1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

"Song hành lưỡng chế” Nhật Bản từ thế kỉ XII đến thế kỉ XIX

59 1,3K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 301 KB

Nội dung

Đề tài : "Song hành lưỡng chế” Nhật Bản từ thế kỉ XII đến thế kỉ XIX

Trang 1

Nhật Bản thuộc vùng ôn đới, có 4 mùa rõ rệt Nước Nhật có 4 đảo lớn theo thứ

tự từ Bắc xuống Nam là: Hokkaido (Bắc Hải Đạo), Honshu (Bản Châu), Shikoku (Tứ Quốc) và Kyushu (Cửu Châu) cùng hàng ngàn đảo nhỏ chung quanh Phần lớn đảo ở Nhật Bản có rất nhiều núi và núi lửa, tiêu biểu như núi Phú Sĩ, cao nhất ở Nhật Bản Nhật Bản là quốc gia có dân số lớn thứ mười thế giới với ước tính khoảng 128 triệu người Vùng thủ đô Tokyo, bao gồm thủ đô Tokyo và một vài tỉnh xung quanh

là vùng đô thị lớn nhất thế giới với khoảng 30 triệu người sinh sống

Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới về khoa học và công nghệ Nhật Bản cũng

là nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu tính theo GDP chỉ sau Hoa Kỳ; và là đất nước đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng; xếp thứ 4 thế giới về xuất khẩu và đứng thứ 6 thế giới về nhập khẩu Quốc gia này là thành viên của tổ chức Liên Hiệp Quốc, G8, G4 và APEC

Nhật Bản là quốc gia nằm ở Đông Á, nằm khá gần Trung Hoa và Triều Tiên nên

đã chịu nhiều ảnh hưởng văn hoá của hai quốc gia này và đã tiếp thu nhiều giá trị truyền thống của nền văn minh phương Đông, cho nên Nhật Bản có nhiều nét tương đông với các xã hôi phương Đông khác Nhưng do Nhật Bản có vị trí tách biệt là nằm cách xa đại lục và nằm cách biệt Trung Hoa bằng một biển rộng nhờ đó mà không bị Trung Hoa hay nhưng nước đế quốc lơn xâm lược vào các thế kỷ trước Vị trí này giúp người Nhật tiếp thu những thành tựu văn hoá bên ngoài để xây dựng nên nền văn hoá độc đáo của mình với những nét riêng biệt: chỉ một dòng họ duy nhất làm Thiên hoàng từ thời phong kiến cho đến nay ở Nhật Bản; Người Nhật rất thức

Trang 2

thời đã nhiều lần cải cách cho phù hợp với tình hình và đưa đất nước đi lên; Sự tồn tại song song của hai chính quyền (chính quyền Thiên hoàng và chính quyền Mạc phủ) suốt 7 thế kỉ trong lịch sử.

Ở một số quốc gia khác trên thế giới, cũng có một số mô hình hai chính quyền cùng song song tồn tại Cho nên, tìm hiểu đề tài giúp ta nhận ra được nét tương đồng cũng như điểm dị biệt giữa song hành lưỡng chế của Nhật Bản và một số mô hình lưỡng đầu chế khác Và nghiên cứu về “chế độ song hành lưỡng chế” của Nhật Bản giúp ta tìm hiểu được sự tồn tại cũng như tác động của nó đến thời kỳ phong kiến của nước Nhật như thế nào Qua đó giúp ta hiểu thêm về nước Nhật_một đất nước đặc biệt trong văn hoá, con người và trong cả lịch sử Hơn nữa, Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia cùng nằm trong khu vực Đông Á, có nhiều điểm tương đồng về văn hoá và lịch sử Từ thời cổ đại, cả Việt Nam và Nhật Bản đều tiếp nhận ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa, cùng tiếp thu chữ Hán làm văn tự chính thống và áp dụng những nguyên tắc của học thuyết Nho giáo, Phật giáo để xây dựng nền giáo dục, bồi dưỡng nhân tài và tổ chức bộ máy quản lý xã hội

Mặc dù là một quốc gia phong kiến phương Đông, nhưng ngay từ giữa thế kỷ XIX, Nhật Bản đã tiến hành công cuộc Duy tân Minh Trị vĩ đại để phát triển đất nước với phương châm tiếp thu văn minh kỹ thuật của phương Tây kết hợp với tinh thần Nhật Bản

Điều kì diệu là chỉ nửa thế kỷ sau đó, Nhật Bản hầu như đã hấp thụ được toàn bộ những thành tựu khoa học kỹ thuật căn bản nhất mà chủ nghĩa tư bản Âu - Mỹ phải trải qua hàng trăm năm mới có được biến thành của Nhật Bản và trở thành một cường quốc ngang tầm với các nước phát triển của thế giới lúc bấy giờ Con đường duy tân của Nhật Bản thực sự trở thành tấm gương đầy sức thuyết phục đối với các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam

Có thể nói việc tăng cường quan hệ với Nhật Bản là một trong những cơ sở quan trọng cho công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay, song việc phát triển tốt quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đòi hỏi chúng ta cần phải hiểu sâu sắc hơn về Nhật Bản trên nhiều phương diện Chính vì vậy, cùng với việc nâng cao tầm hiểu biết về văn hoá Nhật Bản nói chung thì việc tìm hiểu, lý giải sự phát triển của

Trang 3

Nhật Bản từ góc độ lịch sử tư tưởng là một trong những khía cạnh quan trọng và cần thiết trong lĩnh vực nghiên cứu Nhật Bản tại Việt Nam hiện nay Đặc biệt, thể chế phong kiến _ một mẫu hình nhà nước riêng biệt trong lịch sử Nhật Bản rất cần được nghiên cứu Với sự giúp đỡ của PGS.TS Hoàng Thị Minh Hoa trên cơ sở kế thừa thành tựu của những người đi trước, tôi đã nghiên cứu “Song hành lưỡng chế” Nhật Bản từ thế kỉ XII đến thế kỉ XIX làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nhật Bản luôn là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều học già, nhà nghiên cứu

trong và ngoài nước Và vấn đề “Song hành lưỡng chế” ở thời kỳ phong kiến Nhật

Bản cũng đã được một số học giả, nhà nghiên cứu đề cập ở nhiều góc độ khác nhau

Như trong nước có tác phẩm “Lịch sử thế giới trung đại” của tác giả Nguyễn Gia Phu

(chủ biên) đã giành hẳn một chương về Nhật Bản Trong đó, tác giả đã đề cập đến sự hình thành của chính quyền Thiên Hoàng và sự thành lập của Mạc Phủ

Tác phẩm “Nhật Bản cận đại” của Vĩnh Sính cũng đã đề cập đến thời kì cuối của

chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản

Tác phẩm “Nhật Bản với châu Á – những mối liên hệ lịch sử và chuyển biến kinh

tế - xã hội” của tác giả Nguyễn Văn Kim đã giành

Mô hình nhà nước phong kiến Nhật Bản đã được tác phẩm “Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới” của tác giả Phạm Điền đề cập đến

Tác giả Hoàng Thị Minh Hoa qua tác phẩm “Cải cách ở Nhật Bản trong những năm 1945 – 1951 và bài viết “Truyền thống và hiện đại của Nhật Bản từ Duy Tân đến nay” đã bàn về cơ sở lịch sử, cơ sở văn hóa cũng như đặc điểm kinh tế, đặc điểm giai cấp cho sự hình thành, nguyên nhân tồn tại của “song hành lưỡng chế” hay còn gọi là “lưỡng đầu chế” Nhật Bản

Các công trình của tác giả nước ngoài đáng chú ý tác phẩm “A History of Japan” của tác giả J.G Caiger - R.H.P Mason và cũng mang tựa đề “A History of Japan” của

tác giả George Sansom cũng đã trình bày về sự hình thành của chính nguyền Thiên hoàng và Mạc phủ Nhưng hai tác phẩm này chỉ nêu một cách chung chung về chế độ song hành lưỡng chế không đi sâu vào vấn đề này

Trang 4

Nghiên cứu lịch sử Nhật Bản giai đoạn này chúng ta không thể bỏ qua một số lượng lớn các bài báo, tạp chí mà đặc biệt nhất là các bài viết trên tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á Có thể kể đến một số bài viết có liên quan đến thể

chế nhà nước phong kiến với hình thức “song hành lưỡng chế” : Bài viết“Về vị trí, vai trò của Tướng quân thời phong kiến Nhật Bản” số 10 (70) năm 2006 và “Quan

hệ giữa triều đình Thiên hoàng và chính quyền Mạc phủ (1192-1868)” số 6 (60) năm 2005 của tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân; Bài viết “Hệ thống hành chính Nhật Bản thời kì Mạc phủ”số 3 (51) năm 2004 của tác giả Bùi Bích Vân; Bài viết

“Nguyên nhân suy tàn của chế độ Mạc phủ” số 6 (48) năm 2003 của tác giả Hoàng

Minh Lợi;…

Đặc biệt, đáng chú ý là bài viết “song hành lưỡng chế - nét độc đáo của chế độ phong kiến Nhật Bản” của tác giả Dương Thị Thúy Hiền đăng trên tạp chí khoa học trường Đại học Quy Nhơn tập 2, số 1 năm 2008 đã trình bày sự hình thành, nguyên nhân tồn tại, sự tác động đến lịch sử Nhật Bản của cơ chế độc đáo này

Có thể nói, nghiên cứu về Nhật Bản cũng như thời kỳ phong kiến Nhật Bản đã được các nhà khoa học quan tâm Tuy nhiên, vấn đề hai chính quyền: Thiên hoàng

và Mạc phủ cùng song song tồn tại suốt 7 thế kỉ ở Nhật Bản chưa được đi sâu tìm hiểu Vì vậy, khi nghiên cứu về lịch sử Nhật Bản trên cơ sở thừa kế các nguồn tài liệu, tôi đi sâu tìm hiểu về vấn đề “song hành lưỡng chế” Nhật Bản từ thế kỉ XII đến thế kỉ XIX để có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về thể chế nhà nước và biểu hiện của loại hình thống trị đặc biệt của phong kiến Nhật Bản

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Khóa luận đặt trọng tâm nghiên cứu vào vấn đề “song hành lưỡng chế” hay

“lưỡng đầu chế” trong thời kỳ phong kiến Nhật Bản

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Trang 5

Về thời gian: Khóa luận đề cập vấn đề “song hành lưỡng chế” Nhật Bản từ thế

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ của đề tài làm sáng tỏ các vấn đề sau đây:

1 Sự hình thành hai chính quyền song song: Thiên hoàng và Mạc Phủ trong thời

kỳ phong kiến Nhật Bản

2 Hoạt động của hai chính quyền song song

3 Sự sụp đổ của song hành lưỡng chế

4 Nguyên Nhân và tác động của song hành lưỡng chế

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1 Nguồn tư liệu

Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của các tác giả trong và ngoài nước như sách chuyên khảo, sách chuyên đề, sách lịch sử thế giới hiện đại…

Trang 6

Các bài đăng trên báo, tạp chí, đặc biệt là tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á.

