1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài Nghiên cứu khoa học “Những ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến thể chất và tinh thần của học sinh

45 15,5K 122
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 139,23 KB
File đính kèm Đề tài nghiên cứu.rar (135 KB)

Nội dung

Nghiên cứu khoa học “Những ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến thể chất và tinh thần của học sinh" như thế nào.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học Đề tài: “Những ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến thể chất và tinh thần của học sinh Trung học Phổ thông địa bàn Quận 1 tp.HCM” Giáo viên giảng dạy :Th.S Nguyễn Thị Hồng Sinh viên thực hiện :Nhóm 5M-5F Lớp :XHH K19 Tp. HCM, ngày 30/12/2014 1 DANH SÁCH THÀNH VIÊN STT Họ và tên MSSV GHI CHÚ 1 Nguyễn Hoàng Dương Kha 1356090066 NHÓM TRƯỞNG 2 Huỳnh Thị Hồng 1356090051 THƯ KÝ 3 Nguyễn Thị Anh Đào 1356090031 THƯ KÝ 4 Dương Thị Thiên Thảo 1356090154 5 Nguyễn Hữu Bình 1356090014 6 Thân Nguyên Minh Anh 1356090005 7 Phùng Thị Xuân Mai 1356090085 8 Huỳnh Văn Hoàng Bảo 1356090011 9 Lê Văn Khoa 1356090069 10 Nguyễn Đình Toàn 1357070058 11 Nguyễn Thị Linh Xuân 1357070070 2 MỤC LỤC Lý do chọn đề tài 3 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 5 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 6 Phương pháp nghiên cứu 8 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 8 Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài 9 Kế hoạch nghiên cứu 10 Phân công công việc 16 Tổng quan tình hình nghiên cứu 21 Lý thuyết nghiên cứu 37 Thao tác hóa khái niệm 38 Nội dung nghiên cứu 41 Câu hỏi nghiên cứu 42 Giả thuyết nghiên cứu 42 Danh mục tài liệu tham khảo 44 1. Lý do chọn đề tài: 3 Theo số liệu do báo Business Insider (15.12.2013) công bố, tính đến cuối năm 2013, tổng số điện thoại thông minh trên toàn cầu là 1,4 tỉ chiếc, tăng tới 1,3 tỉ chiếc so với cuối năm 2009. Ở Anh, một cuộc Nghiên cứu nhận thức, thanh thiếu niên và điện thoại di động (SCAMP), đã đánh giá 2500 học sinh ở độ tuổi từ 11 đến 12 trong vòng ba năm để kiểm tra xem điện thoại di động và các thiết bị không dây khác ảnh hưởng như thể nào tới chức năng nhận thức của trẻ em, chẳng hạn như khả năng đưa ra quyết định và xử lý thông tin. Dự án được tài trợ bởi Bộ Y tế, Vương quốc Anh, sử dụng một phần tiền từ ngành công nghiệp điện thoại di động và đang được dẫn dắt bởi các nhà nghiên cứu của trường Imprial College London. Theo http://xahoithongtin.com.vn/bao-dong-tinh-trang-nghien- smartphone-o-gioi-tre-chau-a-d14534.html, tỷ lệ nghiện điện thoại thông minh ở trẻ em và thanh thiếu niên ở Hàn Quốc đã tăng gấp ba lần so với năm ngoái và chính phủ cho biết hiện đã có gần 1 trong số 5 học sinh nghiện các thiết bị này. Không chỉ giới trẻ Hàn Quốc mà hiện nay tỷ lệ nghiện điện thoại thông minh ở giới trẻ nhiều quốc gia châu Á khác cũng đang tăng lên trong đó có Việt Nam. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống học tập ở trường và sinh hoạt ở nhà của các em… Xã hội phát triển, công nghệ số thúc đẩy mọi người vào vòng xoáy sôi động, dường như 24 giờ trong ngày không đủ để con người ta làm việc, học tập… Nhu cầu giải trí của mọi người cũng trở thành vấn đề cần được quan tâm. Ứng dụng khoa học ra đời hỗ trợ cho đời sống con người. Với những tính năng và ứng dụng thông minh, tiện ích được tích hợp lại dường như tất cả chỉ trong một chiếc điện thoại nhỏ gọn, điện thoại thông minh trở thành 4 tâm điểm, xu hướng, là trào lưu của xã hội hiện nay nói chung và giới trẻ nói riêng. Tuy nhiên, vấn đề sử dụng điện thoại thông minh ở lứa tuổi vị thành niên, mà đặc biệt là học sinh Trung học Phổ thông cần được xã hội nhìn nhận một cách nghiêm túc và có trách nhiệm hơn. Đang trong giai đoạn phát triển cả về tâm sinh lý, các bạn ở độ tuổi Trung học Phổ Thông rất nhạy cảm, tò mò với xu hướng thị trường. Đây là mục tiêu chính mà điện thoại thông minh nhắm đến. Song song đó, nhận thức chưa hoàn thiện khiến các bạn dễ bị cám dỗ, lạm dụng điện thoại thông minh, cũng như sử dụng nó vào những mục đích không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi của mình. Có rất nhiều yếu tố liên quan đến viêc sử dụng điện thoại thông minh của các bạn: gia đình, nhà trường, bạn bè… và chính bản thân của các bạn. Dù tích cực hay tiêu cực, điện thoại thông minh đều có những ảnh hưởng sâu sắc đến học sinh Trung học Phổ thông. Liệu sức khỏe của các bạn có được đảm bảo? Điện thoại thông minh tác động như thế nào đến trạng thái, tình cảm, thái độ của các bạn với mọi người, mọi việc xung quanh? Thói quen học tập, sinh hoạt của các bạn có biến chuyển gì mới? Sử dụng điện thoại thông minh có mang lại kết quả học tập tốt hơn? Từ những phản ánh cấp thiết nêu trên, với mong muốn tìm ra được ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến cả mặt thể chất lẫn tinh thần của giới trẻ nói chung, trẻ vị thành niên nói riêng mà đặc biệt là các bạn học sinh Trung học Phổ thông đang ngồi trên ghế nhà trường, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Những ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến thể chất và tinh thần của học sinh Trung học Phổ thông địa bàn Quận 1 tp.HCM” để tiến hành nghiên cứu. 5 2. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến thể chất và tinh thần của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn Quận 1 – Tp. Hồ Chí Minh. 2.2. Khách thể nghiên cứu: Các bạn là học sinh THPT đang theo học tại trường THPT Lương Thế Vinh, 131 Cô Bắc, phường Cô Giang, Quận 1 và trường THPT Bùi Thị Xuân, 73-75 Bùi Thị Xuân, phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, tp. Hồ Chí Minh; có độ tuổi trung bình từ 15- 18 và có sử dụng điện thoại thông minh. 2.3. Phạm vi nghiên cứu:  Thời gian: 10/09/2014- 26/11/2014  Không gian: - Trường THPT Lương Thế Vinh, 131 Cô Bắc. phường Cô Giang, quận 1, tp. Hồ Chí Minh. - Trường THPT Bùi Thị Xuân, 73-75 Bùi Thị Xuân, phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, tp. Hồ Chí Minh.  Qui mô: Học sinh lớp 10, 11, 12 (mỗi trường 100 học sinh)  Nội dung nghiên cứu: Xem xét có hay không và mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại thông minh đến thể chất và tinh thần của học sinh THPT trên địa bàn Quận 1 tp. Hồ Chí Minh.  Về mặt nhận thức, chúng tôi tìm hiểu: - Học sinh có ý thức về sự ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại thông minh đến bản thân mình hay không? - Xem xét chiều hướng thay đổi của học sinh sau khi nhìn nhận về vấn đề nghiên cứu như thế nào?  Về mặt thái độ, chúng tôi tìm hiểu: - Phản ứng của học sinh về vấn đề nghiên cứu 6 - Sự hợp tác của học sinh đối với công tác nghiên cứu của nhóm và khả năng nhận thức của họ đối với vấn đề nghiên cứu để cùng rút ra cách sử dụng hợp lí. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: 3.1. Mục tiêu  Mục tiêu chung: - Thấy được xu hướng sử dụng điện thoại thông minh của giới trẻ, đặc biệt là các bạn học sinh THPT trong lứa tuổi từ 15-18 trên địa bàn tp, Hồ Chí Minh nói chung và Quận 1 nói riêng. - Xem xét có hay không sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại thông minh giữa học sinh nam và học sinh nữ. - Phân tích thói quen sử dụng điện thoại thông minh của học sinh để thấy được điên thoại thông minh chiếm một vai trò rất quan trọng và hầu hết thời gian của học sinh. - Nhận biết một cách rõ ràng về những tác động của điện thoại thông minh đến thể chất và tinh thần của học sinh ở lứa tuổi này. - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến thể chất và tinh thần của học sinh THPT trên địa bàn tp. Hồ Chí Minh. Từ đó đưa ra được các giải pháp thích hợp để sử dụng điện thoại thông minh một cách ‘thông minh’’.  