Quản trị bán hàng tại công ty TNHH nhôm kính Hoàng Long

104 910 4
Quản trị bán hàng tại công ty TNHH nhôm kính Hoàng Long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày một nâng cao nhu cầu con người ngày càng hướng tới sự tiện dụng, độ sang trọng với vẻ đẹp mang phong cách hiện đại và sự an toàn của mỗi người ngày càng được chú trọng hơn. Những năm trở lại đây cửa nhôm kính ngày càng hoàn thiện về thẩm mỹ, chất lượng, tạo ra những ưu điểm hơn hẳn các loại cửa nhựa hay cửa gỗ, phù hợp với khí hậu nhiệt đới có độ ẩm cao tại Việt Nam, cửa không bị cong vênh, mối mọt, co ngót theo thời gian. Các sản phẩm kính được sử dụng rất đa dạng, từ độ dầy, chất lượng kính. Không chỉ với một màu trắng đơn điệu, kính có thể sơn, tôi với các màu sắc như ý. Vì thế trong các công trình xây dựng hiện nay, các sản phẩm cửa nhôm kính được sử dụng ngày càng nhiều và rộng rãi. Các công trình nhà dân đã dần thay thế cửa gỗ bằng cửa nhôm, kính. Đặc biệt nhờ các sản phẩm nhôm vân gỗ nên cửa mang bề ngoài của gỗ nhưng mang trong mình chất lượng của nhôm với giá thành rẻ, thời gian thi công nhanh chóng. Nhìn nhận nắm bắt được nhu cầu và khả năng phát triển đó công ty TNHH nhôm kính Hoàng Long đã ra đời. Với bề dày hơn 14 năm kinh nghiệm trong việc buôn bán các vật liệu, thi công các công trình nhôm kính, cửa thủy lực, vách mái cho các công trình chung cư cao cấp, biệt thự, hộ gia đình. Hoàng Long đã không ngừng lớn mạnh để trở thành nhà cung cấp các giải pháp về cửa nhựa, mặt dựng khung nhôm, được khách hàng tin dùng lựa chọn hàng đầu. Để có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần có một chiến lược kinh doanh riêng, những bước đi đúng đắn phù hợp với lĩnh vực sản phẩm, không ngừng cải tiến đổi mới các hoạt động kinh doanh mà trong đó quản trị bán hàng đóng vai trò rất quan trọng. Nó là một hoạt động cụ thể gắn liền với nghiệp vụ tác nghiệp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Vậy việc nghiên cứu để tìm ra những thuận lợi khó khăn mà doanh nghiệp đã, đang và sẽ gặp phải trong hoạt động bán hàng là điều kiện tiên quyết giúp cho doanh nghiệp đi lên. Đồng thời việc nghiên cứu vấn đề này sẽ tạo điều kiện giúp cho sinh viên ra trường nắm bắt và có sự hiểu biết sâu hơn về quản trị bán hàng nhất là đối với sinh viên chuyên ngành quản trị. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác quản trị bán hàng kết hợp với tình hình thực tiễn tại công ty TNHH nhôm kính Hoàng Long trong quá trình thực tập tại công ty em đã lựa chọn đề tài “Quản trị bán hàng tại công ty TNHH nhôm kính Hoàng Long” làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp của mình với mong muốn được đóng góp những ý kiến, đưa ra những giải pháp giúp công ty hoàn thiện hơn trong công tác quản trị bán hàng để từ đó củng cố và phát triển hơn nữa thị phần của công ty.