Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 30 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
30
Dung lượng
494,25 KB
Nội dung
Giải pháp nâng cao hiệu quả phương pháp quản lý giáo dục của Hiệu trưởng ở trường THPT Long Xuyên đến năm 2015 GVHD: TS. Nguyễn Hoàng Sa 1 Học viên: Nguyễn Văn Lâm MỞ ĐẦU Trong đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta vấn đề then chốt luôn được đề cập là phải thiết kế được một chiến lược tổng thể về phát triển Giáo dục-Đào tạo phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển đất nước, thắng lợi mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh. Nền Giáo dục Việt Nam nước ta rất chú trọng hai loại hình quản lý (QL): QL nhà nước và QL nhà trường. Trong đó, QL nhà trường là hạt nhân cơ bản. Vì nhà trường là nơi diễn ra các hoạt động giáo dục và đào tạo, là hạt nhân làm nên chất lượng giáo dục. Cùng với gia đình, môi trường xã hội, nhà trường là nơi trực tiếp thực hiện quá trình cung cấp kiến thức, kỹ năng và là nơi để học sinh hoạt động, rèn luyện hình thành nhân cách của con người. Bộ GD & ĐT yêu cầu nhà trường phải Kiểm định chất lượng để cải tiến công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục. Sở cho phép các trường triển khai tự đánh giá về chất lượng giáo dục của đơn vị mình. Vì vậy, Hiệu trưởng các trường trung học, đặc biệt là các trường THPT đã sáng tạo ra nhiều cách thức đánh giá và quản lý hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục của trường mình. Trong giai đoạn vừa qua, với chủ trương đổi mới công tác quản lý, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, một số trường THPT đã có nhiều tiến bộ trong quản lý giáo dục. Tại trường THPT Long Xuyên, Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang Hiệu trưởng nhà trường đã quán triệt theo tinh thần chỉ đạo đó của Bộ, Sở GD-ĐT để quản lý nhà trường và đã đạt được kết quả nhất định. Qua việc nghiên cứu lý luận về Phương pháp quản lý giáo dục và từ việc thực tiễn vận dụng lý luận vào công tác quản lý của thầy Hiệu trưởng, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả phương pháp quản lý giáo dục của Hiệu trưởng ở trường THPT Long Xuyên đến năm 2015” để viết bài Tiểu luận cuối khoá. - Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng phương pháp quản lý giáo dục trong công tác quản lý của hiệu trưởng trường THPT Long Xuyên, Thành phố Long Xuyên, An Giang đối chiếu với lý luận. Từ đó, tôi đề xuất việc đổi mới phương pháp quản lý giáo dục tại trường mình công tác trong thời gian tới. Tôi mong muốn trường tôi là trường có uy tín, mạnh về chất lượng và số lượng. - Nêu cơ sở lý luận và pháp lý về Phương pháp quản lý giáo dục. Giải pháp nâng cao hiệu quả phương pháp quản lý giáo dục của Hiệu trưởng ở trường THPT Long Xuyên đến năm 2015 GVHD: TS. Nguyễn Hoàng Sa 2 Học viên: Nguyễn Văn Lâm - Phân tích thực trạng về việc sử dụng phương pháp quản lý giáo dục của Hiệu trưởng trường THPT Long Xuyên. - Đề xuất cải tiến biện pháp đổi mới phương pháp quản lý trong công tác quản lý nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy - học. Do thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng việc sử dụng phương pháp quản lý của Hiệu trưởng trường THPT Long Xuyên trong năm học 2011 – 2012 và học kỳ I năm học 2012 – 2013. Nghiên cứu lý luận quản lý giáo dục và một số tài liệu có liên quan về quản lý giáo dục trường THPT. Nghiên cứu các văn bản, tài liệu của Đảng, Nhà nước và các cấp quản lý của ngành và địa phương về công tác quản lý giáo dục. Quan sát quá trình QLGD của Hiệu trưởng nhà trường nơi bản thân công tác. Được hiệu trưởng tạo điều kiện cho quản lý một số hoạt động của nhà trường nên bản thân có tham gia thực hiện nhiều công tác trong bộ máy tổ chức của trường. Do vậy vừa được quan sát, chứng kiến vừa cùng với Hiệu trưởng, với các tổ chức, đoàn thể trường, với phụ huynh cùng trao đổi, thực hiện nhiều giải pháp đổi mới trong công tác quản lý giáo dục của nhà trường. Ngoài ra, tôi cũng tổng kết kinh nghiệm đổi mới phương pháp quản lý giáo dục của hiệu trưởng trường THPT Long Xuyên. Giải pháp nâng cao hiệu quả phương pháp quản lý giáo dục của Hiệu trưởng ở trường THPT Long Xuyên đến năm 2015 GVHD: TS. Nguyễn Hoàng Sa 3 Học viên: Nguyễn Văn Lâm NỘI DUNG CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC 1.1 Một số khái niệm 1.1.1 Quản lý Quản lý là hoạt động, tác động có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý đề ra. 1.1.2 Quản lý nhà nƣớc Quản lý nhà nước theo nghĩa rộng: là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ máy nhà nước, nghĩa là bao hàm cả sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo cách hiểu này, quản lý nhà nước được đặt trong cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Theo nghĩa hẹp: Quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước. Đồng thời, các cơ quan nhà nước nói chung còn thực hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tính chất hành chính nhà nước nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ của mình. Chẳng hạn ra quyết định thành lập, chia tách, sát nhập các đơn vị tổ chức thuộc bộ máy của mình; đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, ban hành quy chế làm việc nội bộ. 1.1.3 Quản lý giáo dục Là hệ thống tác động có kế hoạch, có mục đích, hợp qui luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu, các yếu tố, các quá trình của hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ thống vận hành, ổn định và phát triển bền vững. 1.1.4 Quản lý nhà trƣờng Là làm cho nhà trường vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện được mục tiêu kế hoạch đào tạo của nhà trường, góp phần thực hiện mục tiêu chung của giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Quản lý nhà trường là những tác động do hiệu trưởng (HT) thực hiện để quản lý giáo viên, học sinh, quản lý quá trình dạy – học, giáo dục, quản lý cơ sở vật chất, trang bị dạy học, quản lý tài chính trường học, quản lý lớp học như giáo viên, quản lý quan hệ nhà trường và cộng đồng. Vậy quản lý nhà trường được coi là tập hợp những tác động tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp ) của hiệu trưởng tới tập thể giáo viên, học sinh và cán bộ viên chức khác trong nhà trường. Giải pháp nâng cao hiệu quả phương pháp quản lý giáo dục của Hiệu trưởng ở trường THPT Long Xuyên đến năm 2015 GVHD: TS. Nguyễn Hoàng Sa 4 Học viên: Nguyễn Văn Lâm Trong công tác quản lý nhà trường, để thực hiện đổi mới công tác quản lý, trước hết người hiệu trưởng phải xác định được thực trạng trường mình “đang ở đâu?” và mục tiêu trường mình “muốn đi đến đâu?”. Có nghĩa là cần phân tích được thực trạng theo SWOT ( xác định được điểm mạnh - yếu, thời cơ - thách thức của nhà trường). Từ đó, xác định trạng thái mong đợi trong tương lai cho trường mình theo các yêu cầu của mục tiêu quản lý SMART ( Specific: Cụ thể, Measurable: Đo đạc được, Attainable: Khả thi, Result-Oriented: Định hướng kết quả, Time-bound: Thời gian hoàn thành ). 1.1.5 Phƣơng pháp quản lý Là cách thức tác động của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Phương pháp hành chính-tổ chức là những tác động trực tiếp bằng những quyết định dứt khoát của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý. Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động gián tiếp của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế, tạo ra một cơ chế sao cho đối tượng quản lý tự chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất mà không cần sự tác động trực tiếp và thường xuyên về mặt hành chính của cấp trên. Phương pháp tâm lý –xã hội là cách thức tác động của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý bằng các biện pháp tâm lý nhằm biến những yêu cầu do người lãnh đạo đề ra thành nghĩa vụ tự giác bên trong, thành nhu cầu của người thực hiện. 1.2 Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục Đối với việc xây dựng đội ngũ nhà giáo. Bác cũng rất quan tâm đến việc đào tạo về kỹ năng sư phạm. Người nói: “Giáo dục phải theo hoàn cảnh, điều kiện”, “Một chương trình nhỏ mà thực hành được hẳn hoi còn hơn một trăm chương trình lớn mà làm không được” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt trong việc bồi dưỡng thế hệ trẻ, để họ có được phẩm chất và năng lực “vừa hồng, vừa chuyên”. Không có sự giáo dục của toàn Đảng, toàn dân, của thế hệ cách mạng đi trước thì thanh niên không thể kế tục sự nghiệp cách mạng của cha ông. Người nói “Phải giáo dục và giúp đỡ thanh niên tiến bộ, chọn lọc những thanh niên tốt, hăng hái lao động và học tập tốt, tổ chức họ vào Đoàn, để phát triển và củng cố hơn nữa đội ngũ của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, giáo dục có vai trò quan trọng trong việc nâng cao dân trí, nâng cao trình độ văn hoá cho nhân dân. Trong hai lần Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm quê, đến đâu Người cũng quan tâm đến việc xóa nạn mù chữ và xây dựng nếp Giải pháp nâng cao hiệu quả phương pháp quản lý giáo dục của Hiệu trưởng ở trường THPT Long Xuyên đến năm 2015 GVHD: TS. Nguyễn Hoàng Sa 5 Học viên: Nguyễn Văn Lâm sống văn hóa mới, Người yêu cầu cán bộ, đảng viên, các cấp chính quyền phải coi trọng việc giáo dục nhân dân, nhất là đối với thanh nhiên. Như vậy, theo chủ tịch Hồ Chí Minh, mục đích của giáo dục, dạy trong thời đại ngày nay không phải để mưu cầu lợi ích cá nhân, để “vinh thân phì gia”, mà nhằm tạo thế hệ trẻ trở thành lực lượng lao động, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ Cách mạng. Về nội dung của giáo dục: trong bài nói chuyện với đồng bào, cán bộ tỉnh Nghệ An, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến nội dung giáo dục với tần suất 6 lần phát biểu. Tổng hợp lại, chúng ta thấy có ba nội dung chính. Một là, chú trọng giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ và nhân dân. Về giáo dục đạo đức cách mạng, chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm nhiều nhất đến giáo dục tinh thần đoàn kế, nhất trí trong Đảng, chính quyền và đoàn thể. Hai là, giáo dục đức tính “cần, kiệm, liêm, chính”, chống xa hoa lãng phí. Rèn luyện đức tính “cần, kiệm, liêm, chính” là để xây dựng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ba là, giáo dục tinh thần phê bình và tự phê bình và coi đó là biện pháp quan trọng để củng cố, phát triển tổ chức Đảng, chính quyền và giúp nhau cùng tiến bộ. Nói tóm lại theo chủ tịch Hồ Chí Minh giáo dục có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng, đào tạo thế hệ trẻ kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc, giáo dục là “quốc sách hàng đầu”. Đào tạo những con người có nhân cách tốt đẹp để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân là mục đích cao nhất của giáo dục. Về nội dung giáo dục, việc giáo dục đạo đức cách mạng phải được đưa lên hàng đầu. Đảm bảo tính toàn diện trong giáo dục, học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, nhà trường gắn với xã hội là nguyên tắc, đồng thời là phương pháp giáo dục quan trọng, có hiệu quả cao. Những quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục thể hiện qua các bài nói chuyện với cán bộ, đồng bào trong việc hai lần về thăm quê hương Nghệ An đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Nắm vững và vận dụng sáng tạo những quan điểm đó, sự nghiệp giáo dục nước ta sẽ vượt qua được những khó khăn, thách thức trước xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hoá hiện nay. 1.3 Quan điểm của Đảng ta về giáo dục Giáo dục và đào tạo là một vấn đề hết sức quan trọng trong đời sống chính trị của mỗi nước, là biểu hiện trình độ của quốc gia. Vì vậy, Bắt đầu từ Nghị quyết Đại hội IV, sau đó Đảng ta đã ra Quyết định số 14-NQ/TW về cải cách giáo dục với quan điểm: xem giáo dục là bộ phận quan trọng của cuộc cách mạng tư tưởng; thực thi nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ từ lúc nhỏ đến lúc trưởng thành; thực hiện tốt nguyên lý giáo dục Giải pháp nâng cao hiệu quả phương pháp quản lý giáo dục của Hiệu trưởng ở trường THPT Long Xuyên đến năm 2015 GVHD: TS. Nguyễn Hoàng Sa 6 Học viên: Nguyễn Văn Lâm học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội. Quan điểm của Đảng về đường lối phát triển giáo dục và đào tạo chủ yếu tập trung ở Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII (Nghị quyết về định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo); Kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khoá IX; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X. Các văn kiện thể hiện các quan điểm; Giáo dục và đào tạo nhằm xây dựng con người phát triển toàn diện, có đầy đủ phẩm chất đạo đức và năng lực trí tuệ để xây dựng và bảo vệ đất nước, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, cùng với khoa học công nghệ và công nghệ giáo dục, đào tạo là yếu tố quyết định góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Xây dựng nền giáo dục theo hướng “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”. Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, Nhà nước và của toàn dân; mọi người, mọi cấp chăm lo cho giáo dục và đào tạo. Giáo dục và đào tạo vừa phải gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, với khoa học công nghệ và củng cố quốc phòng an ninh, vừa phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại. Tại Đại hội IX, về vấn đề giáo dục và đào tạo, Nghị quyết nêu rõ: “…Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”. Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề, đẩy mạnh phong trào tự học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện “giáo dục cho mọi người”, “cả nước trở thành một xã hội học tập”. Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội” … Ngày 5/3/2009, Bộ Chính trị (khoá X) đã họp và ra Thông báo Kết luận “Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII), phương hướng phát triển giáo dục – đào tạo đến năm 2020” với một số điểm cơ bản như sau: Giáo dục nước ta đã có những chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả quan trọng, về cơ bản đã thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ được nêu trong Nghị quyết Trung ương 2 và Kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khoá IX). Giáo dục đã giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong nội dung, chương trình và các chính sách giáo dục. Đã phát huy được những ảnh hưởng tích cực, hạn chế tiêu cực của cơ chế thị trường, chống khuynh hướng thương mại hoá trong giáo dục. Công bằng xã hội trong giáo dục được cải thiện, đặc biệt đối với trẻ em gái, người dân tộc và con em Giải pháp nâng cao hiệu quả phương pháp quản lý giáo dục của Hiệu trưởng ở trường THPT Long Xuyên đến năm 2015 GVHD: TS. Nguyễn Hoàng Sa 7 Học viên: Nguyễn Văn Lâm các gia đình nghèo, giáo dục cho các đối tượng thiệt thòi ngày càng được chú trọng. Giáo dục ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa tiếp tục phát triển. Các trường công lập đã giữ được vai trò nòng cốt trong đào tạo nguồn nhân lực, đồng thời các trường ngoài công lập phát triển khá mạnh. Việc phát triển giáo dục – đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học – công nghệ có bước tiến bộ. Giáo dục – đào tạo chưa thực sự là quốc sách hàng đầu. Việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh chưa được chú ý đúng mức cả về nội dung và phương pháp; giáo dục phổ thông mới quan tâm nhiều đến “dạy chữ”, chưa quan tâm đúng mức đến kỹ năng sống, đến “dạy người” và “dạy nghề” cho thanh thiếu niên. Đại hội X đã xác định mục tiêu giáo dục là nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, lý tưởng chủ nghĩa xã hội, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, ý chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo nàn, đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ năng lực nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhảy cảm với chính trị, có ý chí vươn lên về khoa học – công nghệ. Để cụ thể chủ trương đó, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương phát triển giáo dục một cách tổng thể và toàn diện, bắt đầu từ chủ trương phát triển giáo dục mầm non, thực hiện xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở trên phạm vi cả nước, tạo môi trường thuận lợi để cho mọi người học tập và học tập suốt đời. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta lại càng phải quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp Giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ và nhân dân lao động để họ tham gia hội nhập và vẫn giữ vững truyền thống văn hoá dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, làm chủ khoa học tiên tiến. Đại hội Đảng lần thứ X tiếp tục khẳng định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”; Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam; Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên; tạo nhiều khả năng, cơ hội khác nhau cho người học, bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục. 1.4 Chính sách pháp luật của Nhà nƣớc ta về quản lý giáo dục Những yêu cầu của Đảng, Nhà nƣớc về quản lý giáo dục ở trƣờng trung học phổ thông Giải pháp nâng cao hiệu quả phương pháp quản lý giáo dục của Hiệu trưởng ở trường THPT Long Xuyên đến năm 2015 GVHD: TS. Nguyễn Hoàng Sa 8 Học viên: Nguyễn Văn Lâm Ở mỗi giai đoạn lịch sử, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến Giáo dục-Đào tạo và xem “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nhiệm kỳ 2011-2015 đã xác định mục tiêu phát triển nền Kinh tế trí thức, nâng cao chất lượng Giáo dục-Đào tạo để đến năm 2020 cơ bản nước ta trở thành nước Công nghiệp theo hướng hiện đại. Quan điểm của Đảng là phải tăng cường nguồn lực cho Giáo dục- Đào tạo ( nhân lực, vật lực, tài lực ) mà trong đó công tác xã hội hóa giáo dục được mở ra một phạm vi rộng rãi, đồng thời cũng là nhu cầu cao trong việc đánh giá tài lãnh đạo của người quản lý đứng đầu cơ quan, nhất là các hiệu trưởng ở các trường trung học. Các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương thường xuyên lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách giáo dục, đặc biệt là công tác xã hội hóa giáo dục, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng nề nếp, kỷ cương; coi việc phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục là một chỉ tiêu phấn đấu xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh. Phát triển đảng, tăng cường xây dựng và củng cố tổ chức đảng để thực sự trở thành hạt nhân lãnh đạo trong nhà trường. Tăng cường xây dựng và củng cố Tổ chức Đảng để thật sự trở thành hạt nhân lãnh đạo trường học. Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực và đổi mới mục tiêu, phương pháp quản lý giáo dục. Nhà trường phải thường xuyên cập nhật thông tin về quản lý giáo dục. Chú ý thực hiện những nội dung yêu cầu có liên quan về giáo dục trong các Nghị quyết, Nghị định của Đảng của Chính phủ để quản lý giáo dục nhà trường theo đúng đường lối, chủ trường, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với nỗ lực to lớn của toàn dân tộc nước ta đã phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có giáo dục và đào tạo. Đặc biệt là mấy năm gần đây ngành giáo dục đã xây dựng được mô hình trường học thân thiện và đổi mới phương pháp quản lý giáo dục. Những yêu cầu đổi mới phƣơng pháp quản lý nâng cao chất lƣợng giáo dục của Bộ GD-ĐT và của Sở GD-ĐT An Giang. Ở nước ta, Bộ Giáo dục-Đào tạo là cơ quan quản lý cao nhất của ngành giáo dục. Bộ Giáo dục-Đào tạo là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về GD-ĐT thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các cơ sở giáo dục khác về các lĩnh vực: mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch, chất lượng GD-ĐT, tiêu chuẩn nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; qui chế thi, tuyển sinh; hệ thống văn bằng, chứng chỉ; cơ sở vật chất Giải pháp nâng cao hiệu quả phương pháp quản lý giáo dục của Hiệu trưởng ở trường THPT Long Xuyên đến năm 2015 GVHD: TS. Nguyễn Hoàng Sa 9 Học viên: Nguyễn Văn Lâm và thiết bị trường học; quản lý Nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật. Trường Trung học phổ thông chịu sự chỉ đạo của Sở Giáo dục- Đào tạo và thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ phụ thuộc với Sở GD-ĐT trong việc xây dựng bộ máy quản lý các hoạt động trong nhà trường. Hiệu trưởng phải thường xuyên học tập, cập nhật tri thức làm cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý cho công tác quản lý của mình. Hiệu trưởng phải xác định được vị trí, vai trò, nhiệm vụ, chức năng của mình trong công tác quản lý giáo dục nhà trường. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hiệu trƣởng Theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và Trường phổ thông có nhiều cấp học; Luật Giáo dục 2005 và Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập…; Thông tư 29/2009/TT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định Chuẩn Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở, Trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Công văn số 430/BGD ĐT-NGCBQLGD ngày 26 tháng 01 năm 2010 về việc Hướng dẫn, đánh giá, xếp loại Hiệu trưởng Trường trung học theo Thông tư số: 29/2009/TT-BGD ĐT; Công văn số 1962/BGD ĐT- NGCBQLGD về việc Hướng dẫn tổ chức triển khai áp dụng đánh giá hiệu trưởng Trường trung học phổ thông theo chuẩn. Giải pháp nâng cao hiệu quả phương pháp quản lý giáo dục của Hiệu trưởng ở trường THPT Long Xuyên đến năm 2015 GVHD: TS. Nguyễn Hoàng Sa 10 Học viên: Nguyễn Văn Lâm CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC CỦA HIỆU TRƢỞNG Ở TRƢỜNG THPT LONG XUYÊN TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 Đặc điềm tình hình trƣờng THPT Long Xuyên: Trường THPT Long Xuyên tọa lạc tại Trung tâm Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. - Tổng số CB,GV,CNV của đơn vị : 103 - Tổng số tổ của trường : 11 - Đảng bộ có 51 Đảng viên, chia làm 03 chi bộ: + Chi bộ 1: 16 Đảng viên. + Chi bộ 2: 19 Đảng viên. + Chi bộ 3: 16 Đảng viên. Tóm tắt cơ cấu tổ chức: - Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng: 04 (100% đạt chuẩn, 01 thạc sĩ). - Giáo viên: 89 (100% đạt chuẩn, trong đó có 08 thạc sĩ đạt 9,0 % trên chuẩn) - Nhân viên: 10 (100% đạt chuẩn) Tổng số học sinh: 1549 ( nữ: 929 ) - Tổng số lớp: 40 lớp + Khối 10 (13 lớp): 516 ( nữ: 310 ) + Khối 11 (12 lớp): 457 ( nữ: 281 ) + Khối 12 (15 lớp): 576 ( nữ: 338 ) Cơ sở vật chất: Trường có diện tích 5.850 m 2 . Cảnh quan sư phạm tốt, môi trường sư phạm “Xanh - sạch - đẹp. Phòng học, phòng làm việc, phòng phục vụ được sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị phục vụ dạy, học ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Các phòng Công nghệ, phòng học Bộ môn được trang bị nâng cấp theo hướng hiện đại. Thư viện đạt chuẩn, có phòng cho giáo viên thu thập thông tin trên mạng. Trường được Sở GD-ĐT, Chính quyền, nhân dân tín nhiệm. Giáo viên có điều kiện tốt để giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Nhu cầu học tập của học sinh ngày càng cao, nhiều học sinh có nguyện vọng được học ở các trường Đại học hàng đầu của cả nước. - Nguồn tài chính từ ngân sách, xã hội hóa giáo dục ngày càng phát triển. - Chế độ chính sách của Nhà nước có nhiều ưu tiên cho giáo dục. - Tỉnh An Giang có trường Đại học, Cao đẳng nghề… [...]... PHƢƠNG PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC CỦA HIỆU TRƢỞNG Ở TRƢỜNG THPT LONG XUYÊN ĐẾN NĂM 2015 3.1 Mục tiêu: Nhằm nâng cao chất lƣợng công tác đổi mới phƣơng pháp quản lý giáo dục của Hiệu trƣởng ở trƣờng THPT Long Xuyên đến năm 2015 Đổi mới quản lý giáo dục của hiệu trưởng trường THPT Long Xuyên năm học 2011-2012 nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục Để thực hiện tốt mục tiêu này cũng cần có nhiều đổi mới phương. .. Giải pháp nâng cao hiệu quả phương pháp quản lý giáo dục của Hiệu trưởng ở trường THPT Long Xuyên đến năm 2015 KẾT LUẬN Hiệu trưởng vận dụng rất linh hoạt các phương pháp quản lý giáo dục trong nhà trường không sử dụng độc quyền một phương pháp nào cho một nội dung hay một nhiệm vụ quản lý Hiệu trưởng đã tích hợp khéo léo khoa học nhiều phương pháp trong mỗi hoạt dộng Ngoài những phương pháp quản lý. .. Nguyễn Văn Lâm Giải pháp nâng cao hiệu quả phương pháp quản lý giáo dục của Hiệu trưởng ở trường THPT Long Xuyên đến năm 2015 các em lập thân, lập nghiệp, đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước” của Chiến lược phát triển mà hiệu trưởng và Hội đồng trường xây dựng từ nay đến năm 2015 - Giải pháp thực hiện cho Chiến lược phát triển đó, hiệu trưởng phải tính đến Bộ máy quản lý của nhà trường sao cho... cầu của hiệu trưởng - Hiệu trưởng phải am hiểu sâu sắc về nguyên tắc tài chính để không bị sai sót - Hiệu trưởng phải xem tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường là ưu tiên số một cho hoạt động dạy- học, giáo dục của nhà trường GVHD: TS Nguyễn Hoàng Sa 19 Học viên: Nguyễn Văn Lâm Giải pháp nâng cao hiệu quả phương pháp quản lý giáo dục của Hiệu trưởng ở trường THPT Long Xuyên đến năm 2015. .. nhà trường 2.2.3 Phƣơng pháp kinh tế 2.2.3.1 Hiệu Trƣởng kích thích CB,GV,NV,HS bằng công tác thi đua, khen thƣởng: GVHD: TS Nguyễn Hoàng Sa 16 Học viên: Nguyễn Văn Lâm Giải pháp nâng cao hiệu quả phương pháp quản lý giáo dục của Hiệu trưởng ở trường THPT Long Xuyên đến năm 2015 - Hiệu trưởng ra Quyết định thành lập Hội đồng thi đua-khen thưởng-kỷ luật Đối tượng : Hiệu trưởng làm Trưởng ban, các Phó hiệu. .. nghiệp giáo dục 3.2 Giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác đổi mới phƣơng pháp quản lý giáo dục của Hiệu trƣởng ở trƣờng THPT Long Xuyên đến năm 2015: Tổng hợp các nội dung hoạt động của nhà trường mà hiệu trưởng đã sử dụng 3 phương pháp quản lý giáo dục như trên đã từng bước đưa vị thế nhà trường vào tốp đầu của Tỉnh và đem lại nhiều thành tích, thành công tốt đẹp cho trường ở năm học qua và học kỳ I năm. .. quản lý mới có thể thắng lợi mục tiêu và làm tốt chức trách của mình Kiến thức lý luận về phương pháp quản lý giáo dục rất phong phú, sâu rộng, cung cấp nhiều bài học quí báu Nhưng thực tế diễn ra cũng muôn màu muôn vẻ, đòi hỏi Hiệu GVHD: TS Nguyễn Hoàng Sa 29 Học viên: Nguyễn Văn Lâm Giải pháp nâng cao hiệu quả phương pháp quản lý giáo dục của Hiệu trưởng ở trường THPT Long Xuyên đến năm 2015 trưởng. .. dụng được phương pháp này đòi hỏi hiệu trưởng phải quản lý tốt công tác Văn thư lư trữ GVHD: TS Nguyễn Hoàng Sa 22 Học viên: Nguyễn Văn Lâm Giải pháp nâng cao hiệu quả phương pháp quản lý giáo dục của Hiệu trưởng ở trường THPT Long Xuyên đến năm 2015 Hiệu trưởng có trong tay văn bản quy phạm, cấp dưới phải chấp hành tùng phục giống như chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước... Nguyễn Hoàng Sa 13 Học viên: Nguyễn Văn Lâm Giải pháp nâng cao hiệu quả phương pháp quản lý giáo dục của Hiệu trưởng ở trường THPT Long Xuyên đến năm 2015 - Họp cán bộ quản lý mở rộng gồm: HT, 3 Phó hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn, Đoàn Thanh niên và các tổ trưởng HT thông tin kết quả phân công, phân quyền của ban lãnh đạo, đọc quyết định phân công Tổ trưởng, và chỉ rõ, quyền hạn, trách nhiệm cụ thể... Văn Lâm Giải pháp nâng cao hiệu quả phương pháp quản lý giáo dục của Hiệu trưởng ở trường THPT Long Xuyên đến năm 2015 phục tùng mệnh lệnh, không thể không chấp hành Và như thế quyền lực của Hiệu trưởng càng được tăng lên 3.2.3 Hiệu Trƣởng nên kích thích bằng vật chất khen thƣởng: Theo thực tế nhà trường, tôi thấy phương pháp kích thích bằng vật chất, khen thưởng là rất cần thiết và hiệu trưởng cũng không . Đảng, Nhà nƣớc về quản lý giáo dục ở trƣờng trung học phổ thông Giải pháp nâng cao hiệu quả phương pháp quản lý giáo dục của Hiệu trưởng ở trường THPT Long Xuyên đến năm 2015 GVHD: TS. Nguyễn. quản lý giáo dục của nhà trường. Ngoài ra, tôi cũng tổng kết kinh nghiệm đổi mới phương pháp quản lý giáo dục của hiệu trưởng trường THPT Long Xuyên. Giải pháp nâng cao hiệu quả phương pháp quản. áp dụng đánh giá hiệu trưởng Trường trung học phổ thông theo chuẩn. Giải pháp nâng cao hiệu quả phương pháp quản lý giáo dục của Hiệu trưởng ở trường THPT Long Xuyên đến năm 2015 GVHD: TS. Nguyễn