GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1. Lý do chọn đề tài Có thể nói, dệt may luôn là ngành công nghiệp tiên phong trong chiến lược phát triển kinh tế, mang lại nguồn lợi nhuận khá lớn cho đất nƣớc. Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hóa về kinh tế, sự cạnh tranh trên thị trƣờng ngày càng trở nên quyết liệt thì chất lƣợng về sản phẩm và dịch vụ nhằm thõa mãn nhu cầu của khách hàng và thị trƣờng là nhân tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Chính vì vậy, công tác kiểm tra chất lƣợng sản phẩm ngay từ giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn hoàn tất luôn đƣợc ƣu tiên hàng đầu. Do đó, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần quan tâm và nghiên cứu về công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm ngành may. Nhận ra đƣợc tính tất yếu của kiểm tra chất lƣợng sản phẩm, trong thời gian thực tập tại công ty Sundia Bình Dƣơng cùng với sự góp ý giúp đỡ của các anh chị trong công ty, thầy cô, bạn bè và tìm hiểu sách báo, em đã chọn đề tài “Quy trình kiểm tra chất lƣợng sản phẩm quần đồng phục ở công ty Sundia Bình Dƣơng” làm đề tài nghiên cứu đồ án của mình. Tuy đây là một đề tài nghiên cứu còn sơ sài, trình độ bản thân còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót, song em hi vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo dành cho những ai quan tâm đến vấn đề này. Rất mong nhận sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè. 2. Mục đích nghiên cứu Hiểu đƣợc lịch sử hình thành, vai trò cũng nhƣ phƣơng pháp kiểm tra chất lƣợng của một sản phẩm. Nắm được công việc của nhân viên kiểm tra chất lượng. Nắm được quy trình kiểm tra chất lƣợng của một sản phẩm may cụ thể. 3. Giới hạn của đề tài Trong phạm vi kiến thức đã học, tìm hiểu từ giáo trình, sách, báo, từ thực tế tại xí nghiệp. 4. Phương pháp nghiên cứu Phƣơng pháp: Tìm hiểu thực tế tại công ty may, tìm hiểu cơ sở lý luận, nghiên cứu trong giáo trình, tài liệu chất lƣợng có chọn lọc và tổng hợp. 5. Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu tại công ty Sundia Bình Dƣơng.
Trang 1NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY
TPHCM, ngày tháng 5 năm 2015
Kí tên
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
TPHCM, ngày tháng 5 năm 2015
Kí tên
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tại trường chúng em đã được nhà trường và Khoa May Thời Trang tạo điều kiện cho chúng em khảo sát thực tế bằng việc trải qua gần 2 tháng thực tập tại Công ty Sundia Bình Dương Từ đó chúng em đã vận dụng những kiến thức đã được học ở nhà trường vào thực tế, nâng cao hiểu biết, giúp chúng em xác định khả năng, tay nghề của chính mình để chúng em vững tin hơn trong công việc tương lai của mình sau này
Chúng em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo Khoa May Thời Trang - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian vừa qua Với kiến thức nhỏ bé mà chúng em có được luôn cần một sự bổ sung trong biển kiến thức mênh mông của thầy cô, mong rằng các thầy cô tiếp tục dìu dắt giúp đỡ chúng em trên bước đường tương lai
Chúng em cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo Công Ty Sundia Bình Dương, lãnh đạo
các Phòng Ban đã tạo điều kiện cho chúng em được thực tập trong suốt thời gian vừa qua
và cung cấp đầy đủ các tài liệu, số liệu Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Anh Phạm Đức Huy Phó Tổng Giám đốc công ty và các anh chị công nhân viên trong công ty đã tận tình hướng dẫn để em hoàn thành cuốn báo cáo đồ án công nghệ này
Đây là lần đầu tiên chúng em thực hiện cuốn báo cáo này nên không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em mong được sự nhận xét và đóng góp ý kiền quý báu từ thầy cô
và quý công ty để cuốn báo cáo của chúng em hoàn thiện hơn