Các nguồn tài liệu từ tiếng nước ngoài dịch sang tiếng Việt

Thông tin trên mạng Internet

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp nghiên cứu logic kết hợp với các phương pháp liên ngành khác như: phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp tư liệu…để tìm hiểu và làm nổi bật lên vấn đề

6 Đóng góp của khóa luận

Thứ nhất, sưu tầm, tổng hợp, hệ thống hóa tư liệu trong nước và một số tư liệu nước ngoài hiện có tại Việt Nam

Thứ hai, khóa luận muốn cung cấp cách nhìn toàn diện đến vấn đề “song hành lưỡng chế” trong thời kỳ phong kiến Nhật Bản

Thứ ba, thông qua khóa luận, thì có thể đóng góp tư liệu, kiến thực lịch sử

7 Bố cục khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục khóa luận được chia thành 3 chương:

Chương 1 Sự hình thành “song hành lưỡng chế” lịch sử Nhật Bản

Chương 2 “Song hành lưỡng chế” ở Nhật Bản từ thế kỷ XII đến thế kỷ XIX

Trang 7

Chương 3 Nguyên nhân tồn tại và tác động của “song hành lưỡng chế” đối với thời kỳ phong kiến Nhật Bản.

Trang 8

NỘI DUNG Chương 1

SỰ HÌNH THÀNH “SONG HÀNH LƯỠNG CHẾ”

LỊCH SỬ NHẬT BẢN 1.1 Vài nét về đất nước Nhật Bản

Nằm ở phía Đông châu Á, đất nước Nhật Bản (Nihon hay Nippon) được mệnh danh là “xứ sở mặt trời mọc”, hay còn gọi là đất nước Phù Tang, bởi vì trong thần thoại, Phù Tang là tên một loại cây thần mọc ở nơi mặt trời mọc Trong bức thư gửi Hoàng đế Trung Quốc thời nhà Tuỳ, Nữ hoàng Nhật Bản đã tự xưng mình là “Hoàng

đế của đất nước Mặt trời mọc” và “Trung Quốc là đất nước Mặt Trời lặn”

Nhật Bản là một quần đảo gồm trên 3.900 hòn đảo lớn nhỏ nối tiếp nhau tạo nên một nước Nhật có hình dáng thon dài, trong đó có 5 đảo chính là: Hokkaido, Honshu, Shikoku, Kyushu và Okinawa[hồ hoàng hoa;16] Bốn thành phố lớn nhất của Nhật Bản - thủ đô Tokyo, Yokohama, Osaka và Nagoya đều nằm trên đảo lớn nhất, đảo Honshu Với dân số 127.74 triệu người (1/2006), Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu

ôn đới nên nói chung là ôn hòa và có 4 mùa rõ rệt với nhiệt độ trung bình từ 20 - 25°C

Là nước có tiềm lực kinh tế mạnh thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ, nhưng Nhật Bản

là một quốc gia nhỏ với diện tích đất đai nhỏ hẹp chỉ vọn vẹn có 377.815 km² lớn

hơn Việt Nam một chút, hầu như Nhật Bản không có tài nguyên thiên nhiên “Cả địa

lý lẫn tài nguyên thiên nhiên đều chẳng đóng góp gì vào sự vĩ đãi của quốc gia này

mà chính là nhân dân kiệt xuất và quá trình lịch sử đặc biệt.” [1,11] Tài nguyên

quốc gia chủ yếu của Nhật Bản là khí hậu nhiệt đới và nhiều mưa Mùa hạ nóng và nhiều mưa, mùa đông lạnh và có tuyết Do vậy, Nhật Bản có thảm thực vật phong phú, hoa trái tươi tốt quanh năm, phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp Lãnh thổ Nhật Bản bao gồm 70% đồi núi, 30% đồng bằng nhưng chỉ có 15% đất đai trồng trọt và chăn nuôi được Toàn bộ vẻ đẹp thiên nhiên này đã góp phần tạo nên tính nhạy cảm

Trang 9

của người Nhật, được thể hiện trong suốt lịch sử, đối với các kỳ quan thiên nhiên và tạo nên khiếu thẩm mỹ của họ.

Thêm vào đó, Nhật Bản lại nằm đúng vào khu vực thường xuyên phát sinh bão lớn và mưa to và đây cũng là nơi thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa Hiểm họa

do bão gây ra phần lớn vào mùa mưa, mỗi năm ở Nhật Bản có khoảng 3-4 cơn bão đổ

bộ vào, nhất là vào khoảng cuối tháng 8, đầu tháng 9 hàng năm Mưa to, gió lớn trong những đợt bão này có sức phá hoại ghê gớm, nguy hiểm nhất là khi chúng đi dọc bờ biển, ảnh hưởng gió mùa và mưa to tạo nên những ngọn sóng thần cướp đi tài sản và sinh mạng của người dân Nhật Bản Gần đây, người ta thường nhắc đến các con số :

9 độ richter, 10m, 1.700 người, 10.000 người, 3.400 nhà…Đó chính là những con số thống kê của thảm họa động đất và sóng thần kinh hoàng ngày 11-3-2011 ở Nhật Bản không chỉ làm hàng ngàn người thiệt mạng, mà còn khiến Nhật Bản bị thiệt hại nặng

nề về kinh tế: Trận động đất mạnh 9 độ richter đã tạo ra một bức tường nước cao đến 10m đổ ập vào bờ biển phía Đông của Nhật Bản; số người chết lên đến hơn 1.700 người và khả năng còn tăng cao; khoảng 10.000 người ở thị trấn Mi-na-ni-xan-ri-cư thuộc tỉnh Mi-gia-gi của Nhật Bản bị mất tích, chiếm hơn một nửa tổng số 17.000 dân của thị trấn; số lượng tòa nhà bị phá hủy hoàn toàn hoặc một phần đã lên tới khoảng 3.400…và nhất là Nhật Bản đang chịu thảm họa kép với nguy cơ nổ nhà máy hạt nhân Fukushima I

Người Nhật Bản, về cơ bản, thuộc chủng tộc Mongoloid, có quan hệ gần gũi với nhiều dân tộc khác ở Triều Tiên và Trung Quốc, nhưng cũng giống như mọi dân tộc hiện đại khác, họ là sản phẩm của sự pha trộn giữa các chủng tộc Một trong những nét tính cách nổi bật của người Nhật đó là cần cù và say mê công việc Theo thống kê năm 1985, người Nhật Bản làm việc hơn người Tây Đức khoảng 500 giờ, hơn người

Mỹ khoảng 240 giờ Toàn thể quốc dân Nhật Bản siêng năng làm việc đến mức mà chính phủ phải kêu gọi dân chúng làm việc ít đi, kéo dài thời gian nghỉ ngơi, giải trí

Là một đảo quốc ở cách xa đại lục, Nhật Bản gặp một số bất lợi : Nhật Bản nằm

ở rìa phía Đông của “thế giới cổ đại” Á - Âu có nền văn minh rực rỡ, không nằm ở giao điểm của các tuyến thương mại thế giới mà lại ở nơi thực sự tận cùng trái đất nên Nhật Bản là nước tách biệt nhất trong số nước lớn được hưởng ánh sáng văn minh của thời hiện đại

Trang 10

Tuy vậy, vị trí cách biệt này cũng tạo cho Nhật Bản thuận lợi Mặc dù, đất đai bị

vô số dãy núi chia cắt thành nhiều vùng, nhưng biển bao quanh cho phép liên lạc tương đối dễ dàng giữa các đảo và dọc theo bờ biển Biển còn nguồn cung cấp phong phú cá, nguồn đạm động vật chủ yếu cho người Nhật Cũng vì là đảo quốc, nên Nhật Bản ít bị các dân tộc khác từ đất liền kéo sang và ít bị xâm lược ở biên giới Sự cách biệt này đã giúp người Nhật được hưởng nhiều hoà bình hơn và có nhiều cơ hội để phát triển những đặc điểm của riêng mình và tạo ra một lối sống rất khác biệt so với hầu hết các dân tộc khác Nhật bản phát triển độc lập và cho đến thời cận đại hầu như không bị các đế chế hùng mạnh xâm phạm Những ảnh hưởng

từ bên ngoài vào Nhật rất chậm và sau khi đã được sàng lọc tại các nước Đông Á xung quanh Chính là nhờ sự biệt lập tương đối đã giúp người Nhật chủ động tiếp thu những thành tựu văn hoá bên ngoài để xây dựng nền văn hoá dân tộc độc đáo của mình Bên cạnh đó, Nhật Bản là một bộ phận của nền văn minh Đông Á, cùng Triều Tiên và Việt Nam, trong đó Trung Quốc là trung tâm Nên nền văn hoá của Nhật Bản tiếp thu những ảnh hưởng từ nền văn minh Trung Hoa một cách khá đậm nét Chính nhờ những điều đặc biệt như vậy, từ xa xưa Nhật Bản đã là một trong những quốc gia có nền văn hoá đặc sắc nhất và đến nay đang là một cường quốc kinh tế lớn trên thế giới, tiến sát tới những tiến bộ to lớn nhất trong nền văn minh nhân loại Ngay cả trong lịch sử, Nhật Bản cũng có nét độc đáo riêng với sự tồn tại của hai chính quyền song song: Thiên hoàng và Mạc Phủ tồn tại gần 7 thế kỷ trong suốt thời kỳ phong kiến của Nhật Bản

1.2 Sự hình thành chính quyền Thiên Hoàng

1.2.1 Cơ sở hình thành chính quyền Thiên Hoàng

Từ sớm, trên quần đảo Nhật Bản đã có người cư trú Những dân cư đầu tiên đến sinh sống ở đây là người Ainu, một tộc người hiện đang sống ở những miền núi lạnh lẽo của đảo Hocaido, với phong tục và ngôn ngữ riêng Sau đó vào thời đá mới, có những tộc người từ miền thảo nguyên Bắc Á và từ các đảo ở Nam Thái Bình Dương đến định cư tại Nhật Bản Họ dồn đẩy người Ainu lên phía Bắc, rồi dần dần sống hòa trộn với nhau, tạo nên chủ thể của dân tộc Nhật Bản

Trang 11

Cho đến nay người ta tìm thấy rất ít dấu vết về thời đại đá cũ ở Nhật Bản, nhưng những di tích về thời đại đá mới thì được phát hiện khá nhiều và được các nhà nghiên cứu phân biệt thành hai loại chính Một loại thường được gọi là văn hóa Giomon (tồn tại khoảng từ 3000 năm đến 1000 TCN) và một loại khác gọi là văn hóa Yayoi (tồn tại từ khoảng 500 năm TCN đến 300 năm SCN).

Những di tích vật chất phát hiện được ở văn hóa Giomon bao gồm đồ đá, đồ đất nung, những đống vỏ sò có lẫn xương cá, xương hươu, xương lợn rừng, xưng chim, cùng những dụng cụ săn bắn và những dụng cụ đánh cá đã cho thấy được phần nào cuộc sống của cư dân trong thời kì đá mới ở Nhật Bản Thời đó, săn bắn và hái lượm

là những phương thức tìm kiếm thức ăn chủ yếu của cư dân Trong săn bắn người ta biết sử dụng cung tên và chó săn, hoặc đào những hố sâu và lớn ở ven rừng để bẫy những thú lớn Ngoài những thức ăn bằng thịt, cá, cư dân thời đó còn vào rừng hoặc

ra bãi để hái lượm quả cây, măng, nấm, rau cỏ, hay lặn xuống biển để vớt những loại rong ăn được

Sang thời Yayoi, tuy vẫn sử dụng phương thức tìm kiếm thức ăn có sẵn trong thiên nhiên, cư dân Nhật Bản đã bắt đâu biết trồng lúa Lúc đầu việc gieo trồng còn rất giản đơn Người ta còn chưa biết khẩn hoang và đắp bờ giữ nước mà chỉ biết chọn nơi bùn lầy gieo thóc xuống để lúa mọc tự nhiên Vào tháng 5 và 6, khi mùa mưa bắt đầu cũng là lúc người ta dọn cỏ rồi gieo thóc Đến tháng 9 và 10 thì làm lễ cầu trời cho mưa thuận gió hòa Cho đến tháng 1, khi lúa đã chín, người ta dùng dao gặt về và dùng đôi que cặp để tuốt thóc, phơi khô rồi cất giữ trong chum, vò

Từ thế kỉ II và I TCN, kĩ thuật canh tác, chăn nuôi cùng với đồ dùng bằng kim khí đã đồng thời được truyền bá từ Trung Quốc và Triều Tiên vào Nhật Bản, làm cho sức sản xuất phát triển nhanh chóng Sản xuất nông nghiệp thời kì này rất được coi trọng Theo truyền thuyết và thần thoạt Nhật Bản, việc làm hỏng những cánh đồng đang được canh tác thời đó bị xem là trọng trội Dần dần, cây lúa trở thành cây trồng chính trong nông nghiệp Người ta biết đào kênh dẫn nước và hồ chứa nước

Từ đầu công nguyên trở đi, có nhiều người Trung Quốc và Triều Tiên di cư sang Nhật Bản Họ mang theo những kĩ thuật và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp của nước họ truyền vào Nhật Bản làm cho Nhật Bản cho những chuyển biến mạnh mẽ

Trang 12

Theo những tài liệu khảo cổ học và những truyện cổ tích lịch sử Nhật Bản thì vào thời gian này, bên cạnh sản xuất nông nghiệp đã xuất hiện nhiều nghề thủ công, trong

đó có nhiều nghề thủ công phát triển và được coi trọng như nghề dệt, nghề rèn, nghề mộc và nghề làm đồ gốm Cùng với sự phát triển nhanh chóng của sức sản xuất, sự phân chia đẳng cấp và sự phân chia thành những bộc lạc đã diễn ra Những cuộc đấu tranh giữa các bộ lạc đã xuất hiện, đã thúc đẩy khuynh hướng hợp thành những liên minh bộ lạc Đây chính là cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội cho sự hình thành chính quyền Thiên Hoàng sau này

Theo sách Cổ Sự Ký (Kojiki) viết vào đầu thế kỷ VIII, thời đó, Nhật Bản đã bắt đầu tiếp nhận ảnh hưởng của tư tưởng ngoại lai khá nhanh, đó là đảo Khổng và đạo Phật Song phải nói, ảnh hưởng văn hóa ngoại lai cũng không làm mờ đi tính dân tộc

và tín ngưỡng truyền thống của người Nhật Đó chính là đạo Shinto (Thần đạo).Thần đạo xuất hiện từ trước Công nguyên nhưng hệ thống tín ngưỡng tôn giáo phát triển khá chậm, các nghi lễ được thực hiện trong hang đá hoặc những địa điểm linh thiêng, và hầu như không có tên gọi Những truyền thuyết bắt đầu được ghi chép

lại trong cuốn Cổ sự ký (Furukotofumi) và sau đó là Nhật Bản thư kỷ (Nihon Shoki) Cuốn Nhật Bản thư kỷ tương tự như Heimskringla của Bắc Âu, trong đó các vị vua

chúa đều cho rằng mình là con cháu của các vị thần, ở Nhật Bản là nữ thần Mặt Trời Amaterasu Do đó cờ nước Nhật có hình Mặt Trời

Thần đạo có rất nhiều các thần thánh, có đến 8 triệu thần (kami) Tuy một số các

vị thần này được nhân cách hóa, đa phần các thần liên quan đến thiên nhiên như linh hồn của đất, trời, mặt trăng, cây cỏ, hoa lá Ngay cả đá, núi, hay động vật như cáo, gấu và người quá cố đã trở thành linh hồn cũng được xem là thần Những thần trú ngụ ở tầng cao nhất trên thiên đàng gọi là "cao thiên nguyên", và chỉ rời khỏi đó khi được mời xuống các đền thờ trong các nghi lễ

Nghi lễ trong Thần đạo để cầu nguyện hay cảm tạ các thần thường được tổ chức tại các thần xã (hoặc những nơi linh thiêng đặc biệt Những linh vật thường được dâng lên thần linh là vải, gương Nghi lễ tẩy trần rất quan trọng, người làm lễ phải giữ cho mình được trong sáng để được tĩnh tâm và có được may mắn Ngày nay, các

Trang 13

hoạt động nghi lễ Thần đạo thường được gắn với lễ hội, lễ cưới truyền thống hay năm mới Tuy nhiên người ta cũng thường hay đến đền để cầu nguyện và dâng lễ (thường là chỉ bỏ vài yên vào thùng rồi cầu xin thần), hay mua bùa may mắn Và ở

nhà cũng thường có thần bằng (kamidana) để thờ các linh hồn.

Tư tưởng của Thần đạo khác với những tôn giáo khác ở chỗ không cấm hay

buộc con người làm gì, mà chỉ khuyên nên hướng tới sự trong sáng và tránh điều ác Giết chóc đối với Thần đạo là điều ác và không nên giết sinh vật trừ khi vì sự sống

còn của bạn, nên trước khi ăn thường phải nói câu Itadakimasu! để cảm ơn những

sinh linh đã chết để trở thành thức ăn, ngày nay điều này đã trở thành một phong tục Những người hay sinh vật bị giết một cách dã man, và không được thờ cúng sẽ trở

thành hoang thân Ngoài ra, còn có rất nhiều loại ma quỉ như quỉ (oni), yêu quái (youkai), hà đồng (kappa)

Và Thần đạo chính là cơ sở hay nói đúng hơn là hệ tư tưởng của chính quyền Thiên Hoàng Nhật Bản sau này hình thành và tồn tại Thật vậy, nhiều truyền thuyết vẫn được truyền tụng qua những câu chuyện dân gian và những nguyên tắc về nền quân chủ và thể chế cai trị vẫn được duy trì hàng nhiều thế kỷ không gì phá vỡ nổi Đạo Shinto thể hiện rõ ý thức dân tộc của người Nhật Bản khó pha tạp

1.2 2 Sự hình thành chính quyền Thiên Hoàng

Có nhiều huyền thoại Nhật Bản đã trả lời cụ thể câu hỏi: Quốc gia Nhật được hình thành từ bao giờ cũng như nguồn gốc của Thiên Hoàng? Theo thần thoại Nhật Bản trong Cổ Sự Ký (Kojiki) viết vào đầu thế kỷ VIII thì Thiên hoàng đầu tiên của Nhật Bản là Jmmu thuộc dòng dõi nữ thần Mặt trời Do đó, về sau các Nhật hoàng đều coi mình là con cháu của Nữ thần Mặt trời Tuy nhiên, vì không có tư liệu đầy

đủ về Thiên hoàng Jmmu Vì Thiên hoàng này được tạo dựng nên từ trí tưởng tượng phong phú của người Nhật nhằm giải thích cho nguồn gốc cao quý của mình, nên Thiên hoàng này chỉ mang tính thần thoại Nhưng có thể chắc chắn rằng tổ tiên của Nhật hoàng là con cháu của thế lực đã lập nên triều đình Yamato xuất hiện vào cuối

Trang 14

thế kỷ IV trên đảo Honshu Triều đình Yamato có thế lực lớn nhất Nhật Bản lúc bấy giờ và đã hưng khởi lên thống nhất được nước Nhật.

