3.1. Phát triển công nghệ cao ở Việt Nam và sự cần thiết có một quá trình chuyển đổi thích hợp trình chuyển đổi thích hợp
3.1.1. Việt Nam sau chiến tranh chống Pháp
Năm 1958, Liên Xô cử một đoàn 12 Viện sĩ sang giúp Việt Nam xây dựng một chương trình phát triển khoa học: Sự ra đời của một trung tâm khoa học lớn của Việt Nam, đó là Viện Khoa học Việt Nam theo mô thức Viện Hàn lâm Khoa học các nước XHCN, do nhà nước giao và duyệt các nhiệm vụ nghiên cứu, cung cấp toàn bộ kinh phí…Kết quả bước đầu: xây dựng tiềm lực, tiếp cận các vấn đề hiện đại.
Các nhược điểm của mô hình: thiếu gắn bó NC&TK - SX - ĐT
- Trong một thời gian dài, nhiều chục năm, Việt Nam vẫn chưa định hình được bản sắc khoa học của mình là gì, có lẽ do trình độ khởi đầu về khoa học ở nước ta trong giai đoạn này còn quá yếu kém: kinh tế nghèo, trình độ phát triển thấp, thiếu chuyên gia đầu ngành, cơ sở trang thiết bị nghiên cứu và đào tạo từ đại học trở nên còn non yếu, thậm chí các phòng thí nghiệm ở các trường đại học quá nghèo nàn, thiết bị tại các phòng thí nghiệm lớn tầm quốc gia thiếu thốn, trang bị không đồng bộ…
- Nghiên cứu (NC) không gắn với yêu cầu của sản xuất. - Đào tạo (ĐT) không nghiên cứu, dạy “chay”.
Cần giai đoạn chuyển đổi từ mô thức HÀN LÂM VIỆN sang mô thức “Gắn nghiên cứu - Đào tạo với - Thị trường”.
3.1.2. Bước đi của Việt Nam
Các bước phát triển về công nghiệp tại Châu Âu kéo dài cả một quá trình vài trăm năm, qua các bước:
- Phát triển công nghiệp.
- Phát triển công nghiệp phụ trợ để cung cấp cho nhu cầu về thiết bị, phụ tùng thay thế phục vụ cho sự phát triển của các ngành công nghiệp.
- Quá trình phát triển công nghiệp phụ trợ sẽ được nâng cao dần hình thành một nền công nghiệp phụ trợ cho sự phát triển công nghiệp CNC.
- Bước tiếp theo là lựa chọn trong Hệ thống công nghiệp phụ trợ cho phát triển công nghiệp CNC, và tiến tới thúc đẩy cho CNC phát triển.
Trong điều kiện “Toàn cầu hóa” hiện nay, Việt Nam chúng ta không cần thiết phải đi theo con đường “quy luật phát triển theo thời gian”. Với tích luỹ tri thức trong quá trình phát triển theo mô thức Viện Hàn lâm Khoa học của Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây, chắc chắn chúng ta sẽ tìm ra được bước đi thích hợp để đến năm 2020 khi Việt Nam trở thành một quốc gia công nghiệp, chúng ta có thể bước tiếp ngay vào quá trình xây dựng và phát triển CNC và công nghiệp CNC; tài nguyên thiên nhiên đặc hữu của Việt Nam, truyền thống ham học của con người Việt Nam sẽ là cỗ xe 2 bánh đưa Việt Nam chúng ta trở thành một quốc gia tạo ra nhiều sản phẩm CNC có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Điều này sẽ được trình bày trong phần định hướng phát triển Khu CNC tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2. Mô hình Khu công nghệ cao tỉnh Thừa Thiên Huế
3.2.1. Tính chất khu công nghệ cao
- Khai thác nguồn tài nguyên đa dạng sinh học trên địa bàn Thừa Thiên Huế, đây là đối tượng nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm công nghệ cao đặc thù.
- Khai thác tiềm năng của các trường đại học có truyền thống tại Thừa Thiên Huế, tập trung việc nghiên cứu và đào tạo vào các đối tượng đã được lựa chọn trên địa bàn Thừa Thiên Huế, nhằm tạo ra các sản phẩm công nghệ cao đặc thù có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước; trước mắt tạo ra các sản phẩm công nghệ cao thuộc 3 lĩnh vực: sản phẩm công nghệ sinh học, sản phẩm phần mềm công nghệ thông tin và y dược.
Như vậy tính chất của khu công nghệ cao Thừa Thiên Huế là khu công nghệ cao chuyên ngành tại Thừa Thiên Huế.