Cuối cùng, chúng em xin chúc toàn thể các thầy cô khoa May Thời Trang - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh nhiều sức khỏe, vững bước trên con đường sư phạm
Kính chúc toàn thể cán bộ, công nhân viên Công ty Sundia Bình Dương sức khỏe
và đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong lao động, đưa công ty ngày càng phát triển
TPHCM, ngày tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Trang 4MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 8
I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 8
1 Lịch sử hình thành công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm 8
1.1 Khái niệm chất lượng sản phẩm 8
1.2 Một số quan niệm về chất lượng 8
1.3 Lịch sử về quá trình phát triển của công tác quản lý chất lượng 8
1.4 Các phương pháp quản lý chất lượng 9
2 Giới thiệu tiêu chuẩn ISO 9000 9
2.1 Hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 9
2.2 Các triết lý ISO 9000 10
3 Vai trò của công tác kiểm tra chất lượng 10
4 Nội dung của công tác kiểm tra chất lượng 11
5 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ phận kiểm tra chất lượng 11
5.1 Chức năng của bộ phận KCS 11
5.2 Nhiệm vụ của bộ phận KCS 11
5.3 Quyền hạn của bộ phận KCS 12
II GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY SUNDIA BÌNH DƯƠNG 12
1 Khái quát chung 12
2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty 12
2.1 Chủ đầu tư: 12
2.2 Doanh nghiệp được đầu tư 13
3 Cơ cấu tổ chức công ty 14
4 Khách hàng chính và sản phẩm chủ lực 15
CHƯƠNG II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 17
I Công tác kiểm tra chất lượng tại công ty 17
1 Hệ thống quản lý chất lượng tại công ty 17
2 Sơ đồ tổng quát quá trình tạo ra sản phẩm 20
3 Nhân viên kiểm tra chất lượng trong công ty 21
Trang 5II Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm của một mã hàng cụ thể 22
1 Giới thiệu mã hàng 22
2 Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm ở từng bộ phận 23
2.1 Quy trình kiểm tra chất lượng ở phòng kỹ thuật 23
2.2 Quy trình kiểm tra chất lượng ở kho nguyên phụ liệu 24
2.3 Quy trình kiểm tra chất lượng ở bộ phận cắt 27
2.4 Quy trình kiểm tra chất lượng ở bộ phận may 36
2.5 Quy trình kiểm tra chất lượng ở bộ phận hoàn tất 41
3 Các lỗi thường gặp và một số biện pháp khắc phục 49
4 Đánh giá công tác kiểm tra chất lượng ở công ty 50
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN 51
CHƯƠNG IV: PHỤ ĐÍNH 53
Trang 6LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, mọi doanh nghiệp trên thế giới đều quan tâm tới chất lượng Một trong những mục tiêu của doanh nghiệp là nâng cao chất lượng của sản phẩm, cung cấp những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, đáp ứng một cách tối ưu nhu cầu của khách hàng Từ
đó, nâng cao khả năng cạnh tranh, củng cố vững chắc thị trường đã có và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp
Ở Việt Nam, một trong những yếu tố làm hạn chế mức tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước cũng như thị trường thế giới là chất lượng sản phẩm chưa cao Đặc biệt là ngành dệt may Việt Nam – một trong những ngành chiếm vị trí quan trong của nền kinh tế quốc dân Vì vậy, để sản phẩm dệt may đứng vững trên thị trường trong nước và thế giới thì vấn đề được quan tâm hàng đầu đó là chất lượng sản phẩm
Để có thể đóng góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu về công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm ngành may, em đã thực hiền cuốn đồ án này Trình độ còn nhiều hạn chế, không tránh những sai sót, và em cũng hy vọng đây là một đề tài tham khảo của những ai quan tâm đến vấn đề này Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô
và các bạn Em xin chân thành cảm ơn
