0
Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 29 CÂU HỎI ÔN TẬP ĐƯỜNG LỐI CÓ ĐÁP ÁN (Trang 29 -29 )

II. TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA

3. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân

a) Kết quả và ý nghĩa:

- Một là, sau hơn 20 năm đổi mới, nước ta đã chuyển đổi thành công từ thể chế kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu – bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Hai là, chế độ sở hữu với nhiều hình thức và cơ cấu kinh tế nhiều thành phần được hình thành.

- Ba là, các loại thị trường cơ bản đã ra đời và từng bước phát triển thống nhất trong cả nước, gắn với thị trường khu vực và thế giới.

- Bốn là, việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, xóa đói, giảm nghèo đạt nhiều kết quả tích cực.

b) Hạn chế và nguyên nhân: - Hạn chế:

· Quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn chậm, chưa theo kịp yêu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế.

· Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách chưa đầy đủ chưa đồng bộ và thống nhất. · Vấn đề sở hữu, quản lý và phân phối trong doanh nghiệp nhà nước chưa giải quyết tốt, gây khó khăn cho sự phát triển và làm thất thoát tài sản nhà nước nhất là khi cổ phần hóa.

· Thị trường tài chính, bất động sản, khoa học và công nghệ phát triển chậm, quản lý nhà nước đối với các loại thi trường còn nhiều bất cập.

· Phân bổ nguồn lực quốc gia chưa hợp lý.

· Cơ chế “xin – cho” chưa được xóa bỏ triệt để. Chính sách tiền lương còn mang tính bình quân.

· Cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành của bộ máy nhà nước còn nhiều bất cập, hiệu quả, hiệu lực quản lý còn thấp. Cải cách hành chính chậm, chưa đạt yêu cầu mục tiêu đề ra. Tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu vẫn nghiêm trọng.

· Cơ chế, chính sách phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội đổi mới chậm, chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục, đào tạo còn thấp. Khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư và các vùng ngày càng lớn.

Hệ thống an sinh xã hội còn sơ khai. Nhiều vấn đề bức xúc trong xã hội và bảo vệ môi trường chưa được21/11/2014 giải quyết tốt.

- Nguyên nhân:

· Nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều hạn chế · Năng lực thể chế hóa và quản lý, tổ chức thực hiện Nhà nước còn chậm

-Vai trò tham gia hoạt động chính sách thực hiện và giám sát của các cơ quan dân cử, mặt trận TQ, các đoàn thể hành chính, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp còn yếu.

8. Mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành thành phần chính trị.

Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp khác của nhân dân.

- Đảng Cộng sản Việt Nam: Là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu

trung thành lợi ích giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng là một bộ phận của hệ thống chính trị nhưng lại là hạt nhân lãnh đạo của toàn bộ hệ thống chính trị. Đảng đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối, chiến lược, những quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội.

- Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Là tổ chức công quyền thể hiện

và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân, quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội chủ yếu bằng pháp luật.

- Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội: Có nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, động viên và phát huy tính tích cực xã hội của các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị; chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của nhân dân; tham gia vào công việc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội.

- Mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị nước ta:

+ Mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước: Thực chất đó là quan hệ mục đích nắm quyền (mục đích của Đảng) và hoạt động quản lý xã hội (của nhà nước). Đảng lãnh đạo xã hội chủ yếu thông qua Nhà nước và các đoàn thể quần chúng. Đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng được Nhà nước tiếp nhận, thể chế hoá cụ thể bằng pháp luật và những chủ trương, chính sách, kế hoạch, chương trình cụ thể. Nhà nước là công cụ quản lý đại diện cho công dân nhưng chịu sự chi phối của Đảng cầm quyền thông qua chủ trương, quyết sách, định hướng, hành động…

+ Mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc và Nhà nước:

Mặt trận tham gia xây dựng, giám sát và bảo vệ Nhà nước như: vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện quyền bầu cử, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước; tham gia xây dựng pháp luật... Mặt trận tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân, đấu tranh chống tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, Nhà nước dựa vào Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể để phát huy quyền làm chủ và sức mạnh có tổ chức của nhân dân, tôn trọng và tạo mọi điều kiện để nhân dân trực tiếp hoặc thông qua đoàn thể của mình tham gia xây dựng, quản lý và bảo vệ Nhà nước. + Mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc và Đảng:

Đảng tham gia uỷ ban Mặt trận với trách nhiệm thực hiện chương trình hành của Mặt trận Tổ quốc và tích cực tham gia công tác Mặt trận.

Đảng lãnh đạo Mặt trận thông qua đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng và lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân; Đảng tiến hành công tác tuyên truyền, vận động,21/11/2014 thuyết phục, tổ chức kiểm tra.

9. Nguồn nhân lực của VN trong thời kỳ CNH-HĐH

- “Nguồn nhân lực”, “nguồn lực con người” là những khái niệm được hình thành trong quá trình xem xét, nghiên cứu con người với tư cách là nguồn lực cơ bản trong phương thức sản xuất, yếu tố chính trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

-Phát triển nguồn lực con người là phát triển con người cả về trí lực và thể lực, cả về khả năng lao động, về tính tích cực chính trị - xã hội, về đạo đức, tình cảm và

tâm hồn; có thể không cần đông về số lượng, nhưng cần có chất lượng. Khi chuyển dần sang nền kinh tế chủ yếu dựa trên tri thức trong toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, nguồn lực con người đặc biệt là nguồn lực con người có chất lượng ngày càng thể hiện vai trò quyết định của nó.

- Thực trạng CNH, HĐH đất nước đòi hỏi phải có nguồn nhân lực. Đối với Việt Nam, nguồn lực tài chính còn hạn chế, nên nguồn lực con người đương nhiên đóng vai trò quyết định. So với các nước láng giềng chúng ta có lợi thế đông dân, tuy nhiên nếu không được qua đào tạo thì dân đông sẽ là gánh nặng dân số, còn nếu được qua đào tạo chu đáo thì đó sẽ là nguồn nhân lực lành nghề, có tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Một đội ngũ nhân lực lao động lành nghề và đồng bộ cũng tạo nên sức hấp dẫn to lớn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

- Thực tế cho thấy, sự phát triển kinh tế - xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều điều kiện, nhưng chủ yếu nhất vẫn là phụ thuộc vào con người. Khẳng định trên lại càng đúng với hoàn cảnh nước ta trong thời kỳ phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, và cùng với xu thế hội nhập. Do vậy hơn bất cứ nguồn lực nào khác, nguồn nhân lực phải chiếm vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta. Đây là nguồn lực của mọi nguồn lực, là nhân tố quan trọng bậc nhất để đưa nước ta nhanh chóng trở thành một nước vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Để thực hiện được mục tiêu này cần CNH, HĐH rút ngắn bằng cách CNH gắn với HĐH, chứ không thể lặp đi tuần tự như chủ nghĩa tư bản đã làm.

- Thế giới và Việt Nam đang chuyển sang nền kinh tế tri thức - nền kinh tế dựa trên động lực là sáng tạo cái mới về tri thức và sáng tạo cái mới về khoa học kỹ thuật. Như vậy, sự phát triển của xã hội chủ yếu dựa trên nền tảng văn minh về trí tuệ của

con người. Nền kinh tế tri thức được hình thành trên nền tảng phát triển các ngành nghề mới như công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng mới, công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông tin...Điều này đòi hỏi phải đào tạo, phát triển và nâng cao trình độ nhân lực cho các ngành nghề này.

- Phát triển nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH là xu hướng phát triển của các nước trên thế giới. Đó cũng là con đường phát triển tất yếu của Việt Nam để thực hiện mục tiêu xã hội “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Nói cách khác nguồn lực con người phải trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội, là cơ sở tất yếu khách quan cho sự nghiệp CNH, HĐH.

10.Nền văn hóa thống nhất và đa dạng

Văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất tinh thần được tạo ra phục vụ cho bản thân con người. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đó là sự hòa quyện bình đẳng, sự phát triển độc lập của văn hóa các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

- Văn hóa Việt Nam đa dạng:

+ Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh, người Việt cùng 54 dân tộc có những phong tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng,...

+ Đa dạng về không gian: Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố

dân tộc, dân cư đã tạo ra những vùng văn hóa có những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam. Từ cái nôi của văn hóa Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng của người Việt chủ đạo với nền văn hóa làng xã và văn minh lúa nước, đến sắc thái các văn hóa các dân tộc miền núi tại Tây Bắc và Đông Bắc. Từ những vùng đất mới ở Nam Bộ với

sự kết hợp văn hóa các tộc người Hoa, người Khmer đến sự đa dạng trong văn hóa và tộc người ở Tây Nguyên.

+ Đa dạng về thời gian: Với một lịch sử đã có hàng nghìn năm của người Việt cùng với những hội tụ về sau của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa của người Việt cổ từ thời Hồng Bàng đến những ảnh hưởng từ bên ngoài trong hàng nghìn năm nay. Với những ảnh hưởng từ xa xưa của Trung Quốc và Đông Nam Á đến những ảnh hưởng của Pháp từ thế kỉ 19, phương Tây trong thế kỉ 20 và toàn cầu hóa từ thế kỉ 21.

Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa theo các thời kì lịch sử, có những khía cạnh mất đi nhưng cũng có những khía cạnh văn hóa khác bổ sung vào nền văn hóa Việt Năm hiện đại.

