Hoàn thiện nội dung hợp đồng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP KHOA LUẬN TỐT NGHIỆP-CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ TẠI CÔNG TTY CP PHẦN MỀM DOANH NGHIỆP NHẬT NAM (Trang 49)

- Kết luận (tối đa 0,5 điểm)

3.2.2 Hoàn thiện nội dung hợp đồng

Không phải đại lý nào cũng hoạt động trong công nghệ thông tin, nên sự hiểu biết về phần mềm (đặc biệt là các phần mềm quản lý doanh nghiệp) có giới hạn. Vì vậy, trong phần mềm cần phải làm rõ ràng những nội dung cần thiết để tránh hiểu nhằm về sau, một số nội dung nên sửa đổi và bổ sung là:

3.2.2.1 Điều khoản định nghĩa thuật ngữ

Ngôn ngữ trình bày trong hợp đồng đại lý đôi khi có những thuật ngữ mà sự hiểu biết có thể không nhất quán dẫn đến hiểu lầm, đơn cử một số thuật ngữ sau:

 Mạng nội bộ (Local Network Area): Thuật ngữ này một số đối tác có thể hiểu nhầm giữa mạng internet với mạng nội bộ. Sự hiểu nhằm này có thể dẫn đến hiểu nhầm về khả năng sử dụng của phần mềm kế toán trong môi trường internet và môi trường mạng nội bộ.

 Máy chủ (server): Thuật ngữ này có thể hiểu lầm giữa một Máy chủ chuyên dụng với một máy tính cá nhân có chức năng là một máy chủ. Sự hiểu lầm này có thể dẫn đến mức độ đầu tư của khách hàng khi sử dụng phần mềm (vì mua một máy chuyên dụng sẽ tốn chi phí cáo hơn rất nhiều so với một máy tính cá nhân bình thường).

 Máy trạm (client): Thuật ngữ này có thể làm hiểu lầm giữa một máy tính ngang hàng trong mạng nội bộ với một máy tính trong mạng

42

internet. Sự hiểu lầm này có thể dẫn đến hiểu sang về khả năng ứng dụng của phần mềm.

 Khắc phục sự cố: Thuật ngữ này có thể hiểu nhầm là có thể khôi phục được lại trạng thái ban đầu nếu có sự cố xẩy ra. Sự hiểu lầm này có thể làm đối tác mong đợi hơn những gì có thể làm được thực tế.

 Lỗi kỹ thuật: Lỗi kỹ thuật là lỗi do kỹ thuật lập trình ra sản phẩm ngoại trừ yếu tố hành bên ngoài

3.2.2.2 Điều khoản bất khả kháng

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố khách quan như máy móc thiết bị, bên thứ ba như nhà cung cấp dịch vụ đường truyền Internet, vì vậy trong quá trình làm việc những yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thực hiện được hợp đồng theo đúng hạn hay không. Vì vậy, để tránh được những tranh cải về các trường hợp nằm ngoài tầm kiểm soát của hai bên thì nên định rõ các trường hợp bất khả kháng có thể xẩy ra như:

 Sự cố virus: sự cố do virus máy tính gây ra nằm ngoài khả năng kiểm soát của hai bên. Vì vậy, nếu do sự cố này gây ra thì hai bên phải loại trừ đây không phải là nguyên nhân chủ quan của bên còn lại.

 Hư ổ cứng chứa dữ liệu: sự kiện này thuộc về thiết bị lưu trữ của máy tính, trong trường hợp hư ổ cứng làm mất hết dữ liệu và chương trình phần mềm thì điều này không phải là nguyên nhân chủ quan của hai bên.

3.2.2.3 Điều khoản bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Trong nhiều trường hợp, các đại lý sử dụng phần mềm vào những việc khác hoặc nhân viên sau khi nghỉ lấy phần mềm ra bán cho khách hàng thì cần một điều khoản ràng buộc bên đại lý phải cam kết không vi phạm điều này.

 Bên đại lý phải tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ thuộc về công ty Nhật Nam, bên đại lý không được tự ý sao chép phần mềm sử dụng vào việc

43

khác không nhằm mục đích kinh doanh như trong hợp đồng đại lý đã ký kết.

 Bên đại lý có trách nhiệm quản lý nhân viên của mình và chịu trách nhiệm về mọi hành vi của nhân viên mình lấy phần mềm của công ty bán cho khách hàng khi không có sự đồng ý của Nhật Nam và không nằm trong phạm vi của hợp đồng đại lý.

3.2.2.4 Điều khoản phạt hợp đồng

Đây là một điều khoản mang tính chế tài trong quá trình thực hiện nhằm điều chỉnh hành vi một cách kịp thời của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Đồng thời điều khoản này cũng là căn cứ pháp lý theo đó các bên có căn thực hiện khi có sự vi phạm xảy ra. Điều khoản này sẽ quy định rõ trường hợp nào thì áp dụng phạt hợp đồng, đề nghị như sau:

 Thanh toán trễ hạn: việc bên đại lý thanh toán trễ hạn doanh thu cho công ty sẽ bị phạt.

 Vi phạm trong việc bảo vệ quyền sở hữu: trường hợp bên đại lý sao chép phần mềm cho bên thứ ba mà không nằm trong việc cung cấp bán hàng thì xem như là một trường hợp cố ý vi phạm và tổn hại đến lợi ích của công ty.

3.2.2.5 Điều khoản độc quyền

Điều khoản này nhằm xác định rõ với bên đại lý là bên đại lý không được độc quyền khu vực, các đại lý khác có thể bán hàng hàng trong khu vực. Khi một khách hàng có nhiều đại lý chào hàng, thì phải ưu tiên cho đại lý nào đến chào hàng trước. Các đại lý còn lại phải rút lui khỏi khách hàng đó.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP KHOA LUẬN TỐT NGHIỆP-CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ TẠI CÔNG TTY CP PHẦN MỀM DOANH NGHIỆP NHẬT NAM (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)