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI QUẢN TRỊ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH HOÀNG LONG Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Đặng Đình Đào Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thu Xoan Mã sinh viên: TC433414 Lớp: QTKDTM - K43 Hà Nội - 2014 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào MỤC LỤC 2.1.1.3Các sản phẩm chính của công ty phân phối 36 2.1.1.4 Thực trạng cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của công ty TNHH nhôm kính Hoàng Long trong những năm gần đây 36 a.Cơ cấu tài sản 36 2.1.1.5 Thực trạng nguồn nhân lực tại công ty TNHH nhôm kính Hoàng Long 41 2.1.1.6 Khách hàng và thị trường tiêu thụ của Hoàng Long 42 a.Khách hàng của Hoàng Long 42 b.Thị trường tiêu thụ của Hoàng Long 43 2.1.1.7Nguyên vật liệu và nhà cung cấp của công ty 43 a.Nguyên vật liệu 43 b.Nhà cung cấp 44 (Nguồn: Phòng kinh doanh) 45 2.1.1.8 Cơ sở vật chất - trang thiết bị của công ty 45 (Nguồn: Phòng kỹ thuật - sản xuất) 46 2.1.1.9 Mức độ cạnh tranh 46 a.Các đối thủ cạnh tranh 46 b.Áp lực từ khách hàng 47 c.Áp lực từ sự khác biệt hóa sản phẩm 47 SV: Nguyễn Thị Thu Xoan Lớp: QTKDTM – K43 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CCDV Công cụ dụng cụ DT Doanh thu DTBH Doanh thu bán hàng DTT Doanh thu thuần GTGT Giá trị gia tăng HĐKD Hoạt động kinh doanh LN Lợi nhuận SP Sản phẩm SXCN Sản xuất công nghiệp TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn XK Xuất khẩu SV: Nguyễn Thị Thu Xoan Lớp: QTKDTM – K43 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ BẢNG 2.1.1.3Các sản phẩm chính của công ty phân phối 36 2.1.1.4 Thực trạng cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của công ty TNHH nhôm kính Hoàng Long trong những năm gần đây 36 a.Cơ cấu tài sản 36 2.1.1.5 Thực trạng nguồn nhân lực tại công ty TNHH nhôm kính Hoàng Long 41 2.1.1.6 Khách hàng và thị trường tiêu thụ của Hoàng Long 42 a.Khách hàng của Hoàng Long 42 b.Thị trường tiêu thụ của Hoàng Long 43 2.1.1.7Nguyên vật liệu và nhà cung cấp của công ty 43 a.Nguyên vật liệu 43 b.Nhà cung cấp 44 (Nguồn: Phòng kinh doanh) 45 2.1.1.8 Cơ sở vật chất - trang thiết bị của công ty 45 (Nguồn: Phòng kỹ thuật - sản xuất) 46 2.1.1.9 Mức độ cạnh tranh 46 a.Các đối thủ cạnh tranh 46 b.Áp lực từ khách hàng 47 c.Áp lực từ sự khác biệt hóa sản phẩm 47 SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Error: Reference source not found Sơ đồ 2.2 Kênh phân phối sản phẩm nhôm kính Hoàng Long Error: Reference source not found Sơ đồ 2.3 Mạng lưới bán hàng các mặt hàng của Hoàng Long Error: Reference source not found SV: Nguyễn Thị Thu Xoan Lớp: QTKDTM – K43 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào LỜI MỞ ĐẦU Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày một nâng cao nhu cầu con người ngày càng hướng tới sự tiện dụng, độ sang trọng với vẻ đẹp mang phong cách hiện đại và sự an toàn của mỗi người ngày càng được chú trọng hơn. Những năm trở lại đây cửa nhôm kính ngày càng hoàn thiện về thẩm mỹ, chất lượng, tạo ra những ưu điểm hơn hẳn các loại cửa nhựa hay cửa gỗ, phù hợp với khí hậu nhiệt đới có độ ẩm cao tại Việt Nam, cửa không bị cong vênh, mối mọt, co ngót theo thời gian. Các sản phẩm kính được sử dụng rất đa dạng, từ độ dầy, chất lượng kính. Không chỉ với một màu trắng đơn điệu, kính có thể sơn, tôi với các màu sắc như ý. Vì thế trong các công trình xây dựng hiện nay, các sản phẩm cửa nhôm kính được sử dụng ngày càng nhiều và rộng rãi. Các công trình nhà dân đã dần thay thế cửa gỗ bằng cửa nhôm, kính. Đặc biệt nhờ các sản phẩm nhôm vân gỗ nên cửa mang bề ngoài của gỗ nhưng mang trong mình chất lượng của nhôm với giá thành rẻ, thời gian thi công nhanh chóng. Nhìn nhận