1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN GDCD 10 QUA PHƯƠNG PHÁP TÌNH HUỐNG TRONG PHẦN ĐẠO ĐỨC Ở TR

36 902 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 533 KB

Nội dung

Trong quá trình giảng dạy và học hỏi kinh nghiệm của những giáo viên đi trước tôi đã sử dụng phương pháp tình huống để truyền tải kiến thức bài học cho học sinh của mình, kích thích học

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TÊN ĐỀ TÀI:

NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN GDCD 10

QUA PHƯƠNG PHÁP TÌNH HUỐNG

TRONG PHẦN ĐẠO ĐỨC

Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC

Người thực hiện: Nguyễn Hạnh Nguyên

Trang 2

4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ Trang 7

5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Trang 8

* TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 10

* PHỤ LỤC ĐỀ TÀI Trang 11

1 TÓM TẮT ĐỀ TÀI

MỤC LỤC

Trang 3

Môn GDCD giữ vai trò quan trọng và trực tiếp trong việc giáo dục cho học sinh ýthức và hành vi của người công dân, nhân cách con người toàn diện Tuy nhiên, trên thực

tế thì vai trò môn học này chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn như nó vốn có MônGDCD thường bị coi nhẹ, “ học đối phó để lấy điểm mà thôi” Riêng học sinh ở trườngTHPT Nguyễn Trung Trực mà tôi đang giảng dạy cũng có tư tưởng như thế

Trước thực trạng quá tải của nội dung chương trình, khả năng liên hệ thực tế củahọc sinh còn nhiều hạn chế, mỗi ngày nội dung kiến thức mà các em tiếp thu là rất lớnnhưng làm thế nào để các em hiểu và nhớ những nội dung kiến thức mà thầy cô đãdạy Đặc biệt, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh đã được xác định là một trong nămnội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

đó là một câu hỏi lớn đặt ra cho các em, cho thầy cô giáo và cả phụ huynh

Thời gian qua, dư luận xã hội đang lên án mạnh mẽ những hành vi bạo lực tronghọc sinh Mọi người chưa hết bàng hoàng khi chứng kiến cảnh những nữ học sinhđánh nhau, trong khi có rất nhiều học sinh khác chỉ đứng nhìn mà không hề can ngăn,thì lại xảy ra chuyện hai học sinh ngoan hiền của một tỉnh phía Nam chỉ vì một mâuthuẫn rất nhỏ, một người đã dùng dao đâm chết bạn, Câu chuyện về giáo dục đạođức, lối sống cho học sinh là yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay

Học sinh khi tham gia học tập là phải học thực sự, không thể bằng lòng vớinhững gì đang có mà cần phải rèn luyện, trao dồi, biến những kiến thức học được ápdụng vào đời sống hằng ngày của chính các em Người giáo viên phải hướng dẫn các

em tham gia học tập nghiêm túc thông qua việc phải đổi mới phương pháp dạy họctheo hướng tích cực Sử dụng phương tiện dạy học phù hợp nhằm phát huy tính tíchcực, chủ động tư duy sáng tạo của học sinh

Bên cạnh đó còn cho thấy học sinh hiện nay thiếu nhiều kĩ năng sống, thiếu kĩnăng liên hệ thực tế, dẫn đến sự căng thẳng, chán nản nơi người học, học đối phó,thậm chí dẫn đến việc bỏ học,…hoặc những em nào đã có điểm kiểm tra rồi sẽ nảysinh ý tưởng chủ quan không học bài, quên dần kiến thức môn học Vì vậy, vấn đề đặt

ra là giáo viên phải làm như thế nào để học sinh yêu thích môn học này, nắm đượckiến thức bài học một cách nhẹ nhàng và đầy hứng thú Trong quá trình giảng dạy và

học hỏi kinh nghiệm của những giáo viên đi trước tôi đã sử dụng phương pháp tình huống để truyền tải kiến thức bài học cho học sinh của mình, kích thích học sinh say

mê môn học mà mình trực tiếp giảng dạy

Trang 4

Trong đề tài này, tôi đã trình bày phương pháp tình huống ở một số bài học

cụ thể trong chương trình GDCD lớp 10 ở phần Công dân với đạo đức để thấy được

tính hiệu quả của phương pháp này trong quá trình giảng dạy của mình Cụ thể là họcsinh ở lớp 10C1 trường THPT Nguyễn Trung Trực Học sinh mạnh dạn phát biểu xâydựng bài, lớp học thêm phần sinh động, học sinh nắm được nội dung bài học một cáchnhẹ nhàng và thoải mái, học sinh ham muốn học tập hơn nên kết quả mang lại khá cao

