Ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên đầu tư

Một phần của tài liệu Đề án - Khu công nghệ cao tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 67 - 72)

Các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên đầu tư là: CNTT, CNSH và ứng dụng công nghệ cao trong Y Dược.

3.1. Các căn cứ để lựa chọn

3.1.1. Công nghệ thông tin

- Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2010 về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020, trong đó có nội dung về lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.

- Tỉnh có chương trình nghiên cứu ưu tiên về CNTT với các hợp phần (công nghiệp phần cứng, phần mềm, đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp các dịch vụ) hình thành và phát triển vững chắc với tốc độ tăng trưởng ngày càng cao và bắt đầu đem lại thu nhập cho địa phương.

- Nhu cầu về ứng dụng CNTT đang ngày càng phát triển tại TTH.

- Những tiền đề tốt: Nhiều trường đại học trong tỉnh TTH đã tiến hành đào tạo ra nhiều nhân lực phục vụ cho nhu cầu ứng dụng CNTT từ nhiều năm nay trên địa bàn TTH và các địa phương khác.

- Đã có những cơ sở ban đầu về CNTT; công nghiệp CNTT đã bắt đầu hình thành.

3.1.2. Công nghệ sinh học

-Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2010 về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020, trong đó có nội dung về lĩnh vực công nghệ sinh học.

-Tỉnh có chương trình nghiên cứu ưu tiên về CNSH với mục tiêu ứng dụng thành công các thành tựu mới nhất về CNSH trong việc tạo ra các giống cây trồng có chất lượng, các chế phẩm có hoạt tính sinh học phục vụ chăn nuôi, phòng chữa bệnh và xử lý môi trường...

- Nguồn tài nguyên sinh học đa dạng và phong phú. - Đào tạo được nhiều nhân lực về CNSH.

- Đã đưa vào hoạt động một số phòng thí nghiệm về CNSH phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH tại Thừa Thiên Huế.

3.1.3. Ứng dụng công nghệ cao trong Y Dược

- Theo Quyết định số 890/QĐ-TTg ngày 31/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ, Huế đã chính thức được chọn làm nơi thực hiện đề án Trung tâm Y tế chuyên sâu (nòng cốt là Bệnh viện TƯ Huế, Trường Đại học Y Dược Huế và Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm, Thực phẩm, Mỹ phẩm Thừa Thiên Huế), đây được coi như một trong những minh chứng ghi nhận sự nỗ lực, sự tiến bộ và khẳng định vị thế y tế Thừa Thiên Huế trong khu vực cũng như trong cả nước.

- Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2010 về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020, trong đó có nội dung ứng dụng CNC trong y tế.

- Tỉnh có chương trình nghiên cứu về y dược, góp phần xây dựng Huế thành trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước và khu vực ASEAN. Tập trung nghiên cứu sản xuất các dược phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tận dụng được các nguyên liệu trong nước và của địa phương24.

- Dịch vụ y tế chất lượng cao đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

3.2. Định hướng nội dung phát triển công nghệ

3.2.1. Công nghệ thông tin

- Về nhân lực: Phấn đấu đến năm 2020 Khu CNC tỉnh Thừa Thiên Huế (CNC HT) cung cấp 50.000 - 100.000 nhân lực CNTT tham gia vào thị trường trong nước và xuất khẩu, 80 % sinh viên CNTT được đào tạo tại Khu CNC tỉnh Thừa Thiên Huế có đủ kiến thức chuyên môn về CNTT và ngoại ngữ để tham gia vào thị trường lao động quốc tế.

- Về công nghiệp công nghệ thông tin

+ Đến năm 2015: Các doanh nghiệp CNTT trong Khu Công nghệ cao tỉnh Thừa Thiên Huế (gọi tắt là Khu CNC TTH) có đủ năng lực thiết kế, sản xuất thiết bị, thay thế dần các chi tiết nhập khẩu, đẩy mạnh việc nghiên cứu chế tạo vi mạch tích hợp, làm chủ thiết kế và sản xuất được một số sản phẩm phần cứng CNTT và truyền thông mang thương hiệu Việt Nam – Thừa Thiên Huế; cung cấp, dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Quy mô và tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp phần mềm trong Khu CNC đủ sức cạnh tranh trên thị trường nội địa. Hình thành một số sản phẩm phần cứng, phần mềm, nội dung số mang thương hiệu Việt Nam - TTH phục vụ thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.

+ Đến năm 2020: Hình thành được các tổ chức nghiên cứu và phát triển CNTT&TT mạnh, đặc biệt là các tổ chức nghiên cứu và phát triển công nghệ của các doanh nghiệp trong Khu CNC TTH, đủ năng lực nghiên cứu phát triển sản phẩm mới có công nghệ cao. Công nghiệp phần mềm và dịch vụ gia công trong Khu CNC TTH phát triển mạnh mẽ xếp hạng với các doanh nghiệp CNTT của các nước hàng đầu trên thế giới về cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số25. Các doanh nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT trong khu CNC TTH tham gia vào làm chủ thị trường trong nước và tham gia

24 UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Quyết định số 617/QĐ-UBND ngày 27/02/2007. Phê duyệt Chương trình phát triển khoa học và công nghệ tỉnh TTH đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020.

xuất khẩu. Nhiều sản phẩm, giải pháp ứng dụng CNTT của Nhà Nước và doanh nghiệp do Khu CNC TTH nghiên cứu, phát triển, bản địa hóa từ các phần mềm tự do mã nguồn mở. Công nghiệp CNTT, đặc biệt là công nghệ phần mềm và dịch vụ trên nền CNTT trở thành một ngành công nghiệp có tốc đọ tăng trưởng nhanh nhất trong các ngành kinh tế kỹ thuật và chiếm tỷ trọng cao trong GDP.

- Về dịch vụ CNTT: ứng dụng công nghệ GPS/GIS trong quản lý nhà nước và dịch vụ; áp dụng công nghệ GIS để xây dựng các bản đồ số hóa phục vụ công tác quản lý, quy hoạch.

3.2.2. Công nghệ sinh học

- Công nghệ sinh học là một lĩnh vực công nghệ cao dựa trên nền tảng khoa học về sự sống, kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật nhằm tạo ra các công nghệ khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật để sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm sinh học có chất lượng cao, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường". (Ban Bí thư. Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04/3/2005 về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng Công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước).

- Công nghệ sinh học hiện đại của nước ta vẫn đang ở tình trạng lạc hậu so với một số nước trong khu vực và nhiều nước trên thế giới, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường và nâng cao mức sống của nhân dân. Phát triển công nghiệp sinh học tại Khu Công nghệ cao tỉnh Thừa Thiên Huế có mục tiêu là một trong những địa điểm chính ở nước ta tạo ra được các sản phẩm chủ lực cho nền kinh tế quốc dân26, theo định hướng nghiên cứu, làm chủ, phát triển và tạo ra công nghệ:

+Công nghệ gen ứng dụng trong chuẩn đoán, giám định, điều trị các loại bệnh;

+Công nghệ gen ứng dụng trong chế tạo, sản xuất protein tái tổ hợp; +Công nghệ sản xuất protein, enzym tái tổ hợp sử dụng trong dược phẩm, thực phẩm công nghiệp và xử lý môi trường; Vắcxin ADN tái tổ hợp, vắcxin protein tái tổ hợp dùng cho người, gia súc, gia cầm và thủy sản; Các giống cây trồng, vật nuôi mới, sạch bệnh, năng suất cao, chất lượng cao được sản xuất ở quy mô công nghiệp;

+ Chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi và giống thuỷ sản cho năng suất, chất lượng cao.

+ Phòng, trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi và thuỷ sản.

+ Nghiên cứu, phát triển các quy trình công nghệ trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt hiệu quả kinh tế cao.

+ Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp.

+ Nhiên liệu sinh học được sản xuất bằng công nghệ sinh học từ tảo, phế phẩm nông nghiệp, chất thải;

+ Công nghệ vi sinh trong xử lý ô nhiễm môi trường.

3.2.3. Ứng dụng công nghệ cao trong Y Dược

Định hướng ứng dụng công nghệ cao trong:

- Nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh; phát triển dịch vụ y tế kỹ thuật cao.

- Sản xuất được các loại thuốc phòng chống, điều trị bệnh nguy hiểm, phổ biến. - Sản xuất các loại dược liệu y học cổ truyền, nguyên liệu làm thuốc kháng sinh, vitamin và thực phẩm chức năng…

3.3. Định hướng các ngành công nghiệp ưu tiên ứng dụng công nghệ cao, trong các ngành dưới đây cao, trong các ngành dưới đây

3.3.1. Các ngành công nghiệp

- Ngành Điện tử - Tin học; - Ngành cơ khí;

- Ngành chế biến thực phẩm; - Ngành năng lượng;

- Công nghiệp sản xuất vật liệu nano; - Công nghiệp dược phẩm;

- Công nghiệp sản xuất máy tính và máy văn phòng; - Công nghiệp sản xuất trang thiết bị truyền thông;

- Công nghiệp sản xuất trang thiết bị khoa học (thiết bị y tế, thiết bị đo lường chính xác, dụng cụ quang học, v.v...).

3.3.2. Phát triển các nhóm công nghiệp dịch vụ công nghệ cao

- Dịch vụ y tế kỹ thuật cao; - Dịch vụ tài chính và bảo hiểm; - Dịch vụ doanh nghiệp;

- Dịch vụ giáo dục - đào tạo.

Một phần của tài liệu Đề án - Khu công nghệ cao tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w