nắm bắt được nhu cầu và khả năng phát triển đó công ty TNHH nhôm kính Hoàng Long đã ra đời. Với bề dày hơn 14 năm kinh nghiệm trong việc buôn bán các vật liệu, thi công các công trình nhôm kính, cửa thủy lực, vách mái cho các công trình chung cư cao cấp, biệt thự, hộ gia đình. Hoàng Long đã không ngừng lớn mạnh để trở thành nhà cung cấp các giải pháp về cửa nhựa, mặt dựng khung nhôm, được khách hàng tin dùng lựa chọn hàng đầu. Để có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần có một chiến lược kinh doanh riêng, những bước đi đúng đắn phù hợp với lĩnh vực sản phẩm, không ngừng cải tiến đổi mới các hoạt động kinh doanh mà trong đó quản trị bán hàng đóng vai trò rất quan trọng. Nó là một hoạt động cụ thể gắn liền với nghiệp vụ tác nghiệp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản SV: Nguyễn Thị Thu Xoan Lớp: QTKDTM – K43 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào phẩm và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Vậy việc nghiên cứu để tìm ra những thuận lợi khó khăn mà doanh nghiệp đã, đang và sẽ gặp phải trong hoạt động bán hàng là điều kiện tiên quyết giúp cho doanh nghiệp đi lên. Đồng thời việc nghiên cứu vấn đề này sẽ tạo điều kiện giúp cho sinh viên ra trường nắm bắt và có sự hiểu biết sâu hơn về quản trị bán hàng nhất là đối với sinh viên chuyên ngành quản trị. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác quản trị bán hàng kết hợp với tình hình thực tiễn tại công ty TNHH nhôm kính Hoàng Long trong quá trình thực tập tại công ty em đã lựa chọn đề tài “Quản trị bán hàng tại công ty TNHH nhôm kính Hoàng Long” làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp của mình với mong muốn được đóng góp những ý kiến, đưa ra những giải pháp giúp công ty hoàn thiện hơn trong công tác quản trị bán hàng để từ đó củng cố và phát triển hơn nữa thị phần của công ty. Với đề tài đã chọn kết cấu bao gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về quản trị bán hàng tại công ty TNHH nhôm kính Hoàng Long Chương 2: Phân tích thực trạng quản trị bán hàng tại công ty TNHH nhôm kính Hoàng Long Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị bán hàng tại công ty TNHH nhôm kính Hoàng Long SV: Nguyễn Thị Thu Xoan Lớp: QTKDTM – K43 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH HOÀNG LONG 1.1 KHÁI QUÁT VỀ QUẢN TRỊ BÁN HÀNG 1.1.1 Khái niệm về quản trị bán hàng Một doanh nhân hay một doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển cần quan tâm đến việc cung ứng bán sản phẩm, dịch vụ của mình bởi mọi người đều sống bằng cách bán một cái gì đó. Sản xuất và bán hàng là hai mặt thống nhất đòi hỏi phải liên kết chặt chẽ giữa các khâu của quá trình vì để bán được hàng không chỉ phụ thuộc vào tổ chức điều khiển tốt hoạt động bán hàng mà phải giải quyết tốt tất cả các khâu trước đó hay có thể hiểu bán hàng trong doanh nghiệp là một quá trình chuẩn bị các yếu tố của một sản phẩm hỗn hợp, chiêu thị và thực hiện qui trình công nghệ và từ hiểu biết nhu cầu, hành vi khách hàng qua thông đạt, hậu cần đến chào hàng, giao dịch thực hiện hàng hóa và dịch vụ khách hàng sau bán. Có nhiều quan niệm khác nhau, mỗi quan niệm có đặc điểm, nội dung riêng. Trong nghiên cứu và điều hành quản trị bán hàng đòi hỏi phải có nhận thức và cách tiếp cận