Phương pháp tình huống là một phương pháp dạy học tích cực với có nhiều

ưu điểm nổi trội, nó giúp việc dạy học mang lại hiệu quả cao, làm tăng tính thực tiễncủa môn học, giúp học sinh dần hình thành năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn,làm tăng hứng thú học tập của học sinh,… Tình huống là những câu chuyện ẩn chứatrong mình những thông điệp Chúng không phải là những câu chuyện chỉ để giải tríđơn thuần Tình huống không những là những câu chuyện để giáo dục” mà còn lànhững câu chuyện mang tính thực tế mà chính bản thân các em học sinh đã bắt gặp nótrong đời sống thường ngày Giáo dục công dân là một môn khoa học có ý nghĩa caotrong việc giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng liên hệ thực tế cho học sinh nên việc áp dụngphương pháp này là phù hợp và mang lại hiệu quả cao

Nghiên cứu này của tôi được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Hai lớp10C2 và 10C1 Trường THPT Nguyễn Trung Trực Lớp 10C2 là lớp đối chứng, lớp10C1 là lớp thực nghiệm Lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớpđối chứng Kết quả kiểm chứng T- Test cho thấy P: 0,0002 < 0,05 có nghĩa là có sựkhác biệt lớn giữa diểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Điều đóchứng minh rằng việc sử dụng phương pháp tình huống đã mang lại kết quả cao tronghọc tập ở chương trình GDCD lớp 10 ở phần Đạo đức

2 GIỚI THIỆU

Bộ môn Đạo đức học bao gồm những kiến thức khá rộng, đòi hỏi giáo viêngiảng dạy phải có kiến thức chuyên môn, kiến thức thực tế và phương pháp dạy phùhợp Trong chương trình GDCD lớp 10 bao gồm khối lượng kiến thức khá lớn đượctrình bày trong khoảng 40 trang sách giáo khoa Nội dung các bài học sẽ giúp cho họcsinh vận dụng những kiến thức vào những vấn đề xảy ra trong cuộc sống xung quanhmình Giáo viên với tư cách là người truyền thụ tri thức phải làm sao để môn học nàyngày càng gần gũi, thực sự đi vào cuộc sống

Trang 5

Tình huống là một phương pháp nhằm trình bày một cách rõ ràng những ýtưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề.Tình huống có thể được viết trên giấy, trên bảng trong hay trên máy tính Phươngpháp tình huống có vai trò rất quan trọng trong dạy học và đặc biệt đổi mới cách tổchức dạy học của giáo viên đồng thời góp phần bồi dưỡng thêm cho học sinh những

kĩ năng sống phù hợp với các mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học: Dạy học theohướng hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động

Tình huống là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tậndụng khả năng giải quyết vấn đề của học sinh Phương pháp này khai thác cả khảnăng phân tích và giải quyết tình huống cụ thể trong thực tế của học sinh

Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách suy luận và giải quyết vấn đề Bằng cáchdùng những tình huống trong thực tế Với cách thức đó, các vấn đề đặt ra được ghi nhớ

và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn, nhớ lâu hơn

Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng phương pháp tình huống sẽ gây cho học sinh cảmgiác căng thẳng, mệt mỏi Muốn cho tiết học thêm phần phong phú, sinh động lôi cuốnhọc sinh người giáo viên phải biết kết hợp các phương pháp dạy học khác nhau Vìvậy, giáo viên phải làm như thế nào khi kết thúc tiết dạy học sinh lĩnh hội được tri thứcmới với niềm vui của sự khám phá và trưởng thành thêm một bước về năng lực tư duylogic, sáng tạo

Trong đề tài này tôi sử dụng cách trình bày để hiểu rõ hơn về cơ sở và bản chất của đềtài Mục đích lớn nhất của tôi là mong muốn cho học sinh của mình chú tâm, yêu thíchmôn học mà mình đang trực tiếp giảng dạy

Đề tài mà tôi tìm hiểu chỉ với mục đích duy nhất là một người giáo viên luônmong muốn việc dạy học của mình đạt được kết quả tốt, không đọc chép, biến giờ họctrở nên thú vị và thật sự gần gũi với học sinh hơn

Hiện nay, trong giảng dạy để truyền tải kiến thức cho học sinh người giáo viên

có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong một tiết dạy: Thảo luận nhóm,đóng vai, dự án, trò chơi, phương pháp sơ đồ tư duy,….Tuy nhiên, tôi nhận thấyphương pháp tình huống gần gũi với học sinh, tạo cho học sinh khả năng diễn đạt ýtưởng của mình trước tập thể vì nó là những câu chuyện mà các em đã gặp trong cuộcsống đời thường của bản thân mình

Trang 6

- Nội dung môn GDCD 10 mới, khô, khó, dài… nên GV khó dạy, HS khó học.