3.2.2. Loại hình khu công nghệ cao
So với nhiều tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Thừa Thiên Huế còn có một lợi thế so sánh là: còn nhiều diện tích thích hợp cho việc phát triển các khu CNC theo Luật Công nghệ cao (điều 31).
Hồ Truồi là một vị trí có nhiều ưu thế để xây dựng một khu CNC, tầm quốc gia, trực thuộc Trung ương (hiện trạng vùng Hồ Truồi có đủ các điều kiện để xây dựng thành thành phố khoa học và sinh thái, trong đó khu CNC là nòng cốt).
Vị trí khoanh định cho Khu Công nghệ cao tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trong khu vực Hồ Truồi thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đặc điểm của vùng này là:
- Đây là một vùng cảnh quan sinh thái đặc biệt: có hồ chứa với trữ lượng khoảng 6 triệu m3 nước. Hồ Truồi vừa có khả năng cung cấp nước tưới tiêu, nước sạch sử dụng cho sinh hoạt và các công nghiệp cần nước sạch; nước và núi bao
quanh sẽ tạo môi trường trong sạch cho các cơ quan nghiên cứu, cho các nhà khoa học và khách có nhu cầu nghỉ dưỡng yên tĩnh. Thiền viện Trúc Lâm đã xây dựng trên đảo giữa hồ tạo một không khí yên tĩnh cho suy tư nhiều màu sắc...sẽ là một nơi thích hợp cho các hội nghị khoa học quốc tế ... và chắc chắn sẽ trở thành khu lõi cho một thành phố khoa học và sinh thái trong tương lai gần.
- Hiện nay, cư dân trong vùng khoanh làm khu công nghệ cao và lân cận còn rất thưa thớt, không cần phải tổ chức di dân với quy mô lớn, có thể hướng đào tạo các cư dân phục vụ cho khu công nghệ cao (trồng và chăm sóc rừng, các dịch vụ, và trong tương lai các cư dân sinh ra trên mảnh đất này sẽ có người trở thành các nhà khoa học và tham gia các công việc chuyên môn trong Khu Công nghệ cao).
Chi phí giải phóng mặt bằng không đáng kể so với các nơi khác (ví dụ: sau 7 năm thành lập (24/10/2002) đến cuối năm 2009, khu CNC Tp Hồ Chí Minh đã chi gần 3000 tỷ đồng đền bù, thu hồi được gần 700 hecta, đạt 87 % so với tổng diện tích đất phải thu hồi; Khu CNC Hòa Lạc cũng gặp rất nhiêu khó khăn trong việc thu hồi đất để giải phóng mặt bằng).
Nếu Khu CNC được đặt trong vùng thì diện tích có thể đáp ứng (hàng nghìn ha và nhiều hơn) theo nhu cầu phát triển.
- Theo định hướng đó khu công nghệ cao này không cần khép kín xây tường bao quanh, chỉ cần bảo vệ các MỐC theo ranh giới quy hoạch.
- Đây là một khu công nghệ Mở (không khép kín bằng tường bao quanh) và trong tương lai gần xây dựng vùng này thành một thành phố khoa học.
3.2.3 Kết luận về mô hình
Khu Công nghệ cao tỉnh Thừa Thiên Huế là một khu công nghệ cao chuyên ngành mở tiến tới là cốt lõi của một thành phố khoa học và sinh thái; là khu công nghệ cao trực thuộc Trung ương để phù hợp với chủ trương xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm khoa học và công nghệ của miền Trung và cả nước.
Chương 4
KHU CÔNG NGHỆ CAO TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 1. Vị trí, ranh giới, diện tích
1.1. Vị trí địa lý khu công nghệ cao tại Hồ Truồi, huyện Phú Lộc
Khu CNC tại Hồ Truồi có vị trí địa lý: Từ 160 15’46’’ đến 160 18’30’’ vĩ độ Bắc.
Từ 1070 46’12’’ đến 1070 48’55’’ kinh độ Đông.
Phía Bắc - Đông Bắc dự án giáp với đường sắt Bắc - Nam và đường quốc lộ 1A, phía Đông - Nam và Nam giáp chân núi Bạch Mã, phía Nam giáp khu vực Hồ Truồi, phía Tây giáp sông Truồi.
