1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh thái nguyên

132 164 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 2,55 MB

Nội dung

Mặt khác, các nghiên cứu trên chủ yếu đề cập đến công tác kiểm tra nội bộ về nghiệp vụ tín dụng của NHTM, đó là công tác kiểm tra chất lượng sản phẩmtín dụng sau khi Ngân hàng đã cung ứn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ MINH TUYÊN

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM

TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM,

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ MINH TUYÊN

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM

TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM,

CHI NHÁNH THÁI

NGUYÊN

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60.34.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS.NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưacông bố tại bất cứ nơi nào Mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là những thôngtin xác thực

Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình

Thái Nguyên, ngày tháng 9 năm 2014

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Minh Tuyên

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Qua quá trình nghiên cứu làm luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, ủng

hộ của cô giáo hướng dẫn, các anh, chị, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình tôi đã tạođiều kiện để tôi có thể hoàn thiện luận văn này

Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Nhung, côgiáo hướng dẫn luận văn cho tôi, cô đã giúp tôi có phương pháp nghiên cứu đúngđắn, nhìn nhận vấn đề một cách khoa học, lôgíc, qua đó đã giúp cho đề tài của tôi

có ý nghĩa thực tiễn và có tính khả thi

Tiếp theo, tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Ngân hàng Thương mại

Cổ phần Đầu tư Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên, Các chuyên giatrong lĩnh vực kiểm tra chất lượng sản phẩm, và các đồng nghiệp đã giúp tôi nắmbắt được thực trạng, cũng như những vướng mắc và đề xuất trong công tác Hoànthiện quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng tại Ngân hàng Thương mại

Cổ phần Đầu tư Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp đãgóp ý và tạo điều kiện cho tôi để tôi có thể hoàn thành luận văn

Ngoài ra, bên cạnh sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn, các đồng nghiệp,tôi còn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè và gia đình để hoàn thành luậnvăn

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS.Nguyễn Thị Hồng Nhung đãtận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thànhluận văn tốt nghiệp này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Thị Minh Tuyên

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN .ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .vii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC CÁC HÌNH .ix

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan về đề tài nghiên cứu 2

3 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu 2

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 4

6.Những đóng góp mới của đề tài 4

7 Bố cục của đề tài 5

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TÍN DỤNG CỦA NHTM 6

1.1 Cơ sở lý luận 6

1.1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại 6

1.1.2 Sản phẩm tín dụng của ngân hàng thương mại

9 1.1.3.Chất lượng sản phẩm 14

1.1.4.Vai trò của công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng

16 1.1.5 Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng của ngân hàng:

17 1.1.6 Các công cụ kiểm tra 19

1.1.7 Các nhân tố ảnh hưởng tới kiểm tra CLSP tín dụng ngân hàng 21

1.2 Cơ sở thực tiễn kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng ở một số ngân hàng thương mại trong nước 25

1.2.1 Kiểm tra CLSP tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Trang 7

1.2.2 Kiểm tra CLSP tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển

nông thôn Việt Nam (Agribank) 28

1.2.3 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) 30

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

2.1 Câu hỏi nghiên cứu 32

2.2 Phương pháp nghiên cứu 32

2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

32 2.2.2 Thu thập số liệu nghiên cứu 33

2.2.3 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu nghiên cứu 35

2.2.4 Phân tích số liệu nghiên cứu 36

2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 38

Chương 3: THỰC TRẠNG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TÍN DỤNG TẠI BIDV THÁI NGUYÊN 40

3.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên 40

3.1.1 Lịch sử hình thành 40

3.1.2 Tên gọi, địa chỉ 40

3.1.3 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức 40

3.1.4 Các sản phẩm tín dụng chính của BIDV Thái Nguyên 41

3.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển chi nhánh Thái Nguyên 42

3.2 Thực trạng công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên 49

3.2.1.Lưu đồ cung cấp sản phẩm tín dụng của chi nhánh BIDV 49

3.2.2.Bộ máy và quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng tại BIDV Thái Nguyên 50

3.2.3 Các quy trình và nội dung kiểm tra đang thực hiện tại BIDV Thái Nguyên

53 3.2.4 Đánh giá công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng tại của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên 57

Trang 8

3.3 Kết quả phân tích SOWT đối với kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng

tại của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên 64

3.3.1 Điểm mạnh (S) 64

3.3.2 Điểm yếu (W) 65

3.3.3 Cơ hội ( O) 65

3.3.4 Thách thức (T) 66

3.4 Phân tích cơ hội thách thức của BIDV trước yêu cầu phải hoàn thiện quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng

66 3.4.1.Cơ hội 66

3.4.2.Thách thức 69

Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TÍN DỤNG TẠI BIDV THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2014-2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020 72

4.1.Quan điểm định hướng, mục tiêu

72 4.1.1 Quan điểm định hướng 72

4.1.2 Mục tiêu của BIDV giai đoạn (2014-2015) định hướng đến 2020 73

4.2 Các yêu cầu hoàn thiện quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng ngân hàng 74

4.2.1 Hoàn thiện quy trình kiểm tra CLSP tín dụng để khắc phục các hạn chế tồn tại của các giải pháp kiểm tra CLSP tín dụng đang thực thi tại BIDV Thái Nguyên theo hướng sau: 74

4.2.2.Hoàn thiện quy trình kiểm tra CLSP tín dụng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng như: 74

4.2.3.Hoàn thiện quy trình kiểm tra CLSP tín dụng nhằm đáp ứng các yêu cầu của quản trị ngân hàng

75 4.3 Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm tra CLSP tín dụng tại BIDV Thái Nguyên 75 4.3.1 Giải pháp hoàn thiện Quy trình kiểm tra CLSP tín dụng ngân hàng

nhằm tăng cường kiểm tra trước khi giải ngân, đảm bảo tính độc

lập

Trang 10

4.3.2 Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm tra kết hợp với nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực 774.3.3 Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm tra theo hướng phân công công

việc hợp lý 784.3.4.Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm tra trên cơ sở tăng cường giám sát

bằng hệ thống công nghệ thông tin 80

4.3.5.Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm tra kết hợp với áp dụng chế tài xử

lý cán bộ NH khi không thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ 814.3.6.Hoàn thiện quy trình kiểm tra cùng với xây dựng các chính sách dành

cho hoạt động kiểm tra CLSP tín dụng ngân hàng 824.4 Kiến nghị với ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam 834.4.1 Xây dựng phần mềm kiểm tra CLSP trong toàn hệ thống 834.4.2 Thực hiện chuyên môn hóa từng bước trong quy trình cấp tín

dụng cho khách hàng 844.4.3.Xây dựng chính sách đối với cán bộ làm công tác kiểm tra CLSP tín dụng 84

KẾT LUẬN 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC 88

Trang 12

Bảng 3.4 Tình hình dư nợ tại Chi nhánh BIDV Thái Nguyên 47Bảng 3.5 Khối lượng sản phẩm tín dụng của BIDV Thái Nguyênqua các năm

