Câu 1 ( 1 điểm): Chép lại nguyên văn khổ cuối bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh. Câu 2 ( 1 điểm): Chỉ ra và nói rõ tên các thành phần biệt lập trong các câu sau: Bác Hồ ơi, toàn thắng về ta Chúng con đến xanh ngời ánh thép Thành phố tên Người lộng lẫy cờ hoa. (Tố Hữu) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. (Nam Cao – Lão Hạc) Câu 3: NLXH (3 điểm) Em nghĩ như thế nào về câu nói: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” ( Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm) Câu 4: NLVH (5đ)
Trang 1Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1 ( 1 điểm):
Chép lại nguyên văn khổ cuối bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
Câu 2 ( 1 điểm):
Chỉ ra và nói rõ tên các thành phần biệt lập trong các câu sau:
- Bác Hồ ơi, toàn thắng về ta!
Chúng con đến xanh ngời ánh thép
Thành phố tên Người lộng lẫy cờ hoa.
(Tố Hữu)
- Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm
(Nam Cao – Lão Hạc)
Câu 3: NLXH (3 điểm)
Em nghĩ như thế nào về câu nói: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” ( Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm)
Câu 4: NLVH (5đ)
MÙA XUÂN NHO NHỎ
Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trờ
Trang 2Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng…
… Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hoà ca, Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc…
Thanh Hải
( Sách Ngữ Văn 9, trang 55) Cảm nhận của em về đoạn thơ trên
H ƯỚNG DẪ N LÀM BÀI
Câu 1 ( 1 điểm):
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Trang 3Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi.
( Hữu Thỉnh – Sang thu)
Câu 2 ( 1 điểm):
* Yêu cầu:
Chỉ ra đúng các thành phần biệt lập trong các câu thơ văn
* Cho điểm:
- Thành phần gọi đáp ( 0,25 điểm): Bác Hồ ơi! ( 0,25 điểm)
- Thành phần phụ chú ( 0,25 điểm): tôi nghĩ vậy ( 0,25 điểm)
Câu 3 (3 điểm) Gợi ý làm bài
1/ Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói)
+ Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội
+ Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan ( Đây là vấn đề nghị luận)
2/ Giải thích, chứng minh vấn đề: Có thể triển khai các ý:
+ Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không khuất phục + Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người
3/ Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề:
Trang 4+ Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp, sống thật đẹp và hào hùng
+ Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực : sống không sợ gian nan , thử thách , phải có nghị lực và bản lĩnh
+ Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc sống bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu vươn lên Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan mà phải biết đứng dậy vươn lên Để có được điều này thì cần phải làm gì?
Câu 4 ( 5 điểm):
- Về nội dung:
+ Hai ý chính cần làm nổi bật:
1) Mùa xuân thiên nhiên
Cảnh vật tươi tắn, rộn ràng, đầy sức sống (có màu sắc, âm thanh quen thuộc của xứ Huế…)
à Phân tích nghệ thuật đảo ngữ, các từ màu sắc, từ cảm thán, từ láy, hiện tượng chuyển đổi cảm giác… để làm nổi bật cảm xúc ngây ngất, say đắm của nhà thơ trước bức tranh thiên nhiên mùa xuân rộn ràng, đầy sức sống của quê hương xứ Huế…
Trang 52) Mùa xuân đất nước.
Hai hình ảnh người cầm súng và người ra đồng gắn liền với “lộc” mùa xuân” à con người, trong cuộc sống lao động và chiến đấu, đang
góp phần làm nên mùa xuân yên ôn, ấm no, hạnh phúc cho dân tộc
à Điệp ngữ “Tất cả” kết hợp với hai tính từ “hối hả”,
“xôn sao” diễn tả không khí khẩn trương, sôi động của cuộc sống mới.
à Hình ảnh so sánh và nhân hóa khá mới lạ “Đất nước như vì sao… cứ đi lên phía trước” mở ra một tầm nhìn lạc quan, tươi sáng về
tương lai của đất nước…
Cảm xúc chủ đạo là niềm vui trước hiện thực cuộc sống mới, niềm tự hào, niềm tin vững chắc vào tương lai nước nhà…
………