toàn diện để nâng cao doanh số, mở rộng thị trường. - Dưới góc độ kinh tế bán hàng được hiểu là hoạt động nhằm thực hiện giá trị của sản phẩm hàng hóa (thay đổi hình thái từ hàng sang tiền) trên cơ sở thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng về mặt giá trị sử dụng, nhờ đó người sản xuất (hay người bán) đạt được các mục tiêu của mình. - Dưới góc độ hoạt động thương mại bán hàng là một móc xích trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, là việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua đồng thời thu được tiền hàng hoặc được quyền thu tiền bán hàng. Hay nói cách khác, bán hàng là một mặt của hành vi thương mại mua bán SV: Nguyễn Thị Thu Xoan Lớp: QTKDTM – K43 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào hàng hóa - theo đó người bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu cho người mua và nhận tiền, người mua có nghĩa vụ trả tiền cho người bán và nhận hàng theo thỏa thuận của hai bên. - Với tư cách là hoạt động của các cá nhân bán hàng là một quá trình mang tính cá nhân, trong đó người bán tìm hiểu, khám phá, gợi tạo và thỏa mãn những nhu cầu hay ước muốn của người mua để đáp ứng quyền lợi thỏa đáng, lâu dài của hai bên. 1.1.2 Đặc điểm của quản trị bán hàng - Khách hàng là người mua quyết định thị trường, quyết định người bán bởi xuất phát từ cơ chế thị trường, số lượng người mua thường là một số hữu hạn còn số người bán không ngừng tăng lên và khó xác định chính xác do đó muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải coi trọng khách hàng lấy nhu cầu của khách hàng làm cơ sở tính toán mọi kế hoạch sản xuất kinh doanh bởi quyền quyết định thuộc về người mua và khách hàng “lên ngôi thượng đế” vì vậy trong hoạt động bán hàng, nhân viên phải coi khách hàng là người mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, là người mà doanh nghiệp phải phụ thuộc vào, càng không phải để tranh cãi và là ông chủ duy nhất có quyền sa thải nhân viên, giám đốc, kể cả giải thể công ty bằng cách tiêu tiền của mình ở chỗ khác. - Khách hàng quan tâm tới chất lượng toàn diện khi mua sắm do vậy để thu hút khách hàng doanh nghiệp phải sử dụng các công cụ để cạnh tranh về: chất lượng hàng hoá; giá cả; thủ tục giao dịch mua bán, thanh toán; dịch vụ phục vụ khách hàng; sự nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hoá; quảng cáo, khuyến mại và các hoạt động yểm trợ cho hoạt động bán hàng để lôi kéo khách hàng. - Khách hàng đòi hỏi người bán hàng phải quan tấm đến lợi ích của mình do họ có quyền lựa chọn cân nhắc trước khi đưa ra quyết định mua. Vì vậy doanh nghiệp phải nghĩ làm lợi ích cho khách hàng trước rồi mới nghĩ làm lợi ích cho mình. Phải kết hợp hài hoà cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần để lôi kéo khách hàng bởi khách hàng sẽ cân đo một bên là số tiền bỏ ra với bên SV: Nguyễn Thị Thu Xoan Lớp: QTKDTM – K43 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào kia là những thứ họ nhận được về số lượng, chất lượng, hàng hoá, kiểu dáng, độ an toàn, độ tin cậy của sản phẩm, sự tiết kiệm trong sử dụng, sự tiện nghi trong tiêu dùng. Nếu số tiền bỏ ra ít hơn so với lợi ích họ nhận được thì khách hàng sẽ quyết định chi tiền và lợi ích tinh thần của khách hàng là sự đồng cảm quan tâm lo lắng của người