Phƣơng pháp “biết mình, biết ngƣời”:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả phương pháp quản lý giáo dục của Hiệu trưởng ở trường THPT Long Xuyên đến năm 2015 (Trang 28)

TRƢỜNG THPT LONG XUYÊN ĐẾN NĂM

3.2.10Phƣơng pháp “biết mình, biết ngƣời”:

Hiệu trưởng đừng bao giờ biểu hiện cảm xúc không đúng chỗ khi truyền đạt quyết định. Hiệu trưởng luôn niềm nở và lịch thiệp thay cho bộ mặt nặng nề, cau có, đăm chiêu. Hiệu trưởng phải có cả tính thích đùa và hài hước, không phải chỉ bằng khả năng kể những câu chuyện tiếu lâm mà bằng cả khả năng chỉ cho cấp dưới thấy được những khuyết điểm mà không gây xúc phạm, tế nhị, đôi khi như đùa vui. Biết cười khi mình là câu chuyện bông đùa của tập thể; biết làm dịu bầu không khí căng thẳng của tập thể bằng một câu ứng khẩu vui nhộn có duyên.

Quan tâm theo dõi, nghiên cứu những người dưới quyền để không ai thấy mình bị bỏ rơi. Tôn trọng người khác nên làm cho người khác tôn trọng mình. “Người nào không được tôn trọng và không biết cách tôn trọng người khác thì không thể làm lãnh đạo được”. Hiệu trưởng cần nắm được nhân cách của từng người, khí chất của mỗi cá nhân để trong cách phân công, phân việc sẽ không bi phản ứng, chối từ..

Tuỳ từng trường hợp mà hiệu trưởng đánh giá công khai trước tập thể hoặc khép kín chỉ riêng cá nhân, trực tiếp (nêu đích danh trước tập thể) hoặc gián tiếp (nêu hiện tượng) ra.

- Dành công sức xây dựng tập thể đoàn kết nhất trí, tin cậy và yêu mếm nhau để mỗi người yên tâm, gắn bó với tập thể lao động của mình. Chân thành giải tỏa một cách hợp tình hợp lý các xung đột (nếu có), xây dựng tốt các mối quan hệ trong tổ chức và với môi trường xung quanh.

- Tạo điều kiện cho các thành viên trong tổ chức được tham gia vào công tác quản lý: thảo luận xây dựng mục tiêu, kế hoạch của tổ chức, đưa ra các biện pháp. Biết động viên khen thưởng kịp thời.

- Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối với các thành viên của tổ chức.

- Không ngừng học tập chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi đạo đức tác phong của người quản lý.

Nói tóm lại: Không có phương pháp nào hoàn toàn tối ưu cả. Và không nên sử dụng đơn độc một phương pháp. Trong thực tế còn có nhiều phương pháp quản lý phong phú, đa dạng. Điều quan trọng là hiệu trưởng biết sử dụng như thế nào là hợp lý và hiệu quả cao nhất.

KẾT LUẬN

Hiệu trưởng vận dụng rất linh hoạt các phương pháp quản lý giáo dục trong nhà trường không sử dụng độc quyền một phương pháp nào cho một nội dung hay một nhiệm vụ quản lý. Hiệu trưởng đã tích hợp khéo léo khoa học nhiều phương pháp trong mỗi hoạt dộng.

Ngoài những phương pháp quản lý giáo dục có cơ sở lý luận, Hiệu trưởng còn sáng tạo nhiều phương pháp phong phú đa dạng khác giúp cho công tác quản lý đem lại nhiều hiệu quả, thành công. Hiệu trưởng còn phát huy nhiều tài năng như: phán đoán, tổng hợp, kết luận…

Qua thực trạng những phương pháp được phân tích cụ thể những thành công, hạn chế của Hiệu trưởng nhà trường, bản thân tôi rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích cho công tác quản lý giúp việc Hiệu trưởng góp phần xây dựng nhà trường vững mạnh.

Ngoài những phương pháp mà Hiệu trưởng sử dụng, tôi cũng tìm được một số giải pháp, kinh nghiệm nhờ được Hiệu trưởng phân công giúp việc nên có điều kiện hiểu biết. Và trong Bài Tiểu luận này, tôi đã mạnh dạn trình bày những quan điểm của mình để chia sẻ với Hiệu trưởng trong công tác quản lý giáo dục nhà trường vào thời gian sắp tới.

Hiệu trưởng dùng Phương pháp Kinh tế trong quản lý giáo dục nhà trường hơi nhiều hơn các phương pháp khác nên dễ đem đến khó khăn cho kế toán trong việc thực hiện thủ tục hành chính về tài chính (do thủ tục hành chính nhiêu khê, phức tạp).

Đồng thời trong phương pháp này có một số cá biệt trong CB, GV, NV lợi dụng sơ hở trong quản lý làm ảnh hưởng đến việc vi phạm nguyên tắc về tài chính, đạo đức nhà giáo, dù việc này xảy ra không đáng kể nhưng vẫn ảnh hưởng đến mục tiêu thắng lợi hoàn mỹ của nhà trường.

Trong nhà trường phổ thông, nhất là bậc phổ thông trung học, đối tượng quản lý là thành phần rất nhạy bén và nhạy cảm, có nhiều vốn hiểu biết phong phú về nhiều lĩnh vực kiến thức khoa học, văn hóa, xã hội. Đồng thời tâm lý lứa tuổi cũng vô cùng phức tạp, đòi hỏi nhà quản lý phải có nhiều kinh nghiệm, bản lĩnh, có nhiều kĩ năng, nghệ thuật quản lý mới có thể thắng lợi mục tiêu và làm tốt chức trách của mình.

Kiến thức lý luận về phương pháp quản lý giáo dục rất phong phú, sâu rộng, cung cấp nhiều bài học quí báu. Nhưng thực tế diễn ra cũng muôn màu muôn vẻ, đòi hỏi Hiệu

trưởng phải vận dụng kiến thức lý luận vào thực tiễn sao cho hiệu quả mới là điều quan trọng, cần thiết.

Để công tác quản lý nhà trường thuận lợi, thành công, Hiệu trưởng phải vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp quản lý giáo dục một cách sáng tạo, khoa học bằng sự tâm huyết, đạo đức nghề nghiệp mới tạo được môi trường sư phạm vững mạnh, là nơi tin cậy của chính quyền địa phương, phụ huynh và học sinh.

Đối với Bộ Giáo dục – Đào tạo: Đầu tư hơn nữa về công tác quản lý giáo dục như: thường xuyên đưa cán bộ quản lý đi tập huấn, học tập kinh nghiệm, mô hình hay và quản lý trong nước cũng như ngoài nước.

Cung cấp nhiều tài liệu, giáo trình về nghiệp vụ quản lý đến vùng sâu vùng xa để cán bộ có điều kiện học tập nghiên cứu.

Đối với Sở Giáo dục – Đào tạo: Mong tiếp tục nhận được sự quan tâm sâu sắc trong công tác lãnh chỉ đạo từ phía Sở đến các đơn vị trường học.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả phương pháp quản lý giáo dục của Hiệu trưởng ở trường THPT Long Xuyên đến năm 2015 (Trang 28)