- Kĩ năng sống, giải quyết vấn đề, giải quyết tình huống của học sinh còn rất hạnchế Có rất nhiều học sinh thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường

- Trong SGK môn GDCD lớp 10 rất hạn chế ở phần hình ảnh minh họa các vấnđề…kém sinh động, không bắt mắt, không kích thích được người đọc trong đó cóhọc sinh Ngoài ra, môn GDCD rất thiếu đồ dùng dạy học phần lớn là do giáo viên

tự làm để hỗ trợ trong công tác giảng dạy Tài liệu tham khảo đặc thù phục vụ chomôn GDCD 10 không phong phú, chưa phổ biến…

- Quan niệm của xã hội, gia đình, và đặc biệt là HS đối với bộ môn này còn khálệch lạc: Không đầu tư, không chú ý thậm chí là xem thường hoặc học cho xong…-

- Ở mỗi lớp học trình độ của học sinh không đồng đều, học sinh cá biệt ngày càngnhiều ở trường, lớp làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giảng dạy của giáo viên

- Hạn chế sự quá tải về nội dung kiến thức, khắc phục tình trạng đọc chép, haychiếu chép nội dung bài học

- Học sinh đã tiếp cận với phương pháp dạy học này từ những năm học cấp dưới ởhầu hết các môn học nên khá quen thuộc với giờ học mà HS là chủ thể hoạt động

b Nguyên nhân

Học sinh cá biệt xuất hiện ngày càng nhiều trong nhà trường cũng như trongmỗi lớp học Kĩ năng liên hệ thực tế, giải quyết tình huống cụ thể trong cuộc sốngcủa học sinh còn rất nhiều hạn chế

Qua việc giảng dạy trên lớp, qua phần kiểm tra trước tác động, tôi nhận thấyrằng học sinh rất lười học môn GDCD, kĩ năng vận dụng những kiến thức của bài họcvào thực tiễn chưa cao, chưa khắc sâu được kiến thức

Học sinh rất ngại suy nghĩ vì cho đây là môn học phụ, không quan trọng đếnviệc các em hiểu hay không hiểu bài nên không đầu tư vào môn học, thậm chí SGK màcũng không đọc để tìm hiểu vấn đề như thế nào Kiến thức về đạo đức rộng nên việcgiảng dạy của giáo viên và việc tiếp thu kiến thức của học sinh gặp nhiều khó khăn,học sinh khó hiểu và nhớ được nội dung bài học một cách trọn vẹn

c Giải pháp thay thế

Qua phương pháp này giúp học sinh nắm bắt nội dung một cách cô đọng và giải quyếtnhững tình huống của đời sống, nó trợ giúp đắc lực cho việc chuyển tải những kĩ năngcần thiết, trong thời gian có hạn, đồng thời giúp học sinh giải quyết những tình huống

Trang 7

trong thực tế, học sinh tự tin và tích cực tham gia xây dựng bài học, không khí lớp họcthêm sinh động, sôi nổi Học sinh không chỉ phân tích đơn thuần mà phải suy luận đểnăm rõ vấn đề, nắm những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống đặc biệt là khi tham giavào các mối quan hệ trong xã hội.

* Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng phương pháp tình huống vào nội dung bài học

GDCD ở phần Đạo đức có nâng cao được kết quả học tập của lớp 10C1 không?

* Giả thuyết nghiên cứu: Sử dụng phương pháp tình huống vào nội dung bài học

GDCD ở phần Đạo đức sẽ nâng cao kết quả học tập cho học sinh lớp 10C1 TrườngTHPT Nguyễn Trung Trực

3.2 Thiết kế nghiên cứu:

Tôi dùng kết quả kiểm tra lần 1( HKII) để làm bài kiểm tra trước tác động

Đối chứng (10C2) Thực nghiệm (10C1) Giá trị trung

bình

Kết quả cho thấy điểm trung bình của hai nhóm tương đương nhau

Tôi dùng bài kiểm tra lần 2 ở HKII theo phân phối chương trình để xác định sựtương đương giữa các nhóm

Trang 8

Nhóm KT trước

Kiểm tra sau TĐ Thực nghiệm O1 Dạy học có sử dụng phương pháp

Đối chứng O2 Dạy học bình thường( Không sử

dụng phương pháp tình huống) O4

Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập

3.3 Quy trình nghiên cứu:

* Chuẩn bị bài của giáo viên:

- Đối với lớp đối chứng (10C2): Thiết kế giáo án và giảng dạy như bình thường(không sử dụng phương pháp tình huống)

- Đối với lớp thực nghiệm (10C1): Trong quá trình giảng dạy tôi sử dụng nhiềulần phương pháp tình huống để truyền đạt kiến thức cho học sinh Qua đó giúp họcsinh có thể giải quyết tình huống, liên hệ thực tế rất sinh động, khắc sâu kiến thức mộtcách nhanh chóng và dễ dàng, giờ dạy thêm phong phú và sinh động

Đây là phương pháp mới Phương pháp này gắn bó với giáo viên và học sinhtrong quá trình tiếp nhận và ứng dụng dạy và học theo hướng phát triển năng lực củahọc sinh, đổi mới phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính chủ động, sángtạo của học sinh, quán triệt nguyên lý “ học đi đôi với hành”, “ lý luận gắn liền vớithực tiễn” Qua đó hình thành nhận thức đúng đắn về thế giới quan và củng cố niềm tincho học sinh Nhưng không phải tiết dạy nào cũng sử dụng phương pháp tình huống,nếu sử dụng không đúng lúc, đúng chỗ thì sẽ dẫn đến mất thời gian và không đạt hiệuquả như mong muốn

Phương pháp tình huống không phải là phương pháp vạn năng nên nó chỉ có thểđạt hiệu quả khi giáo viên biết kết hợp phương pháp truyền thống một cách hài hòa vớinhững phương pháp dạy học tích cực

Tuy nhiên, phương pháp này còn phụ thuộc vào năng lực, thái độ của học sinh,

có thể nảy sinh nhiều tình huống ngẫu nhiên và có thể mất nhiều thời gian

Vì thế, khi giảng dạy phương pháp này tôi nhận thấy đã kích thích được tư duy suyluận và giải quyết tình huống trong thực tế cuộc sống của học sinh, giáo viên nắmđược khả năng của học sinh về những kiến thức xã hội Đặc biệt là học sinh khối 10,các em được học về Triết học, Đạo đức học

* Cách thức tiến hành:

Trang 9

Trong đề tài này tôi sẽ thực hiện ở trong chương trình HKII môn GDCD lớp 10

cụ thể là lớp 10C1, trường THPT Nguyễn Trung Trực để chứng minh cho tính hiệuquả của phương pháp này trong một số bài ở chương trình lớp 10 tôi đã sử dụngphương pháp này để giảng dạy

Ở đề tài này tôi sẽ thực hiện một số nội dung của 2 bài (bài 10 và bài 11),chương trình HKII

Học sinh sẽ được giáo viên cung cấp tình huống và qua tình huống đó sẽ thểhiện nội dung một cách rõ ràng và có hệ thống phục vụ cho nội dung của bài học Tìnhhuống được thực hiện trên bảng phụ Thông qua tình huống học sinh sẽ trình bàynhững kiến thức mà mình nắm được điều đó thể hiện tư duy phân tích của học sinh Vìthế giáo viên sẽ nắm được khả năng tiếp thu kiến thức và khả năng xử lí tình huốngcủa học sinh Nó cũng chính là bước đệm sau này khi các em bước ra khỏi trường phổthông tham gia vào những môi trường lớn hơn hoặc tổ chức lớn hơn Để nắm rõ vấn đềhãy xem ở phần phụ lục

3.4 Đo lường và thu thập dữ liệu

Cho học sinh hai lớp làm kiểm tra lần 2 ở HKII theo phân phối chương trình đểkiểm tra việc nắm kiến thức của các em Nội dung kiểm tra là bài 10,11,12 Dạng câuhỏi kiểm tra là tự luận

Sau khi dạy xong tôi đã tiến hành kiểm tra và chấm bài theo đáp án đã xây dựng

4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ

Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P = 0,0002 < 0,05 ,cho thấy: Sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ýnghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đốichứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,93 Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởngcủa hình thức dạy học này đến nhóm thực nghiệm là tương đối lớn

Trang 10

BIỂU ĐỒ SO SÁNH KẾT QUẢ KIỂM TRA

5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

* Kết luận:

Việc áp dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn GDCD lớp 10 thay cho

cách dạy khi sử dụng những phương pháp khác đã nâng cao hiệu quả học tập của họcsinh lớp 10C1 Trường THPT Nguyễn Trung Trực Học sinh đã theo dõi tình huống và

tự suy nghĩ vấn đề cần trả lời, tự tin, nắm được nội dung bài học một cách nhanhchóng Các em tiếp thu bài một cách đầy hứng thú và đặc biệt là không khí lớp học cóphần sinh động hơn, các em hăng hái đóng góp ý kiến xây dựng bài một cách tích cực.Tuy nhiên, trong chương trình GDCD lớp 10 không phải bài nào giáo viên cũng sửdụng phương pháp tình huống vào quá trình giảng dạy

Trang 11

* Khuyến nghị:

Kết quả học tập của học sinh được nâng cao là nhờ có sự nỗ lực của cả thầy lẫntrò, có sự kết hợp đồng bộ giữa phương pháp dạy và học thật tốt về bộ môn, nhất là khigiáo viên áp dụng phương pháp này trong khi dạy học Vì thế, mỗi giáo viên cần mạnhdạn có những phương pháp mới thật sáng tạo, không nên quá bám sát sách giáo khoa

và mỗi học sinh phải thật sự cố gắng, luôn có phương pháp học tập phù hợp với khảnăng bản thân và luôn có tinh thần học hỏi thật nghiêm túc

Việc phát hiện ở học sinh có những câu trả lời hay và thật sáng tạo, thật độc đáogiúp mỗi giáo viên bộ môn có thêm nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy góp phần nângcao nghiệp vụ sư phạm cho bản thân Áp dụng phương pháp tình huống giúp giáo viên

có thể vận dụng kiểm tra, đánh giá theo năng lực của học sinh một cách kịp thời

Đề tài “ Nâng cao kết quả học tập môn GDCD 10 qua phương pháp tình

huống trong phần Đạo đức ở trường THPT Nguyễn Trung Trực” mà tôi trình bày

dựa trên cơ sở kinh nghiệm của bản thân qua những năm giảng dạy Rất mong nhậnđược sự đóng góp của quý thầy cô trong tổ nhóm bộ môn, của quý thầy cô đồngnghiệp ở các bộ môn khác, của Ban giám hiệu nhà trường để đề tài này được hoànchỉnh hơn, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn trong giảng dạy, nâng cao hơn nữachất lượng học tập của học sinh ở trường

Trang 12

1 Tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

2 Sách thiết kế bài giảng môn GDCD lớp 10

3 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên GDCD lỚP 10

Trang 13

Cách thức tiến hành giảng dạy:

Môn GDCD không chỉ đơn thuần là môn Triết học và Đạo đức học mà nó có mối quan

hệ mật thiết với các môn khoa học khác, nội dung của nó còn gắn chặt với cuộc sống

xã hội hiện thực Bởi vậy nó cần được chứng minh bằng các luận điểm khoa học vàcác sự kiện của đời sống hiện thực, thông qua tình huống sẽ thể hiện nội dung các tìnhhuống thực tế, bài học thêm phần sinh động và gần gũi với học sinh

Cùng với việc đưa ra tình huống có vấn đề, giáo viên đưa ra một hệ thống các câu hỏi

và cách giải quyết vấn đề làm sao buộc học sinh phải phát huy vốn tri thức đã có, vậndụng phương pháp tư duy lôgic để giải quyết vấn đề Như vậy câu hỏi và cách giảiquyết vấn đề mà giáo viên đưa ra phải làm sao cho phù hợp với trình độ nhận thức của

HS Câu hỏi phải làm sao giải quyết được thực chất của vấn đề đã nêu ra Giáo viênnên chọn những câu chuyện ngắn gọn để khỏi ảnh hưởng đến thời gian của tiết học vàtình huống phải sâu sắc, sinh động và gần gũi với học sinh

Qua bài 10: “ Quan niệm về đạo đức” Khi giảng khái niệm: “Đạo đức” là gì? Giáo

viên sẽ gợi ý các tình huống sau (tình huống này có thể chuẩn bị sẵn trên bảng phụ) vàyêu cầu học sinh phải suy nghĩ trả lời:

Tình huống:

a Trên đường đi xe buýt từ trường về nhà, em đã đứng lên nhường chỗ cho một cụgià

b Đang đi bộ trên đường nhìn thấy hai em nhỏ muốn qua đường, em đã dắt tay các

em qua đường cho an toàn

c Nhà bạn Tùng rất nghèo, em chỉ có duy nhất hai bộ đồ mặc đi học, Lâm thất thếchê bạn bẩn và quê mùa làm cho Tùng rất tủi thân

Thông qua các tình huống cụ thể đó Giáo viên có thể đặt các câu hỏi sau:

- Những việc làm trên đúng hay sai? Vì sao?