Trên cơ sở phát triển của đồ đồng, trong những thế kỉ đầu Công nguyên, ở Nhật Bản đã diễn ra quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ, quá trình phân hoá tài sản và xuất hiện giai cấp Những hình thức phôi thai của nhà nước bắt đầu ra đời

ở miền Tây Nhật Bản Theo Đông di truyện trong các sách Hán thư địa chí và Hậu Hán thư của Trung Quốc thì vào thế kỉ I ở Nhật Bản đã hình thành hơn 100 nước nhỏ Những nước này thực chất là những liên minh bộ lạc được hình thành trong cuộc đấu tranh giữa các bộ lạc nhằm thôn tính lẫn nhau, nhưng đã mang một vài yếu

tố của nhà nước Kẻ đứng đầu liên minh bộ lạc ít nhiều đã mang tính chất của một ông vua độc quyền, chuyên chế Các sử gia Nhật Bản thường gọi các liên minh bộ lạc đó là những quốc gia bộ lạc (Buraku kokka)

Cuối thế kỷ II đầu thế kỷ III những cuộc chiến tranh giữa các quốc gia bộ lạc xảy ra làm xuất hiện một số nước tương đối lớn, trong đó lớn mạnh hơn cả là nước Yamatai do nữ vương Himicô cai trị Yamatai lần lượt chinh phục các nước khác, bắt các nước đó phải thần phục mình Tuy nhiên, nước Yamatai không tồn tại được lâu Từ cuối thế kỉ III về sau không thấy tài liệu lịch sử nào nói đến nữa Có lẽ nó đã

bị suy yếu và bị nước khác chinh phục trong cuộc chiến tranh giữa các nước với nhau

Đến cuối thế kỷ IV, ở phía Tây Nam đảo Honshu xuất hiện quốc gia Yamato Sự hình thành nhà nước Yamato là kết quả của quá trình chinh phục và chiếm đoạt đất đai của nhiều tiểu quốc và cử sứ thần sang Trung Quốc cầu phong Người đứng đầu nhà nước Yamato ngày càng phát triển thế lực ra xung quanh và trở thành Thiên hoàng, đó chính là nguồn gốc của vua Nhật Bản sau này Ngoài việc chiếm đoạt những vùng đất đai lớn, thu thuế các công xã nông nghiệp, bóc lột nô lệ, Thiên hoàng còn thu được loại thuế trong quan hệ buôn bán giữa Nhật Bản với Triều Tiên

và Trung Quốc Thiên hoàng tập hợp xung quanh mình các tộc họ (gọi là “thị”) có thế lực và biến thủ lĩnh của các bộ lạc thành các quan lại thay mặt cho chính quyền

Trang 15

trung ương ở các địa phương Đến thế kỷ V, nước Yamato đã thống nhất được cả Nhật Bản

Tất cả các thành viên của các tộc họ họp thành tầng lớp công dân Tầng lớp quý tộc thống trị và “hạ hộ” là những thường dân, dân tự do, bị tầng lớp quý tộc áp bức

và bóc lột Ngoài dân tự do, trong xã hội Yamato còn có một tầng lớp đông đảo khác nữa gọi là bộ dân Tầng lớp bộ dân xuất hiện vào khoảng thế kỷ III, tức là khi sự phân hoá giai cấp và chế độ tư hữu tài sản bắt đầu phát triển Thực chất, bộ dân là những người tự do, có địa vị gần giống với địa vị người lệ nông ở Rôma thời cổ đại

Họ có được một ít tài sản riêng, bị trói chặt vĩnh viễn vào đất của Thiên hoàng và quý tộc, song chủ không có quyền bán và giết họ Lao động của các tầng lớp bộ dân

đã có một vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các lực lượng sản xuất và giai đoạn hình thành quốc gia Nhật Bản Ngoài lao động của dân tự do và bộ dân, còn có lao động của nô lệ Tuy quan hệ nô lệ tồn tại trong xã hội Yamato, nhưng, nhìn chung Nhật Bản không trải qua sự phát triển đầy đủ của xã hội chiếm hữu nô lệ Sở dĩ như vậy, là vì một mặt, nông nghiệp vốn là ngành kinh tế chủ yếu của Nhật Bản, đều do nông dân công xã đảm nhiệm Nô lệ ở đây chưa bao giờ là người lao động sản xuất chủ yếu Mặt khác, thời kì hình thành nhà nước ở Nhật Bản cũng là thời kì mà chế độ nô lệ xét trên phạm vị toàn thế giới, đã lâm vào tình trạng suy sụp Cho nên, chế độ chiếm hữu nô lệ không có điều kiện thuận lợi phát triển ở Nhật Bản, mà có nhiều điều kiện cần thiết cho sự hình thành chế độ phong kiến.Vào cuối thế kỷ III - đầu thế kỷ IV cho đến thế kỷ VII, một nét đặc sắc trong đời sống văn hoá, xã hội của Nhật Bản là sự xuất hiện của mộ cổ (Kofun) Thoạt đầu, vào cuối thế kỷ III hoặc đầu thế kỷ IV, các lăng mộ còn tương đối nhỏ và được xây dựng trên những khu đồi tự nhiên Vào thế kỷ V, quyền lực của các nhà thống trị Yamato đã lớn mạnh, xét qua qui mô lớn của các phần mộ của họ Những lăng mộ

đó vẫn được xây trên những cánh đồng như những khu đồi nhỏ Kích thước đo đạc,

kỹ thuật xây dựng và các vật trang trí đều đã được tiêu chuẩn hoá và xung quanh phần mộ là những hào sâu có hình dáng đặc biệt hình lỗ khoá Lăng mộ lớn nhất là của Thiên hoàng Nintoku, nằm ở vùng Osaka hiện nay Tương truyền việc xây lăng

mộ này phải mất 20 năm mới hoàn thành

Trang 16

Sự xuất hiện của các mộ cổ này cho thấy ảnh hưởng của Thiên hoàng ngày càng lớn trong xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ và còn có liên quan đến sự phân chia giai cấp,

sự hình thành nhà nước cổ đại Những lăng mộ thời kỳ này là những công trình nguy nga về quyền chiếm lĩnh đất đai của Thiên hoàng Nhật Bản Tương truyền việc xây lăng mộ Nintoku phải mất 20 năm mới hoàn thành Thiên hoàng đã có quyền lực đủ mạnh để huy động một lực lượng lao động rất lớn làm việc này Ngoài mộ của Thiên hoàng thì những mộ cổ lớn thuộc về những người đứng đầu bộ lạc Cùng với sự thay đổi trong xã hội, các mộ cổ (Kofun) cũng dần dần nhường chỗ cho việc xây dựng những kiểu mộ phần khác

Vào nửa sau thế kỷ VI, các quý tộc không ngừng phát triển thế lực của mình bằng cách xâm chiếm đất công làm của riêng, do đó làm cho mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp thống trị và nhất là mâu thuẫn giữa chính quyền trung ương với các quý tộc, ngày càng phát triển gay gắt Lúc bấy giờ có hai họ quý tộc lớn đấu tranh với nhau là họ Soga và họ Mononobe Trước sự phát triển của sản xuất và những mâu thuẫn trong

xã hội như vậy, bọn quý tộc thống trị nghĩ đến viêc nhanh chóng tạo nên một chính quyền Nhà nước vững mạnh và thay đổi phương thức bóc lột Trong khi đó, việc buôn bán với Trung Quốc và Triều Tiên cũng được đẩy mạnh Di dân của Trung Quốc và Triều Tiên sang Nhật Bản ngày càng nhiều và cùng với nó là những kĩ thuật sản xuất tiên tiến Chế độ chính trị, tư tưởng Nho giáo, Phật giáo cũng như các thành tựu văn hoá khác của lục địa cũng được truyền bá ở đậy Một bộ phận quý tộc Nhật Bản, mà đại diện là họ Soga và thái tử Shotoku, muốn xây dựng ở đất nước mình một thể chế nhà nước theo hình ảnh của chế độ phong kiến Trung Quốc Sau khi đánh bại dòng họ Monobe, đại diện cho thế lực chống đối, Shotoku đã ra sức củng cố chế độ trung ương tập quyền bằng cách đề xướng Phật giáo, tiếp thu tư tưởng chính trị của Nho gia, đặt ra chế độ quan lại 12 cấp và quy định chức quan không được cha truyền con nối Năm 604 lại công bố “Luật 17 điều”, tức một bản tuyên ngôn của các nhà vua Yamato, mà thực chất là mệnh lệnh về đạo đức, trong đó tư tưởng trung quân được đặt lên hàng đầu

Cái danh hiệu “Thiên hoàng” có lẽ được đặt ra bắt đầu từ đây Cũng từ thế kỉ VII, các vua Nhật Bản đã tự coi mình ngang hàng với hoàng đế Trung Quốc Mở đầu bức

Trang 17

thư gửi nhà Tuỳ năm 607, Shotoku đã viết: “Thiên tử nơi mặt trời mọc gửi Thiên tử nơi mặt trời lặn Chúc sức khoẻ” Chính tư tưởng trung quân, muốn xây dựng và

củng cố một nhà nước trung ương tập quyền vững mạnh theo hình mẫu của Trung Quốc là một trong những nguyên nhân dẫn đến cải cách Taika sau này