bán đối với người mua, cao nhất là sự tín nhiệm trong kinh doanh. - Nhu cầu thị hiếu của khách ưhàng luôn thay đổi. Trong thời kỳ khoa học công nghệ - kĩ thuật thay đổi như vũ bão, nhiều hàng hoá với chất lượng tốt ra đời nhằm thoả mãn yêu cầu, chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng rút ngắn điều này là một khó khăn thách thức với người kinh doanh nhất là đối với doanh nghiệp buôn bán các mặt hàng tư liệu tiêu dùng, mặt hàng liên quan đến mốt. Do vậy chỉ những doanh nghiệp luôn theo dõi sự biến động của nhu cầu mới có thể đưa ra sản phẩm phù hợp và phần thưởng là lợi nhuận sẽ thuộc về người lần đầu tiên đưa ra được sản phẩm mới thoả mãn nhu cầu thị hiếu của khách hàng. - Hoạt động bán hàng diễn ra trong thời kỳ cơ chế quản lí thay đổi theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế, cơ chế mới chưa hình thành vững chắc đòi hỏi doanh nhân phải xác định phương thức kinh doanh, phương thức làm giàu đúng đắn. Phải tuân thủ các chế độ quy định, các chính sách của Nhà nước, làm giàu chính đáng, làm giàu theo luật pháp là cách làm giàu lâu bền nhất. Không nên khai thác quá đáng các kẽ hở của chính sách, dễ dẫn đến vi phạm pháp luật. 1.1.3 Vai trò của quản trị bán hàng Bán hàng là khâu cuối cùng của lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa sản xuất, phân phối và tiêu dùng. Nó là chìa khoá cho sự sống còn, là đèn báo hiệu khả năng kinh doanh góp phần quyết định thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Chỉ có bán được hàng mới có thể thu hồi vốn kinh doanh thực hiện được lợi nhuận, tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh. Xuất SV: Nguyễn Thị Thu Xoan Lớp: QTKDTM – K43 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào phát từ tầm quan trọng đó ta thấy vai trò công tác quản trị bán hàng không chỉ thể hiện ở chỗ làm thế nào để bán được nhiều hàng, tạo ra nhiều doanh thu, nhiều lợi nhuận mà thông qua hoạt động hoạch định, tổ chức lãnh đạo, kiểm soát phối kết hợp với các bộ phận chức năng khác của doanh nghiệp còn tạo nên một sức mạnh tổng hợp cho việc lôi cuốn khách hàng, duy trì và phát triển khách hàng, tạo rào cản cho các đối thủ cạnh tranh. Vậy nếu quản trị bán hàng không tốt thì mọi nỗ lực của nhà quản trị và toàn bộ nhân viên trong các khâu, các bộ phận khác sẽ trở nên vô nghĩa. Vì vậy làm tốt công tác quản trị bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện tốt các mục tiêu hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động bán hàng nói riêng trên cơ sở đẩy mạnh tiêu thụ, thu hút khách hàng nhằm chiếm lĩnh thị trường, nâng cao vị thế cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp, tạo điều kiện phối hợp chặt chẽ giữa các hoạt động quản trị mua - bán và dự trữ hàng hóa. Ngoài ra, còn giúp doanh nghiệp tổ chức các phương án bán hàng hợp lý, nâng cao tính chủ động. - Với nền kinh tế quốc dân hoạt động bán hàng giúp lưu thông hàng hoá phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân, là khâu quan trọng nối liền sản xuất với tiêu dùng, là nơi gặp gỡ đảm bảo cân đối giữa cung và cầu đối với từng mặt hàng cụ thể, góp phần ổn định giá cả thị trường. - Với cơ quan Nhà nước thông qua nhịp điệu mua bán hàng hoá trên thị trường hoạch sẽ giúp cho việc định chiến lược chính sách và có thể dự đoán chính xác hơn nhu cầu xã hội để từ đó đề ra quyết sách thích hợp để điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh. - Trong kinh doanh mục tiêu của các doanh nghiệp là không ngừng nâng cao phát triển về quy mô và thị phần trên thị trường. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi doanh nghiệp tổ chức có hiệu quả hoạt động bán hàng. Để đảm bảo an toàn thì doanh nghiệp phải giữ được mức ổn định trong việc tăng doanh thu qua các năm, do vậy hoạt động thúc đẩy bán hàng nó quyết định đến việc tăng doanh thu và đảm bảo an toàn trong kinh doanh. Bán hàng là SV: Nguyễn Thị Thu Xoan Lớp: QTKDTM – K43 4 [...]... kèm cặp tại chỗ hoặc gửi đi các trường lớp, hệ đào tạo  Giám đốc bán hàng Với giám đốc bán hàng nhiệm vụ hàng đầu là thiết lập và duy trì một tổ chức bán hàng tích cực Người giám đốc bán hàng cần phải thực hiện các chức năng sau: - Quản trị đội ngũ bán hàng cần nắm được tên; địa chỉ của khách hàng giao dịch; lựa chọn khách hàng trọng điểm; xác định hình thức bán hàng thích hợp cho mỗi khách hàng; tính... chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của số hàng đã bán Nó được xác định bằng công thức Lợi nhuận thuần từ kết quả HĐKD Lợi nhuận = gộp về bán Chi phí bán - hàng của số hàng hàng đã bán Chi phí quản lý - doanh nghiệp của số hàng đã bán - Tỷ lệ lãi gộp được tính trên cơ sở lấy tổng lợi nhuận gộp chia cho giá vốn hàng bán ra hoặc trên doanh số Tỷ lệ này càng cao có nghĩa hoạt động bán hàng càng... nền tảng của công nghệ thông tin và nền kinh tế số hóa 1.2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUẢN TRỊ BÁN HÀNG VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ BÁN HÀNG 1.2.1 Những nội dung cơ bản của quản trị bán hàng Bất kỳ một nhà quản trị nào cũng phải thực hiện nội dung quản trị mỗi nội dung có sự phân biệt tương đối nhưng chúng lại có quan hệ qua lại, bổ sung và quy định lẫn nhau Trên thực tế công việc đan... khách hàng - Quản trị hành chính văn phòng, thực hiện chính sách bán hàng tại các khu vực hoạt động; kết hợp với các hoạt động khác của công ty; tổ chức các cuộc họp, viết báo cáo tổng hợp - Thực hành tiếp thị: phát triển khách hàng mới, dự báo triển vọng khách hàng, thu thập thông tin về cạnh tranh - Trực tiếp bán hàng tự mình bán hàng cho khách hàng chủ yếu; giao dịch, đàm phán để chào hàng - Quản trị. .. nhân bán hàng hàng tháng/quý sẽ xem xét, đánh giá để nắm bắt được diễn biến và kết quả bán hàng từ đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh - Đánh giá kết quả bán hàng bao gồm khối lượng hàng hoá bán ra; doanh số và doanh thu bán hàng; số lượng hàng hoá còn tồn kho, hàng đang đi trên đường chờ thanh toán; số khách hàng bán được, doanh số trên một khách hàng bình quân; - Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch bán hàng. .. mua hàng, chí phí bán hàng và chi phí quản lý - Lợi nhuận gộp về bán hàng là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần với trị giá hàng đã bán Khoản này được sử dụng để bù đắp các chi phí và hình thành lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận gộp về bán hàng = Doanh thu thuần về bán hàng - Trị giá hàng đã bán - Lợi nhuận thuần từ kết quả HĐKD đây là khoản chênh lệch giữa lợi nhuận gộp về bán hàng. .. gia công, dịch vụ, bán hàng) ; kế