- Trong ba hành vi đó, hành vi nào phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, xã hội.Hành vi nào cần phê phán? Vì sao?

- Theo em, thế nào là đạo đức?

Sau khi học sinh xem tình huống và câu hỏi các em sẽ phải suy nghĩ câu trả lời:

PHỤ LỤC 1

Trang 14

- Những việc làm đúng: a và b Vì các bạn đó biết giúp đỡ người khác trong lúc khókhăn và những hành vi đó sẽ được người khác khen ngợi là người tốt (phù hợp vớicác chuẩn mực đạo đức, xã hội).

- Những việc làm không đúng: Tình huống c Vì Bạn Lâm thấy bạn của mình gặp khókhăn mà không chịu giúp đỡ mà trái lại bạn đó còn chê cười Đây là một thái độkhông tốt cần phải phê bình

- Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực mà nhờ đó con người tự giác điềuchỉnh các hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội

Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người, nhưng đó là nhữngquy tắc chuẩn mực của xã hội chứ không phải của một cá nhân riêng biệt nào

Qua câu trả lời của học sinh Giáo viên sẽ hướng các em đến những hành động đúng và

có cách cư xử sao cho phù hợp nhất Vì trong giờ học, các câu trả lời của học sinh cóthể không trả lời được nội dung mà bài học đòi hỏi Do vậy giáo viên phải chuẩn bịcâu hỏi phụ hoặc chủ động giảng giải cho HS hiểu được vấn đề Qua đó giáo viên sẽgiúp cho học sinh giải quyết những kĩ năng cơ bản nhất trong một tình huống cụ thể

mà chính bản thân các em sẽ gặp nó trong cuộc sống hằng ngày

Để khác sâu kiến thức giáo viên có thể sử dụng thêm tình huống sau đây:

Tình huống: Thời gian gần đây, thời tiết rất nóng Lan cùng mấy bạn trong lớp sau khi

học xong rủ nhau đi uống nước mía gần trường Đang uống nước thì thấy một người đi

xe lăn bán vé số cố vượt lên con dốc, mồ hôi vã ra như tắm mà chiếc xe vẫn không saolên được Lan cùng mấy bạn hò reo, cổ vũ

Câu hỏi:

a Em có đồng tình với việc làm của Lan và mấy bạn trong lớp không? Nếu chứngkiến cảnh đó em sẽ phải làm gì?

b Tại sao em lại làm như thế?

Đạo đức có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của mỗi con người.Nếu cá nhân thực hiện đúng và tuân theo các chuẩn mực của xã hội sẽ được coi làngười có đạo đức và ngược lại cá nhân không tự giác tuân theo, làm sai thì sẽ bị coi làngười thiếu đạo đức

Hành vi chính là những phản ứng, cách cư xử được biểu hiện ra bên ngoài của conngười trong một hoàn cảnh nhất định Sau khi học sinh trả lời Giáo viên sẽ hướng các

em đến một cách cư xử phù hợp nhất Mặc dù vậy, câu hỏi và cách giải quyết vấn đề

Trang 15

đẫ được Giáo viên chuẩn bị trước, nhưng tùy theo tình hình học tập của học sinh trongbuổi học, trong tiết học mà Giáo viên có thể thay đổi câu hỏi và cách giải quyết vấn đềcho phù hợp

Thông qua tình huống giáo viên đã góp phần giáo dục cho học sinh về ý thức tráchnhiệm, tính tự giác thực hiện các hành vi phù hợp nhất Giúp các em thêm phần tự tintrong cuộc sống hiện nay

Do đó, giáo viên ngoài việc sử dụng phương pháp đàm thoại, thuyết trình còn

có thể sử dụng tình huống để minh họa cho học sinh hiểu hơn vấn đề hơn

Để đảm bảo được yêu cầu mà tình huống đặt ra đi đúng với thiết kế mà ngườigiáo viên đề ra thì giáo viên phải chuẩn bị những vấn đề có thể phát sinh trong quátrình giảng dạy Hệ thống câu hỏi phải khai thác tối đa khả năng quan sát của họcsinh, tạo cơ hội cho học sinh trình bày quan điểm, ý kiến cá nhân về vấn đề đang học,khuyến khích các em nêu những thắc mắc trong khi nghe giảng, đặt ra câu hỏi chothầy, cho bạn trao đổi, tranh luận, tạo nên mối quan hệ hợp tác trong giao tiếp giữathầy và trò, giữa trò với trò trong quá trình chiếm lĩnh nội dung học tập Sự tương tác