2011-2013 48Bảng 3.6 Số lượng cán bộ làm công tác kiểm tra CLSP tín dụng 52

Bảng 3.7 Độ tuổi cán bộ làm công tác kiểm tra CLSP tín dụng 52

Bảng 3.8.Thời gian công tác của cán bộ làm công tác kiểm tra CLSP TD 53Bảng 3.9.Trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác kiểm tra CLSP TD 53

Bảng 3.10.Tình hình kiểm tra CLSP tín dụng của BIDV Thái Nguyên 57

Trang 13

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh BIDV Thái Nguyên

44

Hình 3.2 Biểu đồ thị phần tín dụng BIDV các năm 2011-2013 46

Hình 3.3 Biểu đồ dư nợ tại Chi nhánh BIDV Thái Nguyên 47

Hình 3.4 Biểu đồ kiểm tra CLSP tín dụng của BIDV Thái Nguyên 58

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hoá, hệ thống ngân hàngthương mại (NHTM) Việt Nam ngày càng phát triển và trở thành các trung gian tàichính đưa vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, đáp ứng được nhu cầu về vốn của nềnkinh tế

Đối với thị trường Việt, sản phẩm tín dụng vẫn là sản phẩm truyền thống,chủ yếu của các Ngân hàng thương mại, đây là sản phẩm tạo ra 70%-80% doanhthu cho các Ngân hàng Tuy nhiên, trong những năm 2005-2010, tăng trưởng tíndụng của các NHTM Việt Nam quá cao và cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởngGDP đã làm cho tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng thương mại tăng lên, làm giảm quátrình luân chuyển vốn, giảm tăng trưởng nền kinh tế Chính vì vậy, nhu cầu cầnkiểm soát chất lượng sản phẩm tín dụng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết đối vớicác nhà quản trị ngân hàng và điều hành vĩ mô của chính phủ

Được thành lập từ ngày 26 tháng 04 năm 1957, trải qua 57 năm xây dựng vàtrưởng thành với chức năng nhiệm vụ chủ yếu ban đầu là cấp phát vốn và cho vayđầu tư phát triển theo kế hoạch nhà nước, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triểnViệt Nam (BIDV) chỉ chính thức hoạt động như một NHTM từ năm 1990 Đến nay,BIDV Thái Nguyên là một trong 125chi nhánh cấp 1 trực thuộc hệ thống BIDV.Trong nhiều năm qua BIDV Thái Nguyên luôn có thị phần tín dụng ở tốp đầu trênđịa bàn Năm 2013, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, nhiều NHTM cótăng trưởng tín dụng rất thấp nhưng tổng dư nợ của chi nhánh vẫn tăng 12,2% và

tỷ lệ nợ xấu luôn <1,2% Mặc dù vậy, các nhà quản trị BIDV Thái Nguyên luôn phảitìm mọi giải pháp để giải quyết mâu thuẫn giữa tăng trưởng tín dụng, tăng thị phầnkinh doanh với kiểm soát nợ xấu và hạn chế thấp nhất chi phí trích dự phòng rủi ro

Để đảm bảo yêu cầu tăng trưởng tín dụng và hạn chế rủi ro, tác giả chọn đề

tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên” làm luận văn thạc sỹ với hy vọng được

đóng góp một số giải pháp tăng cường công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm tíndụng, giảm tỷ lệ nợ xấu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng

Trang 15

2 Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Vấn đề kiểm tra chất lượng tín dụng nhằm hạn chế rủi ro không còn là vấn

đề mới mẻ đối với NHTM Đã có một số luận văn thạc sỹ về đề tài này như: “ Tăngcường kiểm soát tín dụng tại NH nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đà Nẵng”của tác giả Nguyễn Thị Phương Linh -năm 2010 Đề tài cũng đánh giá vai trò của

hệ thống kiểm soát nội bộ NH nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đà Nẵng và đưa

ra các giải pháp về thay đổi quy trình cấp tín dụng, đề nghị cần tách bạch giữa bộphận tín dụng và thẩm định tín dụng, cần nâng cao đào tạo nguồn nhân lực cho hệthống kiểm soát nội bộ… nhưng chưa đánh giá các phương pháp kiểm tra nội bộ đãthực hiện cũng như các giải pháp kiểm tra chất lượng tín dụng ngay từ khi tiếp cận

hồ sơ vay vốn khách hàng

Luận văn thạc sỹ kinh tế (năm 2012): “Nâng cao chất lượng tín dụng đối với

Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên” của tác

giả Bùi Thị Bích Huyền đã đánh giá chất lượng sản phẩm tín dụng tại BIDV TháiNguyên và đề ra giải pháp tăng cường khâu kiểm tra giám sát khoản vay….nhưngchưa đánh giá thực trạng kiểm tra giám sát quá trình cấp sản phẩm tín dụng củaNgân hàng…

Mặt khác, các nghiên cứu trên chủ yếu đề cập đến công tác kiểm tra nội

bộ về nghiệp vụ tín dụng của NHTM, đó là công tác kiểm tra chất lượng sản phẩmtín dụng sau khi Ngân hàng đã cung ứng sản phẩm ra thị trường nên việc khắcphục sai sót sau kiểm tra gặp rất nhiều khó khăn, mất rất nhiều thời gian và chi phícho Ngân hàng.Chính vì vậy, tôi thực hiện luận văn này nhằm mục đích tìm hiểumột cách cụ thể thực trạng quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụngtr

ư ớc khi giải ngân cho khách hàng, để có thể đánh giá những ưu điểm và hạnchế của quy trình kiểm tra và đưa ra các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm trachất lượng sản phẩm tín dụng tại BIDV Thái Nguyên trong điều kiện kinh tế hiệnnay

3 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trang 16

dụng tại BIDV Thái Nguyên và đưa ra các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm trachất

Trang 17

lượng sản phẩm tín dụng góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàngTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Thái Nguyên.

3.2.Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung vào các vấn đề chủ yếu như sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về sản phẩm tín dụng trong NHTM; quy trình cấptín dụng của NHTM

- Cơ sở lý luận về chất lượng sản phẩm; Quy trình kiểm tra chất lượng sảnphẩm tín dụng ngân hàng

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình kiểm tra chất lượngsản phẩm tín dụng

- Vận dụng cơ sở lý luận để đánh giá thực trạng công tác kiểm tra chất lượngsản phẩm tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Thái Nguyên;

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm tra chất lượngsản phẩm tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Thái Nguyên

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng Quy trình kiểm tra chất lượng sảnphẩm tín dụng (trọng tâm là các sản phẩm tiền vay) tại Ngân hàng TMCP Đầu tư vàphát triển Thái Nguyên

4.2.Phạm vi nghiên cứu

4.2.1 Phạm vi không gian: tỉnh Thái Nguyên.

4.2.2 Phạm vi thời gian: Số liệu sử dụng để phân tích được thu thập trong

khoảng thời gian 2011-2013 Các giải pháp đề xuất đến năm 2020

4.2.3 Phạm vi nội dung

Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, NHTM nào muốn nâng caohiệu quả hoạt động của mình nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng tăng củakhách hàng khi sử dụng sản phẩm của mình đều sử dụng các phương thức vàcông cụ quản lý chất lượng sản phẩm như: Kiểm tra chất lượng(Quality Inspection); Kiểm soát chất lượng (Quality Control - QC); Kiểm soát chấtlượng

