Các vấn đề phát sinh ngoài hợp đồng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP KHOA LUẬN TỐT NGHIỆP-CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ TẠI CÔNG TTY CP PHẦN MỀM DOANH NGHIỆP NHẬT NAM (Trang 46)

- Kết luận (tối đa 0,5 điểm)

2.4.4 Các vấn đề phát sinh ngoài hợp đồng

Như đã đề cập ở trên, có 3 chủ thể tham gia khi thực hiện với khách hàng. Vì vậy, trong quá trình thực hiện hợp đồng từ công đoạn cài đặt cho đến nghiệm thu chương trình phần mềm hai bên gặp không ít những điều bất cập giữa thỏa thuận ban đầu và các yêu cầu mong muốn từ phía khách hàng. Chính vì lẻ đó mà việc phát sinh ra điều khoản ngoài hợp đồng là một điều tất yếu không tránh khỏi. Khi đó, việc phát sinh thêm sẽ cung khách hàng ký kết một Phụ lục ghi nhận việc làm thêm đó. Trong trường hợp này thì đại lý không tham gia vào, vì đây nằm ở khâu thực hiện. Thực tế, sự việc này có thể dẫn đến kết quả là:

 Ký phụ lục hợp đồng: hai bên cùng thống nhất lập phụ lục hợp đồng thỏa thuận những điều khoản với những nội dung mới được các bên đồng thuận

 Tạm ngừng, đình chỉ hoặc hủy bỏ thực hiện hợp đồng.

Các bên không thể thống nhất các vấn đề mới phát sinh đưa vào thành phụ lục để thực hiện tiếp theo, thay vào đó các bên cho rằng đối tác vi phạm các điều khoản đã cam kết, đồng thời đi đến quyết định tạm ngừng, đình chỉ hay nghiêm trọng hơn là hủy bỏ hợp đồng.

2.4.5 Vấn đề tranh chấp

Một số đại lý ở mức 2 (họ bán hàng và triển khai phần mềm) không thực hiện đúng như hợp đồng đại lý đã cam kết là họ phải cử nhân viên đến khách hàng để triển khai thực hiện hợp đồng. Ban đầu thì họ thực hiện đến một thời gian sau, thì họ lại thoái thác công việc này cho Nhật Nam, vì bảo vệ lợi ích cho khách hàng công ty đã phải đảm trách việc này. Chính điều này đã dẫn đến những tranh chấp từ phía công ty và đại lý. Thường thì những việc này được giải quyết bằng phương thức thương lượng, đến này chưa có vụ việc nào phải khởi kiện ra tòa. Khi thương lượng, thường thì họ nhận trách nhiệm về mình

39

là do không đủ nhân lực, và họ có nhiều việc phải làm thay vì chỉ có phần mềm. Để việc thương lượng kết thúc, thường thì họ bị trừ một tỷ lệ hoa hồng nhất định để bù đắp vào chi phí mà công ty đã làm thay đại lý.

Sự việc này, làm mất nhiều thời gian để đàm phán và thương lượng với đại lý. Việc công ty cắt bớt hoa hồng của đại lý cũng là một điều bất đắc dĩ, tuy nhiên nếu không có một chế tài ràng buộc sát sao hơn thì thì trạng này không chấm dứt mà vẫn còn tiếp diễn.

40

CHƢƠNG 3 3. KIẾN NGHỊ 3.1 Một số bất cặp về hợp đồng đại lý 3.1.1 Từ phía đại lý

Đại lý thường không hiểu đúng về lĩnh vực phần mềm, nên họ không nhìn nhận để kinh doanh lĩnh vực này họ cần phải đầu tư đúng mực. Đầu tư về nhân lực để có thể thực hiện tốt các hợp đồng. Đầu tư về phát triển khách hàng, thường xuyên mở rộng quan hệ với các hiệp hội doanh nghiệp để tìm kiếm thêm doanh nghiệp mới. Chăm sóc tốt khách hàng họ sẽ được khách hàng giới thiệu cho khách hàng khác.

Do sự hạn chế của mình, nên đại lý thỏa thuận với khách hàng thường không đạt được mục tiêu cuối cùng. Nên khi thực hiện có nhiều vấn đề phát sinh sau đó mà việc giải quyết gặp nhiều trở ngại.

3.1.2 Từ phía công ty

Tập trung vào mục đích phát triển rộng thị trường qua hình thức đại lý, sự phát triển nhanh này sẽ dẫn đến yếu kém trong không giám sát và thực thi của các đại lý. Các sự cố xẩy ra thường công ty tiếp nhận trễ hơn nhiều so với thực tế nên giải quyết cho thỏa mãn khách hàng không được thực hiện tốt lắm.

Việc soạn thảo hợp đồng, một số điều khoản không thực sự là sự ràng buộc chặt chẽ giữa quyền và nghĩa vụ của hai bên. Khi thực hiện thì xa rời với những gì đã ký kết. Do đó, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc áp dụng pháp luật trong khâu ký kết và thực thi với đại lý chưa thực sự hiểu quả.

3.2 Kiến nghị

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP KHOA LUẬN TỐT NGHIỆP-CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ TẠI CÔNG TTY CP PHẦN MỀM DOANH NGHIỆP NHẬT NAM (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)