Trang 7GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1 Lý do chọn đề tài
Có thể nói, dệt may luôn là ngành công nghiệp tiên phong trong chiến lược phát triển kinh tế, mang lại nguồn lợi nhuận khá lớn cho đất nước Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hóa về kinh tế, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên quyết liệt thì chất lượng về sản phẩm và dịch vụ nhằm thõa mãn nhu cầu của khách hàng và thị trường là nhân tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp Chính vì vậy, công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm ngay từ giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn hoàn tất luôn được ưu tiên hàng đầu Do đó, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần quan tâm và nghiên cứu
về công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm ngành may
Nhận ra được tính tất yếu của kiểm tra chất lượng sản phẩm, trong thời gian thực tập tại công ty Sundia Bình Dương cùng với sự góp ý giúp đỡ của các anh chị trong công
ty, thầy cô, bạn bè và tìm hiểu sách báo, em đã chọn đề tài “Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm quần đồng phục ở công ty Sundia Bình Dương” làm đề tài nghiên
cứu đồ án của mình Tuy đây là một đề tài nghiên cứu còn sơ sài, trình độ bản thân còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót, song em hi vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo dành cho những ai quan tâm đến vấn đề này Rất mong nhận sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè
2 Mục đích nghiên cứu
Hiểu được lịch sử hình thành, vai trò cũng như phương pháp kiểm tra chất lượng của một sản phẩm
Nắm được công việc của nhân viên kiểm tra chất lượng
Nắm được quy trình kiểm tra chất lượng của một sản phẩm may cụ thể
3 Giới hạn của đề tài
Trong phạm vi kiến thức đã học, tìm hiểu từ giáo trình, sách, báo, từ thực tế tại xí nghiệp
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp: Tìm hiểu thực tế tại công ty may, tìm hiểu cơ sở lý luận, nghiên cứu trong giáo trình, tài liệu chất lượng có chọn lọc và tổng hợp
5 Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu tại công ty Sundia Bình Dương
Trang 8- Theo từ điển Oxford: “Chất lượng là mức độ hoàn thiện, đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, thông số cơ bản”
- Theo định nghĩa của nước Việt Nam:
TCVN 5814: 1994 (ISO 8402: 1994): “ Chất lượng là một tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thoả mãn những nhu cầu đã được công bố hay tiềm ẩn”
TCVN 9001: 2000 (ISO 9001: 2000): “Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng những nhu cầu đã được nêu ra ngầm hiểu hay bắt buộc
- Theo giáo sư Mỹ Juran: “Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu”
1.3 Lịch sử về quá trình phát triển của công tác quản lý chất lượng
Từ trước thế chiến thứ hai, trong công nghiệp người ta chủ yếu dùng phương thức kiểm tra chất lượng sản phẩm để quản lý chất lượng sản phẩm Chủ trương của phương pháp này là cứ để hư hỏng xảy ra và ta sẽ loại bỏ nó sau khi sản xuất Dần dần người ta thấy rằng, việc đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng theo kiểu như vậy rất tốn kém
vì chúng hoàn toàn không ngăn được hư hỏng xảy ra Do vậy, người ta phải tìm ra một phương thức quản lý chất lượng mới vừa gây ít tổn thất vừa có khả năng ngăn ngừa hư
Trang 9hỏng xảy ra Và phương thức quản lý chất lượng sản phẩm mới, thông qua việc kiểm soát chất lượng của quá trình sản xuất ra đời
Kiểm soát chất lượng được giới thiệu tại Nhật Bản vào những năm 50 và được phát triển từ SQC ( Kiểm soát chất lượng bằng phương pháp thống kê) thành TMQ ( quản lý chất lượng toàn diện)
1.4 Các phương pháp quản lý chất lượng
Kiểm tra chất lượng sản phẩm – I ( Inspection):
Đây là phương pháp sơ khai nhất, dùng để kiểm tra chất lượng sản phẩm ở cuối mỗi quá trình sản xuất
Kiểm soát chất lượng – QC ( Quality Control):
Dùng để kiểm soát các yếu tố cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng là 4M + I + E Phương pháp này được thực hiện từ đầu quá trình sản xuất nên có ưu điểm hơn phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm
Đảm bảo chất lượng – QA ( Quality Assurance):
Là toàn bộ hoạt động có kế hoạch, có tổ chức, được tiến hành trong một hệ thống đảm bảo chất lượng: đảm bảo nội bộ và đảm bảo chất lượng bên ngoài
Kiểm soát chất lượng toàn diện – TQC ( Total Quality Control):
Là phương pháp thực hiện kiểm soát cả chất lượng và chi phí
Quản lý chất lượng toàn diện – TQM ( Total Quality Management):
Tập trung vào việc quản lý các hoạt động liên quan đến con người, thu hút sự tham gia của các thành viên trong doanh nghiệp Là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay
vì thoả mãn nhu cầu của khách hàng ở tất cả các giai đoạn trong và ngoài sản xuất
2 Giới thiệu tiêu chuẩn ISO 9000
2.1 Hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000
ISO (International Organization for Standardization) được thành lập năm 1946 là một tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa của các nước, có mục đích tạo thuận lợi giao thương quốc tế và phát triển hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, khoa học, kỹ thuật, kinh tế… Trong đó, điều quan trọng của tổ chức này là góp phần vào việc thúc đẩy và đảm bảo cho việc trao đổi hàng hóa giữa các nước thành viên
Tính đến nay có hơn 100 thành viên trên thế giới Việt Nam là thành viên chính thức từ năm 1977 Sau nhiều năm nghiên cứu xây dựng và sửa đổi, ISO 9000 được công
Trang 10bố năm 1987 bao gồm 5 tiêu chuẩn bao gồm Hướng dẫn sử dụng và chọn lựa (ISO 9001,
9002, 9003) và hướng dẫn cơ bản về các hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9004)
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 quy tụ kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực quản lý và đảm bảo chất lượng trên cơ sở việc phân tích các quan hệ giữa người mua và nhà sản xuất Đây là phương tiện hiệu quả giúp các nhà sản xuất tự xây dựng và áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng ở cơ sở mình, đồng thời cũng là phương tiện bên mua có thể căn cứ vào
đó tiến hành kiểm tra người sản xuất, kiểm tra sự ổn định của sản xuất và chất lượng của sản phẩm trước khi kí hợp đồng Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 thực chất là chứng nhận hệ thống đảm bảo chất lượng chứ không phải là kiểm định chất lượng sản phẩm
2.2 Các triết lý ISO 9000
- Chỉ có thể sản xuất ra một sản phẩm, một dịch vụ có chất lượng, có tính cạnh tranh cao khi mà cả hệ thống được tổ chức tốt, hiệu quả
- Để hoạt động có hiệu quả và kinh tế nhất phải làm đúng, làm tốt ngay từ đầu
- Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, ISO 9000 đề cao vai trò phòng ngừa là chính trong mọi hoạt động tổ chức
- ISO 9000 cho rằng mục đích của hệ thống đảm bảo chất lượng là thoả mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng, của xã hội
- ISO 9000 đề cao vai trò dịch vụ theo nghĩa rộng, tức là quan tâm đến phần mềm của sản phẩm, đến dịch vụ sau bán
- Về trách nhiệm đối với hoạt động của tổ chức, ISO 9000 cho rằng thuộc về người quản lý
- ISO 9000 quan tâm đến chi phí để thoả mãn nhu cầu – cụ thể là với giá thành Phải tìm cách giảm chi phí ẩn của sản xuất SCP
- Điều nổi bật xuyên suốt toàn bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là vấn đề quản trị liên quan đến con người – Quản trị phải dựa trên tinh thần nhân văn ISO 9000 đề cao vai trò con người trong tổ chức
3 Vai trò của công tác kiểm tra chất lượng
- Tôn trọng hoàn toàn nhân cách của mọi thành viên
- Thống nhất nỗ lực của mọi thành viên, tạo ra hệ thống nhịp nhàng trong mọi hoạt động