hoạch cho từng lĩnh vực, từng ngành hàng; kế hoạch cho từng nhóm hàng; kế hoạch cho từng mặt hàng cụ thể - Theo khu vực địa bàn kinh doanh: có kế hoạch xuất khẩu; kế hoạch bán hàng trong nước; kế hoạch bán hàng cho từng miền; kế hoạch bán hàng cho từng tỉnh, quận, huyện; kế hoạch bán hàng cho các địa bàn trọng điểm - Kế hoạch bán hàng theo khách hàng: có khách hàng. .. ý, điều tra bằng các câu hỏi trực tiếp (hội nghị khách hàng, ) gián tiếp qua điện thoại, phiếu câu hỏi, 1.3 CÁC NHÂN TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH QUẢN TRỊ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH HOÀNG LONG Hoạt động quản trị bán hàng không thể tách rời giữa con người với tổ chức doanh nghiệp và môi trường kinh doanh Khi doanh nghiệp hoạt động tại thị trường cụ thể sẽ chịu sự tác động bởi các nhân... hoạc bán hàng Các doanh nghiệp có thể tổ chức lực lượng bán hàng theo các cách thức khác nhau tùy vào mục tiêu và chính sách cụ thể của công ty a Theo biên chế lao động - Lực lượng bán hàng cơ hữu là cán bộ công nhân viên bán hàng trực thuộc biên chế của doanh nghiệp Tuỳ theo phân công và địa bàn hoạt động có: + Lực lượng bán hàng bên trong (tại chỗ): là lực lượng bán buôn, chủ yếu hoạt động tại văn... giá hoạt động quản trị bán hàng Bán hàng là một bộ phận trong toàn bộ hệ thống hoạt động kinh doanh do vậy phải đánh giá toàn diện đóng góp của hoạt động bán hàng cả về khối lượng, giá trị hàng bán, chi phí và kết quả hoạt động bán hàng vào việc hoàn thành các mục tiêu chung của doanh nghiệp Ta có một số chỉ tiêu để đánh giá như sau: 1.2.2.1 Đánh giá kết quả bán hàng a Doanh thu bán hàng Doanh thu . về quản trị bán hàng tại công ty TNHH nhôm kính Hoàng Long Chương 2: Phân tích thực trạng quản trị bán hàng tại công ty TNHH nhôm kính Hoàng Long Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị bán hàng. nguồn vốn của công ty TNHH nhôm kính Hoàng Long trong những năm gần đây 36 a.Cơ cấu tài sản 36 2.1.1.5 Thực trạng nguồn nhân lực tại công ty TNHH nhôm kính Hoàng Long 41 2.1.1.6 Khách hàng và thị. trị bán hàng nhất là đối với sinh viên chuyên ngành quản trị. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác quản trị bán hàng kết hợp với tình hình thực tiễn tại công ty TNHH nhôm kính Hoàng Long

Ngày đăng: 04/07/2015, 15:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.1.1.3 Các sản phẩm chính của công ty phân phối

  • 2.1.1.4 Thực trạng cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của công ty TNHH nhôm kính Hoàng Long trong những năm gần đây

    • a. Cơ cấu tài sản

    • 2.1.1.5 Thực trạng nguồn nhân lực tại công ty TNHH nhôm kính Hoàng Long

    • 2.1.1.6 Khách hàng và thị trường tiêu thụ của Hoàng Long

      • a. Khách hàng của Hoàng Long

      • b. Thị trường tiêu thụ của Hoàng Long

      • 2.1.1.7 Nguyên vật liệu và nhà cung cấp của công ty

        • a. Nguyên vật liệu

        • b. Nhà cung cấp

        • (Nguồn: Phòng kinh doanh)

        • 2.1.1.8 Cơ sở vật chất - trang thiết bị của công ty

        • (Nguồn: Phòng kỹ thuật - sản xuất)

        • 2.1.1.9 Mức độ cạnh tranh

          • a. Các đối thủ cạnh tranh

          • b. Áp lực từ khách hàng

          • c. Áp lực từ sự khác biệt hóa sản phẩm

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan