gia của các tổ chức quần chúng vào quá tŕnh phát triển kinh tế - xă hội

3 Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân

a) Kết quả và ý nghĩa:

- Một là, sau hơn 20 năm đổi mới, nước ta đã chuyển đổi thành công từ thể chếkinh tế kế hoạch tập trung quan liêu – bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa

- Hai là, chế độ sở hữu với nhiều hình thức và cơ cấu kinh tế nhiều thành phầnđược hình thành

- Ba là, các loại thị trường cơ bản đã ra đời và từng bước phát triển thống nhấttrong cả nước, gắn với thị trường khu vực và thế giới

- Bốn là, việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, xóa đói, giảmnghèo đạt nhiều kết quả tích cực

b) Hạn chế và nguyên nhân:

- Hạn chế:

Trang 31

· Quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa còn chậm, chưa theo kịp yêu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tếquốc tế.

· Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách chưa đầy đủ chưa đồng bộ và thống nhất

· Vấn đề sở hữu, quản lý và phân phối trong doanh nghiệp nhà nước chưa giảiquyết tốt, gây khó khăn cho sự phát triển và làm thất thoát tài sản nhà nước nhất làkhi cổ phần hóa

· Thị trường tài chính, bất động sản, khoa học và công nghệ phát triển chậm, quản

lý nhà nước đối với các loại thi trường còn nhiều bất cập

· Phân bổ nguồn lực quốc gia chưa hợp lý

· Cơ chế “xin – cho” chưa được xóa bỏ triệt để Chính sách tiền lương còn mangtính bình quân

· Cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành của bộ máy nhà nước còn nhiều bất cập, hiệuquả, hiệu lực quản lý còn thấp Cải cách hành chính chậm, chưa đạt yêu cầu mụctiêu đề ra Tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu vẫn nghiêm trọng

· Cơ chế, chính sách phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội đổi mới chậm, chấtlượng dịch vụ y tế, giáo dục, đào tạo còn thấp Khoảng cách giàu nghèo giữa cáctầng lớp dân cư và các vùng ngày càng lớn

Hệ thống an sinh xã hội còn sơ khai Nhiều vấn đề bức xúc trong xã hội và bảo vệmôi trường chưa được21/11/2014 giải quyết tốt

- Nguyên nhân:

· Nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều hạn chế

Trang 32

· Năng lực thể chế hóa và quản lý, tổ chức thực hiện Nhà nước còn chậm

-Vai trò tham gia hoạt động chính sách thực hiện và giám sát của các cơ quan dân

cử, mặt trận TQ, các đoàn thể hành chính, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp còn yếu

8 Mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành thành phần chính trị.

Trả lời:

Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, nhànước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổchức chính trị - xã hội hợp pháp khác của nhân dân

- Đảng Cộng sản Việt Nam: Là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu

trung thành lợi ích giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Đảng

là một bộ phận của hệ thống chính trị nhưng lại là hạt nhân lãnh đạo của toàn bộ hệthống chính trị Đảng đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối, chiến lược, nhữngquan điểm, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội

- Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Là tổ chức công quyền thể hiện

và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệmtrước nhân dân, quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội chủ yếu bằng phápluật

- Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội: Có nhiệm vụ giáo dục chính

trị tư tưởng, động viên và phát huy tính tích cực xã hội của các tầng lớp nhân dân,góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị; chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng và hợppháp của nhân dân; tham gia vào công việc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội

- Mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị nước ta:

Trang 33

+ Mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước: Thực chất đó là quan hệ mục đích nắmquyền (mục đích của Đảng) và hoạt động quản lý xã hội (của nhà nước) Đảng lãnhđạo xã hội chủ yếu thông qua Nhà nước và các đoàn thể quần chúng Đường lối,chủ trương, quan điểm của Đảng được Nhà nước tiếp nhận, thể chế hoá cụ thể bằngpháp luật và những chủ trương, chính sách, kế hoạch, chương trình cụ thể Nhànước là công cụ quản lý đại diện cho công dân nhưng chịu sự chi phối của Đảngcầm quyền thông qua chủ trương, quyết sách, định hướng, hành động…

+ Mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc và Nhà nước:

Mặt trận tham gia xây dựng, giám sát và bảo vệ Nhà nước như: vận động các tầnglớp nhân dân thực hiện quyền bầu cử, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước;tham gia xây dựng pháp luật Mặt trận tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luậttrong nhân dân, đấu tranh chống tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, Nhà nướcdựa vào Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể để phát huy quyền làm chủ và sức mạnh

có tổ chức của nhân dân, tôn trọng và tạo mọi điều kiện để nhân dân trực tiếp hoặcthông qua đoàn thể của mình tham gia xây dựng, quản lý và bảo vệ Nhà nước.+ Mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc và Đảng:

Đảng tham gia uỷ ban Mặt trận với trách nhiệm thực hiện chương trình hành củaMặt trận Tổ quốc và tích cực tham gia công tác Mặt trận

Đảng lãnh đạo Mặt trận thông qua đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, đápứng yêu cầu nguyện vọng và lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân; Đảngtiến hành công tác tuyên truyền, vận động,21/11/2014 thuyết phục, tổ chức kiểmtra

Trang 34

- “Nguồn nhân lực”, “nguồn lực con người” là những khái niệm được hình thànhtrong quá trình xem xét, nghiên cứu con người với tư cách là nguồn lực cơ bảntrong phương thức sản xuất, yếu tố chính trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xãhội.

-Phát triển nguồn lực con người là phát triển con người cả về trí lực và thể lực, cả

về khả năng lao động, về tính tích cực chính trị - xã hội, về đạo đức, tình cảm vàtâm hồn; có thể không cần đông về số lượng, nhưng cần có chất lượng Khi chuyểndần sang nền kinh tế chủ yếu dựa trên tri thức trong toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế,nguồn lực con người đặc biệt là nguồn lực con người có chất lượng ngày càng thểhiện vai trò quyết định của nó

- Thực trạng CNH, HĐH đất nước đòi hỏi phải có nguồn nhân lực Đối với ViệtNam, nguồn lực tài chính còn hạn chế, nên nguồn lực con người đương nhiên đóngvai trò quyết định So với các nước láng giềng chúng ta có lợi thế đông dân, tuynhiên nếu không được qua đào tạo thì dân đông sẽ là gánh nặng dân số, còn nếuđược qua đào tạo chu đáo thì đó sẽ là nguồn nhân lực lành nghề, có tác động trựctiếp đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia Một đội ngũnhân lực lao động lành nghề và đồng bộ cũng tạo nên sức hấp dẫn to lớn để thu hútvốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

- Thực tế cho thấy, sự phát triển kinh tế - xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiềuđiều kiện, nhưng chủ yếu nhất vẫn là phụ thuộc vào con người Khẳng định trên lạicàng đúng với hoàn cảnh nước ta trong thời kỳ phát triển nền kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN, và cùng với xu thế hội nhập Do vậy hơn bất cứ nguồn lực nàokhác, nguồn nhân lực phải chiếm vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế

- xã hội của đất nước ta Đây là nguồn lực của mọi nguồn lực, là nhân tố quantrọng bậc nhất để đưa nước ta nhanh chóng trở thành một nước vì mục tiêu: dân

Trang 35

giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Để thực hiện được mục tiêu nàycần CNH, HĐH rút ngắn bằng cách CNH gắn với HĐH, chứ không thể lặp đi tuần

tự như chủ nghĩa tư bản đã làm

- Thế giới và Việt Nam đang chuyển sang nền kinh tế tri thức - nền kinh tế dựa trênđộng lực là sáng tạo cái mới về tri thức và sáng tạo cái mới về khoa học kỹ thuật.Như vậy, sự phát triển của xã hội chủ yếu dựa trên nền tảng văn minh về trí tuệ củacon người Nền kinh tế tri thức được hình thành trên nền tảng phát triển các ngànhnghề mới như công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng mới, công nghệ vật liệumới, công nghệ thông tin Điều này đòi hỏi phải đào tạo, phát triển và nâng caotrình độ nhân lực cho các ngành nghề này

- Phát triển nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH là xu hướng phát triểncủa các nước trên thế giới Đó cũng là con đường phát triển tất yếu của Việt Nam

để thực hiện mục tiêu xã hội “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, vănminh” Nói cách khác nguồn lực con người phải trở thành động lực phát triển kinh

tế - xã hội, là cơ sở tất yếu khách quan cho sự nghiệp CNH, HĐH

10.Nền văn hóa thống nhất và đa dạng

Văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất tinh thần được tạo ra phục vụ cho bản thâncon người Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trongcộng đồng các dân tộc Việt Nam Đó là sự hòa quyện bình đẳng, sự phát triển độclập của văn hóa các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam

- Văn hóa Việt Nam đa dạng:

+ Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh,người Việt cùng 54 dân tộc có những phong tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có

Trang 36

những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tínngưỡng,

+ Đa dạng về không gian: Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố

dân tộc, dân cư đã tạo ra những vùng văn hóa có những nét đặc trưng riêng tại ViệtNam Từ cái nôi của văn hóa Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng của người Việtchủ đạo với nền văn hóa làng xã và văn minh lúa nước, đến sắc thái các văn hóacác dân tộc miền núi tại Tây Bắc và Đông Bắc Từ những vùng đất mới ở Nam Bộvới sự kết hợp văn hóa các tộc người Hoa, người Khmer đến sự đa dạng trong vănhóa và tộc người ở Tây Nguyên

+ Đa dạng về thời gian: Với một lịch sử đã có hàng nghìn năm của người Việt

cùng với những hội tụ về sau của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa của ngườiViệt cổ từ thời Hồng Bàng đến những ảnh hưởng từ bên ngoài trong hàng nghìnnăm nay Với những ảnh hưởng từ xa xưa của Trung Quốc và Đông Nam Á đếnnhững ảnh hưởng của Pháp từ thế kỉ 19, phương Tây trong thế kỉ 20 và toàn cầuhóa từ thế kỉ 21

Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa theo các thời kì lịch sử, có những khíacạnh mất đi nhưng cũng có những khía cạnh văn hóa khác bổ sung vào nền vănhóa Việt Năm hiện đại

- Văn hóa Việt Nam có sự thống nhất trong các cộng đồng các dân tộc Việt Nam:

+ Dân tộc Việt Nam hình thành sớm và luôn luôn phải thực hiện các cuộc chiếntranh giữ nước, từ đó tạo nên một đặc trưng văn hóa nổi bật: tư tưởng yêu nướcthấm sâu và bao trùm mọi lĩnh vực Các yếu tố cộng đồng có nguồn gốc nguyênthủy đã sớm được cố kết lại, trở thành cơ sở phát triển chủ nghĩa yêu nước và ýthức dân tộc

Ngày đăng: 01/06/2015, 07:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w