- Tổ chức các hoạt động nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng như yêu cầu
- Kích thích ước vọng của mọi thành viên đạt tới mức chất lượng cao nhất bằng nghiên cứu, triển khai sản phẩm Từ đó, họ say mê học tập để sáng tạo
- So sánh chất lượng thực tế với kế hoạch để phát hiện những sai lệch và đưa ra những quyết định hiệu quả
Trang 11- Đánh giá việc thực hiện chất lượng trong thực tế của tổ chức Coi quá trình làm việc không lỗi là kim chỉ nam cho hành động – Phương pháp đơn giản nhất nhưng khó thực hiện nhất
- Nâng cao sự phồn thịnh, uy tín của doanh nghiệp, nâng cao lợi nhuận và thu nhập của thành viên
4 Nội dung của công tác kiểm tra chất lượng
- Kiểm tra chất lượng các loại nguyên phụ liệu, bán thành phẩm mua ngoài trước khi nhập xưởng
- Kiểm tra chất lượng bán thành phẩm, sản phẩm dở dang trên chuyền, công đoạn
và chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng
- Kiểm tra tình hình chấp hành qui định qui phạm kỷ luật, những điều kiện chuẩn bị sản xuất, thông số kỹ thuật, các thiết bị máy móc và những dụng cụ đo lường có liên quan đến chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất
- Kiểm tra điều kiện đóng gói, bao bì, bảo quản, chuyên chở trước khi xuất xưởng
5 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ phận kiểm tra chất lượng
5.1 Chức năng của bộ phận KCS
- Tham mưu và đề xuất với ban lãnh đạo công ty về công tác tổ chức quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm
- Bao quát chung về công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm
- Thành lập các bộ phận đảm nhận các hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm trong công ty (KCS)
- Phối hợp với khách hàng tiếp nhận lắng nghe và hành động khắc phục
- Quản lý và giám sát việc thực hiện các nội qui về cấp phát vật tư, nguyên phụ liệu sản xuất
- Phổ biến và hướng dẫn đến từng tổ sản xuất các yêu cầu về chất lượng sản phẩm
- Phục vụ công tác kiểm final với khách hàng
- Tập huấn KCS mới về việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng cách thức thực hiện hệ thống và ghi báo cáo
- Lập biên bản những trường hợp sai quy trình kỹ thuật và xác định trách nhiệm thuộc về ai
- Tham gia giải quyết những khiếu nại của khách hàng về chất lượng của sản phẩm
Trang 12- Kiến nghị cho tái chế, sản xuất lại những mã hàng không đạt yêu cầu chất lượng
II GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY SUNDIA BÌNH DƯƠNG
1 Khái quát chung
Công ty Sundia Bình Dương là công ty có 100% vốn Nhật Bản, chuyên sản xuất
về may quần Jeans, kaki xuất khẩu
Địa chỉ: Lô 03, KCN Việt Hương, Thuận An, Bình Dương
2000 quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Xét đơn hồ sơ dự án thành lập CÔNG TY SUNDIA BÌNH DƯƠNG của CÔNG
TY TNHH SUNDIA (Nhật Bản) do ông Jukinori Fujita (quốc tịch Nhật Bản) làm đại diện nộp ngày 26 tháng 8 năm 2003 Cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
2.1 Chủ đầu tư:
- Tên công ty: CÔNG TY TNHH SUNDIA
- Trụ sở chính: Japan, Osaka – Fu, Higashi Osaka – shi, Nishi Ishikiri -cho 7 – 3 –
8
- Ngày thành lập công ty: 01/02/1961
- Người đứng đầu công ty: Ông Katsuhiko Nagayama
- Chức vụ: Tổng Giám đốc
Trang 13- Đại diện được uỷ quyền: Ông Yukinori Fujita
- Ngành nghề kinh doanh:
Sản xuất, buôn bán các loại sản phẩm may mặc
Xuất nhập khẩu các loại quần áo Jean và các loại thường mặc khác
Buôn bán và cho thuê bất động sản; đại lý bảo hiểm thiệt hại
Các hoạt động liên quan đến mục trên
- Giấy chứng nhận đăng kí công ty số: 31-41800/số serie: 002801
- Đăng ký tại: Cục Tư pháp thành phố Osaka
- Tổng số vốn đăng ký: 120 triệu yên Nhật
- Số cổ phiếu đã phát hành: 240,000
2.2 Doanh nghiệp được đầu tư
- Tên tiếng Việt: CÔNG TY SUNDIA BÌNH
DƯƠNG