- Văn hóa Việt Nam có sự thống nhất trong các cộng đồng các dân tộc Việt Nam:

+ Dân tộc Việt Nam hình thành sớm và luôn luôn phải thực hiện các cuộc chiến tranh giữ nước, từ đó tạo nên một đặc trưng văn hóa nổi bật: tư tưởng yêu nước thấm sâu và bao trùm mọi lĩnh vực. Các yếu tố cộng đồng có nguồn gốc nguyên thủy đã sớm được cố kết lại, trở thành cơ sở phát triển chủ nghĩa yêu nước và ý thức dân tộc.

+ Việt Nam gồm 54 dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ, mỗi dân tộc một sắc thái riêng, cho nên văn hóa Việt Nam là một sự thống nhất trong đa dạng. Ngoài văn hóa Việt - Mường mang tính tiêu biểu, còn có các nhóm văn hóa đặc sắc khác như Tà - Nùng, Thái, Chàm, Hoa - Ngái, Môn - Khmer, H’Mông - Dao, nhất là văn hóa các dân tộc Tây Nguyên giữ được những truyền thống khá phong phú và toàn diện của một xã hội thuần nông nghiệp gắn bó với rừng núi tự nhiên.

+ Một số yếu tố thường được coi là đặc trưng của văn hóa Việt Nam khi nhìn nhận từ bên ngoài bao gồm tôn kính Tổ Tiên, tôn trọng các giá trị cộng đồng và gia đình, thủ công mĩ nghệ, lao động cần cù và hiếu học. Phương Tây cũng cho rằng những biểu tượng quan trọng trong văn hóa Việt Nam bao gồm rồng, rùa, hoa sen, và tre... + Và các dân tộc có cùng một chế độ chính trị, sử dụng chung một ngôn ngữ phổ thông.

11.Khuyến khích người dân làm giàu theo PL.

- Phân tích chủ trương: Việc nhà nước thực hiện chủ trương trên là để:

+ Tạo cơ hội, điều kiện cho mọi người tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát triển, thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội.

+ Tạo động lực làm giàu trong đông đảo dân cư bằng tài năng, sáng tạo của bản thân, trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức cho phép.

+ Xây dựng và thực hiện có kết quả cao các chương trình xóa đói giảm nghèo, đề phòng tái đói, tái nghèo, nâng cao dần chuẩn đói nghèo khi mức sống chung tăng lên, chính sách ưu đãi, dạy nghề cho người lao động miễn phí, vay vốn…

+ Làm giàu theo pháp luật và không quay lung lại với các lợi ích xã hội. Phát huy mọi khả năng, nỗ lực của bản thân để làm giàu, làm giàu trong khuôn khổ quy định, lĩnh vực mà pháp luật cho phép, tôn trọng và khuyến khích tài năng, trí tuệ làm giàu phát triển.

+ Khôi phục, đầu tư cho các làng nghề thủ công truyền thống phát triển. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông phát triển, đặc biệt là các vùng sâu xa, hải đảo, đưa những nơi này theo kịp với đồng bằng.

Khuyến khích cán bộ, đảng viên, trí thức…làm giàu bình đẳng. - Ví dụ:

+ Hiện nay, mô hình trang trại VAC đã và đang là hướng đi tích cực cho bà con nông dân . Nhiều hộ nông dân dám nghĩ, dám làm đã mạnh dạn chuyển đổi ruộng đất canh tác sang mô hình chăn nuôi trang trại VAC mang lại hiệu quả kinh tế cao.. Nhờ đó, kinh tế gia đình từng bước được nâng cao và việc chăn nuôi dần được ổn định và phát triển.

12.Thực hiện xóa đói, giảm nghèo.

- Xây dựng kết câu hạ tầng cho các vùng nghèo, xã nghèo.

- Nâng cấp, cải tạo các tuyến trục giao thông nối vùng nghèo, xã nghèo với nơi khác, tạo thuận lợi cho vùng nghèo, vùng khó khan phát triển.

- Tạo nguồn lực cần thiết để dân cư ở các vùng ngheò, xã nghèo đẩy mạnh sx, pt ngành nghề…tăng nhanh thu nhập, nâng cao mức sống của các hộ đã thoát nghèo,

1. Đói nghèo và việc xóa đói giảm nghèo:

Cho đến hôm nay, đói nghèo vẫn là nỗi ám ảnh thường trực đối với cả loài người. Thế giới đã chứng kiến những thảm họa của chiến tranh, thảm họa của thiên tai, dịch bệnh với bao nỗi kinh hoàng. Thế nhưng hậu quả do những nạn đói gây ra cũng vô cùng khủng khiếp. Điều đáng sợ hơn nữa là: Nếu như các cuộc chiến tranh dù khốc liệt vô cùng nhưng rồi trước sau cũng được giải quyết, nếu như những thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra từng bước cũng sẽ được khắc phục thì vấn

đề nghèo đói của nhân loại lại là một vấn đề vừa cấp bách, vừa phức tạp lại như

Một phần của tài liệu 29 CÂU HỎI ÔN TẬP ĐƯỜNG LỐI CÓ ĐÁP ÁN (Trang 29 -29 )

×