- Kết luận (tối đa 0,5 điểm)
1.6.4 Giải quyết bằng toà án
Theo Điều 29 BLTTDS 2004 quy định thẩm quyền của toà án.
Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng kí kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm:
Mua bán hàng hoá; Cung ứng dịch vụ; Phân phối;
Đại diện đại lý; Ký gửi;
Thuê, cho thuê, thuê mua; Tư vấn về kỹ thuật;
Xây dựng;
Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt đường thuỷ, nội địa;
Vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không , đường biển; Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá trị khác; Đầu tư, tài chính, ngân hàng;
Bảo hiểm;
Thăm dò, khai thác;
Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau có mục đích lợi nhuận.
Tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty, giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sát nhập, hợp nhất, chia tách chuyển đổi hình thức của công ty.
27
Như vậy thẩm quyền giải quyết của toà án bao gồm rất nhiều hoạt động trong lĩnh vực kịnh doanh thương mại, tuy nhiên chủ thể của hợp đồng chỉ gồm cá nhân và tổ chức, với mục đích là lợi nhuận, trong đó hợp đồng đại lý với mục đích và chủ thể như trên là do toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Thủ tục giải quyết các vụ án theo bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 bao gổm các bước sau:
Khởi kiện và thụ lý vụ án; Chuẩn bị xét xử vụ án; Phiên toà sơ thẩm; Thủ tục phúc thẩm;
Thủ tục xem xét lại bản án (quyết định) đã có hiệu lực pháp luật; Thi hành bản án (quyết định) của toà án;
Ngoài ra các tranh chấp hợp đồng được giải quyết bằng 2 cơ quan toà án khác nhau là Toà Kinh tế và Toà Dân sự.
Theo quy định hiện hành thì Toà Kinh tế và Toà Dân sự có chức năng khác nhau. Toà Dân sự có nhiệm vụ giải quyết các vụ việc dân sự trong đó có tranh chấp về hợp đồng dân sự, Toà Kinh tế có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp kinh tế trong đó có cả các tranh chấp về hợp đồng đại lý.
Như vậy thuận lợi của toà án là có tính bắt buộc và cưỡng chế rất cao. Tố tụng tại Tòa án, các bên không phải trả thù lao cho Thẩm phán, ngoài ra phí hành chính rất hợp lý, các bên tranh chấp chỉ mất chi phí cho các luật sư trong việc tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi cho họ. Các Tòa án, đại diện cho chủ quyền quốc gia, có thể triệu tập bên thứ ba và nhân chứng ra trước Tòa án, đây là quyền cưỡng chế mà trọng tài viên không có.
Tuy nhiên, phương pháp này có nhiều bất lợi vì thủ tục xét xử công khai sẽ không cho phép các bên giữ được bí mật kinh doanh và quá trình xết xử kéo dài phức tạp. Còn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại có rất nhiều ưu điểm nổi bật.
28
Thứ nhất: về tính chung thẩm, phán quyết của Tòa án thường bị kháng cáo hay kháng nghị. Còn đa số các quyết định Trọng tài không bị kháng cáo, chỉ có thể dựa vào một vài lý do để khước từ quyết định Trọng tài tại Tòa án. Và thường lý do đó là do những sai sót trong thủ tục cơ bản.
Thứ hai: về tính trung lập, Mặc dù Thẩm phán có thể khách quan xong họ vẫn phải phụ thuộc vào những quy định của pháp luật, sử dụng ngôn ngữ và áp dụng quy tắc tố tụng do pháp luật quy định gắn liền với quốc tịch của các họ. Còn các bên có thể bình đẳng về nơi tiến hành Trọng tài, ngôn ngữ sử dụng, quy tắc tố tụng, quốc tịch của các trọng tài viên, và đại diện pháp lý khi đưa tranh chấp của mình ra giải quyết tại Trọng tài.
Thứ ba: không phải tất cả các Thẩm phán đề có chuyên môn về lĩnh vực nào đó. Ví dụ, trong các tranh chấp về sáng chế, ngân hàng. Trong các vụ kiện kéo dài, có thể có nhiều Thẩm phán kế tiếp nhau xét xử vụ kiện. Việc xét xử hai cấp đã thấy rõ điều đó, Thẩm phán giải quyết tại phiên tòa sơ thẩm khác với Thẩm phán tại phiên phúc thẩm. Khi giải quyết tại Trọng tài thì lại khác, các bên có thể lựa chọn các trọng tài viên có trình độ chuyên môn cao miễn là trọng tài viên độc lập. Thông thường thì các trọng tài viên theo kiện từ đầu đến cuối.
Thứ tư: về tính linh hoạt, đa số các quy tắc tố tụng Trọng tài quy định rất linh hoạt việc xác định thủ tục Trọng tài, phiên họp giải quyết tranh chấp, thời hạn, địa điểm tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp và nơi các trọng tài viên gặp gỡ, thời gian soạn thảo quyết định trọng tài. Còn Tòa án bị ràng buộc nghiêm ngặt bởi các quy tắc tố tụng của pháp luật.
Thứ năm: về tính bí mật, các phiên xét xử cũng như các phán quyết Tòa án là công khai. Còn các phiên giải quyết tranh chấp của Trọng tài không được tổ chức công khai và chỉ có các bên nhận được quyết định. Đây là một ưu điểm lớn của Trọng tài khi vụ kiện liên quan đến các bí mật thương mại hay phát minh, các đìều khoản chính trong hợp đồng bao gồm cả những điều khoản về tính bí mật phải tuân thủ trong tố tụng trọng tài. Bởi tính bí mật là rất quan trọng trong tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ nên các điều khoản bổ sung về
29
tính bí mật có thể được các bên lập hoặc được trọng tài viên lập để đảm bảo tính bí mật trong tố tụng Trọng tài.
Thứ sáu: phán quyết của Tòa án thường rất khó đạt được sự công nhận quốc tế, phán quyết của Tòa án được công nhận tại một nước khác thường thông qua một hiệp định song phương hoặc theo các quy tắc rất nghiêm ngặt. Còn quyết định trọng tài đạt được sự công nhận quốc tế thông qua một loạt các công ước quốc tế và đặc biệt là công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài.
Chính vì những ưu điểm trên của hình thức giải quyết bằng trọng tài mà hiện nay trong hầu hết các tranh chấp thương mại, các chủ thể đều có ý định đưa tranh chấp ra trọng tài
30
CHƢƠNG 2
2. THỰC TIỄN GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
ĐẠI LÝ TẠI CÔNG TY 2.1 Khái quát về hoạt động đại lý tại công ty
Sau thời gian thành lập và đi vào hoạt động, một năm sau công ty bắt đầu triển khai bán hàng qua kênh bán hàng qua đại lý. Đến thời điểm này Nhật Nam đã triển khai hơn 40 đại lý trong khắp Việt Nam. Hệ thống này đã mang lại gần 50% doanh thu của toàn công ty. Tùy vào điều kiện sẵn có của các đối tác đại lý mà Nhật Nam lựa chọn hình thức đại lý khác nhau, cụ thể là:
Đại lý bán đúng giá và hưởng hoa hồng (đại lý mức 1): đây là hình thức đơn giản nhất đối với các đối tác đại lý, các đại lý chỉ việc bán hàng đến cuối tháng hoặc cuối quý (tùy vào doanh thu) sẽ được Nhật Nam quyết toán hoa hồng. Sau khi bán hàng, việc triển khai phần mềm đến khách hàng (bao gồm công việc cài đặt và hướng dẫn sử dụng phần mềm) do nhân viên của Phòng Triển khai của Nhật Nam đảm nhận. Nghĩa sau, sau khi ký kết hợp đồng với khách hàng thì trách nhiệm của đại lý đối với khách hàng đã hết. Khách hàng sẽ ký hợp đồng trực tiếp với Nhật Nam, đại lý với vai trò là nhân viên bán hàng của công ty.
Đại lý bán hàng và triển khai phần mềm (đại lý mức 2): hình thức đại lý này thì cao hơn đại lý nêu trên, để thực hiện được hình thức này yêu cầu đối tác đại lý phải có đội ngũ triển khai phần mềm. Tuy nhiên, mức hoa hồng mà đại lý được hưởng thường cao hơn nhiều so với hình thức nêu trên. Trong trường hợp này, đại lý có thể trực tiếp ký kết hợp đồng với khách hoặc Nhật Nam sẽ ký trực tiếp với khách hàng tùy thuộc vào mức độ phức tạp của công việc triển khai hợp đồng.
Đại lý tự thực hiện công việc của mình như Nhật Nam (đại lý mức 3): Hình thức này cao nhất trong 3 hình thức đại lý. Đại lý tự đàm phám giá cả với khách hàng (thường cho những hợp đồng lớn, phải đàm phán giá cả) và ký kết hợp đồng với khách hàng. Nếu khách hàng có yêu cầu chỉnh sửa phần mềm (customise) cho phù hợp với nhu cầu quản lý của
31
khách hàng thì đại lý sẽ thực hiện luôn. Nhật Nam thu phí bản quyền phần mềm theo phí cố định đối với khách hàng mà đại lý cung cấp. Nhật Nam hướng đến là một nhà cung cấp phần mềm cho các đại lý là chủ yếu, lúc này đại lý trở thành khách hàng của Nhật Nam. Công ty đang từng bước thực hiện kế hoạch này bằng cách tổ chức các hội nghị đại lý tiềm nằng và sẽ tiến hành hội thảo cũng như đào tạo phần mềm cho các đại lý.
Trong thời gian vừa qua (từ khi có hoạt động đại lý đến nay), trong ba hình thức trên thì đều có thuận lợi và khó khăn trong khâu thực hiện, đó là:
Hình thức đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng:
Thuận lợi: đại lý chỉ đóng vai trò trung gian tìm kiếm hợp đồng, các công việc còn lại do công ty phụ trách, nên mức độ am hiểu về nhu cầu của khách hàng công ty đều nắm được từ đó phục vụ khách hàng tốt hơn.
Khó khăn: do nhu cầu khách hàng khác nhau, nên việc cung cấp sản phẩm đóng gói ra thị trường có nhiều hạn chế nhất định.
Hình thức đại lý tự triển khai phần mềm.
Thuận lợi: tăng sự chủ động của đại lý trong việc thực hiện hợp đồng, qua đó đại lý sẽ trãi nghiệm được những thuận lợi và khó khăn từ việc đó, từ đó đại lý sẽ bán hàng tốt hơn.
Khó khăn: nhân viên đại lý thường không có chuyên môn cao, khi triển khai gặp vấn đề khó không giải quyết được, thay vì liên hệ với công ty để được chỉ dẫn thì họ lại không nói, từ đó không làm hài lòng khách hàng.
Hình thức đại lý tự chỉnh sửa theo yêu cầu của khách hàng
Thuận lợi: trong hình thức này, công ty chỉ việc cung cấp bản quyền cho đại lý, việc còn lại đại lý sẽ xử lý hết, từ việc bán hàng đến triển khai sau đó là chỉnh sửa theo yêu cầu của khách hàng. Hình thức này tạo cho đại lý tính chủ động cao nhất trong các hình thức trên.
32
Khó khăn: do sự thiếu kinh nghiệm cũng như sự am hiểu về phần mềm, nhân viên đại lý khi khảo sát khách hàng không lấy hết yêu cầu hoặc lấy yêu cầu không đúng, từ đó khả năng phục vụ khách hàng không tốt lắm, không mang đến sự hài lòng tối đa cho khách hàng.
Tóm lại, trong ba hình thức trên, mỗi hình thức đều có ưu điểm và nhược điểm nhất định. Tuy nhiên công ty hướng đến những đại lý độc lập, xem việc bán hàng là việc sống còn của đại lý, từ đó đại lý sẽ tập trung vào chất lượng sản phẩm cũng như các dịch vụ làm khách hàng thỏa mãn hơn. Cho đến nay, hoạt động mang lại hiệu quả nhất cũng là hoạt động đại lý bán đúng giá, công ty thực hiện hợp đồng. Trong tương lai để mở rộng thị trường công ty sẽ không ngừng phát triển mô hình đại lý trong khắp Việt Nam.
2.2 Quy trình phát triển đại lý
Để phát triển đại lý, trong Phòng kinh doanh sẽ có một bộ phận chuyên về phát triển đại lý, bộ phận này sẽ thâm nhập vào các thị trường và lập đại lý, quy trình như sau:
Khảo sát thị trường: bộ phận này sẽ lập kế hoạch và đi đến các các tỉnh thành phố để tiến hành khảo sát nhu cầu của thị để làm căn có có nên mở đại lý ở đó không, nếu có thì bao nhiêu đại lý là phù hợp,một số thông tin phải khảo sát là:
Số lượng doanh nghiệp: bộ phận này sẽ tiếp xúc với Sở Kế hoạch – Đầu Tư ở các tỉnh để xem số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập. Bước kế tiếp, tiếp xúc với Cục Thuế/Chi cục thuế tại địa bàn đó xem số lượng doanh nghiệp thực sự hoạt động.
Khảo sát nhu cầu thực sự: Từ số liệu bước một, bộ phận này sẽ lên danh sách và tiến hành gửi thư mời và tổ chức hội thảo. Trong hội thảo, sẽ phát phiếu lấy ý kiến về nhu cầu sử dụng phần mềm.
Xây dựng kế hoạch đại lý: theo nhu cầu có được từ khảo sát, bộ phận này sẽ tính toán xem bao nhiều đại lý là phù hợp.
33
Tổ chức đại lý: sau đó bộ phận này sẽ lên kế hoạch tiếp cận với một số đối tác trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm và dịch vụ gần gũi với phần mềm như: dịch vụ kế toán, kểm toán, văn phòng phẩm, cung cấp linh kiện máy tính…từ đó làm việc về mở đại lý. Qua trao đổi sẽ nắm được năng lực và nhu cầu mở rộng kinh doanh của từng đối tác.
Ký kết hợp đồng: sau khi chọn được một số đối tác phù hợp, tiến đến sẽ đàm phán và ký hợp hợp đồng đại lý.
2.3 Những nội dung cơ bản trong giao kết hợp đồng đại lý 2.3.1 Điều khoản điều kiện đại lý 2.3.1 Điều khoản điều kiện đại lý
Điều khoản này nhằm thỏa thuận về điều kiện để trở thành đại lý cũng như cấp đại lý như là:
Nhân viên đại lý phải có trình độ nhất định về phần mềm kế toán của Nhật Nam để đảm bảo có thể tư vấn được cho khách hàng.
Điều kiện về cơ sở vật chất cũng như máy tính
2.3.2 Điều khoản chi phí giá cả
Điều khoản này nhằm xác định giá bán của đại lý đến khách hàng, sở dĩ có điều kiện này là để đảm bảo các đại lý phải bán theo giá của công ty quy định, tránh trường hợp mỗi nơi mỗi giá, điều khoản này bao gồm:
Giá bán của phần mềm cài đặt trên máy chủ (server)
Giá của phần mềm cài đặt trên máy trạm (client)
Thay đổi giá: trong trường hợp công ty cố thay đổi giá thì công ty sẽ gửi thông báo đến từng đại lý, và các đại lý sẽ áp dụng theo thông báo đó.
2.3.3 Điều khoản hoa hồng và thanh toán
Điều khoản này quy định mức hoa hồng mà đại lý được hưởng cũng như phương thức thanh toán của đại lý, điều khoản này bao gồm:
Quy định mức hoa hồng: Hoa hồng được hưởng trên mỗi hợp đồng là
34
Trường hợp Đại lý thực hiện trong tháng giá trị ký kết với khách hàng trên 50 triệu đồng, thì phần trên đó sẽ được tính thêm 5% trên phần vượt.
Thời hạn thanh toán: Hàng tháng công ty sẽ quyết toán doanh thu mà đại lý thực hiện được để xác định hoa hồng được hưởng của đại lý. Công ty sẽ gửi “Giấy báo hoa hồng” đến đại lý để đại lý xác nhận sau đó sẽ chuyển tiền thanh toán đến đại lý sau đó 5 ngày.
2.3.4 Điều khoản Quyền và nghĩa vụ của đại lý
Trong điều khoản này bao gồm quyền và nghĩa vụ của đại lý, qua đó người tham gia đại lý có thể đánh giá được mức độ tương xứng giữa quyền và nghĩa vụ của mình.
Quyền của đại lý: nêu các quyền mà đại lý được hưởng:
Được tham gia các khóa huấn luyện về nghiệp vụ bán hàng, giới thiệu sản phẩm (demo), cũng như các quy trình kinh doanh.
Được nhận các catologe và các tài liệu về sản phẩm đi kèm khi bán sản phẩm.
Được chủ động mở rộng các công tác viên của mình
Nghĩa vụ của đại lý:
Tôn trọng quyền tác giả đối với sản phầm phần mềm của công ty, không được tự ý sao chép, chỉnh sửa thành phần mềm riêng của