Mục tiêu cụ thể: - Thể chất: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến các cơ quan trong cơ thể và chức năng sinh lý của cơ thể. Thấy được các triệu chứng và bệnh lý cụ thể khi sử dụng điện thoại thông minh. - Tinh thần: Những ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt, nhận thức và hành động cũng như quan hệ xã hội, tương tác xã hội của người sử dụng điện thoại thông minh. 7 3.2. Nhiệm vụ : - Nhiệm vụ chung: phản ánh khái quát thực tế tác động của điện thoại thông minh đến đời sống con người, đặc biệt là đối với thể chất và tinh thần; những ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực và những hệ quả mang lại từ việc nghiện sử dụng điện thoại thông minh. Từ đó đưa ra những khuyến nghị, những mô hình, dự án nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và cảnh báo, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực. Hướng đến đối tượng là học sinh THPT. - Nhiệm vụ cụ thể: Tìm hiểu tất cả những tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu trong khả năng của nhóm. Quan sát, tìm hiểu thực trạng sử dụng kết hợp khảo sát ý kiến của học sinh, phụ huynh, giáo viên nhà trường. 4. Phương pháp và mẫu nghiên cứu:  Phương pháp: kết hợp định tính và định lượng, khảo sát bằng bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp phỏng vấn sâu. Quan sát thực nghiệm: sử dụng số liệu thống kê và tài liệu sẵn có.  Mẫu nghiên cứu: 5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài:  Ý nghĩa lí luận: Nghiên cứu liệu có tồn tại hay không sự ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến thể chất và tinh thần của học sinh THPT. Làm rõ sự liên quan giữa việc sử dụng điện thoại thông minh cũng như ảnh hưởng của nó với các yếu tố: giới tính, độ tuổi, trình độ….  Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu là một cơ hội để sinh viên trực tiếp thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học phù hợp với chuyên ngành học cũng như thực hành những kiến thức đã học ở môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học. 8 Là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm và những nghiên cứu tương tự. Cung cấp cho giới trẻ hiện nay cái nhìn chung về vấn đề này Định hướng cho giới trẻ sử dụng điện thoại thông minh một cách thông minh Các bậc phụ huynh có cái nhìn đúng đắn về thiết bị mà con em mình đang sử dụng, từ đó có cách giáo dục, ứng xử phù hợp trong việc cho con em mình sở hữu và sử dụng điên thoại thông minh. 6. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài:  Thuận lợi: Đối tượng: do hầu hết học sinh THPT hiện nay đều có sở hữu điện thoại thông minh nên gần gũi và dễ dàng tiếp cận. Khách thể: học sinh, cùng với phụ huynh và giáo viên là những người có cùng mối quan tâm, do đó dễ tiếp cận và tìm hiểu. Địa bàn tiến hành nghiên cứu là quận 1 tp. Hồ Chí Minh- quận trung tâm, thuận lợi giao thông, là nơi cư trú của một thành viên trong nhóm tạo điều kiện tốt cho việc liên hệ và tiến hành nghiên cứu. Về tài liệu: có nhiều nguồn thông tin khác nhau phục vụ nhu cầu nghiên cứu. Nhóm nhận được sự hướng dẫn tận tình từ Giảng viên bộ môn trong quá trình thực hiện đề tài.  Khó khăn: Mặc dù có nhiều nguồn thông tin khác nhau, nhưng thông tin chưa đảm bảo tính khách quan. Khách thể nghiên cứu có thể có khả năng hợp tác không hiệu quả gây ra những sai lệch thông tin nghiên cứu. Hầu hết các thành viên nhóm đang lưu trú tại quận Thủ Đức và có lịch học tương đối dày đặc nên khó khăn trong việc sắp xếp thời gian và quá trình di chuyển. Thể chất và tinh thần khó đo lường chính xác nên chỉ mang tính khái quát trong nghiên cứu. 9 Đây là lần đầu tiên nhóm thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học nên chưa có kinh nghiệm, còn nhiều thiếu sót trong quá trình thực hiện. 7. Kế hoạch nghiên cứu 7.1. Kế hoạch chung CÔNG VIỆC THỜI GIAN T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 Lập nhóm X Chọn đề tài X Lí do chọn đề tài X X X Tìm tài liệu X X Sơ lược tổng quan X X Viết tổng quan X X Xây dựng đề cương chi tiết X Xây dựng bảng hỏi X X Thu thập thong tin X Xử lí thông tin, số liệu X Phân tích số liệu X Viết đề tài X Báo cáo kết quả X 10 [...]