Trang 18

toàn diện (Total Quality Control - TQC) và Quản lý chất lượng toàn diện (TotalQuality Management - TQM)

Trong phạm vi nội dung nghiên cứu của đề tài tác giả tập trung nghiên cứucông cụ quản lý chất lượng là K i ể m tra c h ấ t l ư ợng s ản ph ẩ m thông qua quy trìnhkiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triểnThái Nguyên trong 03 năm gần đây (2011-2013) nhằm tìm ra những điểm cần hoànthiện quy trình, bảo đảm cung cấp các sản phẩm tín dụng đạt chất lượng theoyêu cầu của khách hàng

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

5.1.Ý nghĩa khoa học của đề tài

Đề tài góp phần hệ thống hoá và hoàn thiện lý luận về quy trình kiểm trachất lượng sản phẩm tín dụng của ngân hàng thương mại, trong đó có áp dụngnhiều phương pháp nghiên cứu để phân tích tài liệu về thực trạng kiểm tra CLSP tíndụng, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm tra CLSP tín dụngtrên cơ sở những căn cứ đảm bảo tính khoa học

5.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

- Về thực tiễn, nghiên cứu này được triển khai góp phần giải quyết một thực

tế mà BIDV cũng như nhiều ngân hàng thương mại khác đang phải đối mặt, đó là:

+Mâu thuẫn biện chứng giữa mục tiêu tăng trưởng tín dụngvới thực trạnggia tăng nợ xấu, nợ quá hạn của Ngân hàng

+Hệ thống kiểm soát nội bộ của các Ngân hàng đã được thành lập và ngàycàng được củng cố, hoàn thiện…nhưng chất lượng tín dụng chưa được cải thiện,

tỷ lệ nợ xấu chưa được hạn chế triệt để

6 Những đóng góp mới của đề tài

- Đề tài nghiên cứu làm rõ hơn về chất lượng sản phẩm tín dụng của NHTM

và sự cần thiết phải kiểm tra CLSP tín dụng trước khi cung cấp sản phẩm cho kháchhàng

- Luận văn đã trình bày thực tiễn hoạt động kiểm tra CLSP tín dụng tại ngânhàng, đánh giá những ưu điểm và hạn chế đồng thời cung cấp cho ngân hàng mộtphương pháp chủ động để kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng, đề xuất một sốbiện pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm tra CLSP tín dụng tại BIDV Thái Nguyên

Trang 19

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Thực trạng kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng tại BIDV Thái Nguyên

Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm tra chất lượng sảnphẩm tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên giai đoạn2014-2015,định hướng đến 2020

Trang 20

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TÍN DỤNG CỦA NHTM

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại

1.1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại

Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩaViệt Nam thông qua ngày 16 tháng 06 năm 2010, tại Điều 4 có nêu: “Tổ chức tíndụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngânhàng Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổchức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân” “Ngân hàng thương mại là loạihình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt độngkinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợinhuận”

Như vậy, có thể hiểu NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vựctiền tệ với các hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụthanh toán qua tài khoản và thực hiện các hoạt động kinh doanh khác theo quyđịnh pháp luật nhằm mục tiêu lợi nhuận

1.1.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại

- Chức năng trung gian tín dụng là chức năng quan trọng và cơ bản nhất củamột NHTM, chức năng này không những cho thấy bản chất của NHTM mà còn chothấy nhiệm vụ chính yếu của NHTM Trong chức năng này - NHTM đóng vai trò làngười trung gian đứng ra tập trung, huy động nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗitrong nền kinh tế (bao gồm tiền tiết kiệm của các tầng lớp dân cư, vốn bằng tiềncủa các đơn vị, tổ chức kinh tế ) biến nó thành nguồn vốn tín dụng để cho vay(cấp tín dụng) đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh và vốn đầu tư cho các ngànhkinh tế và nhu cầu vốn tiêu dùng của xã hội Thông qua chức năng này, nhờ nguồnvốn lớn và luân chuyển liên tục sẽ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế

xã hội phát triển

Trang 21

chức năng quan trọng, không những thể hiện khá rõ bản chất của NHTM mà còn

Trang 22

cho thấy tính chất “đặc biệt” trong hoạt động của NHTM NHTM đứng ra làm trunggian để thực hiện các khoản giao dịch thanh toán giữa các khách hàng, giữa ngườimua, người bán để hoàn tất các quan hệ kinh tế thương mại giữa họ vớinhau Thực hiện chức năng trung gian thanh toán, NHTM trở thành người thủ quỹ

và là trung tâm thanh toán của xã hội Nhờ thực hiện chức năng này, cho phép làmgiảm bớt khối lượng tiền mặt lưu hành, tăng khối lượng thanh toán chuyển khoản,làm giảm bớt chi phí cho xã hội về in tiền, bảo quản, vận chuyển tiền tệ, tiết kiệmnhiều chi phí về giao dịch thanh toán Nhờ chức năng này mà hệ thống NHTM gópphần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển Tiền - Hàng, qua đó các mối quan hệ kinh tế -

xã hội được thực hiện cả trên bình diện quốc nội lẫn trên bình diện quốc tế Điềunày không những chắc chắn sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội trong nước pháttriển, mà còn thúc đẩy các quan hệ kinh tế thương mại và tài chính tín dụng quốc tếphát triển

- Chức năng cung ứng dịch vụ và các hoạt động kinh doanh khác có liênquan đó là các dịch vụ mà chỉ có các ngân hàng với những ưu thế của nó mới có thểthực hiện được một cách trọn vẹn và đầy đủ Các dịch vụ gắn liền với hoạt độngngân hàng không những cho phép NHTM thực hiện tốt yêu cầu của khách hàng màcòn hỗ trợ tích cực để NHTM thực hiện tốt hơn chức năng thứ nhất và thứ hai củaNHTM Một số hoạt động cụ thể trong chức năng này có thể kể đến như các dịch vụ

về ngân quỹ, kiều hối, chuyển tiền nhanh, ủy thác, tư vấn đầu tư, ngân hàng điện

tử (E-banking), v.v…

Đây là ba chức năng cơ bản của một NHTM, giữa chúng có mối quan hệ hữu

cơ chặt chẽ, vì vậy đòi hỏi sự định hướng hoạt động của một NHTM phải được xâydựng theo cách trải đều trên tất cả các chức năng này nhưng vẫn phải đảm bảođược tính đồng bộ Nếu một NHTM hoạt động trên nền tảng quá chú trọng vàomột chức năng mà xem nhẹ các chức năng khác sẽ dẫn đến hệ quả là hoạt độngcủa NHTM này sẽ ngày càng trở nên đơn điệu, thiếu tính phối hợp và hiệu quảmang lại chắc chắn sẽ không cao Nếu các NHTM đều chú trọng tất cả các chứcnăng và nhiệm vụ của mình, thì không những làm cho hoạt động kinh doanh cóhiệu quả hơn, tỷ suất lợi nhuận cao hơn, mà còn có khả năng phân tán rủi ro tronghoạt động kinh doanh ngân hàng Phối hợp hài hòa và coi trọng các chức năng nàythì các NHTM sẽ có cơ hội đứng vững hơn trong cuộc chạy đua trên thị trường

Trang 23

1.1.1.3 Các hoạt động của Ngân hàng thương mại

*) Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động kinh doanh cơ bản

và thường xuyên của các NHTM vì hoạt động này tạo ra nguồn vốn chủ yếu choNHTM NHTM được huy động vốn dưới những hình thức:

- Nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá

- Vay vốn của NHNN Việt Nam dưới hình thức tái cấp vốn theo quy địnhcủa Luật NHNN Việt Nam Vay vốn của TCTD, tổ chức tài chính trong nước và nướcngoài theo quy định của pháp luật

*) Hoạt động cấp tín dụng

Hoạt động tín dụng cũng là một hoạt động cơ bản của NHTM, đồng thời đâychính là hoạt động cung cấp một khối lượng vốn khổng lồ cho nền kinh tế NHTMđược phép cấp tín dụng dưới những hình thức như: Cho vay; Chiết khấu, tái chiếtkhấu; Bảo lãnh ngân hàng; Phát hành thẻ tín dụng; Bao thanh toán và các hìnhthức cấp tín dụng khác sau khi được NHNN Việt Nam chấp thuận

*) Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Dịch vụ cung ứng các phươngtiện thanh toán trong nước và quốc tế; Thực hiện dịch vụ thu hộ, chi hộ; Pháttriển các sản phẩm ngân hàng điện tử; tư vấn tài chính, giữ hộ tài sản, thanh toánséc

*) Các hoạt động khác:

- Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng; Mở tài khoản tiền gửi tại NHNNViệt Nam; Mở tài khoản thanh toán tại TCTD khác; Mở tài khoản tiền gửi, tàikhoản thanh toán ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối;

- Góp vốn đầu tư; Tham gia đấu thầu tín phiếu kho bạc, mua, bán công cụchuyển nhượng, trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN Việt Nam

và các giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ; Kinh doanh ngoại hối; ủy thác,đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm,quản lý tài sản theo quy định của NHNN Việt Nam

- Tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán: tổ chức thanh toán nội bộ,tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia; tham gia hệ thống thanhtoán quốc tế

Trang 24

- Các hoạt động khác của NHTM: Dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngânhàng, tài chính; các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn; Lưu

ký chứng khoán, kinh doanh vàng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đếnhoạt động ngân hàng …

1.1.2 Sản phẩm tín dụng của ngân hàng thương mại

do doanh nghiệp tạo ra nhằm đáp ứng những nhu cầu bên trong và bên ngoàidoanh nghiệp đều được gọi là sản phẩm Có thể nói sản phẩm là bất cứ cái gì cóthể cống hiến cho thị trường sự chú ý, sự sử dụng, sự chấp nhận, nhằm thỏamãn một nhu cầu, một ước muốn nào đó và mang lại lợi nhuận

Dịch vụ là kết quả tạo ra do các hoạt động tiếp xúc giữa người cung ứng,khách hàng và các hoạt động nội bộ của người cung ứng nhằm đáp ứng nhucầu của khách hàng

1.1.2.2 Sản phẩm tín dụng của Ngân hàng thương mại

Sản phẩm tín dụng ngân hàng là một sản phẩm (dịch vụ) tài chính, là việcthỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền, hoặc cam kết sử dụng mộtkhoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng một nghiệp vụ cho vay, chiết khấu,bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng hoặc bằng các nghiệp vụ cấp tín dụng khác

Sản phẩm tiền vay là một sản trong các sản phẩm tín dụng, theo đóngân hàng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vàomột mục đích xác định, trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyêntắc có hoàn trả cả gốc và lãi Có 02 loại tiền vay chính:

+ Sản phẩm “Cho vay vốn lưu động”: Là việc ngân hàng cho vay nhằm đápứng nhu cầu vốn lưu động hoặc nhu cầu hình thành các tài sản lưu động của Kháchhàng

Trang 25

+ Sản phẩm “Cho vay đầu tư dự án”: Là việc ngân hàng cho vay nhằm đápứng các nhu cầu hình thành tài sản cố định/bất động sản của Khách hàng như đầu

tư mới; đầu tư mở rộng công suất; đầu tư đổi mới công nghệ hoạt động sản xuấtkinh doanh

Sản phẩm “Chiết khấu”: Là việc ngân hàng mua lại các giấy tờ có giá củangười thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán

Sản phẩm “Bảo lãnh”: Là việc Ngân hàng cam kết bằng văn bản với bên cóquyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho kháchhàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện khôngđúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh

1.1.2.3 Vai trò của sản phẩm tín dụng đối với nền kinh tế, ngân hàng và doanh nghiệp

* Đối với nền kinh tế:

-Tín dụng là điều kiện đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn rathường xuyên, liên tục: Trong một thời điểm trong nền kinh tế luôn tồn tại hainhóm doanh nghiệp, một bên là ”nhóm tạm thời thừa vốn” và một bên là nhóm”muốn sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi này để sinh lời” Nhờ hoạt động cấp sảnphẩm tín dụng của Ngân hàng mà 2 nhóm doanh nghiệp này đều được thỏa mãnnhu cầu sử dụng vốn dẫn đến quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên,liên tục, nguồn vốn được sử dụng một cách tối đa

-Tín dụng thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung vốn góp phần thúc đẩy sựphát triển nền kinh tế: Bất kỳ một quốc gia nào muốn phát triển nền kinh tế đềucần phải có một nguồn vốn lớn để đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động,giảm giá thành sản phẩm, chiến thắng trong cạnh trạnh Nhưng để có lượng đầu

tư lớn như vậy thì chỉ có quan hệ tín dụng mới có thể đáp ứng được bởi chỉ cóquan hệ tín dụng mới tập trung huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh

tế và đáp ứng nhu cầu đó

-Tín dụng góp phần nâng cao mức sống của dân cư: Một trong những ví dụđiển hình để minh chứng cho điều này là thông qua tín dụng mà những người cóthu nhập thấp vẫn có thể có được nhà ở và phương tiện đi lại thông qua tíndụng trả góp của Ngân hàng

Trang 26

an sinh xã hội, tạo điều kiện cho mọi cá nhân và Doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận

Trang 27

vốn vay ngân hàng, góp phần ổn định kinh tế, xã hội luôn là nhiệm vụ quan trọngcủa mỗi quốc gia Các chương trình cấp tín dụng góp phần thực hiện chính sách xãhội của Chính phủ như: tín dụng hỗ trợ học phí cho sinh viên,tín dụng cho pháttriển kinh tế của hộ nghèo, cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay pháttriển nông nghiệp và nông thôn

-Là công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước: Cơ cấu nền kinh tế được quyếtđịnh bởi cơ cấu đầu tư, mà tín dụng là yếu tố quyết định đến cơ cấu đầu tư.Nhà nước thông qua hoạt động của các NHTM mà chủ yếu là hoạt động tín dụngnhằm điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế Do vậy tín dụng góp phần điều tiết vĩ mô nềnkinh tế, ổn định tiền tệ và ổn định giá cả