- Tên giao dịch: Sundia Binhduong Co., Ltd
- Địa chỉ: Lô 03 – KCN Việt Hương – Thuận An –
Trang 14Sơ đồ bố trí công ty Sundia Bình Dương
3 Cơ cấu tổ chức công ty
Sơ đồ tổ chức công ty
Tổng giám đốc
Giám đốc điều hành
Giám đốc kỹ thuật
B.P Xuất nhập khẩu
B.P
Kỹ thuật
BP
Hoàn tất
B.P sản xuất
Trang 15- Tổng Giám Đốc: Là người điều hành cao nhất của công ty, có quyền quyết định tất
cả các vấn đề của công ty, cũng là người chịu trách nhiệm cao nhất trước nhà nước
về tập thể lao động, về việc điều hành cũng như kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
- Giám đốc điều hành: Phụ trách công ty, điều hành chung của công ty như nhân
sự, kinh doanh, sản xuất
- Giám đốc kỹ thuật: Phụ trách, điều hành về các vấn đề kỹ thuật, sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu công ty
- Các bộ phận: Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về phần việc liên quan đến công việc của mình:
Bộ phận hành chính nhân sự: Phụ trách điều hành nhân sự, đào tạo nâng cao chuyên môn cho cán bộ công nhân viên Tổ chức lưu hồ sơ, theo dõi thực hiện các chính sách chế độ của công ty đối với người lao động
Bộ phận kế toán tài vụ: Tổ chức công tác kế toán đúng pháp luật, quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn, vật tư, nguyên vật liệu của công ty
Bộ phận kỹ thuật: Thiết kế mẫu theo quy định của khách hàng, dựa vào sản phẩm mẫu yêu cầu các phân xưởng thực hiện đúng theo yêu cầu mầu mã, chất lượng mẫu theo quy định
Bộ phận sản xuất: Chịu trách nhiệm điều hành trực tiếp các phân xưởng, đề ra các kế hoạch sản xuất Căn cứ theo hợp đồng gia công sẽ lập lịch sản xuất cho các mã hàng, theo dõi tiến độ sản xuất ở các xưởng, đồng thời lập kế hoạch sản xuất thêm giờ để đúng tiến độ sản xuất
Bộ phận xuất nhập khẩu: Chịu trách nhiệm sản xuất thành phẩm theo hợp đồng
đã ký và nhập nguyên phụ liệu cho sản xuất
Trang 17CHƯƠNG II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I Công tác kiểm tra chất lượng tại công ty
1 Hệ thống quản lý chất lượng tại công ty
Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh mà mỗi đơn vị có những quy trình hoạt động khác nhau Đối với công ty may cũng vậy Tuy nhiên cốt lõi của quy trình sản xuất dù có đặc điểm khác nhau nhưng vẫn dựa vào quy trình sản xuất chung đối với ngành may mặc mà ta đã học trên lý thuyết Dưới đây là quy trình công nghệ sản xuất hàng may mặc:
Trang 18Sơ đồ quá trình sản xuất may công nghiệp
Trang 19- Công ty áp dụng công cụ trực quan 5S với mục đích:
1) Sàng lọc: Để lại những thứ cần thiết và vứt bot những thứ không cần thiết 2) Sắp xếp: Để đồ vật ở tư thế sẵn sàng cho ai và lúc nào nhìn thấy cũng hiểu được
3) Sạch sẽ: Lau chùi, quét dọn, sơn phết, mài dũa sao cho sạch sẽ
4) Săn sóc: Luôn luôn trong tình trạng sạch và mới
5) Sẵn sàng: Tất cả mọi người đều tuân thủ kỷ luật và chào buổi sáng
Trang 202 Sơ đồ tổng quát quá trình tạo ra sản phẩm
Nhập khẩu nguyên liệu và lưu kho
Kế hoạch cắt và nhận yêu cầu sản xuất
May lắp ráp sản phẩm
Xuất khẩu sản phẩm Đóng gói sản phẩm
May mẫu đầu chuyền
Kiểm tra và ghi các lưu ý
Kiểm tra
Giao wash (nếu có) Cân đối và báo cáo tiến độ
Kiểm chất lượng sản phẩm Họp triển khai
Chuẩn bị sản xuất
Trang 21Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm là một công việc vô cùng quan trọng, quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp Vì thế, mỗi công ty cần có một quy trình kiểm soát chất lượng thật chặt chẽ
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt hiệu quả, công ty đã đưa ra quy trình kiểm soát chuẩn cho sản phẩm
Sơ đồ quy trình kiểm hàng
3 Nhân viên kiểm tra chất lượng trong công ty
- Nhân viên KCS inline trong công ty phải kiểm tra 100% chất lượng từng công đoạn của bán thành phẩm