... THÁNG 9/2014 - Thông qua nội quy nhóm, lịch họp nhóm - Triển khai công việc sắp tới 17/09/2014 - Thảo luận chọn đề tài nghiên cứu - Đặt ra các vấn đề, tính khả thi của đề tài 06/10/2014 - Thống nhất tên đề tài nghiên cứu: Những ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến thể chất và tinh thần của học sinh Trung học Phổ thông địa bàn Quận 1 tp.HCM - Xác định hướng đi, khó khăn gặp phải khi nghiên cứu 07/10/2014... con người [21:44] Điện thoại thông minh ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh: Việc học sinh sử dụng điện thoại thông minh trong lớp học là không lịch sự khi giáo viên đang giảng dạy, chứng tỏ sự không tập trung vào giáo viên, không cần nghe hướng dẫn của giáo viên, khiến người học không thể học tập hiệu quả trong lớp học. [10:44] Bên cạnh đó, sử dụng điện thoại thông minh có thể tạo điều kiện... quá mức của con người vào điện thoại thông minh cũng như các thiết bị di động được rõ nét Chính từ sự lệ thuộc quá mức đó dẫn đến rất nhiều ảnh hưởng khác cho chủ nhân của chiếc điện thoại, theo một chiều hướng không tích cực, điển hình là hội chứng “nghiện điện thoại nói trên Nghiên cứu cũng là một dẫn chứng quan trọng đầy thuyết phục cho ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến tinh thần của người... tinh thần của người sử dụng ở trên, nhóm nhận thấy: Điện thoại thông minh có những tác động tích cực nhất định Tuy nhiên, những tác động tiêu cực từ điện thoại thông minh làm tinh thần của người sử dụng bị ảnh hưởng sâu sắc về nhiều khía cạnh Đặc biệt, đối với lứa tuổi học sinh, khi tinh thần bị ảnh hưởng một cách tiêu cực do việc lạm dụng điện thoại thông minh sẽ tác động không nhỏ đến kết quả học. .. chịu khi không có điện thoại thông minh: có khoảng 30 đến 40 % người sử dụng điện thoại thông minh cảm thấy rất khó chịu khi bị mất điện thoại[ 10:44]; 94% người sở hữu điện thoại thông minh lo mất điện thoại và 73% cảm thấy hoảng sợ khi để quên điện thoại ( tờ Time cho hay).[9:44] Điện thoại thông minh làm tăng mức độ căng thẳng: phần lớn giới trẻ có nhiều biểu hiện của rối loạn cảm xúc và căng thẳng khi... X X X X X X X Tổng quan tình hình nghiên cứu Điện thoại thông minh, hay còn được gọi ngắn gọn là “smartphone” theo tiếng Anh, đã trở nên phổ biến Những tiện ích mà nó mang lại cho 21 người sử dụng là không thể phủ nhận Những ảnh hưởng cụ thể của điện thoại thông minh đến thể chất cũng như tinh thần của người sử dụng, đặc biệt khi mà độ tuổi sử dụng điện thoại thông minh đang có xu hướng trẻ hóa thì... viết cũng như nghiên cứu về điện thoại thông minh và những vấn đề liên quan đã phản ánh các khía cạnh khác nhau về ảnh hưởng của điện thoại thông minh Đi kèm với bài viết là nhận định chủ quan của tác giả bài viết và các nhà nghiên cứu Hướng đến việc tìm ra một hướng đi mới cho cuộc nghiên cứu của mình, nhóm đã tham khảo các bài viết, các đề tài nghiên cứu có liên quan trong khả năng của nhóm Song... bằng chính điện thoại thông minh - thứ được sinh ra để kết nối loài người.[17:44] Bên cạnh những hạn chế mà chúng ta thấy được trong cuộc sống, điện thoại thông minh còn ảnh hưởng đến người sử dụng mà đôi khi người sử dụng không biết đó là những tác hại mà chiếc điện thoại thông minh mang lại Nhóm đã thu thập tài liệu và đúc kết ra những vấn đề như: 31 Điện thoại thông minh gây đãng trí và thô lỗ:... thì có 1/3 học sinh tiểu học trong độ tuổi từ 7-12 đang sử dụng điện thoại di động và tỉ lệ này ở học sinh trung học là 96% Trung bình, các nữ sinh trung học dành 124 phút trên ngày cho điện thoại còn các em nam là 92 phút Một cuộc điều tra mới nhất tại Nhật Bản năm 2009, kết quả 25% học sinh tiểu học ở Nhật đang sử dụng điện thoại di động, 46% là học sinh trung học Khoảng 30% học sinh trung học thú thực... hiểu, thu thập, đúc kết thông tin từ các tài liệu đề cập đến ảnh hưởng của điện thoại thông minh đối với thể chất và tinh thần của người sử dụng, cụ thể: Về thể chất Tích cực: Điện thoại thông minh đang trở thành thiết bị yêu thích của con người cho mọi mục đích, từ tương tác công việc cho tới giải trí mọi lúc, mọi nơi Thiết bị đủ thông minh để theo dõi sức khỏe cá nhân thông qua các ứng dụng

Ngày đăng: 02/07/2015, 07:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w