Trên đường xây dựng và củng cố nhà nước trung ương tập quyền, chướng ngại đầu tiên mà Thiên hoàng phải vượt qua là dòng họ Soga, kẻ lũng đoạn chính quyền của Thiên hoàng, chiếm ruộng đất và khống chế nhiều hộ dân Vì vậy, chỉ có thủ tiêu thế lực họ Soga thì việc cải cách mới có thể thực hiện được Cuối cùng, vào năm 645, một cuộc chính biến lật đổ thế lực họ Soga, quyền lực thực sự được trả về cho Thiên hoàng Kotoku, đặt hiệu là Taika (Đại hoá) Năm 645 được xem là năm Taika thứ nhất cũng niên hiệu đầu tiên được quy định trong lịch sử trong nước - nước Nhật chính thức được thành lập Sau một năm lên ngôi, năm 646 Thiên hoàng Kotoku ban hành chiếu cải cách Lịch sử Nhật Bản gọi đó là cuộc cải cách Taika (646 – 649) với nội dung chủ yếu: là xóa bỏ quyền sở hữu tư nhân về đất đai để chuyển vào quyền sở hữu của nhà nước Chế độ bộ dân đồng thời cũng được bãi bõ, toàn bộ cư dân trở thành thần dân của nhà nước, được lĩnh canh các khoảnh đất của quốc gia, và do đó

có nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước

Theo quy định của chế độ “ban điền” (chia ruộng) trong cải cách Taika thì người

ở địa phương nào được chia ruộng ở địa phương ấy Nam từ 6 tuổi trở lên, mỗi người được cấp 1 đoạn (1 đoạn bằng 0,12 ha), mỗi suất nữ được chia bằng 2/3 suất nam Nếu có nô tì hoặc đầy tớ trai hay gái thì được cấp mỗi người bằng 1/3 suất của người

tự do Những người nhận ruộng xấu thì được cấp gấp đôi diện tích đã ấn định Mỗi gia đình được quyền sở hữu với đất nhà, đất vườn của họ Nông dân phải nộp thuế cho nhà nước bằng thóc với mức 3 % sản lượng thu hoạch ở những người dưới 1 mẫu ruộng va mức 25 % sản lượng thu hoạch với những người có trên 1 mẫu ruộng Đồng thời, họ còn phải nộp thuế bằng sản phẩm thủ công nghiệp gia đình như tơ, lụa, bông, vải hoặc thổ sản địa phương và phải làm lao dịch 10 ngày trong một năm trong các công trình chung

Trang 18

Chính sách ban điền của cải cách Taika rõ ràng là sự xác nhận quan hệ sản xuất phong kiến ở Nhật Bản giữa thế kỉ VII Sau cải cách, nền tảng căn bản của chế độ phong kiến Nhật Bản được xác lập Với ý nghĩa đó, cải cách Taika được coi là một

sự kiện lịch sử quan trọng đánh dấu sự xác lập chế độ phong kiến ở Nhật Bản, đưa sự tập trung quyền lực cao độ vào tay Thiên Hoàng và trong thời kỳ tiếp theo_thời kỳ Nara (710 – 794), chế độ phong kiến Nhật Bản được củng cố vững chắc, chính quyền Thiên hoàng nhờ vậy càng vững mạnh

1.3 Sự hình thành chính quyền Mạc Phủ

1.3.1 Cơ sở hình thành chính quyền Mạc Phủ

Sau cải cách Taika, nhà nước Nhật Bản đã xác lập được quyền sở hữu tối cao của mình đối với ruộng đất trong toàn quốc, và thực hiện quyền sở hữu ruộng đất đó dưới hình thức “ban điền” Tuy nhiên sự thống trị của hình thức sở hữu nhà nước về ruộng đất không tồn tại được lâu Từ thế kỷ VIII, nhà nước thi hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích khai khẩn đất hoang Năm 723, nhà nước ra sắc lệnh quy định nếu ai khai khẩn đất hoang chưa có kênh ngòi sẵn thì được truyền ba đời, còn

đã có kênh sẵn thì được sử dụng suốt đời, sau khi chết phải trả lại cho nhà nước Đến năm 743, nhà nước lại tuyên bố ruộng đất khẩn hoảng thuộc quyền sở hữu vĩnh viễn của người khai khẩn Lợi dụng tình hình đó, một số quý tộc còn giả mạo ruộng đất

của nhà nước ban cấp thành “ruộng mới khai phá” để trốn thuế và chuyển dần sở

hữu riêng Một phần ruộng của nhà nước ban cấp cho nông dân trước kia cũng bị chúng chiếm đoạt làm ruộng tư

Mặt khác, những nông dân nghèo, thấy mình không tự lực khai thác và bảo vệ được đất đai liền hiến hoặc cho giới đại địa chủ thuê đất của họ với giá rẻ mạt Đối với họ như vậy vẫn có được đất đai để cày cấy lại được sự che chở của các địa chủ lớn Thông qua phương thức này, giới đại địa chủ dần dần chiếm những diện tích đất đai lớn của nông dân nghèo

Việc chuyển nhượng quyền sở hữu và sử dụng đất đai còn có hình thức khác Nhiều nông dân nghèo, kể cả các trại chủ nhỏ, bán đất của mình cho đại địa chủ Do

Trang 19

đó, nhiều mảnh đất vẫn giữ tên tuổi của nông dân nhưng thực chất đã do các đại địa chủ nắm quyền sở hữu và làm chủ.

Chính vì thế, chế độ “ban điền” đã dần dần tan rã và đến thế kỉ X thì ruộng đất

thuộc quyền sở hữu tư nhân đã hoàn toàn lấn át ruộng đất do nhà nước ban cấp Sự phát triển của chế độ ruộng đất tư hữu làm xuất hiện các trang viên phong kiến rộng lớn Các trang viên này không những được miễn thuế mà còn có quyền bất khả xâm phạm về hành chính

Đi đôi với sự lớn mạnh về kinh tế và chính trị, các trang viên còn chú ý xây dựng lực lượng vũ trang riêng với tên gọi là “võ sĩ” (Samurai) Lực lượng vũ trang này bao gồm một bộ phận nông dân lớp trên tương đối có thế lực về kinh tế và có ảnh hưởng về mặt xã hội Các trại chủ nhỏ và trung bình cần có lực lượng để bảo vệ đất đai và vùng lãnh địa của mình Họ lập những nhóm có vũ trang, biết sử dụng thành thạo vũ khí Những nhóm vũ trang này liên kết với nhau kể cả các lực lượng bảo vệ của đại địa chủ để có sức mạnh Họ là những lực lượng độc lập nhưng vẫn có danh nghĩa về sở hữu đất đai nên họ thoát khỏi sự kiểm soát của chính quyền

Quá trình đó dần dần hình thành trong xã hội nông thôn một tầng lớp chiến binh chuyên nghiệp- samurai mà chính quyền không kiểm soát được Và trong xã hội, hình thành một mối quan hệ mới giữa các chủ trang viên và các võ sĩ Các võ sĩ phải thành thật với chủ mình và bảo vệ chủ mà không tiếc tính mạng Chủ có nhiệm vụ phải cung cấp lương thực, quần áo, và nhà ở cho các võ sĩ Như vậy là trong các lực lượng vũ trang ở các trang viên đã xuất hiện một tầng lớp mới: tầng lớp võ sĩ chuyên nghiệp Tầng lớp samurai này về sau đã có một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội Nhật Bản

Thêm vào đó, giữa các trang viên thường có sự cạnh tranh giành quyền lực, sử dụng cả bạo lực với nhau Tình hình dẫn đến việc hình thành một quá trình các trang trại củng cố lực lượng vũ trang riêng của mình để tự bảo vệ hoặc những người yếu thế lực gắn bó với những người mạnh hòng được bảo vệ cả tính mạng lẫn tài sản Một số địa chủ giàu cỏ nhất ở các tỉnh có lực lượng vũ trang riêng, phần để tự bảo

vệ, phần để chống lại các đối thủ hoặc để đi chiếm đất công Trong những điều kiện

Trang 20

đó, giới quan chức dân sự cầm quyền ở các tỉnh cũng buộc phải xây dựng lực lượng

vũ trang để giữ trật tự trị an Ở kinh đô cũng hình thành lực lượng cảnh sát tuyển chọn từ những chiến binh có vũ trang ở địa phương Một số nhà quý tộc có tài sản ở kinh đô cũng cử người của mình xung vào lực lượng cảnh sát Quá trình này lại hình thành thêm một tầng lớp có vũ trang nắm quyền điều hành đất nước, lấn át chính quyền dân sự

Như vậy, trang viên ở Nhật Bản không những chỉ là những đơn vị kinh tế tự cấp,

tự túc mà thực chất còn là khu vực hành chính mà nhà nước không thể kiểm soát được, đồng thời cũng là những căn cứ có lực lượng vũ trang riêng của bọn lãnh chúa Do đó, trang viên cùng với mối quan hệ xã hội giữa chủ trang viên và các võ sĩ chính là cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội của chế độ Mạc phủ hay chính là của “song hành lưỡng chế” độc đáo trong lịch sử phong kiến Nhật Bản

1.3.2 Sự hình thành chính quyền Mạc Phủ

Trong thời kỳ Nara, tuy chế độ phong kiến đã dần được củng cố vững chắc, nhưng cuộc đấu tranh giữa tầng lớp quý tộc cũ muốn khôi phục lại địa vị trước kia và tầng lớp quan lại vẫn tiếp diễn Đại biểu cho tầng lớp quý tộc cũ là họ Otomo, đại biểu cho tầng lớp quan lại là họ Fujikawa Vì có công giúp Hoàng gia tiêu diệt thế lực

họ Soga trong thời kỳ cải cách Taika, nên họ Fujikawa được Thiên hoàng ban cho nhiều ưu đãi như: được ban cấp rất nhiều ruộng đất và nông dân, được kết thông gia với vương thất, được giữ những chức vụ cao trong triều đình…Do vậy, thế lực họ Fujikawa ngày càng mạnh, cuối cùng họ đã đánh bại hoàn toàn họ Otomo và nổi lên cầm quyền và khống chế quyền lực của Thiên hoàng Chính sự lũng đoạn quyền hành này, làm cho ở Nhật Bản hình thành mầm móng hai thế lực cùng nắm chính quyền Một khi một tập đoàn phong kiến đã nắm giữ quyền lực thì sẽ mở đầu cho nhiều tập đoàn khống chế Thiên hoàng dẫn đến mâu thuẫn giữa các tập đoàn Đây chính là

mầm mống của chế độ “song hành lưỡng chế” ở thời kỳ phong kiến Nhật Bản.

Để đấu tranh với họ Fujikawa, Hoàng gia Nhật Bản dựa vào hai họ Taira và họ Minamoto Sau khi đánh bại thế lực họ Fujikawa, họ Taira nhanh chóng phát triển thế lực của mình và nắm lấy mọi quyền hành gây nên mâu thuẫn với Hoàng gia Nhật và

Trang 21

họ Minamoto Từ năm 1181 đến năm 1185 diễn ra cuộc nội chiến giữa họ Taira và họ Minamoto, kết thúc quyền hành chuyển dần sang tay họ Minamoto

Minamoto no Yoritomo là con trai thứ ba của Minamoto no Yoshitomo và Fujiwara Saneori Yoshitomo là trưởng họ của gia tộc Minamoto (còn gọi là Seiwa Genji) đầy quyền lực, một chi thứ của dòng họ Nhật hoàng Minamoto no Yoritomo được sinh ra tại Heian, kinh đô của Nhật Bản thời đó, ngày nay là thành phố Kyoto Nhờ gia thế như trên, khi mới 13 tuổi, Yoritomo đã được phong một chức quan hàm tòng ngũ phẩm và được phép vào chầu vua

Năm 1159, trong triều đình Nhật Bản diễn ra một cuộc tranh chấp ngôi vị Nhật hoàng mà lịch sử Nhật Bản gọi đó là loạn Heiji Gia tộc Minamoto tham gia vào cuộc tranh chấp này và cha của Yoritomo bị thua Cả nhà Yoritomo bị bắt về kinh đô để xử trảm Yoritomo được mẹ kế của Taira no Kiyomori, kẻ chiến thắng, là thiền ni Ikenozenni xin cho được sống và chỉ bị đầy ra đảo Izu, gần vịnh Tokyo vì Yoritomo giống với người con trai đã khuất của bà Hai mươi năm tiếp theo, Yoritomo bị quản thúc tại Izu, song ông đã luôn quan tâm tới tình hình chính trị của Nhật Bản Ông còn kết hôn với con gái của người quản thúc mình

Năm 1180, ở Nhật Bản xảy ra nạn đói và đây là một trong những ngòi nổ cho hàng loạt cuộc nổi dậy chống lại quyền lực của dòng họ Taira Gia tộc Minamoto lại vùng lên tranh chấp với gia tộc Taira, tạo nên chiến tranh Genpei Taira no Kiyomori trước đó tiến hành nhiều cải cách rộng rãi, nên đã làm mất lòng Nhật hoàng Vì thế, Nhật hoàng Mochihito đã gửi mật chiếu cho Yoritomo sai ông chinh thảo gia tộc Taira Từ Izu, Yoritomo chiêu mộ binh mã và nổi dậy Ban đầu, do quân lực còn yếu, ông đã bị thua trong một số trận đánh và phải chạy trốn Có lần suýt bị bắt, thì ông được Kajiwara Kagetoki, một viên chỉ huy của phe Taira, tha mạng

Sau đó, Yoritomo trốn sang Chiba Tại đây, ông nhận được sự hỗ trợ của gia tộc Miura, nên trở nên mạnh hơn Trong khi đó, xã hội trở nên bất ổn và đám võ sĩ thuộc

hạ của nhà Taira tan rã dần Năm 1181, nhân vật xuất chúng của gia tộc Taira là Kiyomori qua đời Từ đó, thế lực của Yoritomo là vô địch Đầu tiên, ông giành quyền

Trang 22

kiểm soát vùng Kanto ở miền Đông Nhật Bản Sau đó, ông cho quân đánh vào kinh đô.

Năm 1183, khi 47 tuổi, ông giành được thắng lợi hoàn toàn và giành quyền độc tài quân sự về cho gia tộc Minamoto Nhưng sau khi giành thắng lợi trong cuộc nội chiến đó, dòng họ Minamoto phải đương đầu với tầng lớp quý tộc phong kiến và chính quyền Thiên hoàng ở Heian Minamoto Yoritomo đã lợi dụng phong trào nông dân để chống lại đối phương Cuối cùng thực quyền chính trị của Thiên hoàng và tầng lớp quý tộc phong kiến ở Heian bị tước đoạt

Năm 1185, Yoritomo cử người đến kinh đô yêu cầu triều đình cho lập chức “thủ hộ” và “địa đầu” ở các địa phương, đồng thời yêu cầu cho thu một loại thuế ruộng đất, bao gồm ruộng đất trang viên và cả ruộng đất của nhà nước, mỗi mẫu thu 5 thăng gạo làm lương thực cho quân đội Như vậy họ Minamoto không những chỉ là kẻ thống trị ở miền Đông mà qua các biện pháp ấy đã khống chế được các mặt chính trị, kinh tế trong cả nước Nhờ công lao cần vương, Minamoto no Yoritomo được Nhật hoàng trao cho quyền bổ nhiệm, sa thải các chức vụ ở miền Đông Với quyền hành này, Yoritomo đã thành công trong việc đưa người của mình vào nắm các chức vụ quan trọng ở miền Đông và tiến tới ở cả triều đình Quan trọng hơn cả, ông đã dùng quyền này để thu phục tầng lớp võ sĩ không chỉ ở miền Đông mà cả toàn Nhật Bản Ông đã trở thành lãnh tụ của tấng lớp võ sĩ, một tấng lớp vốn bị giới quý tộc coi thường trong thời kỳ Heian, đã trở nên có quyền lực hơn vào cuối thời kỳ này Năm

1190, Yoritomo được phong chức Hữu cận vệ đại tướng, chỉ huy lực lượng bảo vệ Nhật hoàng Nhưng ông sớm từ chức

Vào cuối thế kỷ XII, Minamoto Yoritomo dựng nên một chính quyền của Samurai ở Kamakura, đối lập với triều đình Kyoto Từ đó hình thành hai cách sống, nền văn hoá khác nhau ở Đông và Tây Nhật Bản

Năm 1192, Yoritomo được Thiên hoàng phong cho danh hiệu “ Chinh di đại tướng quân”, gọi tắt là Shogun (“Tướng quân”), mở đầu cho việc thiết lập chính

quân sự của tầng lớp samurai ở Nhật Bản Hệ thống chính quyền thường gọi là Bakufu, tức là Mạc phủ Từ đó, từ “tướng quân” biến thành ý nghĩa chính thức chỉ

Trang 23

những nhà cầm quyền quân sự phong kiến của Nhật Bản, còn từ “Mạc Phủ” chỉ tổng hành dinh của Tướng quân, với ý nghĩa trên gọi là chổ ở của Chính phủ

Việc chính quyền Kamakura nắm được quyền lực thực tế ở Nhật Bản là sự thể hiện sức mạnh của giới võ sĩ địa phương, thế suy yếu của chính quyền trung ương đồng thời cũng phản ánh quy luật phát triển của lịch sử Đến cuối thế kỷ XII, Nhật Bản cần phải cao một chính quyền quân sự mạnh để vừa có thể duy trì địa vị của Hoàng triều, bào đảm quyền lực cho đẳng cấp võ sĩ vừa phải xác lập lại nền thống nhất dân tộc Như vậy là, sau nhiều thế kỷ vận động, một mô hình chính quyền trung ương tập quyền kiểu quý tộc – dân sự nhà Đường (618 - 907) đã không thể phát triển

ở Nhật Bản Mặc dù triều đình quý tộc đã duy trì địa vị của mình qua thời kỳ Nara và Heian nhưng cuối cùng nó đã để mất thực quyền về tay giới quân sự Cũng cần phải nói thêm là, chính quyền quân sự ở Nhật Bản được thiết lập trong điều kiện thiết chế chính trị nước này chưa từng trải qua quá trình phát triển tập quyền và thích ứng với công việc quản lý trên quy mô lớn Kể từ sau cải cách Taika từ giữa thế kỷ thứ VII,

uy lực của chính quyền trung ương nhìn chung chỉ có ảnh hưởng mạnh ở vùng đồng bằng Kansai, miền Tây Nhật Bản, còn các khu vực khác, trên thực tế chỉ là sự thần

thuộc hình thức mà thôi Do đó, việc chính quyền Kamakura được thiết lập “là sự khẳng định sức mạnh và thế đi lên của đẳng cấp võ sĩ trong xã hội Nhật Bản” [4,79]

Giới quý tộc không thể tiếp tục duy trì đặc quyền cố hữu của mình hơn nữa Lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản, với một bộ máy quân sự phong kiến mạnh, chính quyền trung ương đã có thể vươn tới quản lý các địa phương Mạc phủ Kamakura đã mở ra một thời kỳ nắm quyền lãnh đạo của thế lực võ sĩ trong lịch sử Nhật Bản với ba giai đoạn: Kamakura (1185 – 1333), Muromachi( 1336 – 1590) và Tokugawa( 1600 – 1868)

Như vậy, từ năm 1192, ở Nhật Bản, chế độ chính trị mà võ sư làm trụ cột tồn tại song song với chính quyền Thiên hoàng cho mãi đến năm 1868 khi Mạc phủ Togugawa bị lật đổ Tuy tồn tại song song, nhưng trong thực tế mọi quyền hành đều tập trung trong tay chính quyền quân sự của Tướng quân, còn Thiên hoàng hoàn toàn làm bù nhìn mà thôi Sự tồn tại song song của hai chính quyền trong suốt thời gian gần 700 năm là một điểm đặc biệt và độc đáo trong lịch sử Nhật Bản

Trang 24

Chương 2

“SONG HÀNH LƯỠNG CHẾ” Ở NHẬT BẢN

TỪ THẾ KỈ XII ĐẾN THẾ KỈ XIX 2.1 Hoạt động của hai chính quyền song song

Mô hình “lưỡng đầu chế” tức là: hai vị nguyên thủ đều có quan hệ huyết thống với nhau, chung mục đích và chung sự nghiệp, nhưng thực ra bản chất chế độ là một với nhiều biểu hiện, nhiều diễn biến phức tạp Mô hình lưỡng đầu chế ở Nhật Bản với chính quyền kép Mạc Phủ và Thiên hoàng cũng như vậy Trên danh nghĩa, Thiên hoàng ở kinh đô Kyoto là người thống trị ở Nhật Bản, là người đứng đầu bộ máy nhà nước của Nhật Bản Nhưng thực ra chính quyền Thiên Hoàng chỉ là danh nghĩa núp bóng Chính quyền Mạc Phủ thâu tóm mọi quyền lực còn Thiên hoàng chỉ làm vì Cho nên hoạt động của hai chính quyền song song này gắn liền với quá trình hình thành, phát triển và suy vong của các chính quyền quân sự, đó là Mạc phủ Kamakura (1192 – 1333), Mạc phủ Muromachi (1336 – 1573) và Mạc phủ Togukawa (1603 – 1868)

2.1.1 Mạc phủ Kamakura

Kamakura – căn cứ địa đầu tiên của Yoritomo – là một thành thị cách Kyoto 500

km, trung tâm miền Tây Nhật Bản Dân cư sống chủ yếu bằng nông nghiệp và chăn nuôi ngựa Mạc phủ Kamakura nắm quyền cai trị những vùng kiểm soát trực tiếp mà còn nắm quyền ở nhiều khu vực khác trong nước Thế lực của Thiên hoàng, quý tộc không những rất yếu ở các tỉnh miền Tây làm dần dần cũng giảm đi nhiều ở các tỉnh miền Đông Nhiều võ sĩ có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc Mạc phủ trở thành những tiểu lãnh chúa địa phương (myoshu), làm chủ thực sự địa phương do mình cai quản Sau khi quyền lực Mạc phủ được xác lập, hệ thống quan chức do Thiên hoàng cử đến các địa phương mất hiệu lực, xa rời triều đình và dần dần phục tùng Mạc phủ Kamakura và tập trung tầng lớp võ sĩ quý tộc, có nền kình tế phát triển hơn các địa phương khác

Trang 25

Sau khi ổn định được tình hình trong nước, Yoritomo đã tiến hành nhiều biện pháp để củng cố và mở rộng quyền hành của Mạc phủ Chỉ riêng việc xác lập chính quyền Mạc phủ ở Kamakura cũng bao hàm việc báo hiệu một sự thay đổi trong hệ thống hành chính song đó không phải là sự thay thế hay xem xét lại toàn bộ những gì hiện có mà chỉ là thêm vào đó những cơ chế đáp ứng nhu cầu hiện thời Hệ thống hành chính vốn có từ trước thời kỳ Mạc phủ bao gồm một Hội đồng nhà nước điều hành 8 bộ Dưới đó là các tỉnh và người đứng đầu các tỉnh này do Chính quyền trung ương bổ nhiệm Tỉnh chia thành các huyện rồi huyện chia thành các trấn Cùng với tỉnh, huyện, trấn đều có các cơ quan chính quyền cho mỗi cấp Cả nước chia thành 7 đạo, mỗi đạo gồm một số tỉnh

Dựa trên cái “khung” của bộ máy hành chính đó, tướng quân Yoritomo đã điều chỉnh bổ sung thêm một số nhân tố mới trong hệ thống chính quyền Hệ thống này gồm ba bộ phận chính:

- Samurai Dokoro là cơ quan có chức năng theo dõi và kiểm soát các hoạt động quân sự Sau này, còn kiêm thêm chức năng giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ, tài sản, cấp bậc, ưu tiên của các quan chức cùng các công việc quân sự nói chung Không chỉ vậy, trong thời bình cơ quan này còn đảm đương nhiệm vụ điều hành và chỉ đạo các hoạt động thương mại

- Monchujo là cơ quan có trách nhiệm theo dõi và xét xử tố tụng buộc mọi người thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của mình

- Man Dokoro là cơ quan giải quyết tất cả các vấn đề hành chính Bên cạnh người đứng đầu cơ quan này còn có một hội đồng cố vấn có nhiệm vụ giúp Mạc phủ điều hành mọi việc cả về kinh tế và chính trị

Có thể nói, sự ra đời của Man Dokoro nhằm phân biệt cơ quan hành pháp của Mạc phủ Kamakura với các cơ quan chính quyền ở kinh đô Kyoto và sự độc lập của

cơ quan này với triều đình Một khi Man Dokoro nằm trong tay Tướng quân thì cũng

có nghĩa tính cục bộ của Mạc phủ ở Kamakura mất đi và thực chất biến thành chính quyền trung ương bởi tự cho mình quyền bình đẳng với chính quyền của Thiên hoàng

ở Kyoto trong các quyết định Thật vậy, những tổ chức hành chính này không chỉ

Trang 26

đứng ngoài cơ cấu bộ máy của chính quyền Thiên hoàng mà còn hoạt động có hiệu quả nhiều khi ảnh hưởng tới cả triều đình Kyoto.

Hơn nữa, tính hiệu quả hệ thống hành chính của Mạc phủ Kamakura khiến người dân ngày càng xem chính quyền này là Chính quyền trung ương thay vì triều đình Thiên hoàng ở Kyoto Tuy nhiên, để đạt được như vậy hệ thống này cũng luôn cần sự thay đổi nhằm thích ứng với yêu cầu thực tế Chẳng hạn, thời kì đầu, không phải mệnh lệnh của Mạc phủ đều được tầng lớp quân nhân và lãnh chúa địa phương đồng tình ủng hộ Để đối phó với tình trạng đó, chính quyền Mạc phủ đặt ra 2 chức danh ở các tỉnh là quan chức chỉ huy quân sự (so-tsuibushi) và quan chức quản lý đất đai (Jito) Nếu tỉnh nào không có chức chỉ huy quân sự thì được thay bằng chức chủ hộ, nghĩa là Người bảo vệ (Shugo) Thật ra, những chức danh này không phải là mới song chức năng và nhiệm vụ của người thực hiện lại mang ý nghĩa khác trước rất nhiều Chức danh này kiêm luôn cả chức quan đầu tỉnh Mặt khác, là những người được chính quyền bổ nhiệm nên họ phải nắm chắc và thực hiện đúng chủ trương từ trên đưa xuống mà cụ thể là từ Tướng quân Qua họ mà những mệnh lệnh, chỉ thị sẽ đưa tới các thủ lĩnh quân sự địa phương và vùng đất xa xôi khó kiểm soát, chính quyền Mạc phủ đặt ra chức quan đại diện với toàn quyền quyết định trong những trường hợp cần thiết Điều đó có giá trị pháp lý như những mệnh lệnh và quyết định được phát đi từ chính quyền Mạc phủ

Còn quan chức quản lý đất đai tại các tỉnh để thấy nhiệm vụ của họ là quản lý đất đai các thái ấp trong một tỉnh Qua đó, điều hành và kiểm tra công việc, ổn định trật

tự, thu thuế, định mức thu nhập ở các thái ấp

Cơ sở giai cấp của chính quyền Kamakura là tầng lớp địa chủ võ sĩ ở địa phương

lệ thuộc vào họ Minamoto gọi là “ngự gia nhân” (gokanin) tức là kẻ thân tín ở trong nhà Tất cả mọi chức quan trọng trong chính quyền Mạc phủ cũng như Shugo, Jikao đều do “ngự gia nhân” đảm nhiệm Mạc phủ công nhận ruộng đất riêng của võ sĩ

“ngự gia nhân”, những kẻ có công còn được ban thêm ruộng đất, còn võ sĩ khác phải làm công và làm nghĩa vụ binh dịch cho Mạc phủ Dưới sự bảo hộ của Mạc phủ, tầng lớp võ sĩ lấn dần ruộng đất của bọn quý tộc tạo thành một tầng lớp phong kiến mới có

Trang 27

thế lực ngày càng mạnh; trái lại thế lực của tầng lớp quan lại phong kiến của triều đình ngày càng bị suy yếu

Tóm lại, sự vận hành hiệu quả của chính quyền Mạc phủ Kamakura không có nghĩa hệ thống này hoàn toàn mới mà thực chất chỉ là sự kế thừa, nâng cao và phát triển hơn lên từ những gì đã có từ thời kỳ trước đó mà thôi Mặc dù vậy, hệ thống hành chính thời kỳ Mạc phủ Kamakura vẫn là bước phát triển mới khi tạo nên một bộ máy khá hoàn chỉnh và hiệu quả trong quan lý và điều hành đất nước Điều đó có thể thấy ở các thái ấp công hay từ một tỉnh đều được quyền quản lí của chính quyền Mạc phủ Như vậy, chế độ quản lí ở các tỉnh là bước tiến lớn trên cơ sở kế thừa thể chế cũ song đặt cho nó một chức năng và quyền hạn cao hơn Do đó, những giá trị của truyền thống cũ không mất đi mà còn tạo hiệu quả hơn nhiều trong hệ thống mới Từ thực tế này, các Tướng quân không chỉ ngày càng làm mờ nhạt vai trò của triều đình Kyoto mà còn dần nắm chắc quyền điều hành đất nước như vị trí của một chính

quyền trung ương Thật ra, “về việc triều đại Kamakura đã dung quyền thế mới chiếm được để chống lại và làm hại vĩnh viễn triều đình đến mức độ nào còn là một vấn đề còn phải bàn cãi” [5,143] Dường như luôn có sự thay đổi mối quan hệ hay

cán cân quyền lực giữa Kyoto và Kamakura Mặc dù, Kamakura nắm được quyền hành trên thượng tầng chính trị tối cao thì triều đình vẫn giữ được nhiều hình thức truyền thống về quyền lực cai trị tại các cấp tỉnh, địa phương (huyện, quận) và thái

ấp, đặc biệt là ở những vùng trung tâm và miền Tây đất nước Đó phải chăng là mô hình tổng quát của những sự kiện có liên quan cho khái niệm chế độ hai thủ lĩnh hay

“lưỡng đầu chế”

2.1.2 Mạc Phủ Muromachi

Chính quyền Mạc phủ Kamakura cùng với vị trí, vai trò của hệ thống hành chính

đã tỏ ra rất hữu hiệu trong thời gian dài song cũng không tránh khỏi suy yếu trước sự tác động mạnh mẽ của những chuyển biến xã hội trong lịch sử

Sau khi Yoritomo chết (1199), trong gia đình Minamoto không có ai đủ mạnh để giữ quyền lực cho dòng họ Quyền lực thực sự chuyển từ gia đình Minamoto sang gia đình Hojo, gia đình bên vợ của Yoritomo, quan nhiếp chính của tướng quân Họ đã

Trang 28

duy trì chính phủ quân sự ở Kamakura cho đến năm 1333 Khi Ashikaga Takauji được chính quyền Kamakura cử đi đánh dẹp Thiên hoàng Godaigo khi ông này chống lại Mạc phủ Kamakura để giành lại quyền bính Thay vì tiến đánh triều đình Kyoto, Ashikaga Takauji quay lại Kamakura và lật đổ Mạc phủ Tiếp đó Ashikaga Takauji mới đánh chiếm Kyoto, đuổi Godaigo khỏi kinh thành rồi lập một hoàng thân khác lên ngôi Thiên hoàng Sau sự kiện đó, Ashikaga Takauji được triều đình Kyoto phong làm Tướng quân (năm 1336) và đặt đại bản doanh ngay tại Muromachi Cho nên, Mạc phủ Ashikaga còn được gọi là Mạc phủ Muromachi.

Có thể nói, thời Mạc phủ Muromachi hiện ra với bức tranh toàn cảnh là nội chiến, cát cứ triền miên song thực tế quyền lực vẫn nằm trong tay các Tướng quân, Thiên hoàng vẫn làm chỉ vì Về cơ bản, chính quyền Mạc phủ vẫn giữ nguyên hệ thống hành chính vốn có từ thời Mạc phủ Kamakura với các cơ quan và chức danh của chính quyền các cấp Những thay đổi có chăng chỉ dừng lại ở mức giải pháp tình thế

do tác động của điều kiện, hoàn cảnh, chính trị, xã hội đương thời Hầu hết những người đứng đầu các cơ quan Samurai Dokoro, Man Dokoro, Modujo vẫn là những người từng làm dưới thới Mạc phủ Kamakura Mặc dù vậy, quyền lực của những cơ quan này đã suy giảm nhiều so với thời Mạc phủ Kamakura bởi khuynh hướng phân quyền và đơn giản hóa bộ máy

Mặc dù mọi quyền hành đều nằm trong tay dòng họ Ashikaga, nhưng điều đó không có nghĩa là đất nước thực sự được thống nhất Dưới thời Mạc phủ Kamakura, người đứng đầu các địa phương (Shugo) đều là gia nhân thuộc dòng họ của Tướng quân song hiện giờ các Shugo không nhất thiết phải là gia nhân của dòng họ Mạc phủ Chính từ đây, nền tảng của sự trung thành được xây dựng trên cơ sở huyết thống , danh dự võ sĩ, bạn bè chiến hữu khó mà tránh khỏi rạn nứt, xói mòn khi xảy ra biến động xã hội Quả vậy, sau thời Nam Bắc triều (1333 – 1392) một số Shugo trở nên hùng mạnh cai quan cả vùng rộng lớn và được gọi là lãnh chúa phong kiến (Daimyo) Các Daimyo xưng hùng xưng bá ở các địa phương, dựa vào lực lượng quân sự riêng, liên tục đánh lẫn nhau để mở rộng phạm vi thế lực, tranh giành bá quyền đối lập với chính quyền trung ương Ngay cả quyền lực của Tướng quân cũng không còn tập trung như dưới thời Mạc phủ Kamakura Bên cạnh tướng quân Ashikaga còn có chức

Trang 29

phó Tướng quân kiêm chức năng tư vấn và điều hành một số cơ quan chính quyền Song, phó tướng quân không đề ra chủ trương mà chỉ thi hành lệnh của Tướng quân cùng với sự phối hợp với các cơ quan và hội đồng khác trong chính quyền

Khi Shogun Ashikaga có ảnh hưởng cuối cùng là Yoshiteru bị ám sát năm 1565, một daimyo giàu tham vọng, Oda Nobunaga, nắm lấy cơ hội và lập anh trai của Yoshiteru là Ashikaga Yoshiaki làm Shogun Ashikaga thứ 15 Tuy nhiên, Yoshiaki chỉ là một Shogun bù nhìn Đến năm 1573, Oda Nobunaga tiến hành thống nhất Nhật Bản, đặt dấu chấm hết cho Mạc phủ Ashikaga

Như vậy, Mạc phủ Ashikaga yếu hơn so với Mạc phủ Kamakura hay Mạc phủ Tokugawa, một phần vì Ashikaga Takauji thành lập Mạc phủ của mình bằng cách ủng hộ Thiên Hoàng chống lại Mạc phủ Kamakura trước đó, nhà Ashikaga chia sẻ nhiều quyền lực với Hoàng gia hơn Mạc phủ Kamakura Hệ thống kiểm soát tập trung các chư hầu được sử dụng dưới thời Kamakura được thay thế bằng một hệ thống daimyo (lãnh chúa địa phương) phân tán hơn, quyền lực quân sự của nhà Ashikaga dựa chủ yếu vào sự trung thành của các daimyo

2.1.3 Mạc phủ Tokugawa

Như đã trình bày ở trên, trong quá trình thống nhất đất nước, Oda Nobubaga đã lật đổ Tướng quân cuối cùng của dòng họ Ashikaga Tuy nhiên, quá trình thống nhất đất nước còn tiếp tục với Toyotomi Hideyoshi và Tokugawa Ieyasu để rồi, năm 1600, sau khi đánh bại liên minh 40 lãnh chúa, Ieyasu trở thành Tướng quân (năm 1603) và lập ra Mạc phủ ở Edo (Tokyo ngày nay) Từ đây, nội chiến, cát cứ hoàn toàn chấm dứt đồng thời mở ra một thời kỳ hòa bình và phát triển kéo dài hơn hai thế kỷ

Lên làm tướng quân, Togukawa đã thi hành nhiều biên pháp nhằm củng cố Mạc phủ và chế độ phong kiến Nhật Bản Ông đã xây dựng và củng cố tiến tới từng bước hoàn chỉnh hệ thống hành chính Trong hệ thống đó, gồm có các cơ quan chính là Viện Nguyên Lão (Tairosho), Hội đồng các quan đầu ngành (Rojusho), Hội đồng xét xử

Ngày đăng: 11/04/2013, 08:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. R.H.P Mason và J.G Caiger, 2003, A History of Japan, NXB Lao Động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: A History of Japan
Nhà XB: NXB Lao Động
2. Sakaiyataichi, 2004, Mười hai người lập nên nước Nhật, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mười hai người lập nên nước Nhật
Nhà XB: NXB Chính Trị Quốc Gia
3. Phạm Điềm (chủ biên) , 2008, Lịch sử Nhà Nước và Pháp luật Thế giới, NXB Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Nhà Nước và Pháp luật Thế giới
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
4. Nguyễn Văn Kim, 2003, Nhật Bản với châu Á – những mối liên hệ lịch sử và chuyển biến kinh tế - xã hội, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhật Bản với châu Á – những mối liên hệ lịch sử và chuyển biến kinh tế - xã hội
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội
5. Phan Ngọc Liên (chủ biên) , 1997, Lịch sử Nhật Bản, NXB Văn Hóa – Thông Tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Nhật Bản
Nhà XB: NXB Văn Hóa – Thông Tin
6. Hoàng Minh Lợi, 2003, Nguyên nhân suy tàn của chế độ Mạc Phủ, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 6(48) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên nhân suy tàn của chế độ Mạc Phủ
7. Reischauer Edwin O, 1998, Nhật Bản Câu chuyện về một quốc gia, nxb Thống Kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhật Bản Câu chuyện về một quốc gia
Nhà XB: nxb Thống Kê
8. Nguyễn Gia Phu (chủ biên) , 2001, Lịch sử thế giới trung đại, NXB Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử thế giới trung đại
Nhà XB: NXB Giáo Dục
9. George Sansom, 1995, A History of Japan, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: A History of Japan
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
10. Ngô Minh Thủy, 2005, Nhật Bản - đất nước con người văn hóa, NxB Trẻ, HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhật Bản - đất nước con người văn hóa
11. Bùi Bích Vân, 2004, Hệ thống hành chính Nhật Bản thời kỳ Mạc Phủ, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 3(51) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống hành chính Nhật Bản thời kỳ Mạc Phủ
12. Nguyễn Thị Hồng Vân, 2005, Quan hệ giữa triều định Thiên Hoàng và chính quyền Mạc phủ (1192 – 1868), tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 6 (60) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ giữa triều định Thiên Hoàng và chính quyền Mạc phủ (1192 – 1868)
13. Nguyễn Ngọc Nghiệp, 2004, Vai trò của Thiên Hoàng trong thời kỳ Minh trị ở Nhật Bản, tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 5(53) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của Thiên Hoàng trong thời kỳ Minh trị ở Nhật Bản
14. Eilchi Aoki, , 2001, Japan – Country and People, NXB Văn Hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Japan – Country and People
Nhà XB: NXB Văn Hóa
15. Hoàng Thị Minh Hoa, , 1991, Cải cách ở Nhật Bản trong những năm 1945 – 1951. NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải cách ở Nhật Bản trong những năm 1945 – 1951
Nhà XB: NXB Khoa Học Xã Hội
16. Bùi Bích Vân, 2005, Thể chế Thái Thượng Hoàng trong lịch sử Nhật Bản và Việt Nam, tạp chí NC NB và ĐBÁ, số 4(58) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thể chế Thái Thượng Hoàng trong lịch sử Nhật Bản và Việt Nam
17. Nguyễn Thị Hồng Vân, 2006, Về vị trí và vai trò của Tướng quân trong thời phong kiến ở Nhật Bản, tạp chí nc ĐBÁ, số 10(70) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về vị trí và vai trò của Tướng quân trong thời phong kiến ở Nhật Bản
19. Nguyễn Hiến Lê, 1995, Lịch sử thế giới trung đại t2, NXB Văn Hóa Thông Tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử thế giới trung đại t2
Nhà XB: NXB Văn Hóa Thông Tin
20. Nguyễn Châu, 2000, Một số nhân vật lịch sử Nhật Bản thời trung đại, Khóa luân tốt nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nhân vật lịch sử Nhật Bản thời trung đại
21. Hồ Thị Thúy, 2002, Vai trò của tầng lớp võ sĩ Samurai đối với lịch sử Nhật Bản thời trung đại, Khóa luận tốt nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của tầng lớp võ sĩ Samurai đối với lịch sử Nhật Bản thời trung đại

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w