Vị trí địa lý của khu CNC tại Hồ Truồi rất thuận lợi về nhiều mặt, khu vực này nằm cạnh đường sắt Bắc - Nam và quốc lộ 1A rất thuận tiện giao thông, nằm giữa hai đô thị lớn của miền Trung là thành phố Huế khoảng 30 km và Đà Nẵng khoảng 60 km. Địa hình tương đối bằng phẳng với độ cao trung bình 10 m so với mực nước biển, trong đó có một số đồi thấp xen lẫn nằm dưới chân núi Bạch Mã, trong khu vực còn có Hồ Truồi có nguồn nước ngọt lớn cung cấp cho cả khu vực.
1.2. Mô tả ranh giới khu công nghệ cao trên thực địa
Bắt đầu từ điểm giao nhau của đường sắt Bắc - Nam và đường bê tông nối quốc lộ 1A ở ngã ba Bạch Thạch (gọi là điểm số 1 trên sơ đồ), ranh giới dự án đi theo hướng Tây Nam theo đường bê tông khoảng 250 m, ranh giới tiếp tục đi theo chân núi đến điểm số 2. Từ điểm số 2 ranh giới đi theo hướng Tây - Tây Bắc theo đường đá và đường bê tông phía trước Trạm kiểm lâm số 4 đến gặp kênh chính Hồ Truồi là điểm số 3. Từ điểm này, ranh giới đi theo hướng Bắc - Tây Bắc dọc kênh chính Hồ Truồi đến điểm số 4 (ngã ba mương và kênh chính Hồ Truồi). Từ điểm 4 ranh giới đi theo hướng Tây - Bắc theo kênh chính Hồ Truồi đến điểm số 5. Từ điểm số 5 ranh giới đi theo hướng Tây - Bắc đến cống (điểm giao giữa đường nhựa vào UBND xã Lộc Hòa và kênh chính Hồ Truồi) là điểm số 6. Từ điểm số 6, ranh giới đi theo hướng Bắc - Đông Bắc theo mương nước đến điểm số 7 (ngã ba mương). Từ điểm số 7 theo hướng Bắc - Đông Bắc ranh giới đi giữa khu dân cư và ruộng lúa đến điểm số 8 (góc thôn Lương Điền Thượng). Từ điểm này, ranh giới đi theo hướng Đông Bắc giữa khu dân cư thôn Lương Điền Đông và đất trồng lúa đến điểm số 9. Từ điểm số 9, ranh giới đi theo hướng Đông - Bắc giữa ranh giới dân cư thôn Lương Điền Đông và ruộng lúa đến cầu đường sắt (cạnh cầu Lương Điền) là điểm số 10. Từ điểm số 10, ranh giới đi theo hướng Đông - Nam theo đường sắt qua nghĩa trang liệt sỹ đến gặp cầu đường sắt là điểm số 11. Từ điểm số 11, ranh giới đi theo hướng Đông - Nam theo đường sắt qua khu dân cư đến gặp đường bê tông ở ngã ba Bạch Thạch là điểm số 1. Các điểm mốc ranh giới từ điểm 1 đến điểm 11 có giá trị tọa độ trong hệ tọa độ quốc gia VN-2000, kinh tuyến trục 1070 00’ như sau:
Bảng 5. Tọa độ ranh giới khu công nghệ cao trên thực địa
TT
điểm Tọa độ X (m) Tọa độ Y (m) Ghi chú
1 1801723.915 586957.158 Ngã ba Bạch Thạch
2 1798877.855 584717.012 Chân núi
3 1799475.593 583556.920 Cống qua đường bê tông
4 1800596.135 583427.674 Kênh chính Hồ Truồi
5 1801266.346 582347.129 Kênh chính Hồ Truồi
6 1802518.085 582068.910 Cống qua đường liên xã
7 1803226.379 582328.940 Ngã ba mương
8 1803851.830 582468.610 Góc ruộng và thôn
9 1803859.875 583580.100 Giáp ruộng và thôn
10 1803931.265 584197.485 Cầu đường sắt
11 1803074.088 585544.794 Cầu đường sắt
Trên đây là ranh giới chính của dự án, khi thực hiện cần chú ý công tác đền bù, giải phóng mặt bằng các hộ dân nằm trên ranh giới sao cho số hộ dân và các công trình khác phải di chuyển là ít nhất nhằm giảm chi phí đền bù, tạo điều kiện cho nhân dân ổn định cuộc sống, là cơ sở phát triển các hoạt động dịch vụ tại chỗ của dự án.
1.3. Tình hình quản lý đất đai trong khu vực thực hiện dự án khu công nghệ cao
Trong giai đoạn này giá trị đất đai còn thấp, đời sống của người dân còn khó khăn, chỉ tập trung vào sản xuất nông nghiệp, trồng cây lấy gỗ ngắn ngày (chủ yếu là cây keo làm giấy), các dịch vụ còn thiếu, các vấn đề mâu thuẫn, tranh chấp đất đai ít xảy ra trong nhân dân.