đó trong học tập sẽ làm tăng hiệu quả học tập, trong hoạt động hợp tác, tính cách, nănglực của mỗi thành viên được bộc lộ uốn nắn, tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tươngtrợ được phát triển

Lĩnh vực Đạo đức là một mảng rộng khi người giáo viên truyền thụ kiến thức chohọc sinh một cách đơn giản sẽ làm cho tiết học thêm nhàm chán, buồn tẻ, không sinhđộng Do đó, giáo viên phải linh động thiết kế tình huống phù hợp với trình độ nhậnthức của các em Học sinh có thể trình bày những hiểu biết của mình về vấn đề đó Sau đây tôi áp dụng phương pháp tình huống vào bài 11 “Một số phạm trù cơ bản củađạo đức học.” Đây là bài học mà các em thể hiện được sự hiểu biết của mình về Đạođức học

Cụ thể:

1 Nghĩa vụ:

Để hiểu rõ khái niệm nghĩa vụ là gì?

Giáo viên sử dụng phương pháp nêu tình huống:

Sói mẹ nuôi con Khi sói con đã lớn, sói mẹ xua đuổi con đi nơi khác sống tự lập Khi

ấy quan hệ giữa sói mẹ chỉ còn là quan hệ bình thường giữa những loài sói Ta nói,hoạt động nuôi con của sói mẹ là hoạt động thể hiện bản năng của loài sói

Trang 16

Cha mẹ nuôi con đến tuổi trưởng thành Bên cạnh việc khuyến khích và tạo điều kiện

để con cái biết tự lập, cha mẹ luôn luôn yêu thương, quan tâm, giúp đỡ con mình chođến khi nhắm mắt xuôi tay Ta nói,cha mẹ thực hiện nghĩa vụ với con cái

Câu hỏi:

a Em có nhận xét gì về hoạt động nuôi con của sói mẹ ? Cha mẹ nuôi con đến khitrưởng thành ?

b Thế nào là nghĩa vụ?

Học sinh: Trả lời theo ý kiến cá nhân

Cả lớp cùng suy nghĩ, trao đổi

Giáo viên : Nhận xét và đưa ra kết luận

- Sói mẹ nuôi con theo bản năng của loài sói

- Cha mẹ thực hiện nghĩa vụ với con cái

Giáo viên nhấn mạnh điểm khác nhau giữa người và động vật là con người có ý thức,

có văn hóa và có đạo đức

Giáo viên cho Học sinh thảo luận theo nhóm với nhau

* Nhóm 1: Theo em, cá nhân có thể tự thỏa mãn tất cả nhu cầu của mình không? Vìsao?

Học sinh: Không Mà phải kết hợp với mọi người với xã hội

* Nhóm 2: Dựa vào ví dụ sau em hãy cho biết nghĩa vụ đặt ra ở đây là gì ?

Con người cần có cuộc sống tự do, bình đẳng, và được sống trong một đất nước hòabình

Nghĩa vụ đặt ra: - Mọi người phải cùng nhau bảo vệ Tổ quốc

- Học sinh đủ 18 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự

Giáo viên: Nghĩa vụ là gì?

Học sinh: Nghĩa vụ là ý thức trách nhiệm của bản thân cá nhân trong mối quan hệ vớingười khác và xã hội

Để làm rõ hơn nghĩa vụ là một trong những nét đặc trưng của đời sống con người,Giáo viên hướng dẫn Học sinh: Trong cuộc sống, phải biết kết hợp hài hòa giữa nhucầu, lợi ích của mình với nhu cầu, lợi ích của người khác và của xã hội Khi cần thiếtphải biết đặt nhu cầu, lợi ích của xã hội lên trên hết

Làm rõ hơn việc giả quyết xung đột giữa nhu cầu, lợi ích của cá nhân với nhu cầu, lợiích của xã hội Giáo viên có thể đưa ra tình huống sau:

Trang 17

Tình huống:

Hôm nay, khi đến lớp học Giáo viên chủ nhiệm dặn dò Mai và các bạn trong lớp: Vàolúc 15h chiều cùng ngày cả lớp phải vào trường lao động, vệ sinh, trang trí lớp học kỷniệm “ Ngày mất anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực” do Đoàn trường phát động.Sau khi học xong, về đến nhà, mẹ Mai dặn: “ Chiều nay con phải ở nhà trông nhà cho

mẹ đi công chuyện”

Câu hỏi:

a Nếu em là Mai thì em sẽ làm gì?

b Tại sao em làm như vậy?

Học sinh sẽ suy nghĩ tình huống và tìm câu trả lời theo quan điểm của mỗi em

Sau đó giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh Chú ý hướng học sinh có thái độ vàhành vi: Trong tình huống này Mai phải tham gia lao động cùng các bạn trong lớp theolời dặn của Giáo viên chủ nhiệm Cá nhân phải hoàn thành nghĩa vụ mà xã hội đặt ra,phải biết hy sinh lợi ích của cá nhân vì lợi ích chung của xã hội Do đó, nghĩa vụkhông hình thành một cách tự nhiên, nhất thời mà được hình thành trong quá trình giáodục, tự giáo dục, rèn luyện, trong hoạt động thực tiễn lâu dài của mỗi cá nhân, thậmchí vượt qua sự đấu tranh, thử thách trong cuộc sống

2 Lương tâm

Giáo viên đưa ra tình huống như sau:

Trống vào học đã báo, nhưng học sinh vẫn có thói quen chưa tốt, cứ đứng lang thang ởcạnh cửa sổ và các bậc cầu thang Thấy bóng cô giáo Nhung bước đến đầu bậc cấp,các em chạy vụt lên và thông báo vội cho nhau:

- Cô Nhung lên! Cô Nhung lên!

Sau khi cô giáo Nhung bước vào lớp và chuẩn bị cho bài học của ngày hôm nay Côgiáo đang viết bảng, quay xuống thấy một học sinh đang đứng lên cầm mấy mẩu giấyném về mình Cô giáo nghiêm nghị nói:“Em biết hành vi ấy là như thế nào không?”.Bạn học sinh cúi đầu, buồn bã và xin lỗi cô giáo của mình

Câu hỏi:

a Hành vi của các bạn đối với cô giáo là hành vi như thế nào?

b Thái độ buồn bã, cúi đầu và xin lỗi cô giáo của bạn học sinh được gọi là gì?

c Thế nào là lương tâm?

Giáo viên cho hoc sinh trong lớp cùng nhau thảo luận tình huống

Trang 18

a Đây là hành vi trái đạo đức Hành vi này xuất phát từ tình cảm chưa tốt, đingược lại các chuẩn mực của xã hội

b Thái độ buồn bã, cúi đầu và xin lỗi cô giáo của bạn học sinh được gọi là lươngtâm

c Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức bản thântrong mối quan hệ với người khác và xã hội

Học sinh chỉ cần thực hiện tốt những nghĩa vụ của bản thân với gia đình, nhà trường làlương tâm các em luôn thanh thản

Qua đó có thể thấy được lương tâm không chỉ có ích cho mình mà còn giúp ích cho xãhội Nhờ có lương tâm mà những cái tốt đẹp trong đời sống được duy trì và phát triển

Do đó, trong cuộc sống không chỉ đòi hỏi mỗi cá nhân phải có lương tâm mà phải biếtgiữ gìn lương tâm của mình luôn luôn trong sáng

Do đó, sau mỗi tình huống giáo viên cần chú ý đến cách cư xử, thái độ, hành vi củahọc sinh nhằm phát huy kĩ năng tư duy phê phán, giải quyết tình huống, qua đó hìnhthành thái độ, kĩ năng phù hợp nhất trong những tình huống cụ thể mà các em có thểbắt gặp nó trong cuộc sống hằng ngày Vì thế phương pháp này rất phù hợp giáo dục

kỹ năng sống, góp phần xây dựng đạo đức, lối sống cho học sinh phổ thông là mộtnhiệm vụ chung của toàn xã hội, và đi đầu là các trường học

Qua việc sử dụng phương pháp tình huống cho thấy khả năng tiết kiệm thời gian vì

tình huống giáo viên có thể chuẩn bị sẵn ở nhà và được ghi trên bảng phụ, không phảibất kì bài học nào cũng có thể sử dụng tình huống để giảng dạy Do đó, giáo viên phảikết hợp nhiều phương pháp khác nhau để mỗi tiết dạy trở nên hiệu quả đối với ngườithầy và hấp dẫn với học sinh Nó góp phần cũng cố kiến thức cũ, cung cấp kiến thứcmới, giúp HS hiểu sâu sắc hơn nội dung bài học, rèn luyện cho các em khả năng tưduy cao để phát huy toàn diện năng lực sẵn có của bản thân

Nói tóm lại, việc dạy học GDCD theo phương pháp tình huống đem lại kết quả rất

khả quan, nâng cao chất lượng dạy học, phù hợp với mục tiêu chung của giáo dục- đàotạo hiện nay

Ngày đăng: 03/07/2015, 09:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w