-Tín dụng góp phần mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, phát triển thịtrường:Tín dụng ngân hàng giúp Doanh nghiệp tăng cường hoạt động xuất nhậpkhẩu, mở rộng quan hệ kinh tế với các đối tác trên toàn thế giới, mở rộng thị phầnkinh doanh trên thị trường quốc tế

*Đối với khách hàng:

- Tín dụng ngân hàng đảm bảo cung ứng đủ vốn cho doanh nghiệp mộtnhân tố quan trọng giúp cho các doanh nghiệp duy trì và mở rộng quá trình sảnxuất kinh doanh, tạo thêm công ăn việc làmcho người lao động

- Trong quá trình cung cấp sản phẩm tín dụng, Ngân hàng chủ động tư vấncho doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả vào các lĩnh vực kinh doanh phù hợp vớiDoanh nghiệp, giúp Doanh nghiệp kinh doanh có lãi, đủ khả năng hoàn trả vốn vaycho ngân hàng

- Sản phẩm tín dụng ngân hàngtài trợ vốn trung dài hạn cho các dự án đầu

tư chiều sâu của doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanhnghiệp trên thị trường Vai trò này của Ngân hàng càng trở nên quan trọng khi màhầu hết các Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam chưa có khả năng huy độngvốn trên thị trường chứng khoán

- Trong quá trình cung ứng sản phẩm tín dụng ngân hàng thường xuyêngiám sát sử dụng vốn vay của Doanh nghiệp, buộc khách hàng phải tuân thủ các

kỷ luật tài chính…đã làm cho Doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả, tiết kiệm chiphí kinh doanh

Trang 28

* Đối với ngân hàng

Ngân hàng là tổ chức chuyên doanh trên lĩnh vực tiền tệ, nhận tiền gửi vàcung cấp vốn cho nền kinh tế…nên hoạt động tín dụng là hoạt động chính của ngânhàng thương mại, đây là hoạt động mang lại doanh thu chủ yếu cho Ngân hàng

Mở rộng cung cấp tín dụng cho khách hàng tạo điều kiện gia tăng các dịch

vụ ngân hàng phát triển như: thanh toán, bảo lãnh, dịch vụ thẻ…đảm bảo duy trì

và phát triển nền khách hàng của Ngân hàng, giúp cho ngân hàng ngày càng pháttriển bền vững

Hoạt động tín dụng tạo điều kiện cho Ngân hàng thực thi chính sách tiền

tệ của NHTW như:Chấp hành dự trữ bắt buộc, thực hiện thanh toán không dùngtiền mặt…

1.1.2.4 Quy trình cấp sản phẩm tín dụng của ngân hàng thương

mại

Quy trình cấp tín dụng gồm 6 bước sau:

Bước 1: Thiết lập hồ sơ tín dụng

Hồ sơ tín dụng của ngân hàng là tài liệu bằng văn bản, biểu hiện mối quan hệtổng thể của ngân hàng với khách hàng vay vốn Chất lượng tín dụng phụ thuộc rấtlớn vào sự hoàn chỉnh và chính xác của hồ sơ cho vay Vì vậy, khi thiết lập một hồ

sơ cho vay phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố:

- Các thông tin cơ bản về khách hàng xin vay

- Thông tin về tài chính hiện tại của khách hàng xin vay

- Lịch sử tài chính của khách hàng xin vay

- Thông tin về mục đích vay vốn

- Phương hướng hoạt động kinh doanh trong tương lai của khách hàng

- Thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng về việc vay vốn và trả nợ

- Những thông báo của ngân hàng cho khách hàng

- Báo cáo về kết quả kiểm tra tình hình sử dụng vốn

Tùy vào từng loại cho vay, kỹ thuật cho vay và quy mô của các khoản chovay mà ngân hàng thương mại quy định việc thiết lập bộ hồ sơ cho phù hợp Bộ hồ

sơ cho vay thường bao gồm các loại sau: hồ sơ do khách hàng lập và cung cấp chongân hàng, hồ sơ do ngân hàng lập, hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập

Trang 29

Bước 2: Phân tích tín dụng

Mục tiêu kinh doanh hàng đầu của các NHTM là lợi nhuận Trên con đườngtìm kiếm lợi nhuận tối đa, các NHTM luôn gặp phải một “rào cản” đó là rủi ro Đểphòng ngừa, hạn chế rủi ro các NHTM đã áp dụng nhiều biện pháp, trong đó biệnpháp cơ bản, có vị trí quan trọng nhất là phân tích đánh giá một cách toàndiện khách hàng trước khi cho vay Các ngân hàng tập trung phân tích, đánh giánhững mặt chủ yếu sau:

- Năng lực pháp lý của khách hàng

- Uy tín của khách hàng

- Phân tích tình hình tài chính của khách hàng

- Đánh giá về năng lực điều hành sản xuất kinh doanh của ban lãnh đạođơn vị khách hàng

- Thẩm định phương án kinh doanh/ dự án đề nghị vay vốn của khách hàng

- Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay

-Đánh giá toàn diện rủi ro và các phương pháp phòng ngừa

Nếu khách hàng được đánh giá là tốt như: có đủ tư cách trong kinh doanh,

có năng lực tài chính đảm bảo, chấp hành tốt các hợp đồng cho vay trong quákhứ và có triển vọng phát triển tương lai… thì sẽ được ngân hàng xem xét để chovay Ngược lại, nếu khách hàng không đáp ứng được những vấn đề trên thì ngânhàng sẽ từ chối cho vay

Bước 3: Quyết định tín dụng

Kết quả của quá trình phân tích tín dụng là đưa ra quyết định cho vay Trongthực tế những yêu cầu vay vốn có chất lượng tốt, việc quyết định cho vay đượcthực hiện một cách dễ dàng Tùy theo quy định phân cấp ủy quyền cấp tín dụngcủa mỗi ngân hàng mà các khoản vay được phê duyệt ở từng cấp độ khác nhau:

-Đối với những khoản vay nhỏ, mức độ an toàn cao ngân hàng thường giaoquyền cho cán bộ tín dụng quyết định

-Đối với những khoản vay lớn/những khoản vay có mức độ rủi ro… thuộcquyền phán quyết của Hội đồng tín dụng Trường hợp này cán bộ tín dụng trựctiếp nhận hồ sơ vay vốn có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ

và thẩm

Trang 30

định các điều kiện vay vốn của hồ sơ, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và phải ra được ý kiến có nên cho vay hay không cho vay và lập tờ trình trình Hội đồng tín dụng.

Bước 4: Giải ngân:

Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành cấp tín dụng cho khách hàng theo

hạn

m ứ c t í n dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng

Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hànghóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của kháchhàng và đảm bảo khả năng thu nợ Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuậnlợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng

Bước 5: Kiểm tra, giám sát và xử lý vốn vay

NHTM có trách nhiệm và có quyền kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sửdụng vốn vay và trả nợ của khách hàng

Giám sát và quản lý tín dụng được tiến hành từ khi tiền vay phát ra cho đếnkhi khoản vay được hoàn trả, nhằm đôn đốc khách hàng thực hiện đúng và đầy đủnhững cam kết đã thảo thuận trong hợp đồng tín dụng, phù hợp với đặc điểmhoạt động của ngân hàng và đặc điểm kinh doanh sử dụng vốn của khách hàng

Bước 6.Thanh lý hợp đồng tín dụng

Sau khi khách hàng trả hết nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi thì Ngân hàng tiếnhành thanh lý hợp đồng tín dụng và thực hiện giải chấp tài sản bảo đảm (nếucó), lưu hồ sơ và kết thúc quan hệ tín dụng với khách hàng

Các bước trên là một quá trình gắn bó chặt chẽ, ràng buộc, bổ sung, hỗ trợnhau để hoàn thiện, nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM Tuy nhiên, trongnền kinh tế thị trường luôn tồn tại mâu thuẫn về thông tin giữa NHTM với kháchhàng, dẫn đến ngân hàng có thể quyết định cấp những khoản tín dụng sai lầm dẫnđến mất khả năng thu hồi vốn Vì vậy ngoài việc NHTM phải xác định đúng về đốitượng cho vay thông qua hoạt động thẩm định theo quy trình thì cần phải làm tốtcông tác kiểm tra giám sát khoản vay nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng

1.1.3.Chất lượng sản phẩm

1.1.3.1 Khái niệm về chất lượng sản phẩm

Trang 31

kinh tế - kỹ thuật Nó được hình thành ngay từ khâu thiết kế, xây dựng phương

án sản

Trang 32

phẩm cho đến khâu sản xuất Quá trình sản xuất là khâu quan trọng nhất tạonên chất lượng và sau đó là trong quá trình lưu thông phân phối và sử dụng.Trong khi sử dụng, chất lượng sản phẩm được đánh giá đầy đủ nhất và cũng là

khâu quan trọng nhất trong quá trình sống của sản phẩm Do đó, Chất lượng sản

phẩm là tập hợp các thuộc tính của sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu của người

sử dụng trong những điều kiện kinh tế, khoa học, kỹ thuật, xã hội nhất định.

Tuy nhiên, đứng trên góc độ khác nhau và tùy theo mục tiêu, nhiệm vụ sảnxuất - kinh doanh mà các doanh nghiệp có thể đưa ra những quan niệm về chấtlượng sản phẩm khác nhau nhưng theo cách này hay cách khác thì trước hết chấtlượng sản phẩm phải bao gồm những tính chất đặc trưng của sản phẩm Đó

là những đặc tính khách quan thể hiện trong quá trình hình thành và sử dụngsản phẩm Đây là yếu tố mà người sản xuất phải quan tâm hàng đầu vì người tiêudùng luôn chú ý đến Chất lượng được là sự phù hợp của sản phẩm với mục đích

sử dụng của người tiêu dùng Chất lượng phải thể hiện các khía cạnh sau:

- Chất lượng sản phẩm là tập hợp các chỉ tiêu, các đặc trưng thể hiện tínhnăng kỹ thuật hay tính hữu dụng của nó

- Chất lượng sản phẩm được thể hiện cùng với chi phí Người tiêu dùngkhông chấp nhận mua một sản phẩm với bất kỳ giá nào

- Chất lượng sản phẩm phải được gắn liền với điều kiện tiêu dùng cụ thểcủa từng người, từng địa phương Phong tục, tập quán của một cộng đồng có thểphủ định hoàn toàn những thứ mà thông thường người ta xem là có chất lượng

Và như vậy: “Chất lượng sản phẩm là tổng hợp những chỉ tiêu, những

đặc trưng của sản phẩm thể hiện mức thỏa mãn những nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng nhất định”.

1.1.3.2 Chất lượng sản phẩm tín dụng

Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh mức độ thíchnghi của ngân hàng thương mại với sự thay đổi của môi trường bên ngoài và thểhiện sức mạnh của một ngân hàng thương mại trong quá trình cạnh tranh để tồntại Chất lượng sản phẩm tín dụng được thể hiện như sau:

Trang 33

- Đối với khách hàng:

+ Tín dụng đưa ra phải phù hợp với yêu cầu của khách hàng với lãi suất, kỳhạn, phương thức thanh toán, hình thức thanh toán phù hợp, thủ tục đơn giản,thuận tiện nhưng luôn đảm bảo các nguyên tắc tín dụng

+ Chất lượng tín dụng phải đảm bảo thu hút được nhiều khách hàng, thủtục đơn giản, thuận tiện, mức độ an toàn trong tín dụng cao, chi phí thấp

-Đối với ngân hàng thương mại: Đưa ra các hình thức tín dụng phù hợp vớiphạm vi, mức độ, giới hạn phù hợp với bản thân ngân hàng mình để luôn đảm bảotính cạnh tranh, an toàn, sinh lời theo nguyên tắc hoàn trả đầy đủ và có lãi

-Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội: Tín dụng phải luôn đảm bảo sự lưuthông hàng hoá, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, khaithác khả năng tiềm tàng của nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trungsản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinhtế

1.1.4.Vai trò của công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng

Kiểm tra chất lượng là hoạt động theo dõi, thu thập, phát hiện và đánhgiá tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch chất lượng đề ra trong mọiquá trình, mọi hoạt động và các kết quả thực hiện của doanh nghiệp

Kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng là một trong những chức năng quantrọng không thể thiếu được trong quản lý chất lượng của NHTM Tuy nhiên, hoạtđộng kiểm tra chất lượng được hiểu rộng hơn, tích cực hơn nhằm đảm bảo cho hệthống quản lý chất lượng trong các NHTM hoạt động ổn định, tạo ra sản phẩm,dịch vụ tín dụng có chất lượng tốt,thỏa mãn yêu cầu khách hàng, đảm bảo duy trì

và phát triển hoạt động kinh doanh của khách hàng

Sản phẩm tín dụng là một sản phẩm cơ bản, chủ yếu và quan trọng đối vớimỗi tổ chức tín dụng vì đây là sản phẩm mang lại nguồn thu lớn cho Ngân hàngnhưng nó chứa đựng rất nhiều rủi ro ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển củaNHTM; Quy trình cung cấp sản phẩm tín dụng vừa lớn về số lượng nghiệp vụ vừaphức tạp về hình thức do đó rất dễ nảy sinh những sai sót, việc phát hiện và khắcphục sai sót cũng rất khó khăn, do vậy công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm tíndụng không những bảo đảm an toàn hoạt động của các NHTM,mà còn góp phần

ổn định toàn bộ nền kinh tế

Trang 34

1.1.5 Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng của ngân hàng

1.1.5.1 Kiểm tra trước khi cho vay:

+ Kiểm tra hồ sơ pháp lý:Đối chiếu sự khớp đúng những thông tin của khách

hàng trên hồ sơ pháp lý với thông tin trên hệ thống; kiểm tra cập nhật thông tin vềkhách hàng về thay đổi điều lệ, bổ sung ngành nghề kinh doanh, thay đổi nhân sựlãnh đạo

+ Kiểm tra hồ sơ tài chính khách hàng:

- Kiểm tra tính khớp đúng về số liệu giữa các báo cáo trong báo cáo tài chính

và số liệu chuyển tiếp giữa các báo cáo tài chính các kỳ

- Kiểm tra các bằng chứng chứng minh quá trình góp vốn điều lệ của đơn vịvay vốn, đánh giá tính hợp pháp hợp lệ của hình thái góp

- Kiểm tra năng lực tài chính của khách hàng vay thông qua phân tích báocáo tài chính

+ Kiểm tra hồ sơ khoản vay, hồ sơ bảo lãnh:

- Đánh giá sự đầy đủ và tính pháp lý của hồ sơ dự án, khoản vay

- Đối với khách hàng có đăng ký kinh doanh, kiểm tra dự án đầu tư/phương

án kinh doanh phải thuộc phạm vi ngành nghề kinh doanh đã đăng ký

- Đánh giá Phương án/Kế hoạch sản xuất kinh doanh; Phương án/dự án vayvốn do khách hàng lập về các khía cạnh: mức độ chi tiết của phương án/dự án, tínhtoán hợp lý khả năng lãi/lỗ, tính khả thi của dự án, vốn tự có tham gia

+ Kiểm tra quá trình đề xuất, xét duyệt cho vay, bảo lãnh:

- Xem xét đánh giá việc tuân thủ các nguyên tắc, các bước theo quy trìnhcấp tín dụng trong các khâu đề xuất, phê duyệt và giải ngân tín dụng, bảo lãnh

- Kiểm tra lại theo nội dung trên báo cáo đề xuất tín dụng : kiểm tra sự phùhợp với Giấy đề nghị vay vốn, hồ sơ tài chính và hồ sơ khoản vay của khách hàng;đánh giá mức độ đầy đủ và chi tiết của đề xuất tín dụng

+ Kiểm tra sự phù hợp của giá trị khoản vay, bảo lãnh được duyệt với quyđịnh về thẩm quyền phán quyết tín dụng trong từng thời kỳ/đối với từng sảnphẩm tín dụng

1.1.5.2 Kiểm tra trong khi cho vay

+ Kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của bộ hồ sơ giải ngân

Trang 35

+ Kiểm tra tính phù hợp, tuân thủ của nội dung các điều khoản trong hợp đồng tín dụng, lãi suất áp dụng với phê duyệt cấp tín dụng.

Kiểm tra quá trình giải ngân (phù hợp với mục đích cho vay ban đầu, đầy

đủ chứng từ hợp lệ làm căn cứ giải ngân…)

Kiểm tra chi tiết sự phù hợp của đối tượng cho vay, số tiền cho vay vớibên mua/bên bán, hàng hóa vật tư trong Hợp đồng kinh tế/Phương án kinhdoanh/Dự toán được duyệt

+ Kiểm tra chi tiết các thông tin của hồ sơ khoản vay đã cập nhật trong hệthống máy tính của Ngân hàng đảm bảo khớp đúng so với hồ sơ thực tế, về:

- Số tiền vay, số tiền trả nợ và dư nợ gốc hiện tại

- Loại vay/bảo lãnh, người duyệt và đơn vị cho vay

- Lãi suất cho vay; kỳ hạn cho vay,phương thức tính lãi, tỷ lệ lãi phạt…

- Lịch trả nợ gốc, lãi và việc thực hiện lịch trả nợ theo hợp đồng tín dụng

1.1.5.3 Kiểm tra sau khi cho vay

+ Kiểm tra việc theo dõi trả nợ gốc, trả lãi đảm bảo theo đúng thời gian đãcam kết; lãi cộng dồn (dự thu hoặc ngoại bảng)

Kiểm tra, đánh giá việc kiểm tra sử dụng vốn vay, quá trình giám sát tíndụng Đánh giá các biên bản kiểm tra sau cho vay: tần suất kiểm tra, mức độ chitiết và đầy đủ các nội dung của biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay

Kiểm tra việc mở bảng theo dõi nợ vay của cán bộ tín dụng

Kiểm tra việc thực hiện các cam kết tín dụng, kiểm tra việc bổ sung saucác chứng từ hồ sơ giải ngân như: Hóa đơn, phiếu xuất nhập kho, phiếu thu, phiếuchi tiền mặt (đối với giải ngân tiền mặt)

+ Kiểm tra hồ sơ cơ cấu lại nợ và chuyển nợ quá hạn:

- Kiểm tra sự phù hợp của việc thực hiện cơ cấu lại thời gian trả nợ, thay đổilãi suất cho vay

- Đánh giá quá trình kiểm tra khách hàng vay khi có đơn xin cơ cấu lại nợ, các nguyên nhân chưa trả được nợ và khả năng trả nợ trong thời hạn cơ cấu lại nợ

Trang 36

- Xem xét báo cáo đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ: Phân tích, đánh giámức độ hợp lý của nguyên nhân khách hàng không trả nợ đúng hạn; thời gian điềuchỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ.

- Xem xét thẩm quyền phán quyết của người duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ;thời điểm phê duyệt và thời gian điều chỉnh thời gian trả nợ trong hệ thống

1.1.5.4 Kiểm tra tài sản bảo đảm

- Kiểm tra các điều kiện của TSBĐ

- Kiểm tra nội dung hợp đồng bảo đảm

- Kiểm tra việc định giá TSBĐ và biên bản định giá TSBĐ

- Kiểm tra thực tế TSBĐ: Đối chiếu thông tin trên hồ sơ TSBĐ với hiện

trạng TSBĐ: Về giá trị, số lượng, chất lượng, vị trí, địa điểm, sơ đồ thực địa củaTSBĐ; Kiểm tra tình hình sử dụng, bảo quản và khai thác TSBĐ; Tình hình đầu tư,cải tạo, sửa chữa TSBĐ; Tiến độ hình thành tài sản hình thành từ vốn vay hoặc tàisản hình thành trong tương lai; Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy

tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản qua làm việc với các cơ quancấp (phát hành) các giấy tờ chứng minh

1.1.6 Các công cụ kiểm tra

1.1.6.1 Công cụ quản trị điều hành

Các ngân hàng thương mại (NHTM) với đặc thù là các tổ chức kinh doanh

“tiền”, có độ rủi ro cao và mức độ ảnh hưởng lớn thì công cụ quản trị điều hành làkhông thể thiếu trong hạt động quản trị nội bộ ngân hàng.Công cụ quản trịđiều hành là sắp xếp lại hoạt động kinh doanh ngân hàng theo các mô hình hiệnđại, chuyên nghiệp, hướng tới sự phân mảng rõ ràng trong chiến lược kinh doanhtheo từng đối tượng Khách hàng, quy mô bán lẻ, bán buôn Với nền tảng này, từkhâu quản trị của Hội đồng Quản trị, cho đến Hệ thống mạng lưới kinh doanh cácChi nhánh, Phòng Giao dịch sẽ có sự hợp lý về cơ chế làm việc, phân định rõ chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như được trang bị đầy đủ các hệ thống mẫu biểu,công cụ làm việc Từ đó, Ngân hàng sẽ đạt được các mục tiêu về quản trị điều hànhcủa mình

Trang 37

Đối với sản phẩm tín dụng, các nhà quản trị NHTM thường sử dụng các công

cụ điều hành để kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng trước khi cung cấpcho khách hàng bằng cách sau:

+ Thực hiện phân cấp ủy quyền trong việc phê duyệt cấp tín dụng cho kháchhàng: Công cụ này thực hiện phân quyền phê duyệt cấp tín dụng cho các cấpquản trị trong ngân hàng theo đối tượng khách hàng, theo mức vốn cho vay, theokhu vực cho vay, theo ngành nghề cho vay

+ Thực hiện bố trí nguồn nhân lực, phân công công việc rõ trách nhiệm từngcán bộ ngân hàng trong từng khâu tạo và cung cấp sản phẩm tín dụng cho kháchhàng

1.1.6.2 Công cụ giám sát tín dụng

Công cụ giám sát tín dụng là các cán bộ thực hiện giám sát chất lượng sảnphẩm tín dụng sau khi đã cung cấp cho khách hàng dựa vào các số liệu báo cáo,thông tin hoạt động của khách hàng nhằm đánh giá thực trạng khách hàng và quátrình sử dụng vốn vay của khách hàng

Có 2 công cụ giám sát chính như sau:

+ Công cụ giám sát trực tiếp: Các cán bộ khách hàng (cán bộ tín dụng)thường xuyên theo dõi việc thực hiện đúng các cam kết tín dụng của kháchhàng theo đúng Hợp đồng tín dụng Ngoài ra còn phải tiến hành tái thẩm địnhkhoản vay để xem xét lại sự phù hợp của quyết định cấp tín dụng cho khách hàng

+ Công cụ giám sát gián tiếp: Các nhà quản trị ngân hàng sử dụng công nghệtin học hiện đại để giám sát các khoản tín dụng cấp cho khách hàng thông qua cácphần mềm dữ liệu quản lý khoản vay với các thông tin như:

->Thông tin về khách hàng vay vốn: Tên, địa chỉ, tình hình hoạt động kinh doanh

->Thông tin về khoản vay: số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay trả

->Thông tin về tài sản bảo đảm: loại tài sản, giá trị định giá tài sản,ngày địnhgiá tài sản, khả năng phát mại

Qua dữ liệu cập nhật hàng ngày, cán bộ giám sát tại trung tâm sẽ rà soát cácdấu hiệu nghi ngờ trên file dữ liệu như: Khoản vay bằng tiền mặt có giá trị lớn,

Trang 38

quy

Trang 39

định, tài sản đảm bảo chưa được định giá lại sau 12 tháng và yêu cầu các bộ phận

có liên quan kiểm tra, nhằm phát hiện các sai sót trong quá trình cung cấp sảnphẩm cho khách hàng

1.1.6.3 Công cụ kiểm tra theo quy trình nghiệp vụ

Công cụ kiểm tra theo quy trình nghiệp vụ được các cán bộ kiểm tra thựchiện kiểm tra CLSP tín dụng theo từng bước cụ thể chi tiết theo quy trình nghiệp vụ

mà BIDV đã ban hành Công cụ này được áp dụng nhằm kiểm tra CLSP tín dụng cơbản theo 2 quy trình sau:

+ Quy trình cấp tín dụng: Các cán bộ kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụngtheo từng bước cấp tín dụng cho khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu vay vốn củakhách hàng nhưng phải bảo đảm đúng quy định về cho vay và hạn chế thấp nhấtrủi ro cho ngân hàng

+ Quy trình hậu kiểm: Bộ phận hậu kiểm là những phòng nghiệp vụ thựchiện khâu rà soát hồ sơ tín dụng trước khi cấp khoản vay cho khách hàng hoặc làkhâu kiểm tra sau khi khoản vay đã được cấp cho khách hàng nhằm kiểm tra

sự phù hợp của hồ sơ tín dụng với các quy định nghiệp vụ trước và sau khi giảingân, hạn chế thấp nhất các sai sót có thể xảy ra

1.1.7 Các nhân tố ảnh hưởng tới kiểm tra CLSP tín dụng ngân hàng

1.1.7.1 Những nhân tố chủ

quan

* Các chính sách đối với công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng:

Các chính sách đối với kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng như: chínhsách về nguồn nhân lực, chính sách về thiết bị công nghệ, các chính sách về tiềnlương, tiền thưởng… là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới vai trò và hiệu quả hoạtđộng của công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng Khi nguồn nhân lực làmcông tác kiểm tra CLSP tín dụng được sàng lọc qua các kỳ thi nghiệp vụ về kiểm traCLSP tín dụng sẽ làm chất lượng các cuộc kiểm tra được tốt hơn; Những đầu tư vềcông nghệ, những ưu đãi về tiền lương, thưởng… sẽ là nguồn động viên khuyếnkhích sự lao động sáng tạo của cán bộ, ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kiểm traCLSP tín dụng

Trang 40

Bên cạnh đó, việc ban lãnh đạo có chú trọng tới hoạt động kiểm tra chấtlượng sản phẩm của tổ chức mình hay không có vai trò quan trọng trong sự chặtchẽ và nề nếp của hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Trong quản trị chất lượng sản phẩm tín dụng thì công tác kiểm tra kiểmsoát chất lượng sản phẩm cần phải đặt lên hàng đầu trước khi đưa ra các quyếtđịnh cung cấp sản phẩm tín dụng ra thị trường bởi hiệu quả hoạt động của nó là cơ

sở để nâng cao hiệu quả của các hoạt động khác và giúp các hoạt động đó đi vào

nề nếp, bài bản Ngược lại nếu hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụngkhông được chú trọng đúng mức, thậm chí buông lỏng thì nó cũng là nguyên nhândẫn đến chất lượng tín dụng giảm sút, tăng chi phí cho Ngân hàng trong việc xử lý

nợ, giảm hiệu quả kinh doanh của tổ chức

* Tính độc lập, khách quan của kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng:

Yếu tố này có tác động tới ý nghĩa của kiểm tra CLSP Một trong nhữngnguyên lý quan trọng của hoạt động kiểm tra là tính độc lập.Trong công tác kiểmtra chất lượng sản phẩm tín dụng thì độc lập khách quan được thể hiện ở chỗcác khâu trong quy trình kiểm tra giám sát lẫn nhau, ví dụ như: Đối với quy trìnhcấp tín dụng thì Khâu giải ngân kiểm tra chất lượng công việc của khâu tiếpnhận hồ sơ khách hàng và các quyết định cấp tín dụng hoặc các cán bộ kiểmsoát tại phòng Khách hàng kiểm soát từng hồ sơ đề nghị cấp tín dụng của cán bộkhách hàng trước khi trình các cấp phê duyệt cấp tín dụng… thì chất lượng kiểmtra sẽ được tốt hơn, đảm bảo kiểm tra 100% sản phẩm trước khi cung cấp chokhách hàng

Nếu hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng không bảo đảm tínhkhách quan thì dù chỉ là nhỏ thì nó cũng sẽ làm suy giảm và mất đi ý nghĩa kiểm tracủa mình và kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng không thể nói là có hiệu quảđược

* Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng:

Đây là nhân tố ảnh hưởng một cách trực tiếp tới hoạt động kiểm tra chấtlượng sản phẩm tín dụng Một quy trình kiểm tra chặt chẽ và sâu sát trong từng

Ngày đăng: 12/02/2019, 11:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w