Trong khu vực dự án đã đo bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1/10.000 cho diện tích đất lâm nghiệp để trồng rừng, tỷ lệ 1/2.000 cho diện tích đất nông nghiệp và tỷ lệ 1/1.000 cho khu vực đất ở. Các loại đất này đã giao ổn định cho nhân dân sử dụng để ở và phát triển sản xuất thực hiện Luật Đất đai và các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ về giao đất cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích đất ở, sản xuât nông- lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
Bảng 6. Hiện trạng sử dụng đất trong phạm vi dự kiến xây dựng Khu CNC tỉnh Thừa Thiên Huế tại Hồ Truồi
TT Ký hiệu mã đất Loại đất sử dụng Diện tích (ha) Ghi chú 1 BCS Đất bằng chưa sử dụng 4,8 2 CDG Đất chuyên dùng 10,0 3 CHN Đất trồng cây hàng năm 401,4
4 CLN Đất trồng cây lâu năm 4,9
5 DGT Đất giao thông 6,1
6 NTD Đất nghĩa trang, nghĩa địa 128,2
7 NTS Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản 5,6
8 OTC Đất ở nông thôn 151,3
9 RSM Đất trồng rừng sản xuất 100,4
10 RST Đất có rừng trồng sản xuất 654,7
11 SMN Đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng 32,6
Tổng cộng diện tích 1.500,0
Nhận xét: Diện tích thu hồi của hai xã thực hiện trong phạm vi dự án Khu CNC tại Hồ Truồi khoảng 1000 ha (không tính đất ở nông thôn và đất trồng cây hằng năm). Mật độ dân ở khu vực này rất thưa, diện tích trung bình mỗi nhà khoảng 03 ha, số hộ dân trong khu vực dự án khoảng 51 hộ. Một đặc điểm nữa của khu vực xây dựng dự án Khu CNC tại Hồ Truồi là đất nghĩa trang, nghĩa địa của nhân dân rất rộng, chiếm khoảng 8,5 % diện tích.
1.4. Tình hình chấp hành luật đất đai của người sử dụng đất
Theo kết quả điều tra, khảo sát tại địa phương cho thấy số liệu về sử dụng đất ở và đất nông nghiệp đã làm tương đối tốt, các tài liệu của địa phương được theo dõi và thống kê đầy đủ tình hình chấp hành pháp luật đất đai của người dân. Việc quản lý đất đai được thực hiện như sau:
- Hằng năm UBND xã lập kế hoạch sử dụng đất trình UBND huyện phê duyệt. - Quản lý việc giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. - Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSD đất. Đến thời điểm hiện nay xã Lộc Hòa đã tổ chức đăng ký kê khai và đưa ra Hội đồng đăng ký đất đai xã xét cấp GCNQSD đất, kết quả cấp được 224 giấy chứng nhận. Thống kê, kiểm kê đất đai: thực hiện theo đúng quy trình hướng dẫn của Bộ TN&MT.
định các khoản thuế SDĐ.
- Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất: được thực hiện thường xuyên đúng quy định Luật Đất đai.
- Giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý đất đai.
*Qua quá trình khảo sát để xây dựng ranh giới khu CNC trên địa bàn hai xã Lộc Điền và Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi đề xuất mức độ khó khăn cho từng tỷ lệ đo vẽ, loại bản đồ đo vẽ cụ thể như sau:
- Đo vẽ, thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/1.000 cho toàn khu vực phục vụ quy hoạch và thiết kế, xác định ranh giới chi tiết; tỷ lệ 1/500 cho khu vực thi công công trình cụ thể.
- Đo bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2.000 khu vực đất lâm nghiệp, tỷ lệ 1/1.000 khu vực đất nông nghiệp và tỷ lệ 1/500 cho khu vực dân cư, các công trình xây dựng khác (kể cả nghĩa trang, nghĩa địa) phục vụ đền bù, giải phóng mặt bằng.
- Mức độ khó khăn lấy trung bình mức khó khăn 3.
1.5. Các vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới
Để hoàn thành mục tiêu xây dựng hệ thống bản đồ địa hình, địa chính của Khu CNC tại Hồ Truồi thuộc địa phận hai xã Lộc Điền và Lộc Hòa phục vụ cho quy hoạch khu CNC, đền bù giải phóng mặt bằng trong thời gian sớm nhất, tiết kiệm chi phí cần thực hiện các nhiệm vụ sau: