Giải quyết bằng trọng tài

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP KHOA LUẬN TỐT NGHIỆP-CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ TẠI CÔNG TTY CP PHẦN MỀM DOANH NGHIỆP NHẬT NAM (Trang 32)

- Kết luận (tối đa 0,5 điểm)

1.6.3Giải quyết bằng trọng tài

Đây là phương thức giải quyết tranh chấp bằng cách giao vấn đề tranh chấp cho bên thứ ba là các trọng tài để họ phân xử và đưa ra quyết định cuối cùng

25

trong trường hợp các bên không thể dàn xếp được với nhau mà không muốn đưa tranh chấp ra toà án giải quyết.

Theo LTTTM 2011, quy định về tổ chức và tố tụng trọng tài để giải quyết các vụ tranh chấp giữa các bên trong hoạt động thương mại theo sự thoả thuận của các bên và theo quy định của pháp luật. Điều kiện để thực hiện là các bên phải có thỏa thuận trong hợp đồng về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại 13, trong trường hợp này, nếu hai bên chưa thực hiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài mà khởi kiện ra tòa án thì sẽ bị tòa án thụ từ chối thụ lý14 và buộc phải giải quyết bằng trọng tài trước.

Hội đồng trọng tài sẽ ra quyết định sau khi cân nhắc mọi chứng cứ và lập luận của các bên.

Ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp này là có tính linh hoạt, tạo quyền chủ động cho các bên; tính nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian có thể rút ngắn thủ tục tố tụng trọng tài và đảm bảo bí mật. Trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc án, quyết định trọng tài không được công bố công khai, rộng rãi.

Theo nguyên tắc này họ có thể giữ được bí quyết kinh doanh cũng như danh dự, uy tín của mình. Giải quyết trọng tài không bị giới hạn về mặt lãnh thổ do các bên có quyền lựa chọn bất kỳ trung tâm trọng tài nào để giải quyết tranh chấp cho mình.

Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, đây là ưu thế vượt trội so với hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hòa giải. Sau khi trọng tài đưa ra phán quyết thì các bên không có quyền kháng cáo trước bất kỳ một tổ chức hay tòa án nào.

Nhược điểm: Giải quyết bằng phương thức trọng tài đòi hỏi chi phí tương đối cao, vụ việc giải quyết càng kéo dài thì phí trọng tài càng cao. Việc thi hành quyết định trọng tài không phải lúc nào cũng trôi chảy, thuận lợi như việc thi hành bản án, quyết định của tòa án.

13

Khoản 1 Điều 5 Luật Trọng Tài Thương Mại Số 54/2010/QH12 14 Điều 6 Luật Trọng Tài Thương Mại Số 54/2010/QH12

26

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP KHOA LUẬN TỐT NGHIỆP-CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ TẠI CÔNG TTY CP PHẦN MỀM DOANH NGHIỆP NHẬT NAM (Trang 32)