- Nhân viên KCS của công ty, tổ trưởng, kỹ thuật chuyền, khách hàng ( nếu có ) sẽ kiểm tra từ 10 đến 15 sản phẩm đầu tiên ra chuyền Nếu có lỗi, sai sót nhiều thì
Trang 22cùng mọi người với Giám đốc khắc phục ngay, có những biện pháp sửa chữa sai sót để đảm bảo chất lượng cho những sản phẩm tiếp theo
- Nhân viên KCS đầu chuyền, KCS trái, KCS phải sẽ kiểm tra thành phẩm
- Khi kiểm tra sản phẩm không đạt chất lượng phải cột vào miếng giấy có ghi lỗi và ghi rõ lỗi ở vị trí nào, đồng thời dán dấu stick vào vị trí đó
- Phải để hàng đã kiểm tra, hàng chờ xử lý, hàng chưa kiểm tra đúng nơi quy định, tránh gây nhầm lẫn
- Nhân viên KCS sẽ kiểm tra lại các công đoạn đã bị lỗi của các sản phẩm không đạt chất lượng đã tái chế cho đến khi hàng đạt yêu cầu chất lượng
- Kiểm tra tỉ lệ thông số của tất cả các sản phẩm may ra trong ngày
- Kiểm tra tổng thể của sản phẩm
- Ghi kết quả kiểm tra hàng ngày vào “báo cáo kiểm hàng” và gửi lên Giám đốc
II Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm của một mã hàng cụ thể
Trang 23Hình ảnh quẩn mẫu mã hàng 1335
2 Quy trình kiểm tra chất lƣợng sản phẩm ở từng bộ phận
2.1 Quy trình kiểm tra chất lƣợng ở phòng kỹ thuật
Tiếp nhận thông tin: Kiểm rập với TLKT và mẫu gốc của khách hàng, nếu phát hiện có chỗ không phù hợp phải làm việc trực tiếp với khách hàng
Kiểm tra ống vải: Sau khi vải về kho, nhân viên phòng kỹ thuật sẽ tiến hành test vải để kiểm tra độ co rút, và đo khổ vải, số liệu thu đƣợc sẽ gia giảm trong khi thiết kế mẫu và để đối chiếu trong công tác giác sơ đồ
Trang 24Nhân viên phòng kỹ thuật đo khổ vải
Kiểm tra rập mẫu: Nhân viên rập sẽ chỉnh rập theo TLKT và mẫu gốc mà khách hàng gửi tới, kèm theo những góp ý và test ống trước đó rồi kiểm tra thông số mẫu
Giác sơ đồ: Nhân viên giác sơ đồ phải kiểm tra kỹ về mã hàng, cỡ vóc đang giác
có phù hợp với bảng tác nghiệp sơ đồ Sau khi giác xong, nhân viên giác sơ đồ phải kiểm tra xem đã đúng chi tiết, đúng hình dáng mẫu hay chưa
Kiểm tra may mẫu: Kiểm tra may mẫu cũng là kiểm tra rập có chính xác hay không, kiểm độ co rút, kiểm tra lại các thông số, xác định qui trình may cho sản phẩm Sau đó đem cho khách hàng duyệt mẫu, chỉ khi mẫu được khách hàng chấp nhận mới cho sản xuất hàng loạt
2.2 Quy trình kiểm tra chất lượng ở kho nguyên phụ liệu
Kho có chức năng tiếp nhận nguyên phụ liệu, kiểm tra xác định số lượng và chất lượng sau khi phân loại
Nhân viên kho căn cứ vào tài liệu kỹ thuật của mã hàng để đối chiếu, ghi các số liệu và tem của kiện hàng… Tất cả các loại nguyên phụ liệu như vải, chỉ, keo,… đều phải được kiểm tra trước khi vào sản xuất
Khi cấp phát nguyên phụ liệu phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất, phiếu cắt, mẫu
sơ đồ giác, định mức, tỉ lệ cỡ vóc của tài liệu kỹ thuật để đối chiếu cấp phát
Trang 25Quy trình kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu:
- Kiểm tra trước khi nhập kho: 5 – 10%
- Kiểm tra tại kho: 100%
Chuẩn bị packing list, chứng từ nhập, tài liệu hướng dẫn kiểm tra, biên bản ghi nhận, bảng màu
Nhận hàng, kiểm tra số lượng,
đưa về kho
Phá kiện, kiểm tra , đo đếm
Trang 26 Kiểm tra nguyên liệu:
Chất lượng vải có ảnh hưởng tới nhiều khâu sản xuất, vải lỗi nhiều sẽ ảnh hưởng đến tiến độ cắt, thay thân, tăng định mức tiêu hao nguyên phụ liệu
- Kiểm tra mặt vải:
Kiểm tra màu sắc, chủng loại
Kiểm tra độ đồng màu trên suốt chiều dài tấm vải ( bằng mắt thường)
Kiểm tra đường kẻ, sọc ( nếu có)
- Kiểm tra khổ vải: phải đo chính xác, đo đầu, giữa và cuối cây vải
- Kiểm tra chiều dài cây: Ghi nhận chiều dài cây vải theo tem
Kiểm tra phụ liệu:
- Kiểm tra số lượng chất lượng nguyên phụ liệu
- Tất cả phụ liệu nhận về phải được kiểm tra đối chiếu với bảng màu được duyệt : kiểm tra về màu sắc, chủng loại, size, các ký hiệu trên phụ liệu
- Đối chiếu số liệu giữa bảng
Backing list, invoice, và số